Annabelle - Người Phụ Nữ Tuyệt Vời
-
Chương 16
Ngày Annabelle lên đường, từ giã bệnh viện Abbaye de Royaumont ở Asnières rất lặng lẽ. Nàng đã đi thăm và chia tay bác sĩ De Bré cũng như cám ơn ông từ ngày hôm qua. Nàng cũng đã đến chào bà y tá trưởng. Ngoài ra, nàng không có ai nữa để từ biệt, trừ Edwina. Sáng hôm đó, nàng gặp cô ta trong mấy phút. Họ chúc nhau may mắn, hy vọng sẽ gặp lại nhau. Rồi Annabelle bước vào chiếc xe tải đưa nàng ra ga. Nàng đi xe lửa đến Nice, đường đi khó khăn vất vả. Tất cả mọi con đường chạy quá gần chiến tuyến đã bị phong tỏa, người ta mở những con đường khác chạy lòng vòng xa hơn và hầu hết xe lửa đều được quân đội trưng dụng.
Nàng đi mất một ngày một đêm mới đến Nice và khi đến nhà ga, nàng thấy có hai chiếc taxi do phụ nữ lái đậu ở ga xe lửa. Nàng leo lên một chiếc, đưa cho tài xế địa chỉ của trường y. Trường nằm ngoài thành phố Nice trên một ngọn đồi, nhìn ra biển, trong một lâu đài nhỏ, tài sản của gia đình người sáng lập ra trường. Người ta khó tin rằng trên thế giới đang diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt, đang đầy dẫy hơi độc và những xác người. Ở đây nàng cảm thấy hoàn toàn được che chở khỏi thế giới đầy nguy hiểm bên ngoài. Đây là nơi quá yên tĩnh, nàng chưa hề thấy nơi nào thanh bình như thế này ngoài Newport. Và bỗng nhiên, trước khung cảnh này, nàng nhớ đến Newport.
Người giữ nhà có vẻ cau có chỉ phòng cho nàng, đưa vải trải giường cho nàng để nàng tự trải lấy và nói nàng xuống dưới ăn tối lúc tám giờ. Những sinh viên năm đầu ở trong ký túc xá. Còn những sinh viên cao hơn, tất cả đều là nam giới, có phòng riêng, phòng đẹp nhìn ra biển. Có bốn mươi bốn sinh viên sống trong lâu đài, tất cả đều được miễn dịch vì lý do này hay lý do khác. Có một người Anh, một người Scotland, hai người Ý, còn lại bao nhiêu là người Pháp. Annabelle là người Mỹ duy nhất. Người ta nói rằng sau khi tốt nghiệp ở đây, nàng có thể về Mỹ để hành nghề bác sĩ, nhưng nàng chưa nghĩ đến chuyện xa xôi ấy. Nàng chỉ nghĩ trong sáu năm sắp đến, nàng sống ở đây, nàng cảm thấy nơi đây rất đáng để sống. Ngay khi thấy ngôi trường, nàng liền nghĩ đến chuyện này. Nàng nghĩ ở đây thanh bình yên ổn.
Nàng rửa mặt rửa tay, mặc chiếc áo dài đen sạch, chiếc áo đẹp nhất nàng mang theo, buộc tóc thành búi ra sau rất gọn gàng, sau đó bước xuống lầu để ăn tối lúc tám giờ.
Mỗi tối các sinh viên tụ tập trong phòng khách lớn của lâu đài trước khi ăn. Họ nói chuyện nho nhỏ với nhau, thường là về các vấn đề y học và tất cả đều đến đây vào tháng chín. Annabelle là người chiếm vị trí của người khác, nàng đến trễ và khi nàng vào phòng, mọi người đều quay mắt nhìn. Rồi họ quay đi chỗ khác, trở lại nói chuyện với nhau như thể không có nàng. Nàng ngạc nhiên trước thái độ lạnh lùng của họ, nhưng ngồi yên cho đến giờ ăn, không xen vào câu chuyện của họ. Nàng thấy họ thỉnh thoảng liếc mắt nhìn nàng, nhưng không ai đến nói chuyện với nàng. Họ làm như thể không có nàng và tin rằng nếu họ không lưu tâm đến nàng, nàng sẽ biến mất.
Một người đàn ông lớn tuổi mời mọi người vào ăn, ngay ông ta cũng mặc áo vét đuôi tôm kiểu cũ. Mọi người vào phòng ăn, ngồi vào ba bàn ăn dài, cũng cổ như tòa lâu đài. Ở đây mọi thứ đều cũ kỹ, mòn vẹt, nhưng có dấu ấn của sự cao quí như nước Pháp cổ đại.
Bác sĩ Graumont, hiệu trưởng, đến chào nàng, mời nàng ngồi bên cạnh ông. Ông ta tự giới thiệu mình rất lịch sự, nhưng lại dành hầu hết thì giờ để nói chuyện với người thanh niên ngồi cạnh ông ở phía bên kia, anh ta có vẻ chừng 30 tuổi. Họ nói về chuyện ca mổ hai người đã chứng kiến vào ngày hôm ấy, không muốn để cho Annabelle tham gia vào câu chuyện của họ. Nàng cảm thấy mình như cái bóng ma không ai nhìn thấy.
Gần cuối bữa ăn, bác sĩ Graumont nói ít lời với nàng về bác sĩ De Bré, ông ta hỏi thăm về sức khỏe của bạn, nhưng chỉ có thế, rồi ông ta chúc nàng buổi tối vui vẻ. Sau đó, mọi người về phòng. Không một sinh viên nào đến tự giới thiệu mình hay hỏi tên nàng. Nàng lên phòng, ngồi xuống giường, không biết tính sao và phân vân không biết quyết định của mình có đúng đắn không. Sống sáu năm trong lâu đài mà không ai nói chuyện với mình hết ư? Rõ ràng họ không muốn có phụ nữ chen vào giữa họ, cho nên họ làm ra vẻ không quan tâm đến nàng. Nhưng nàng không đến đây để giao tiếp với mọi người, mà để học tập.
Sáng hôm sau, nàng đến phòng ăn đúng bảy giờ như người ta đã dặn. Buổi ăn sáng đạm bạc vì đang trong thời chiến và nàng ăn rất ít. Những người khác đến và đi không nói một tiếng với nàng. Nàng đến lớp để dự giờ học đúng vào lúc tám giờ. Cả lâu đài đều dùng làm trường học, do gia đình quản lý, sửa sang. Khi bắt đầu học, nàng nhớ lý do nàng đến đây. Việc học tập rất hấp dẫn. Họ học về các bệnh của thận, được cho xem những biểu đồ của các cuộc giải phẫu. Ngày hôm sau họ sẽ đến bệnh viện ở Nice để quan sát các ca phẫu thuật và làm việc với các bệnh nhân. Nàng rất mong đợi đến giây phút này.
Nàng đang say sưa nghe thầy giảng thì đến giờ ăn trưa. Quên mất việc mình không được lớp học ưu ái, nàng bèn mở lời nói chuyện với anh chàng người Anh, nàng nói về bài học. Anh ta nhìn nàng như thể nàng đã cởi hết áo quần mình ra.
- Xin lỗi, tôi nói gì sai hay sao? - Nàng thơ ngây hỏi.
- Tôi đâu nói chuyện với cô? - anh ta đáp một cách thô lỗ, nhìn nàng với ánh mắt lạnh lùng. Rõ ràng anh ta không quan tâm đến lời bàn luận của nàng.
- Đúng, nhưng tôi đang nói chuyện với anh, - nàng bình tĩnh đáp. Không hề nao núng. Nàng đã nghe anh ta nói anh ta xuất thân trong một gia đình đã bốn thế hệ làm bác sĩ. Rõ ràng anh ta rất thỏa mãn; nhưng giống như nàng, anh ta là sinh viên năm thứ nhất, dù anh ta trông già hơn nàng nhiều. Anh ta nói với mọi người rằng anh ta đã đi học ở Eton rồi Cambridge, điều này giải thích tại sao tuổi tác của họ rất khác nhau. Rõ ràng anh ta nghĩ rằng anh ta giỏi hơn nàng rất nhiều và không muốn phí thời gian để nói chuyện với nàng. Việc nàng xinh đẹp hình như cũng không gây ấn tượng mạnh cho anh ta. Anh ta hoàn toàn không ưa nàng, nên không muốn động đến nàng.
- Tôi là Annabelle Worthington, - nàng nói tiếp với vẻ sung sướng, không nản chí trước thái độ thô lỗ của anh ta. Nàng muốn sấn cái đĩa vào đầu anh ta, nhưng nàng cười với vẻ lịch sự, rồi quay qua anh sinh viên đối diện ngồi phía bên kia bàn và tự giới thiệu mình với anh. Anh này nhìn người thanh niên bên kia bàn như thể chờ đợi ý kiến của những người khác, rồi dù không muốn anh ta cũng nhoẻn miệng cười.
- Tôi là Marcel Bobigny, - anh ta nói tiếng Pháp. Nghe thế, những người khác nhìn anh ta như nhìn kẻ phản bội, rồi quay mắt nhìn vào đĩa ăn của mình và ăn tiếp.
Annabelle và Marcel nói chuyện với nhau về bài học sáng hôm đó, trong khi phòng ăn hoàn toàn im lặng. Rõ ràng nàng không được mọi người ưa thích, ngay cả ông hiệu trưởng cũng không quan tâm đến nàng. Ăn xong, nàng lấy vở và bút, cám ơn Marcel, rồi đi học môn khác. Marcel cúi đầu chào nàng lễ phép và khi đi, nàng nghe các bạn đồng khóa của anh ta khiển trách anh ta đã nói chuyện với nàng. Nàng ngẩng cao đầu đi tiếp.
Nàng nghe một người nói chuyện với những người khác:
- Cô ta có xinh đẹp mấy tôi cũng cóc cần. Cô ta không có việc gì ở đây. - Nhưng nàng có quyền đến đây học như họ. Nàng trả đủ học phí, nàng muốn thành bác sĩ như họ, có lẽ muốn hơn họ nữa. Nhưng rõ ràng họ đã thỏa thuận với nhau để ngăn chặn nàng.
Họ liên tiếp đối đãi lạnh nhạt với nàng như thế suốt bốn tuần cùng học chung lớp và ba lần mỗi tuần đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện tại Nice. Ở đây, họ nghe giảng và gặp bệnh nhân, nàng thấy mình bị các giáo sư và sinh viên để ý nhiều. Nàng nghĩ rằng, nếu nàng phạm phải bất cứ lỗi lầm gì, hay nói câu gì không đúng, nàng sẽ bị bắt bẻ ngay, cho nên nàng hết sức cẩn thận khi nói năng và hành động. May thay, nàng không làm gì sai trái, và hai bài nàng viết về bệnh ở đường tiết niệu và thận được điểm rất cao.
Chính khi tiếp xúc với bệnh nhân, nói chuyện với họ, các bạn cùng lớp mới ghét nàng nhất, vì ganh tỵ. Nàng đối xử với bệnh nhân dịu dàng, tỏ ra thương mến họ, nói về triệu chứng bệnh của họ một cách thông minh, khiến cho họ có cảm tình với nàng hơn với những người khác; họ thích gặp nàng và tỏ ra sung sướng khi gặp. Chính đây là lý do khiến cho các bạn cùng lớp của nàng nổi điên.
- Cô được bệnh nhân ưa thích đấy nhé. - Một hôm chàng sinh viên người Anh nói với nàng bằng giọng công kích. Anh ta là người ghét nàng nhất.
- Thế thì quá tuyệt! - Annabelle đáp. - Tôi nghĩ là anh quá thô lỗ với họ.
- Làm sao cô biết? Trước đây cô đã vào bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân lần nào chưa?
- Tôi đã làm việc ba tháng gần chiến tuyến ở Asnières và làm công việc tình nguyện sáu năm, hai năm sau cùng làm việc với những người di cư mới đến ở Ellis Island, New York. - Anh ta không nói gì và rất phục nàng đã làm việc ba tháng tại Asnières, nhưng không thú nhận điều đó với nàng. Anh ta nghe những người khác nói rằng ở đấy rất nguy hiểm. Sau giờ học, Marcel Bobigny đi theo nàng, hỏi nàng về công việc nàng đã làm tại tu viện Abbaye de Royaumont. Đây là lần đầu tiên nàng nói chuyện với bạn bè trong suốt một tháng trời. Nàng mừng vì cuối cùng đã có người để nói chuyện.
- Ở đấy rất căng, - nàng đáp. - Chúng tôi làm việc 18 giờ một ngày, có khi nhiều hơn nữa. Bệnh viện toàn nữ nhân viên và do một nữ bác sĩ điều hành. Việc này do nữ giới đề xướng và chủ trương từ lâu, nhưng bây giờ có một ít bác sĩ nam từ Paris đến giúp sức. Bệnh viện cần tất cả mọi người giúp đỡ.
- Ở đấy cô thường gặp những bệnh gì? - Anh ta hỏi với vẻ quan tâm. Anh ta nghĩ những người khác đã sai lầm vì xa lánh nàng. Anh ta thích nàng. Nàng rất tốt, tính tình hiền hòa, làm việc cần mẫn và không ra vẻ kiêu kỳ.
- Chúng tôi thường thấy những người bị cụt chân hay tay, bị hoại huyết, bị chất nổ, hơi độc, kiết lỵ, thổ tả... những bệnh thường xảy ra ở chiến tuyến. - Nàng nói rất thản nhiên, không cố để gây ấn tượng hay khoe khoang
- Người ta để cho cô làm gì?
- Thỉnh thoảng họ để cho tôi gây mê trong phòng mổ. Phần lớn tôi đi đổ bô giải phẫu, nhưng ông bác sĩ trưởng rất dễ thương, khi nào tôi làm việc với ông, ông cũng chỉ cho tôi nhiều điều. Tôi thường làm việc trong phòng giải phẫu, chăm sóc bệnh nhân sau khi đã mổ xong và tôi lái xe cứu thương chở các thương binh vào bệnh viện hai lần.
- Với người chưa được đào tạo về ngành y mà làm được như thế thì thật rất giỏi. - Anh ta ngạc nhiên nói.
- Họ cần người giúp đỡ. - Anh ta gật đầu, lòng ước chi mình được đến đấy. Anh ta nói chuyện nhiều với Annabelle, nàng cười. Anh ta không những là người bạn học lịch sự mà còn rất dễ thương. Hầu hết mọi người đều tảng lờ xa lánh nàng.
Vào tháng hai, sau khi nàng đến đây được một tháng rưỡi, mọi người đều bàn tán đến trận chiến ở Verdun rất hăng. Mặt trận ở đấy bùng nổ vào mấy hôm trước, gây cho cả hai bên rất nhiều thương vong, mất mát. Trận chiến này rất ác liệt cho nên Marcel đã kéo nàng vào tham gia câu chuyện. Những người khác nói chuyện quá hăng say nên khi nàng nói, họ không cau mày làm ngơ như những lần trước.
Mặt trận ở Verdun là đề tài bàn thảo chính trong các bữa ăn tối, cho nên hai tuần sau, vào đầu tháng ba, mặt trận thứ năm ở vùng Isonzo của Ý nổ ra, chống lại liên minh Áo Hung. Câu chuyện bàn đến các vấn đề giữa y tế với chiến tranh. Đây là mối quan tâm sâu xa của tất cả mọi người.
Cuối cùng, anh chàng người Anh hỏi nàng về việc khi nào thì người Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Tổng thống Wilson vẫn tuyên bố không tham gia vào cuộc chiến, nhưng mọi người đều biết Hoa Kỳ giúp đỡ cho cả hai phía, mặc dù bí mật nhưng ai cũng biết, nên thế giới công kích vấn đề này rất kịch liệt. Annabelle nói rằng nàng nghĩ đây là hành động sai trái và họ cũng nghĩ thế. Nàng tin rằng thế nào Hoa Kỳ cũng tham chiến, sẽ đến châu Âu để giúp đỡ đồng minh của mình. Rồi câu chuyện dẫn đến chiếc tàu Lusitania, mọi người đều tin rằng chiếc tàu bị đánh đắm là vì nó chở hàng tiếp liệu một cách bí mật, không tuyên bố chính thức là gửi cho ai. Nói về chiếc Lusitania, câu chuyện lái sang chiếc Titanic, Annabelle bỗng trở nên lặng lẽ và đau buồn, Rupert, anh chàng người Anh, nhận thấy nàng có vẻ đau khổ, anh ta bèn nói: - Đây không phải là lúc vui để nói đến vấn đề này, - anh ta cười.
- Không phải lúc vui của tôi, - nàng đáp. - Bố mẹ tôi và anh trai tôi đi trên chiếc tàu ấy. - Mọi người trong bàn ăn đều nhìn nàng, im lặng.
- Họ có bình an vô sự không? - Một sinh viên người Pháp hỏi và nàng lắc đầu đáp: - Mẹ tôi lên được thuyền cứu sinh, nhưng bố và anh trai tôi chìm theo chiếc tàu.
Mọi người đều đồng thanh nói họ rất ân hận, còn Marcel âm thầm lái câu chuyện sang vấn đề khác, cố làm cho nàng được thoải mái hơn. Anh ta thích nàng, muốn che chở nàng khỏi bị những người khác làm đau khổ. Dần dà, họ sẽ tử tế với nàng thôi. Họ sẽ khó mà tiếp tục đối xử gay gắt với nàng trước thái độ hiền hòa, khiêm nhường, thông minh và đầy lòng nhân ái của nàng.
Hai tuần sau, chiếc tàu Sussex chở hành khách của Pháp bị trúng ngư lôi, kiến mọi người xôn xao trở lại. Khi ấy, tình hình ở tiền tuyến tệ hơn nữa, gần bốn triệu người chết. Cảnh tang thương diễn ra hằng ngày. Nhiều lúc chuyện này làm xao lãng việc học của họ và họ không nói đến chuyện gì khác. Nhưng họ vẫn làm việc năng nổ. Không có ai trong nhóm chểnh mảng việc học, lớp học của họ nhỏ, nên mỗi sinh viên đều ra sức học tập.
Không ai bảo ai, đến tháng tư thì mọi người đều vui vẻ với Annabelle, và sang tháng năm, nhiều người sẵn sàng nói chuyện với nàng, thậm chí còn cười đùa với nàng nữa. Họ tôn trọng những câu hỏi thông minh tế nhị của nàng, khâm phục nàng trong việc chăm sóc bệnh nhân, nàng hiền hòa kiên nhẫn hơn họ nhiều. Các giáo sư của nàng đều nhận xét như thế và bác sĩ Graumont đã viết thư cho bác sĩ De Bré để khẳng định ông đã không sai lầm khi giới thiệu nàng với nhà trường. Ông ta nói với De Bré rằng Annabelle Worthington là sinh viên xuất sắc, thế nào nàng cũng sẽ trở thành một bác sĩ tài ba. Còn đối với Annabelle, so với bệnh viện Abbaye ở Asnières, nàng thấy bệnh viện ở Nice hết sức thuần thục nhưng rất hấp dẫn. Và nàng đã đạt được ước vọng. Họ bắt đầu mổ tử thi, nàng thấy đây là một công việc cực kỳ lý thú như sự mong ước lâu nay của mình.
Khi theo học lớp mùa hè, tin tức chiến sự làm cho họ xao nhãng việc học. Vào ngày một tháng bảy, mặt trận ở Somme bùng nổ, số thương vong của đôi bên đều rất cao. Vào ngày chấm dứt chiến sự ở đấy, đã có sáu mươi ngàn người chết và bị thương, số thương vong rất khủng khiếp. Suốt cả mùa hè chiến sự càng ác liệt hơn. Cho nên nhiều lúc họ khó mà tập trung vào việc học. Số người mất mạng càng lúc càng gia tăng. Châu Âu đã rơi vào chiến tranh được hai năm.
Vào tháng tám, nàng cố không nghĩ đến ngày cử hành lễ cưới với Josiah. Thế là đã ba năm trôi qua và nàng đã ở châu Âu được 11 tháng. Thật khó tin. Từ khi nàng đến trường y ở Nice, thời gian trôi rất nhanh. Họ đã làm rất nhiều việc và học được rất nhiều điều. Bây giờ họ làm việc nhiều với bệnh nhân, mỗi tuần ở bệnh viện trọn ba ngày. Thậm chí có những thương binh không thể ra mặt trận lại, đã được chuyển đến những nơi gần nhà họ hơn. Nàng đã gặp hai thương binh mà nàng đã chăm sóc ở Asnières. Họ rất mừng khi gặp lại nàng và bất cứ khi nào có dịp là nàng ghé vào thăm họ.
Khi ấy nàng và Marcel đã thành bạn thân. Đêm nào, sau bữa ăn họ cũng nói chuyện với nhau và thường cùng học với nhau. Những sinh viên khác, cuối cùng cũng chấp nhận nàng vào nhóm. Bạn học của nàng nghĩ tốt về nàng, thích nàng và kính trọng nàng. Có vài bạn học còn cười về việc tại sao mới đầu họ khó chịu với nàng và Rupert, anh chàng người Anh kiêu căng đã từng đối xử với nàng rất thô bạo, bây giờ cũng đã trở thành bạn của nàng. Khó cho bất kỳ ai trong họ tìm ra được điểm gì sai trái nơi nàng, còn nàng thì hết sức thích họ. Marcel gọi nàng là mẹ đỡ đầu của họ.
Một hôm, sau giờ học, khi họ đi dạo trong vườn cây ăn quả, anh nhìn nàng với ánh mắt lạ.
- Tại sao người đẹp như cô mà không lấy chồng? - Anh ta hỏi. Nàng biết anh ta không theo đuổi nàng, vì anh đã đính hôn với một cô gái ở Nice. Cô ta là bạn của gia đình anh từ lâu. Anh ở Beaulieu, không xa ở đấy, đến thăm nhà cô ta luôn, có khi ở lại ăn tối. Vị hôn thê của anh ta có đến trường để thăm anh và Annabelle rất mến cô ta.
- Tôi không muốn lấy chồng, chỉ muốn làm bác sĩ thôi. Còn anh? - Nàng đáp, câu trả lời không đúng yêu cầu của câu hỏi. Theo ý nàng, mọi việc ở đời của phụ nữ khác xa đàn ông. Phụ nữ phải hy sinh nhiều, phải cố chăm lo việc nội trợ nên không thể làm bác sĩ được.
- Tôi nghĩ, cô đến châu Âu với trái tim tan vỡ, phải thế không? - Anh ta là người khôn ngoan, đã đọc được điều đó trong mắt nàng. - Tôi không tin cô làm công việc này vì lòng hy sinh cho một mục đích cao cả, nhưng có lẽ cô đang gặp phải chuyện rắc rối, buồn phiền, nên cô trốn mình vào lĩnh vực y học. Tôi nghĩ cô có thể đạt được cả hai thứ. - Anh nhẹ nhàng nói, nhìn vào mắt nàng.
Nàng không trả lời một hồi lâu, cắn một miếng táo. Tháng năm này là nàng được 23 tuổi. Nàng đẹp, năng động, nhưng sợ lại đau khổ thêm một lần nữa. Marcel nói đúng, anh ta hiểu rõ nàng.
- Dưới sự vui tươi và nụ cười dịu dàng duyên dáng có cái gì đấy buồn phiền, - anh ta nói tiếp, - tôi nghĩ sự buồn phiền này không phải do bố mẹ cô tạo nên. Phụ nữ có vẻ sầu muộn như thế, chỉ do đàn ông gây ra thôi. - Anh buồn việc đã xảy ra cho nàng, anh thông cảm cho nàng hơn bất cứ người nào hết, nàng đáng có được một người chồng tốt.
- Đúng ra anh phải làm thầy bói hơn là bác sĩ, - nàng trêu, cười biết ơn anh. Nhưng anh nghĩ mình nói đúng, dù không dám quả quyết. Nàng không có ý định sẽ nói cho anh biết mình ly dị chồng. Nàng không muốn nói cho bất kỳ ai biết điều đó, ngay cả Marcel, bây giờ anh đã là bạn thân của nàng. Nàng rất xấu hổ về chuyện này.
Tháng trước, nàng nhận được thư của ngân hàng do nàng làm chủ, báo cho biết giấy tờ ly dị của nàng đã có. Bây giờ nàng và Josiah đã ly dị. Nàng chỉ nhận được của chàng một bức thư từ năm ngoái, vào lễ Giáng sinh, báo cho nàng biết chàng và Henry vẫn còn ở Mexico. Bây giờ nàng không biết chàng có ở đấy hay không, nàng hy vọng chàng khỏe mạnh. Đọc thư chàng, nàng lại nghĩ rằng cả hai người bệnh rất nặng. Nàng đã viết thư trả lời, lo lắng cho chàng, nhưng từ ấy đến nay nàng không nghe tin gì về chàng hết. Thư của nàng không có hồi âm.
- Tôi nói có đúng không? - Marcel cứ hỏi tiếp. Anh thích nàng, lúc nào cũng muốn biết thêm về nàng. Nàng không bao giờ nói về thời thơ ấu cũng như chuyện đời tư của mình. Nàng làm như thể mình không có quá khứ. Nàng muốn cuộc đời mình bây giờ là tờ giấy trắng, bắt đầu viết lại những trang mới. Bất cứ khi nào anh nói với nàng, anh đều cảm thấy có chuyện gì đấy bí mật trong quá khứ của nàng.
- Chuyện tôi đau khổ hay không, không thành vấn đề. Điều quan trọng là bây giờ tôi đang ở đây.
- Cô có nghĩ đến chuyện sẽ trở về không? - Marcel hỏi, thường muốn biết về chuyện ấy.
Nàng trả lời một cách rất bình tĩnh và thản nhiên:
- Tôi không biết. Tôi không có gì ở bên ấy hết, ngoài ngôi nhà ở Newport. - Người làm của nàng vẫn còn ở đấy để chăm sóc ngôi nhà, hy vọng nàng sẽ trở về. Thỉnh thoảng nàng có viết thư cho Blanche, chứ không viết cho ai hết. - Người thân của tôi đã chết hết. Tôi không có lý do gì để quay về.
- Hẳn cô có bạn bè chứ? - Anh nói, buồn bã nhìn nàng. Anh không thích nghĩ đến chuyện nàng sống cô độc. Nàng là người tốt, nhiệt tình, duyên dáng nên anh không nghĩ rằng nàng không có bạn bè được, cho dù nàng có tính rụt rè. - Cô lớn lên với nhiều người. Chắc họ còn ở đấy chứ. - Lời anh nói khiến nàng nghĩ đến Hortie. Nàng lắc đầu. Nàng không còn bạn bè gì hết. Mặc dù Josiah đã có ý rất tốt, chàng thấy nàng không còn bạn bè, nên muốn giải thoát cho nàng. Nhưng chàng đã thơ ngây khi làm công việc rất chính đáng ấy cho nàng. Vì như thế chàng chỉ làm cho nàng thành kẻ bơ vơ ngoài xã hội. Bây giờ người bạn duy nhất của nàng là Marcel.
- Không. Mọi chuyện trong đời tôi đã thay đổi. Vì thế mà tôi đến đây. - Nhưng không biết nàng có ở lại đây lâu hay không. Bây giờ nàng không thuộc về ai hết, nàng chỉ dựa vào trường y, nàng sẽ sống ở đây trong năm năm sắp tới. Nhà nàng bây giờ là tòa lâu đài này. Thành phố duy nhất của nàng là Nice. Đàn ông cùng đi học với nàng là bạn bè của nàng, nhất là Marcel.
- Tôi sung sướng khi cô đã đến đây, - Marcel đáp. Anh không muốn tò mò nhiều về nàng, không muốn khơi dậy vết thương cũ trong lòng nàng.
- Tôi cũng vậy. - Nàng cười đáp. Họ đủng đỉnh đi về lâu đài. Marcel ngạc nhiên là bạn bè trong lớp không ai có ý thương yêu nàng. Nhưng Annabelle đã mặc nhiên đưa ra thông điệp như muốn nói rằng “xin mọi người đừng đến gần tôi”. Bây giờ quanh họ như có bức tường rào. Marcel cảm thấy thế, anh không biết tại sao, anh nghĩ đây thật là điều đáng xấu hổ. Giữ khoảng cách với nàng như thế này thật là điều phí phạm, vì đã chối bỏ một người phụ nữ đáng yêu. Anh nghĩ nàng đáng có người yêu và hy vọng với thời gian nàng sẽ có.
Họ đã sống ở tòa lâu đài cả một mùa hè dài, nóng bức, học tập và thăm viếng bệnh nhân, cuối cùng vào tháng tám họ được nghỉ về nhà hai tuần hay đi nghỉ hè. Annabelle là người sinh viên duy nhất ở lại trường. Nàng không có chỗ nào để đi. Nàng đi mua sắm đồ ở Nice, mặc dù ở đấy chẳng có gì nhiều để mua, vì đang chiến tranh. Nàng mua một ít đồ đạc để cho tủ áo quần đầy thêm, vì nàng chỉ đem theo các đồ màu đen. Nàng đã hết tang mẹ. Vào một buổi chiều, nàng thuê chiếc xe tải cũ của trường, lái đến vùng Antibes cổ xưa và các vùng quanh đấy. Nàng dừng xe tại một chỗ có cảnh đẹp ở trên cao của thành phố, nhìn ngôi nhà thờ cổ từ thế kỷ mười một rất đẹp. Chiều hôm đó thật tuyệt vời, vì phong cảnh ở đây quá đẹp.
Nàng ghé vào quán ăn nhỏ ở đấy để ăn tối và tối đó nàng lái xe về trường. Ngay cả bác sĩ Graumont cũng đi xa và cảm thấy sung sướng khi mọi người quay về, nhất là Marcel. Tất cả đều nói rằng họ vui vẻ, nhưng Rupert ông bạn người Anh, người mà mới đầu đã khinh rẻ nàng, hết sức đau khổ vì người anh trai của anh ta đã tử trận. Nhiều người trong số họ đã mất anh em, bà con, bạn bè. Nghĩ đến chuyện chiến tranh, chết chóc, đau thương đang xảy ra ở châu Âu, mọi người đều đau buồn và ít hy vọng chiến tranh sẽ sớm chấm dứt.
Khi họ bắt đầu học lại vào tháng chín, chiến trận ở Somme vẫn nổ ra ác liệt như hai tháng qua. Số thương vong gia tăng hàng ngày. Đến trung tuần tháng mười chiến trận mới chấm dứt, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Chiến trận chấm dứt, hòa bình ở đấy vãn hồi được mười ngày, số người chết và thương tích tính ra hơn một triệu. Chiến trận ở đấy ngưng được mười ngày thì người Đức lần đầu tiên tấn công nước Anh bằng không lực. Mọi người đều kinh hoàng vì hình thức chiến tranh hoàn toàn đổi mới. Đến ngày lễ Giáng sinh, mọi người đều nản lòng trước những thương vong gia tăng và các cuộc oanh kích liên miên. Thêm hai sinh viên nữa có anh em hy sinh ngoài mặt trận. Đến cuối tháng đó, bác sĩ Graumont triệu tập tất cả sinh viên lại ở phòng khánh tiết, với bức thư của chính phủ Pháp trên tay, ông muốn đọc cho các sinh viên nghe. Bức thư kêu gọi tất cả cá nhân nào đã được đào tạo trong ngành y hãy cho các phụ tá của mình ra tiền tuyến. Khắp nước Pháp đều rất cần họ trong các bệnh viện dã chiến. Sau khi đọc xong bức thư, ông bác sĩ bình tĩnh nói rằng, bây giờ việc ra đi là do mọi người tự quyết định. Ông nói nhà trường sẵn sàng ủng hộ việc ra đi của họ nếu họ muốn, không có thành kiến gì và sẽ nhận họ vào học lại khi họ trở về. Họ nhận thư kêu gọi từ các bệnh viện trong nhiều tháng nay và mới đây họ nhận được thư của bệnh viện do bà Elsie Inglis quản lý, lần này thư gửi từ Villers Cotterêts, phía đông bắc Paris, gần giới tuyến hơn vùng Asnières và tu viện Abbaye de Royaumont nơi Annabelle đã làm việc. Lại một lần nữa nhân viên trong tất cả các phòng y tế ở Villers Cotterêts đều là phụ nữ và Annabelle sẽ được đón nhận niềm nở ở đấy.
Tối ấy, khi ăn tối, các sinh viên bàn về chuyện này rất hăng. Đến sáng, một nửa số sinh viên quyết định sẽ lên đường, họ đến tìm gặp bác sĩ Graumont. Họ lần lượt ra đi trong mấy ngày sắp đến. Thêm vào chiến tranh, mùa đông ở giới tuyến rất khắc nghiệt, khắp châu Âu, binh sĩ chết vì thương tích, bệnh hoạn và nằm ngoài trời rất nhiều. Những người rời được giới tuyến rất cần sự giúp đỡ. Cuối cùng, tất cả các sinh viên đều ra đi, trừ bốn người. Annabelle quyết định đi từ ngày đầu tiên. Nàng rất buồn vì phải ngừng công việc học tập, nhưng nàng cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác. Việc ở lại là hành động quá ích kỷ.
- Cô cũng bỏ chúng tôi mà đi à? - Bác sĩ Graumont hỏi nàng với nụ cười buồn bã, nhưng ông không ngạc nhiên. Trong năm qua, ông đã thích nàng, rất kính trọng nàng. Ông nghĩ nàng sẽ trở thành bác sĩ giỏi và hiện tại, xét theo nhiều mặt, nàng đã giỏi rồi.
- Tôi phải đi, - nàng bâng khuâng đáp. Nàng ghét cảnh rời khỏi ngôi trường này. - Tôi sẽ trở về.
- Tôi hy vọng vậy, - ông nói và thực tâm muốn thế. - Cô đi đâu?
- Đến bệnh viện Inglis ở Villers Cotterêts, nếu họ nhận tôi. - Tất cả sinh viên ở đây đã được huấn luyện về y tế, bây giờ họ có thể trở thành thầy thuốc. Nàng dư sức để hành nghề tại Asnières và sẽ rất hữu ích cho các binh sĩ ở đấy.
- Hãy cẩn thận, Annabelle. Chúc cô bình an. Chúng tôi sẽ đợi cô ở đây. - Ông cam đoan với nàng.
- Cám ơn ông, - nàng đáp nho nhỏ và ôm ghì ông. Tối đó nàng thu xếp vali, để lại hai cái ở tòa lâu đài, chỉ đem theo một cái. Ngày hôm sau, hầu hết các sinh viên đều ra đi, ngoại trừ bốn người ở lại.
Họ ôm ghì nhau chia tay, chúc nhau may mắn và hứa sẽ quay về học lại. Họ chia tay nàng bằng những lời lẽ rất nồng hậu với bao tình thương mến như người anh chia tay em gái và tất cả đều khuyên nàng nên bảo trọng. Nàng cũng khuyên họ như thế.
Marcel đưa nàng ra ga trước khi ra đi. Nàng mang túi xách nhỏ, đi bên cạnh anh. Anh là người bạn thân duy nhất, là người rất tốt với nàng ngay từ khi họ mới gặp nhau. Nàng cám ơn anh rất nhiều.
- Xin cô hãy bảo trọng, - Marcel nói. Anh ôm ghì nàng lần cuối cùng và hôn vào hai má nàng. - Tôi hy vọng chúng ta sớm gặp nhau lại tại đây, - anh hăng hái nói. Anh ra đi vào xế chiều ngày hôm đó.
- Tôi cũng hy vọng vậy. - Nàng vẫy tay chào anh cho đến khi tàu chạy và bóng anh khuất trên sân ga. Đấy là lần cuối cùng nàng thấy anh. Vì hai tuần sau, anh lái chiếc xe cứu thương vấp phải mìn gài trên đường. Anh là người đầu tiên trong số sinh viên ở trường thương vong và Annabelle lại mất thêm một người bạn nữa.
Nàng đi mất một ngày một đêm mới đến Nice và khi đến nhà ga, nàng thấy có hai chiếc taxi do phụ nữ lái đậu ở ga xe lửa. Nàng leo lên một chiếc, đưa cho tài xế địa chỉ của trường y. Trường nằm ngoài thành phố Nice trên một ngọn đồi, nhìn ra biển, trong một lâu đài nhỏ, tài sản của gia đình người sáng lập ra trường. Người ta khó tin rằng trên thế giới đang diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt, đang đầy dẫy hơi độc và những xác người. Ở đây nàng cảm thấy hoàn toàn được che chở khỏi thế giới đầy nguy hiểm bên ngoài. Đây là nơi quá yên tĩnh, nàng chưa hề thấy nơi nào thanh bình như thế này ngoài Newport. Và bỗng nhiên, trước khung cảnh này, nàng nhớ đến Newport.
Người giữ nhà có vẻ cau có chỉ phòng cho nàng, đưa vải trải giường cho nàng để nàng tự trải lấy và nói nàng xuống dưới ăn tối lúc tám giờ. Những sinh viên năm đầu ở trong ký túc xá. Còn những sinh viên cao hơn, tất cả đều là nam giới, có phòng riêng, phòng đẹp nhìn ra biển. Có bốn mươi bốn sinh viên sống trong lâu đài, tất cả đều được miễn dịch vì lý do này hay lý do khác. Có một người Anh, một người Scotland, hai người Ý, còn lại bao nhiêu là người Pháp. Annabelle là người Mỹ duy nhất. Người ta nói rằng sau khi tốt nghiệp ở đây, nàng có thể về Mỹ để hành nghề bác sĩ, nhưng nàng chưa nghĩ đến chuyện xa xôi ấy. Nàng chỉ nghĩ trong sáu năm sắp đến, nàng sống ở đây, nàng cảm thấy nơi đây rất đáng để sống. Ngay khi thấy ngôi trường, nàng liền nghĩ đến chuyện này. Nàng nghĩ ở đây thanh bình yên ổn.
Nàng rửa mặt rửa tay, mặc chiếc áo dài đen sạch, chiếc áo đẹp nhất nàng mang theo, buộc tóc thành búi ra sau rất gọn gàng, sau đó bước xuống lầu để ăn tối lúc tám giờ.
Mỗi tối các sinh viên tụ tập trong phòng khách lớn của lâu đài trước khi ăn. Họ nói chuyện nho nhỏ với nhau, thường là về các vấn đề y học và tất cả đều đến đây vào tháng chín. Annabelle là người chiếm vị trí của người khác, nàng đến trễ và khi nàng vào phòng, mọi người đều quay mắt nhìn. Rồi họ quay đi chỗ khác, trở lại nói chuyện với nhau như thể không có nàng. Nàng ngạc nhiên trước thái độ lạnh lùng của họ, nhưng ngồi yên cho đến giờ ăn, không xen vào câu chuyện của họ. Nàng thấy họ thỉnh thoảng liếc mắt nhìn nàng, nhưng không ai đến nói chuyện với nàng. Họ làm như thể không có nàng và tin rằng nếu họ không lưu tâm đến nàng, nàng sẽ biến mất.
Một người đàn ông lớn tuổi mời mọi người vào ăn, ngay ông ta cũng mặc áo vét đuôi tôm kiểu cũ. Mọi người vào phòng ăn, ngồi vào ba bàn ăn dài, cũng cổ như tòa lâu đài. Ở đây mọi thứ đều cũ kỹ, mòn vẹt, nhưng có dấu ấn của sự cao quí như nước Pháp cổ đại.
Bác sĩ Graumont, hiệu trưởng, đến chào nàng, mời nàng ngồi bên cạnh ông. Ông ta tự giới thiệu mình rất lịch sự, nhưng lại dành hầu hết thì giờ để nói chuyện với người thanh niên ngồi cạnh ông ở phía bên kia, anh ta có vẻ chừng 30 tuổi. Họ nói về chuyện ca mổ hai người đã chứng kiến vào ngày hôm ấy, không muốn để cho Annabelle tham gia vào câu chuyện của họ. Nàng cảm thấy mình như cái bóng ma không ai nhìn thấy.
Gần cuối bữa ăn, bác sĩ Graumont nói ít lời với nàng về bác sĩ De Bré, ông ta hỏi thăm về sức khỏe của bạn, nhưng chỉ có thế, rồi ông ta chúc nàng buổi tối vui vẻ. Sau đó, mọi người về phòng. Không một sinh viên nào đến tự giới thiệu mình hay hỏi tên nàng. Nàng lên phòng, ngồi xuống giường, không biết tính sao và phân vân không biết quyết định của mình có đúng đắn không. Sống sáu năm trong lâu đài mà không ai nói chuyện với mình hết ư? Rõ ràng họ không muốn có phụ nữ chen vào giữa họ, cho nên họ làm ra vẻ không quan tâm đến nàng. Nhưng nàng không đến đây để giao tiếp với mọi người, mà để học tập.
Sáng hôm sau, nàng đến phòng ăn đúng bảy giờ như người ta đã dặn. Buổi ăn sáng đạm bạc vì đang trong thời chiến và nàng ăn rất ít. Những người khác đến và đi không nói một tiếng với nàng. Nàng đến lớp để dự giờ học đúng vào lúc tám giờ. Cả lâu đài đều dùng làm trường học, do gia đình quản lý, sửa sang. Khi bắt đầu học, nàng nhớ lý do nàng đến đây. Việc học tập rất hấp dẫn. Họ học về các bệnh của thận, được cho xem những biểu đồ của các cuộc giải phẫu. Ngày hôm sau họ sẽ đến bệnh viện ở Nice để quan sát các ca phẫu thuật và làm việc với các bệnh nhân. Nàng rất mong đợi đến giây phút này.
Nàng đang say sưa nghe thầy giảng thì đến giờ ăn trưa. Quên mất việc mình không được lớp học ưu ái, nàng bèn mở lời nói chuyện với anh chàng người Anh, nàng nói về bài học. Anh ta nhìn nàng như thể nàng đã cởi hết áo quần mình ra.
- Xin lỗi, tôi nói gì sai hay sao? - Nàng thơ ngây hỏi.
- Tôi đâu nói chuyện với cô? - anh ta đáp một cách thô lỗ, nhìn nàng với ánh mắt lạnh lùng. Rõ ràng anh ta không quan tâm đến lời bàn luận của nàng.
- Đúng, nhưng tôi đang nói chuyện với anh, - nàng bình tĩnh đáp. Không hề nao núng. Nàng đã nghe anh ta nói anh ta xuất thân trong một gia đình đã bốn thế hệ làm bác sĩ. Rõ ràng anh ta rất thỏa mãn; nhưng giống như nàng, anh ta là sinh viên năm thứ nhất, dù anh ta trông già hơn nàng nhiều. Anh ta nói với mọi người rằng anh ta đã đi học ở Eton rồi Cambridge, điều này giải thích tại sao tuổi tác của họ rất khác nhau. Rõ ràng anh ta nghĩ rằng anh ta giỏi hơn nàng rất nhiều và không muốn phí thời gian để nói chuyện với nàng. Việc nàng xinh đẹp hình như cũng không gây ấn tượng mạnh cho anh ta. Anh ta hoàn toàn không ưa nàng, nên không muốn động đến nàng.
- Tôi là Annabelle Worthington, - nàng nói tiếp với vẻ sung sướng, không nản chí trước thái độ thô lỗ của anh ta. Nàng muốn sấn cái đĩa vào đầu anh ta, nhưng nàng cười với vẻ lịch sự, rồi quay qua anh sinh viên đối diện ngồi phía bên kia bàn và tự giới thiệu mình với anh. Anh này nhìn người thanh niên bên kia bàn như thể chờ đợi ý kiến của những người khác, rồi dù không muốn anh ta cũng nhoẻn miệng cười.
- Tôi là Marcel Bobigny, - anh ta nói tiếng Pháp. Nghe thế, những người khác nhìn anh ta như nhìn kẻ phản bội, rồi quay mắt nhìn vào đĩa ăn của mình và ăn tiếp.
Annabelle và Marcel nói chuyện với nhau về bài học sáng hôm đó, trong khi phòng ăn hoàn toàn im lặng. Rõ ràng nàng không được mọi người ưa thích, ngay cả ông hiệu trưởng cũng không quan tâm đến nàng. Ăn xong, nàng lấy vở và bút, cám ơn Marcel, rồi đi học môn khác. Marcel cúi đầu chào nàng lễ phép và khi đi, nàng nghe các bạn đồng khóa của anh ta khiển trách anh ta đã nói chuyện với nàng. Nàng ngẩng cao đầu đi tiếp.
Nàng nghe một người nói chuyện với những người khác:
- Cô ta có xinh đẹp mấy tôi cũng cóc cần. Cô ta không có việc gì ở đây. - Nhưng nàng có quyền đến đây học như họ. Nàng trả đủ học phí, nàng muốn thành bác sĩ như họ, có lẽ muốn hơn họ nữa. Nhưng rõ ràng họ đã thỏa thuận với nhau để ngăn chặn nàng.
Họ liên tiếp đối đãi lạnh nhạt với nàng như thế suốt bốn tuần cùng học chung lớp và ba lần mỗi tuần đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện tại Nice. Ở đây, họ nghe giảng và gặp bệnh nhân, nàng thấy mình bị các giáo sư và sinh viên để ý nhiều. Nàng nghĩ rằng, nếu nàng phạm phải bất cứ lỗi lầm gì, hay nói câu gì không đúng, nàng sẽ bị bắt bẻ ngay, cho nên nàng hết sức cẩn thận khi nói năng và hành động. May thay, nàng không làm gì sai trái, và hai bài nàng viết về bệnh ở đường tiết niệu và thận được điểm rất cao.
Chính khi tiếp xúc với bệnh nhân, nói chuyện với họ, các bạn cùng lớp mới ghét nàng nhất, vì ganh tỵ. Nàng đối xử với bệnh nhân dịu dàng, tỏ ra thương mến họ, nói về triệu chứng bệnh của họ một cách thông minh, khiến cho họ có cảm tình với nàng hơn với những người khác; họ thích gặp nàng và tỏ ra sung sướng khi gặp. Chính đây là lý do khiến cho các bạn cùng lớp của nàng nổi điên.
- Cô được bệnh nhân ưa thích đấy nhé. - Một hôm chàng sinh viên người Anh nói với nàng bằng giọng công kích. Anh ta là người ghét nàng nhất.
- Thế thì quá tuyệt! - Annabelle đáp. - Tôi nghĩ là anh quá thô lỗ với họ.
- Làm sao cô biết? Trước đây cô đã vào bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân lần nào chưa?
- Tôi đã làm việc ba tháng gần chiến tuyến ở Asnières và làm công việc tình nguyện sáu năm, hai năm sau cùng làm việc với những người di cư mới đến ở Ellis Island, New York. - Anh ta không nói gì và rất phục nàng đã làm việc ba tháng tại Asnières, nhưng không thú nhận điều đó với nàng. Anh ta nghe những người khác nói rằng ở đấy rất nguy hiểm. Sau giờ học, Marcel Bobigny đi theo nàng, hỏi nàng về công việc nàng đã làm tại tu viện Abbaye de Royaumont. Đây là lần đầu tiên nàng nói chuyện với bạn bè trong suốt một tháng trời. Nàng mừng vì cuối cùng đã có người để nói chuyện.
- Ở đấy rất căng, - nàng đáp. - Chúng tôi làm việc 18 giờ một ngày, có khi nhiều hơn nữa. Bệnh viện toàn nữ nhân viên và do một nữ bác sĩ điều hành. Việc này do nữ giới đề xướng và chủ trương từ lâu, nhưng bây giờ có một ít bác sĩ nam từ Paris đến giúp sức. Bệnh viện cần tất cả mọi người giúp đỡ.
- Ở đấy cô thường gặp những bệnh gì? - Anh ta hỏi với vẻ quan tâm. Anh ta nghĩ những người khác đã sai lầm vì xa lánh nàng. Anh ta thích nàng. Nàng rất tốt, tính tình hiền hòa, làm việc cần mẫn và không ra vẻ kiêu kỳ.
- Chúng tôi thường thấy những người bị cụt chân hay tay, bị hoại huyết, bị chất nổ, hơi độc, kiết lỵ, thổ tả... những bệnh thường xảy ra ở chiến tuyến. - Nàng nói rất thản nhiên, không cố để gây ấn tượng hay khoe khoang
- Người ta để cho cô làm gì?
- Thỉnh thoảng họ để cho tôi gây mê trong phòng mổ. Phần lớn tôi đi đổ bô giải phẫu, nhưng ông bác sĩ trưởng rất dễ thương, khi nào tôi làm việc với ông, ông cũng chỉ cho tôi nhiều điều. Tôi thường làm việc trong phòng giải phẫu, chăm sóc bệnh nhân sau khi đã mổ xong và tôi lái xe cứu thương chở các thương binh vào bệnh viện hai lần.
- Với người chưa được đào tạo về ngành y mà làm được như thế thì thật rất giỏi. - Anh ta ngạc nhiên nói.
- Họ cần người giúp đỡ. - Anh ta gật đầu, lòng ước chi mình được đến đấy. Anh ta nói chuyện nhiều với Annabelle, nàng cười. Anh ta không những là người bạn học lịch sự mà còn rất dễ thương. Hầu hết mọi người đều tảng lờ xa lánh nàng.
Vào tháng hai, sau khi nàng đến đây được một tháng rưỡi, mọi người đều bàn tán đến trận chiến ở Verdun rất hăng. Mặt trận ở đấy bùng nổ vào mấy hôm trước, gây cho cả hai bên rất nhiều thương vong, mất mát. Trận chiến này rất ác liệt cho nên Marcel đã kéo nàng vào tham gia câu chuyện. Những người khác nói chuyện quá hăng say nên khi nàng nói, họ không cau mày làm ngơ như những lần trước.
Mặt trận ở Verdun là đề tài bàn thảo chính trong các bữa ăn tối, cho nên hai tuần sau, vào đầu tháng ba, mặt trận thứ năm ở vùng Isonzo của Ý nổ ra, chống lại liên minh Áo Hung. Câu chuyện bàn đến các vấn đề giữa y tế với chiến tranh. Đây là mối quan tâm sâu xa của tất cả mọi người.
Cuối cùng, anh chàng người Anh hỏi nàng về việc khi nào thì người Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Tổng thống Wilson vẫn tuyên bố không tham gia vào cuộc chiến, nhưng mọi người đều biết Hoa Kỳ giúp đỡ cho cả hai phía, mặc dù bí mật nhưng ai cũng biết, nên thế giới công kích vấn đề này rất kịch liệt. Annabelle nói rằng nàng nghĩ đây là hành động sai trái và họ cũng nghĩ thế. Nàng tin rằng thế nào Hoa Kỳ cũng tham chiến, sẽ đến châu Âu để giúp đỡ đồng minh của mình. Rồi câu chuyện dẫn đến chiếc tàu Lusitania, mọi người đều tin rằng chiếc tàu bị đánh đắm là vì nó chở hàng tiếp liệu một cách bí mật, không tuyên bố chính thức là gửi cho ai. Nói về chiếc Lusitania, câu chuyện lái sang chiếc Titanic, Annabelle bỗng trở nên lặng lẽ và đau buồn, Rupert, anh chàng người Anh, nhận thấy nàng có vẻ đau khổ, anh ta bèn nói: - Đây không phải là lúc vui để nói đến vấn đề này, - anh ta cười.
- Không phải lúc vui của tôi, - nàng đáp. - Bố mẹ tôi và anh trai tôi đi trên chiếc tàu ấy. - Mọi người trong bàn ăn đều nhìn nàng, im lặng.
- Họ có bình an vô sự không? - Một sinh viên người Pháp hỏi và nàng lắc đầu đáp: - Mẹ tôi lên được thuyền cứu sinh, nhưng bố và anh trai tôi chìm theo chiếc tàu.
Mọi người đều đồng thanh nói họ rất ân hận, còn Marcel âm thầm lái câu chuyện sang vấn đề khác, cố làm cho nàng được thoải mái hơn. Anh ta thích nàng, muốn che chở nàng khỏi bị những người khác làm đau khổ. Dần dà, họ sẽ tử tế với nàng thôi. Họ sẽ khó mà tiếp tục đối xử gay gắt với nàng trước thái độ hiền hòa, khiêm nhường, thông minh và đầy lòng nhân ái của nàng.
Hai tuần sau, chiếc tàu Sussex chở hành khách của Pháp bị trúng ngư lôi, kiến mọi người xôn xao trở lại. Khi ấy, tình hình ở tiền tuyến tệ hơn nữa, gần bốn triệu người chết. Cảnh tang thương diễn ra hằng ngày. Nhiều lúc chuyện này làm xao lãng việc học của họ và họ không nói đến chuyện gì khác. Nhưng họ vẫn làm việc năng nổ. Không có ai trong nhóm chểnh mảng việc học, lớp học của họ nhỏ, nên mỗi sinh viên đều ra sức học tập.
Không ai bảo ai, đến tháng tư thì mọi người đều vui vẻ với Annabelle, và sang tháng năm, nhiều người sẵn sàng nói chuyện với nàng, thậm chí còn cười đùa với nàng nữa. Họ tôn trọng những câu hỏi thông minh tế nhị của nàng, khâm phục nàng trong việc chăm sóc bệnh nhân, nàng hiền hòa kiên nhẫn hơn họ nhiều. Các giáo sư của nàng đều nhận xét như thế và bác sĩ Graumont đã viết thư cho bác sĩ De Bré để khẳng định ông đã không sai lầm khi giới thiệu nàng với nhà trường. Ông ta nói với De Bré rằng Annabelle Worthington là sinh viên xuất sắc, thế nào nàng cũng sẽ trở thành một bác sĩ tài ba. Còn đối với Annabelle, so với bệnh viện Abbaye ở Asnières, nàng thấy bệnh viện ở Nice hết sức thuần thục nhưng rất hấp dẫn. Và nàng đã đạt được ước vọng. Họ bắt đầu mổ tử thi, nàng thấy đây là một công việc cực kỳ lý thú như sự mong ước lâu nay của mình.
Khi theo học lớp mùa hè, tin tức chiến sự làm cho họ xao nhãng việc học. Vào ngày một tháng bảy, mặt trận ở Somme bùng nổ, số thương vong của đôi bên đều rất cao. Vào ngày chấm dứt chiến sự ở đấy, đã có sáu mươi ngàn người chết và bị thương, số thương vong rất khủng khiếp. Suốt cả mùa hè chiến sự càng ác liệt hơn. Cho nên nhiều lúc họ khó mà tập trung vào việc học. Số người mất mạng càng lúc càng gia tăng. Châu Âu đã rơi vào chiến tranh được hai năm.
Vào tháng tám, nàng cố không nghĩ đến ngày cử hành lễ cưới với Josiah. Thế là đã ba năm trôi qua và nàng đã ở châu Âu được 11 tháng. Thật khó tin. Từ khi nàng đến trường y ở Nice, thời gian trôi rất nhanh. Họ đã làm rất nhiều việc và học được rất nhiều điều. Bây giờ họ làm việc nhiều với bệnh nhân, mỗi tuần ở bệnh viện trọn ba ngày. Thậm chí có những thương binh không thể ra mặt trận lại, đã được chuyển đến những nơi gần nhà họ hơn. Nàng đã gặp hai thương binh mà nàng đã chăm sóc ở Asnières. Họ rất mừng khi gặp lại nàng và bất cứ khi nào có dịp là nàng ghé vào thăm họ.
Khi ấy nàng và Marcel đã thành bạn thân. Đêm nào, sau bữa ăn họ cũng nói chuyện với nhau và thường cùng học với nhau. Những sinh viên khác, cuối cùng cũng chấp nhận nàng vào nhóm. Bạn học của nàng nghĩ tốt về nàng, thích nàng và kính trọng nàng. Có vài bạn học còn cười về việc tại sao mới đầu họ khó chịu với nàng và Rupert, anh chàng người Anh kiêu căng đã từng đối xử với nàng rất thô bạo, bây giờ cũng đã trở thành bạn của nàng. Khó cho bất kỳ ai trong họ tìm ra được điểm gì sai trái nơi nàng, còn nàng thì hết sức thích họ. Marcel gọi nàng là mẹ đỡ đầu của họ.
Một hôm, sau giờ học, khi họ đi dạo trong vườn cây ăn quả, anh nhìn nàng với ánh mắt lạ.
- Tại sao người đẹp như cô mà không lấy chồng? - Anh ta hỏi. Nàng biết anh ta không theo đuổi nàng, vì anh đã đính hôn với một cô gái ở Nice. Cô ta là bạn của gia đình anh từ lâu. Anh ở Beaulieu, không xa ở đấy, đến thăm nhà cô ta luôn, có khi ở lại ăn tối. Vị hôn thê của anh ta có đến trường để thăm anh và Annabelle rất mến cô ta.
- Tôi không muốn lấy chồng, chỉ muốn làm bác sĩ thôi. Còn anh? - Nàng đáp, câu trả lời không đúng yêu cầu của câu hỏi. Theo ý nàng, mọi việc ở đời của phụ nữ khác xa đàn ông. Phụ nữ phải hy sinh nhiều, phải cố chăm lo việc nội trợ nên không thể làm bác sĩ được.
- Tôi nghĩ, cô đến châu Âu với trái tim tan vỡ, phải thế không? - Anh ta là người khôn ngoan, đã đọc được điều đó trong mắt nàng. - Tôi không tin cô làm công việc này vì lòng hy sinh cho một mục đích cao cả, nhưng có lẽ cô đang gặp phải chuyện rắc rối, buồn phiền, nên cô trốn mình vào lĩnh vực y học. Tôi nghĩ cô có thể đạt được cả hai thứ. - Anh nhẹ nhàng nói, nhìn vào mắt nàng.
Nàng không trả lời một hồi lâu, cắn một miếng táo. Tháng năm này là nàng được 23 tuổi. Nàng đẹp, năng động, nhưng sợ lại đau khổ thêm một lần nữa. Marcel nói đúng, anh ta hiểu rõ nàng.
- Dưới sự vui tươi và nụ cười dịu dàng duyên dáng có cái gì đấy buồn phiền, - anh ta nói tiếp, - tôi nghĩ sự buồn phiền này không phải do bố mẹ cô tạo nên. Phụ nữ có vẻ sầu muộn như thế, chỉ do đàn ông gây ra thôi. - Anh buồn việc đã xảy ra cho nàng, anh thông cảm cho nàng hơn bất cứ người nào hết, nàng đáng có được một người chồng tốt.
- Đúng ra anh phải làm thầy bói hơn là bác sĩ, - nàng trêu, cười biết ơn anh. Nhưng anh nghĩ mình nói đúng, dù không dám quả quyết. Nàng không có ý định sẽ nói cho anh biết mình ly dị chồng. Nàng không muốn nói cho bất kỳ ai biết điều đó, ngay cả Marcel, bây giờ anh đã là bạn thân của nàng. Nàng rất xấu hổ về chuyện này.
Tháng trước, nàng nhận được thư của ngân hàng do nàng làm chủ, báo cho biết giấy tờ ly dị của nàng đã có. Bây giờ nàng và Josiah đã ly dị. Nàng chỉ nhận được của chàng một bức thư từ năm ngoái, vào lễ Giáng sinh, báo cho nàng biết chàng và Henry vẫn còn ở Mexico. Bây giờ nàng không biết chàng có ở đấy hay không, nàng hy vọng chàng khỏe mạnh. Đọc thư chàng, nàng lại nghĩ rằng cả hai người bệnh rất nặng. Nàng đã viết thư trả lời, lo lắng cho chàng, nhưng từ ấy đến nay nàng không nghe tin gì về chàng hết. Thư của nàng không có hồi âm.
- Tôi nói có đúng không? - Marcel cứ hỏi tiếp. Anh thích nàng, lúc nào cũng muốn biết thêm về nàng. Nàng không bao giờ nói về thời thơ ấu cũng như chuyện đời tư của mình. Nàng làm như thể mình không có quá khứ. Nàng muốn cuộc đời mình bây giờ là tờ giấy trắng, bắt đầu viết lại những trang mới. Bất cứ khi nào anh nói với nàng, anh đều cảm thấy có chuyện gì đấy bí mật trong quá khứ của nàng.
- Chuyện tôi đau khổ hay không, không thành vấn đề. Điều quan trọng là bây giờ tôi đang ở đây.
- Cô có nghĩ đến chuyện sẽ trở về không? - Marcel hỏi, thường muốn biết về chuyện ấy.
Nàng trả lời một cách rất bình tĩnh và thản nhiên:
- Tôi không biết. Tôi không có gì ở bên ấy hết, ngoài ngôi nhà ở Newport. - Người làm của nàng vẫn còn ở đấy để chăm sóc ngôi nhà, hy vọng nàng sẽ trở về. Thỉnh thoảng nàng có viết thư cho Blanche, chứ không viết cho ai hết. - Người thân của tôi đã chết hết. Tôi không có lý do gì để quay về.
- Hẳn cô có bạn bè chứ? - Anh nói, buồn bã nhìn nàng. Anh không thích nghĩ đến chuyện nàng sống cô độc. Nàng là người tốt, nhiệt tình, duyên dáng nên anh không nghĩ rằng nàng không có bạn bè được, cho dù nàng có tính rụt rè. - Cô lớn lên với nhiều người. Chắc họ còn ở đấy chứ. - Lời anh nói khiến nàng nghĩ đến Hortie. Nàng lắc đầu. Nàng không còn bạn bè gì hết. Mặc dù Josiah đã có ý rất tốt, chàng thấy nàng không còn bạn bè, nên muốn giải thoát cho nàng. Nhưng chàng đã thơ ngây khi làm công việc rất chính đáng ấy cho nàng. Vì như thế chàng chỉ làm cho nàng thành kẻ bơ vơ ngoài xã hội. Bây giờ người bạn duy nhất của nàng là Marcel.
- Không. Mọi chuyện trong đời tôi đã thay đổi. Vì thế mà tôi đến đây. - Nhưng không biết nàng có ở lại đây lâu hay không. Bây giờ nàng không thuộc về ai hết, nàng chỉ dựa vào trường y, nàng sẽ sống ở đây trong năm năm sắp tới. Nhà nàng bây giờ là tòa lâu đài này. Thành phố duy nhất của nàng là Nice. Đàn ông cùng đi học với nàng là bạn bè của nàng, nhất là Marcel.
- Tôi sung sướng khi cô đã đến đây, - Marcel đáp. Anh không muốn tò mò nhiều về nàng, không muốn khơi dậy vết thương cũ trong lòng nàng.
- Tôi cũng vậy. - Nàng cười đáp. Họ đủng đỉnh đi về lâu đài. Marcel ngạc nhiên là bạn bè trong lớp không ai có ý thương yêu nàng. Nhưng Annabelle đã mặc nhiên đưa ra thông điệp như muốn nói rằng “xin mọi người đừng đến gần tôi”. Bây giờ quanh họ như có bức tường rào. Marcel cảm thấy thế, anh không biết tại sao, anh nghĩ đây thật là điều đáng xấu hổ. Giữ khoảng cách với nàng như thế này thật là điều phí phạm, vì đã chối bỏ một người phụ nữ đáng yêu. Anh nghĩ nàng đáng có người yêu và hy vọng với thời gian nàng sẽ có.
Họ đã sống ở tòa lâu đài cả một mùa hè dài, nóng bức, học tập và thăm viếng bệnh nhân, cuối cùng vào tháng tám họ được nghỉ về nhà hai tuần hay đi nghỉ hè. Annabelle là người sinh viên duy nhất ở lại trường. Nàng không có chỗ nào để đi. Nàng đi mua sắm đồ ở Nice, mặc dù ở đấy chẳng có gì nhiều để mua, vì đang chiến tranh. Nàng mua một ít đồ đạc để cho tủ áo quần đầy thêm, vì nàng chỉ đem theo các đồ màu đen. Nàng đã hết tang mẹ. Vào một buổi chiều, nàng thuê chiếc xe tải cũ của trường, lái đến vùng Antibes cổ xưa và các vùng quanh đấy. Nàng dừng xe tại một chỗ có cảnh đẹp ở trên cao của thành phố, nhìn ngôi nhà thờ cổ từ thế kỷ mười một rất đẹp. Chiều hôm đó thật tuyệt vời, vì phong cảnh ở đây quá đẹp.
Nàng ghé vào quán ăn nhỏ ở đấy để ăn tối và tối đó nàng lái xe về trường. Ngay cả bác sĩ Graumont cũng đi xa và cảm thấy sung sướng khi mọi người quay về, nhất là Marcel. Tất cả đều nói rằng họ vui vẻ, nhưng Rupert ông bạn người Anh, người mà mới đầu đã khinh rẻ nàng, hết sức đau khổ vì người anh trai của anh ta đã tử trận. Nhiều người trong số họ đã mất anh em, bà con, bạn bè. Nghĩ đến chuyện chiến tranh, chết chóc, đau thương đang xảy ra ở châu Âu, mọi người đều đau buồn và ít hy vọng chiến tranh sẽ sớm chấm dứt.
Khi họ bắt đầu học lại vào tháng chín, chiến trận ở Somme vẫn nổ ra ác liệt như hai tháng qua. Số thương vong gia tăng hàng ngày. Đến trung tuần tháng mười chiến trận mới chấm dứt, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Chiến trận chấm dứt, hòa bình ở đấy vãn hồi được mười ngày, số người chết và thương tích tính ra hơn một triệu. Chiến trận ở đấy ngưng được mười ngày thì người Đức lần đầu tiên tấn công nước Anh bằng không lực. Mọi người đều kinh hoàng vì hình thức chiến tranh hoàn toàn đổi mới. Đến ngày lễ Giáng sinh, mọi người đều nản lòng trước những thương vong gia tăng và các cuộc oanh kích liên miên. Thêm hai sinh viên nữa có anh em hy sinh ngoài mặt trận. Đến cuối tháng đó, bác sĩ Graumont triệu tập tất cả sinh viên lại ở phòng khánh tiết, với bức thư của chính phủ Pháp trên tay, ông muốn đọc cho các sinh viên nghe. Bức thư kêu gọi tất cả cá nhân nào đã được đào tạo trong ngành y hãy cho các phụ tá của mình ra tiền tuyến. Khắp nước Pháp đều rất cần họ trong các bệnh viện dã chiến. Sau khi đọc xong bức thư, ông bác sĩ bình tĩnh nói rằng, bây giờ việc ra đi là do mọi người tự quyết định. Ông nói nhà trường sẵn sàng ủng hộ việc ra đi của họ nếu họ muốn, không có thành kiến gì và sẽ nhận họ vào học lại khi họ trở về. Họ nhận thư kêu gọi từ các bệnh viện trong nhiều tháng nay và mới đây họ nhận được thư của bệnh viện do bà Elsie Inglis quản lý, lần này thư gửi từ Villers Cotterêts, phía đông bắc Paris, gần giới tuyến hơn vùng Asnières và tu viện Abbaye de Royaumont nơi Annabelle đã làm việc. Lại một lần nữa nhân viên trong tất cả các phòng y tế ở Villers Cotterêts đều là phụ nữ và Annabelle sẽ được đón nhận niềm nở ở đấy.
Tối ấy, khi ăn tối, các sinh viên bàn về chuyện này rất hăng. Đến sáng, một nửa số sinh viên quyết định sẽ lên đường, họ đến tìm gặp bác sĩ Graumont. Họ lần lượt ra đi trong mấy ngày sắp đến. Thêm vào chiến tranh, mùa đông ở giới tuyến rất khắc nghiệt, khắp châu Âu, binh sĩ chết vì thương tích, bệnh hoạn và nằm ngoài trời rất nhiều. Những người rời được giới tuyến rất cần sự giúp đỡ. Cuối cùng, tất cả các sinh viên đều ra đi, trừ bốn người. Annabelle quyết định đi từ ngày đầu tiên. Nàng rất buồn vì phải ngừng công việc học tập, nhưng nàng cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác. Việc ở lại là hành động quá ích kỷ.
- Cô cũng bỏ chúng tôi mà đi à? - Bác sĩ Graumont hỏi nàng với nụ cười buồn bã, nhưng ông không ngạc nhiên. Trong năm qua, ông đã thích nàng, rất kính trọng nàng. Ông nghĩ nàng sẽ trở thành bác sĩ giỏi và hiện tại, xét theo nhiều mặt, nàng đã giỏi rồi.
- Tôi phải đi, - nàng bâng khuâng đáp. Nàng ghét cảnh rời khỏi ngôi trường này. - Tôi sẽ trở về.
- Tôi hy vọng vậy, - ông nói và thực tâm muốn thế. - Cô đi đâu?
- Đến bệnh viện Inglis ở Villers Cotterêts, nếu họ nhận tôi. - Tất cả sinh viên ở đây đã được huấn luyện về y tế, bây giờ họ có thể trở thành thầy thuốc. Nàng dư sức để hành nghề tại Asnières và sẽ rất hữu ích cho các binh sĩ ở đấy.
- Hãy cẩn thận, Annabelle. Chúc cô bình an. Chúng tôi sẽ đợi cô ở đây. - Ông cam đoan với nàng.
- Cám ơn ông, - nàng đáp nho nhỏ và ôm ghì ông. Tối đó nàng thu xếp vali, để lại hai cái ở tòa lâu đài, chỉ đem theo một cái. Ngày hôm sau, hầu hết các sinh viên đều ra đi, ngoại trừ bốn người ở lại.
Họ ôm ghì nhau chia tay, chúc nhau may mắn và hứa sẽ quay về học lại. Họ chia tay nàng bằng những lời lẽ rất nồng hậu với bao tình thương mến như người anh chia tay em gái và tất cả đều khuyên nàng nên bảo trọng. Nàng cũng khuyên họ như thế.
Marcel đưa nàng ra ga trước khi ra đi. Nàng mang túi xách nhỏ, đi bên cạnh anh. Anh là người bạn thân duy nhất, là người rất tốt với nàng ngay từ khi họ mới gặp nhau. Nàng cám ơn anh rất nhiều.
- Xin cô hãy bảo trọng, - Marcel nói. Anh ôm ghì nàng lần cuối cùng và hôn vào hai má nàng. - Tôi hy vọng chúng ta sớm gặp nhau lại tại đây, - anh hăng hái nói. Anh ra đi vào xế chiều ngày hôm đó.
- Tôi cũng hy vọng vậy. - Nàng vẫy tay chào anh cho đến khi tàu chạy và bóng anh khuất trên sân ga. Đấy là lần cuối cùng nàng thấy anh. Vì hai tuần sau, anh lái chiếc xe cứu thương vấp phải mìn gài trên đường. Anh là người đầu tiên trong số sinh viên ở trường thương vong và Annabelle lại mất thêm một người bạn nữa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook