Anna Và Nụ Hôn Kiểu Pháp
-
Chương 45
Tôi trở lại tòa nhà Lambert. Dù tôi rất nôn nóng muốn biết chuyện sắp xảy ra nhưng St. Clair phải tự mình đương đầu với bố. Cậu phải đứng lên vì chính mình.
Hạt thủy tinh hình quả chuối trên tủ áo thu hút sự chú ý của tôi, tôi cầm nó và nâng niu trên tay. Năm nay cậu đã tặng tôi rất nhiều quà - hạt thủy tinh, sổ tay cho người thuận tay trái, cả lá cờ Canada nữa. Tôi thấy vui vì cuối cùng đã có thể báo đáp cậu. Hy vọng ý tưởng này thành công.
Quyết định lấy bài tập ra làm, tôi lật tới lật lui sách vở thì thấy bài tập môn Ngữ văn. Phần cuối của chúng tôi là thơ ca. Tác phẩm của Neruda. Nó vẫn nằm trên kệ sách nơi bàn học từ hồi lễ Tạ ơn. Nó được tính là sách giáo khoa hay một món quà nhỉ?
Bậy. Bậy quá.
Tôi muốn nói nó đúng là sách giáo khoa nhưng đồng thời cũng là một tập thơ tình. Một áng thơ tình vô cùng gợi cảm. Tại sao St. Clair lại tặng nó cho tôi nếu không có ngụ ý gì đó? Cậu có thể tặng tôi tác phẩm của Banana Yoshimoto hoặc một trong số các cuốn sách chuyển ngữ cơ mà?
Nhưng cậu đã mua cho tôi một tập thơ tình.
Tôi lật lại bìa trước và con tem đập vào mắt tôi. SHAKEPSEARE VÀ BẠN BÈ, Paris km 0. Tôi nhớ lại ngôi sao trong buổi tối đầu tiên đó. Yêu cậu mất rồi. Tôi nhớ lại ngôi sao trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn. Yêu cậu mất rồi. Hồn tôi bay trở lại phòng và nhìn chằm chằm vào cuốn sách. Tại sao cậu không bày tỏ với tôi? Tại sao tôi không mở nó ra khi cậu hỏi về nó vào dịp Giáng sinh vừa rồi? Tôi chợt mong muốn đến cháy lòng được trở lại Cột mốc số 0 đó.
Chỉ còn ở lại Paris thêm vài tuần nữa, vậy mà tôi vẫn chưa vào bên trong nhà thờ Đức Bà. Tôi đang làm gì trong ký túc xá vào một buổi chiều thứ bảy thế này? Tôi xỏ giày, chạy ra khỏi tòa nhà, lao qua các đại lộ với vận tốc của âm thanh. Tôi phải đến đó. Bây giờ. Tôi không thể giải thích được.
Những cặp mắt của thành phố dán chặt vào tôi khi tôi băng qua sông Seine và đặt chân đến Ile de la Cité, nhưng lần này tôi chẳng thèm để tâm đến họ. Nhà thờ vẫn lộng lẫy như mọi lần. Một đám đông du khách tụ tập quanh Cột mốc số 0, tôi chiêm ngưỡng ngôi sao trong lúc đi ngang qua nó. Tôi không đợi đến lượt mình mà liên tục đẩy tới cho đến khi lọt thỏm vào trong nhà thờ.
Một lần nữa, Paris khiến tôi ngã mủ thán phục.
Vòm trần cao vời vợi, cửa kính nhuộm màu cầu kỳ, những bức tượng bằng vàng và cẩm thạch, đồ gỗ chạm khắc tinh xảo… nhà thờ Đức Bà như đang mê hoặc tôi. Tiếng nhạc từ đàn ống và nhiều ngôn ngữ rì rầm xung quanh tôi. Mùi nến cháy ấm áp lấp đầy bầu không khí. Tôi chưa từng thấy thứ gì đang yêu hơn ánh sáng màu đá quý lung linh lan tỏa qua các cánh cửa sổ hình hoa hồng.
Một anh hướng dẫn viên nhiệt tình bước ra sau tôi và vẫy tay: “Hãy tưởng tượng nhé! Vào đầu thế kỷ mười chín, nhà thờ này ở trong tình trạng đổ nát đến mức thành phố đã xem xét đến việc phá hủy nó. May mắn cho chúng ta, Victor Hugo đã nghe được những kế hoạch đó và viết ra Thằng gù nhà thờ Đức Bà để nâng cao nhận thức về lịch sử huy hoàng của nơi này. Và thánh thần ơi, ông đã làm được! Người dân Paris mở chiến dịch để cứu lấy nhà thờ, nó được trùng tu và trang hoàng để trở lại vẻ nguyên sơ mà các bạn đang thấy hôm nay.”
Tôi mỉm cười khi tách khỏi nhóm người đó, lòng tự hỏi bố tôi sẽ cố gắng cứu tòa nhà nào bằng tác phẩm của ông. Có thể là một sân vận động bóng chày. Hoặc một cửa hàng Burger King. Tôi ngắm nhìn bệ thờ cao cao và bức tượng Đức mẹ đồng trinh Mary. Bức tượng thật yên bình, nhưng lòng tôi vẫn chưa hoàn toàn thanh thản. Tôi xem sổ tay du khách và chợt chú ý đến dòng chữ Galerie des Chimères[1].
[1] (Tiếng Pháp): nơi trưng bày tượng quái thú Chimera. Trong thần thoại Hy Lạp, Chimera là con của quái vật Typhon và Echidna, có phần trước của loài sư tử, phần sau của loài bò sát và đuôi của loài rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng. Chimera có khả năng thở ra lửa…
Những tượng quái thú. Chimera. Tất nhiên rồi!
Tôi cần đi lên, tôi cần phải nhìn ngắm thành phố trong lúc còn có thể. Lối vào các tòa tháp – lên đỉnh nhà thờ Đức Bà – nằm bên trái cửa chính. Có ai đó gọi tên tôi khi tôi trả tiền để vào trong, tôi quét mắt khắp sân nhưng chẳng thấy ai quen.
Thế là tôi đi cầu thang lên trên.
Chỗ nghỉ đầu tiên dẫn đến một cửa hàng quà tặng nên tôi tiếp tục đi lên. Đi lên. Lên nữa. Oái. Có rất nhiều bậc thang. Nhưng có hề gì. Nơi nào ở Paris mà tôi chả chinh phục được!
Nhưng, quỷ thần ơi, sao đi mãi mà không hết?
CÒN NHIỀU BẬC THANG NỮA SAO?
Thật là lố bịch. Tôi sẽ không bao giờ mua nhà có cầu thang. Cửa trước nhà tôi cũng sẽ không có bậc thềm lên xuống mà chỉ có dốc nghiêng thoai thoải. Mỗi bước leo lên, tôi lại càng căm ghét những bức tượng quái thú, cho đến khi tôi tới được lối ra và…
Tôi thực sự lên cao lắm rồi. Tôi men theo lối đi chật hẹp dẫn từ tòa thấp phía bắc sang tòa tháp phía nam. Kia là khu ký túc xá của tôi! Kia nữa là điện Panthéon! Từ tận đây mà khối kiến trúc mái vòm khổng lồ trông vẫn hết sức ấn tượng. Quanh tôi, những du khách mải mê chụp ảnh tượng thú.
Không. Không phải tượng thú mà là tượng quái thú.
St. Clair từng kể rằng cái mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nghe thấy “tượng thú” thực ra chính là tượng quái thú. Còn tượng thú là những khối đá gân guốc nằm bên ngoài được dùng như máng xối tháo nước mưa. Tôi không nhớ công dụng của các bức tượng quái thú kia. Chúng đang bảo vệ đền thờ, hay để xua đuổi ma quỷ nhỉ?
Nếu có mặt ở đây, chắc chắn cậu sẽ kể tôi nghe câu chuyện đó. Tôi cân nhắc chuyện gọi cậu, nhưng có lẽ cậu vẫn còn bận rộn với bố mình. Tôi không nên quấy rầy cậu với những câu hỏi liên quan đến từ vựng.
Galerie des Chimères trông rất ngầu. Những pho tượng nửa người nửa quái thú, những sinh vật kỳ cục lạ thường với mỏ chim, cánh và đuôi. Tôi thích nhất bức tượng có hai tay ôm đầu và thè lưỡi ngắm nhìn thành phố. Hoặc có lẽ nó chỉ đang mệt mỏi. Hay buồn bã. Tôi thoáng nhìn tòa tháp chuông. Quả chuông mới lớn làm sao.
Tôi đang làm gì ở đây?
Một anh bảo vệ đứng chờ bên cạnh một dãy cầu thang khác. Tôi hít sâu rồi nói “Bonne soirée[2]”. Anh ta mỉm cười và cho tôi qua. Tôi chen vào. Cầu thang có hình xoắn ốc và càng lên cao lại càng chật chội. Tường đá lạnh toát. Lần đầu tiên đến đây mà tôi sợ bị té ngã. Tôi mừng vì chỉ có một mình. Nếu có ai đó đi xuống, chỉ cần to xác hơn tôi một chút thì tôi cũng chẳng biết làm cách nào để chúng tôi lách qua nhau. Tim đập nhanh hơn, hai tai nhức nhối theo mỗi bước chân, tôi đang lo lắng lên đây là một sai lầm thì…
[2] Tiếng Pháp: Buổi tối tốt lành.
Tôi đã đến nơi. Trên đỉnh của Paris.
Giống nơi trưng bày tượng quái thú, nơi đây dược chăng dây bảo vệ để ngăn du khách ngã hoặc nhảy xuống. Tôi cảm thấy khoan khoái vì đã lên cao chót vót. Chỉ có một mình, tôi ngồi vào một góc tường đá và lặng lẽ ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Tôi sẽ sớm rời khỏi đây. Bố sẽ nói gì nếu thấy tôi sầu muộn vì phải nói lời tạm biệt trong khi tôi đã tranh đấu cật lực để được ở lại Mỹ nhỉ? Bố đã có ý tốt. Tôi hiểu ra điều ấy khi dõi theo những con thuyền đang chậm rãi lướt dọc sông Seine và tháp Eiffel đang tự hào vươn mình bên trên Champ de Mars. Bỗng một tiếng động phát ra từ phía cầu thang làm tôi hoảng hốt – một tiếng thét kèm theo tiếng chân huỳnh huỵch. Ai đó đang chạy lên đây. Và tôi đang ở một mình.
Thư giãn đi Anna. Chắc người đó chỉ là một du khách thôi.
Một du khách lại thích chạy huỷnh huỵch ư?
Tôi chờ đón sự tấn công sắp đến. Một anh chàng xông vào đài quan sát. Anh ta mặc quần thun ngắn ngủn và mang giày thể thao. Anh ta xem việc leo cầu thang như một trò giải trí ư? Anh ta không để tâm đến tôi mà chỉ duỗi cơ, đi thong thả tại chỗ trong khoảng ba mươi giây rồi lại chạy ào xuống dưới lầu.
Một người kỳ quái.
Tôi đang bình tâm trở lại thì nghe thấy một tiếng hét khác. Tôi giật bắn người. Tại sao anh chàng mê chạy kia lại gào thét nhỉ? Hẳn là có một người khác nữa đang hốt hoảng vì thấy anh ta và lo sợ sẽ ngã xuống. Tôi không còn nghe thấy tiếng bước chân. Người nào đó cũng đã ngưng gào thét. Tôi nghĩ về St. Clair và chứng sợ độ cao của cậu.
Người này có lẽ đã bị mắc kẹt. Bàng hoàng, tôi chợt nghĩ biết đâu họ đã bị ngã.
Tôi lén nhìn xuống cầu thang. “Xin chào? Bonsoir[3]? Ca va[4]?” Không ai trả lời. Tôi đi xuống vài bậc, tự hỏi không biết nhân viên bảo vệ đi đâu. “Có ai ở đó không? Có cần sự giúp đỡ gì không?”
[3] (Tiếng Pháp): Buổi tối tốt lành.
[4] (Tiếng Pháp): Ổn chứ?
Có ai đó chuyển động, tôi tiếp tục thận trọng đi xuống. “Xin chào?” Chắc là người đó không nói tiếng Anh. Tôi nghe thấy tiếng thở hổn hển. Người đó chỉ ở ngay dưới tôi thôi, qua góc cua này…
Tôi hét lên. Cậu cũng hét lên.
Hạt thủy tinh hình quả chuối trên tủ áo thu hút sự chú ý của tôi, tôi cầm nó và nâng niu trên tay. Năm nay cậu đã tặng tôi rất nhiều quà - hạt thủy tinh, sổ tay cho người thuận tay trái, cả lá cờ Canada nữa. Tôi thấy vui vì cuối cùng đã có thể báo đáp cậu. Hy vọng ý tưởng này thành công.
Quyết định lấy bài tập ra làm, tôi lật tới lật lui sách vở thì thấy bài tập môn Ngữ văn. Phần cuối của chúng tôi là thơ ca. Tác phẩm của Neruda. Nó vẫn nằm trên kệ sách nơi bàn học từ hồi lễ Tạ ơn. Nó được tính là sách giáo khoa hay một món quà nhỉ?
Bậy. Bậy quá.
Tôi muốn nói nó đúng là sách giáo khoa nhưng đồng thời cũng là một tập thơ tình. Một áng thơ tình vô cùng gợi cảm. Tại sao St. Clair lại tặng nó cho tôi nếu không có ngụ ý gì đó? Cậu có thể tặng tôi tác phẩm của Banana Yoshimoto hoặc một trong số các cuốn sách chuyển ngữ cơ mà?
Nhưng cậu đã mua cho tôi một tập thơ tình.
Tôi lật lại bìa trước và con tem đập vào mắt tôi. SHAKEPSEARE VÀ BẠN BÈ, Paris km 0. Tôi nhớ lại ngôi sao trong buổi tối đầu tiên đó. Yêu cậu mất rồi. Tôi nhớ lại ngôi sao trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn. Yêu cậu mất rồi. Hồn tôi bay trở lại phòng và nhìn chằm chằm vào cuốn sách. Tại sao cậu không bày tỏ với tôi? Tại sao tôi không mở nó ra khi cậu hỏi về nó vào dịp Giáng sinh vừa rồi? Tôi chợt mong muốn đến cháy lòng được trở lại Cột mốc số 0 đó.
Chỉ còn ở lại Paris thêm vài tuần nữa, vậy mà tôi vẫn chưa vào bên trong nhà thờ Đức Bà. Tôi đang làm gì trong ký túc xá vào một buổi chiều thứ bảy thế này? Tôi xỏ giày, chạy ra khỏi tòa nhà, lao qua các đại lộ với vận tốc của âm thanh. Tôi phải đến đó. Bây giờ. Tôi không thể giải thích được.
Những cặp mắt của thành phố dán chặt vào tôi khi tôi băng qua sông Seine và đặt chân đến Ile de la Cité, nhưng lần này tôi chẳng thèm để tâm đến họ. Nhà thờ vẫn lộng lẫy như mọi lần. Một đám đông du khách tụ tập quanh Cột mốc số 0, tôi chiêm ngưỡng ngôi sao trong lúc đi ngang qua nó. Tôi không đợi đến lượt mình mà liên tục đẩy tới cho đến khi lọt thỏm vào trong nhà thờ.
Một lần nữa, Paris khiến tôi ngã mủ thán phục.
Vòm trần cao vời vợi, cửa kính nhuộm màu cầu kỳ, những bức tượng bằng vàng và cẩm thạch, đồ gỗ chạm khắc tinh xảo… nhà thờ Đức Bà như đang mê hoặc tôi. Tiếng nhạc từ đàn ống và nhiều ngôn ngữ rì rầm xung quanh tôi. Mùi nến cháy ấm áp lấp đầy bầu không khí. Tôi chưa từng thấy thứ gì đang yêu hơn ánh sáng màu đá quý lung linh lan tỏa qua các cánh cửa sổ hình hoa hồng.
Một anh hướng dẫn viên nhiệt tình bước ra sau tôi và vẫy tay: “Hãy tưởng tượng nhé! Vào đầu thế kỷ mười chín, nhà thờ này ở trong tình trạng đổ nát đến mức thành phố đã xem xét đến việc phá hủy nó. May mắn cho chúng ta, Victor Hugo đã nghe được những kế hoạch đó và viết ra Thằng gù nhà thờ Đức Bà để nâng cao nhận thức về lịch sử huy hoàng của nơi này. Và thánh thần ơi, ông đã làm được! Người dân Paris mở chiến dịch để cứu lấy nhà thờ, nó được trùng tu và trang hoàng để trở lại vẻ nguyên sơ mà các bạn đang thấy hôm nay.”
Tôi mỉm cười khi tách khỏi nhóm người đó, lòng tự hỏi bố tôi sẽ cố gắng cứu tòa nhà nào bằng tác phẩm của ông. Có thể là một sân vận động bóng chày. Hoặc một cửa hàng Burger King. Tôi ngắm nhìn bệ thờ cao cao và bức tượng Đức mẹ đồng trinh Mary. Bức tượng thật yên bình, nhưng lòng tôi vẫn chưa hoàn toàn thanh thản. Tôi xem sổ tay du khách và chợt chú ý đến dòng chữ Galerie des Chimères[1].
[1] (Tiếng Pháp): nơi trưng bày tượng quái thú Chimera. Trong thần thoại Hy Lạp, Chimera là con của quái vật Typhon và Echidna, có phần trước của loài sư tử, phần sau của loài bò sát và đuôi của loài rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng. Chimera có khả năng thở ra lửa…
Những tượng quái thú. Chimera. Tất nhiên rồi!
Tôi cần đi lên, tôi cần phải nhìn ngắm thành phố trong lúc còn có thể. Lối vào các tòa tháp – lên đỉnh nhà thờ Đức Bà – nằm bên trái cửa chính. Có ai đó gọi tên tôi khi tôi trả tiền để vào trong, tôi quét mắt khắp sân nhưng chẳng thấy ai quen.
Thế là tôi đi cầu thang lên trên.
Chỗ nghỉ đầu tiên dẫn đến một cửa hàng quà tặng nên tôi tiếp tục đi lên. Đi lên. Lên nữa. Oái. Có rất nhiều bậc thang. Nhưng có hề gì. Nơi nào ở Paris mà tôi chả chinh phục được!
Nhưng, quỷ thần ơi, sao đi mãi mà không hết?
CÒN NHIỀU BẬC THANG NỮA SAO?
Thật là lố bịch. Tôi sẽ không bao giờ mua nhà có cầu thang. Cửa trước nhà tôi cũng sẽ không có bậc thềm lên xuống mà chỉ có dốc nghiêng thoai thoải. Mỗi bước leo lên, tôi lại càng căm ghét những bức tượng quái thú, cho đến khi tôi tới được lối ra và…
Tôi thực sự lên cao lắm rồi. Tôi men theo lối đi chật hẹp dẫn từ tòa thấp phía bắc sang tòa tháp phía nam. Kia là khu ký túc xá của tôi! Kia nữa là điện Panthéon! Từ tận đây mà khối kiến trúc mái vòm khổng lồ trông vẫn hết sức ấn tượng. Quanh tôi, những du khách mải mê chụp ảnh tượng thú.
Không. Không phải tượng thú mà là tượng quái thú.
St. Clair từng kể rằng cái mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nghe thấy “tượng thú” thực ra chính là tượng quái thú. Còn tượng thú là những khối đá gân guốc nằm bên ngoài được dùng như máng xối tháo nước mưa. Tôi không nhớ công dụng của các bức tượng quái thú kia. Chúng đang bảo vệ đền thờ, hay để xua đuổi ma quỷ nhỉ?
Nếu có mặt ở đây, chắc chắn cậu sẽ kể tôi nghe câu chuyện đó. Tôi cân nhắc chuyện gọi cậu, nhưng có lẽ cậu vẫn còn bận rộn với bố mình. Tôi không nên quấy rầy cậu với những câu hỏi liên quan đến từ vựng.
Galerie des Chimères trông rất ngầu. Những pho tượng nửa người nửa quái thú, những sinh vật kỳ cục lạ thường với mỏ chim, cánh và đuôi. Tôi thích nhất bức tượng có hai tay ôm đầu và thè lưỡi ngắm nhìn thành phố. Hoặc có lẽ nó chỉ đang mệt mỏi. Hay buồn bã. Tôi thoáng nhìn tòa tháp chuông. Quả chuông mới lớn làm sao.
Tôi đang làm gì ở đây?
Một anh bảo vệ đứng chờ bên cạnh một dãy cầu thang khác. Tôi hít sâu rồi nói “Bonne soirée[2]”. Anh ta mỉm cười và cho tôi qua. Tôi chen vào. Cầu thang có hình xoắn ốc và càng lên cao lại càng chật chội. Tường đá lạnh toát. Lần đầu tiên đến đây mà tôi sợ bị té ngã. Tôi mừng vì chỉ có một mình. Nếu có ai đó đi xuống, chỉ cần to xác hơn tôi một chút thì tôi cũng chẳng biết làm cách nào để chúng tôi lách qua nhau. Tim đập nhanh hơn, hai tai nhức nhối theo mỗi bước chân, tôi đang lo lắng lên đây là một sai lầm thì…
[2] Tiếng Pháp: Buổi tối tốt lành.
Tôi đã đến nơi. Trên đỉnh của Paris.
Giống nơi trưng bày tượng quái thú, nơi đây dược chăng dây bảo vệ để ngăn du khách ngã hoặc nhảy xuống. Tôi cảm thấy khoan khoái vì đã lên cao chót vót. Chỉ có một mình, tôi ngồi vào một góc tường đá và lặng lẽ ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Tôi sẽ sớm rời khỏi đây. Bố sẽ nói gì nếu thấy tôi sầu muộn vì phải nói lời tạm biệt trong khi tôi đã tranh đấu cật lực để được ở lại Mỹ nhỉ? Bố đã có ý tốt. Tôi hiểu ra điều ấy khi dõi theo những con thuyền đang chậm rãi lướt dọc sông Seine và tháp Eiffel đang tự hào vươn mình bên trên Champ de Mars. Bỗng một tiếng động phát ra từ phía cầu thang làm tôi hoảng hốt – một tiếng thét kèm theo tiếng chân huỳnh huỵch. Ai đó đang chạy lên đây. Và tôi đang ở một mình.
Thư giãn đi Anna. Chắc người đó chỉ là một du khách thôi.
Một du khách lại thích chạy huỷnh huỵch ư?
Tôi chờ đón sự tấn công sắp đến. Một anh chàng xông vào đài quan sát. Anh ta mặc quần thun ngắn ngủn và mang giày thể thao. Anh ta xem việc leo cầu thang như một trò giải trí ư? Anh ta không để tâm đến tôi mà chỉ duỗi cơ, đi thong thả tại chỗ trong khoảng ba mươi giây rồi lại chạy ào xuống dưới lầu.
Một người kỳ quái.
Tôi đang bình tâm trở lại thì nghe thấy một tiếng hét khác. Tôi giật bắn người. Tại sao anh chàng mê chạy kia lại gào thét nhỉ? Hẳn là có một người khác nữa đang hốt hoảng vì thấy anh ta và lo sợ sẽ ngã xuống. Tôi không còn nghe thấy tiếng bước chân. Người nào đó cũng đã ngưng gào thét. Tôi nghĩ về St. Clair và chứng sợ độ cao của cậu.
Người này có lẽ đã bị mắc kẹt. Bàng hoàng, tôi chợt nghĩ biết đâu họ đã bị ngã.
Tôi lén nhìn xuống cầu thang. “Xin chào? Bonsoir[3]? Ca va[4]?” Không ai trả lời. Tôi đi xuống vài bậc, tự hỏi không biết nhân viên bảo vệ đi đâu. “Có ai ở đó không? Có cần sự giúp đỡ gì không?”
[3] (Tiếng Pháp): Buổi tối tốt lành.
[4] (Tiếng Pháp): Ổn chứ?
Có ai đó chuyển động, tôi tiếp tục thận trọng đi xuống. “Xin chào?” Chắc là người đó không nói tiếng Anh. Tôi nghe thấy tiếng thở hổn hển. Người đó chỉ ở ngay dưới tôi thôi, qua góc cua này…
Tôi hét lên. Cậu cũng hét lên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook