Anh Là Bầu Trời Của Em
-
Chương 1: Xa nhà
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bắc Ninh.
Căn nhà lụp xụp hoang sơ lọt thỏm giữa khoảng đất trồng rau rộng ngát, cũng chính là nguồn kinh tế của gia đình ông Bốn.
Một người bà, một người cha tàn tật, thêm một bóng dáng hơi gầy đổ theo bóng chiều tà đang tưới lên những luống rau xanh mơn mởn.
Ông Bốn chống nạng bước ra ngoài, lớn giọng gọi:
- Duy Anh, tưới xong chưa con?
- Dạ, còn một luống nữa ạ!
- Ừ, xong vào nhà đi!
Trên bộ bàn uống nước bằng gỗ đã sởn màu trải qua năm tháng, bà nội và cha cậu dường như đang chờ, Duy Anh vội vã bước lại, ngồi xuống.
Ông Bốn chầm chậm giọng:
- Ngày mai, con lên Hà Nội nhập học rồi. Bố dặn, con nghe cho kỹ.
Duy Anh nhìn sang bố, rồi nhìn sang người bà của mình, chỉ thấy bà khẽ gật đầu, đôi tay gầy đan xiết vào nhau, cậu nhỏ giọng:
- Vâng.
- Con biết rõ điều kiện nhà mình, nếu lần này không phải do bác Đàn giúp đỡ thì chắc chắn nhà mình không lo cho con học nổi đại học.
- ….
- Thế nên bố nói thẳng, nên đó ở chung với con trai nhà bác ấy, con nhất định phải nhẫn nhịn, bằng mọi cách nghe lời người ta, người ta nói sai con cũng phải chịu. Cơm nước giặt giũ dọn dẹp nhà cửa gì, con phải chủ động làm hết. Người ta là cậu ấm, sinh ra đã ngậm thìa vàng, không giống mình. Con hiểu chưa?
- Con hiểu.
Duy Anh hơi cúi đầu, tính cậu vốn nhút nhát, hiền lành, hiển nhiên không có chút ý tứ phản đối. Đến khi bố cậu đã vào gian trong rồi, bà cậu mới nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc cháy nắng của cậu:
- Duy Anh, bà biết là con tủi, nhưng bố con nói đều là đúng, con phải vâng lời người ta, nghe không?. Rồi lúc con tốt nghiệp, người ta có hứa sẽ lo xin việc cho con nữa. Bà cũng già rồi, sống nay chết mai, chỉ mong con tốt nghiệp được cái bằng đại học cho bằng bạn bằng bè.
- Dạ.
========
Ngày hôm sau,
Trên chuyến xe lắc lư nhồi nhét đông nghịt người lên Hà Nội nhập học, Duy Anh ôm trọn chiếc ba lô và một túi lớn đồ lỉnh kỉnh, cố gắng thu người lại.
Bánh xe từng vòng lăn đi, cũng như dồn dập cảm xúc lần đầu xa quê hương tới bối rối, nghẹn ngào.
Ông Bốn đứng nhìn theo chiếc xe dần dần nhỏ lại, mất hút đi theo những cuộn khói mờ.
Thương con đứt ruột.
Nhưng đôi chân này chỉ còn một bên, đi đứng không tiện, làm sao có thể đưa Duy Anh tới tận nơi tận chốn được.
Người đàn ông lam lũ què cụt, lủi thủi chống đôi nạng tiến đến chỗ chiếc xe máy “ ba bánh” mới được ông Đàn tặng, ra về.
Đời người, là một chuỗi những bi ai.
Ông vốn là một thanh niên cao ráo đẹp trai trong làng, thời trẻ nhiều cô mê tít giọng quan họ ngọt lịm của ông, thế rồi cũng bởi bản giao duyên, lại lấy được người vợ đẹp, con nhà khá giả làng bên, sinh được ngay con trai đầu lòng - Duy Anh trắng trẻo bụ bẫm, đẹp hết nét hết phần của cha mẹ.
Ai cũng bảo là phước đức tổ tiên mới được vậy.
Thế mà, có ngờ đâu, thời máy cày mới về làng, nhà ông chắt bóp hết mới mua được một cái, lại chính là tai nạn khiến ông đứt phăng đi một chân này.
Sau tai nạn ấy, để cứu chồng, vợ ông cũng không quản bán hết đất cát, mang hết của hồi môn ra mà đổi mạng.
Cuối cùng, ông cũng sống, với một cái chân bị cắt cụt tới đùi.
Thế rồi, liên tiếp bố chồng ốm nặng rồi mất. Của nả trong nhà đội nón ra đi.
Vợ ông vốn là một tiểu thư con nhà giàu, lá ngọc cành vàng, rút cuộc không chịu nổi cảnh ăn rau thay cơm, khổ cực trăm bề. Năm Duy Anh tròn 8 tuổi. Bà rời đi theo một đoàn văn công nọ, từ ấy không còn về đây nữa.
Đoàn văn công trong xã không thể nào “ biên chế” cho một người cụt chân.
Cũng chẳng có phu hồ, thợ vác nào chịu chọn một người sức khỏe như thế mà vào đội.
Cuộc sống dần bế tắc, không phải cũng do gia đình vốn có đất có nền mà trồng trước sau được bạt ngàn rau dưa, có lẽ, ông Bốn cũng không biết làm cách nào có thể để Duy Anh học hết lớp 12, lại một bên vẫn nặng gánh mẹ già.
Thế nhưng, học đại học ư?
- ---
Duy Anh tay bám lấy chiếc điện thoại mới mua, sờ ấn lên từng nút.
Chỉ là một chiếc điện thoại rẻ tiền nhất, thế nhưng cũng đã là rất quý rồi, đổi tới vài luống bắp cải được mùa, to xòe như lưng thúng mới có thể có được.
Duy Anh không hề ngốc, cậu học cũng rất khá, thế nhưng nguyện vọng của cậu trên dưới đều là trường sư phạm. Đơn giản, vì cậu hiểu được rõ ràng gia cảnh của mình. Chỉ có học sư phạm, nơi được miễn trừ học phí, cậu may ra mới có cơ hội để bước chân vào cổng trường đại học.
Thế nhưng, tiền ăn, nơi ở hàng tháng. Không phải cũng là cả một vấn đề lớn đó sao?
Ông Bốn lặng người nhiều ngày.
Cho đến một hôm, nột người đàn ông xa lạ dắt cô con gái nhỏ hơn 10 tuổi, tìm tới cảm ơn.
Ngày ấy, chính là ngày số phận một lần nữa như mỉm cười với cái gia đình đang ủ buồn với tương lai của cậu.
Nghĩ đến một chút thôi, lại khiến Duy Anh vui tới nét mặt liền sáng ra.
Trên đường nhờ người chở lên Hà Nội khám cái chân lại tái phát cảnh đau nhức. Ông Bốn bắt gặp một cô bé vừa bị người ta tông xẹt qua, ngã ngay trên đường. Cho dù người xe ôm trong làng coi như không thấy, thế nhưng ông vẫn cương quyết nói vòng xe lại, đưa cô bé đi cấp cứu gần đó kịp thời, khi thấy người nhà cô bé đến thì cũng vội vã rời đi cho kịp giờ khám.
Cũng không còn nghĩ lại tới, người ấy lại có một ngày quay trở lại tìm.
Nhà bác Đàn có 4 người con. Ba người con trai lớn, chỉ có cô con gái út đẻ thêm mãi mới được này, để “ phá thế tam nam “, nên cưng như trứng mỏng, quyết tìm tới đây.
Nghe nói rồi mà cũng không ngờ nhà mái vách lại lụp xụp đến thế này, người đàn ông tên Đàn đó vốn định đưa tới một khoản tiền để xây sửa lại. Vậy nhưng ông Bốn lại đánh liều nói ra chuyện của Duy Anh.
Đương nhiên, ông Đàn vui vẻ mà giúp đỡ, thế nên mới có chuyến đi này, thế nên Duy Anh mới có thể bước chân vào cánh cửa đại học. Khỏi phải nói, trong lòng cậu là bao nhiêu vui vẻ, bao nhiêu cảm kích.
Người con trai thứ hai của bác Đàn, tên Hải, là sinh viên năm ba trường đại học Mỏ Địa Chất. Hiện đang ở một căn chung cư nhỏ gần nơi học, cách trường sư phạm của Duy Anh cũng không xa. Nếu cậu tới đó ở, tiền nhà, tiền ăn uống sinh hoạt sẽ không cần lo lắng gì. Còn hứa đến khi tốt nghiệp sẽ để ý giúp một chân.
Một lời định như thế,
Duy Anh cậu làm sao cảm ơn cho hết.
Ước mơ được vào đại học, rồi sau này sẽ trở thành một thầy giáo đứng trên bục giảng, đỡ đần cho bố.
Ước mơ của một kẻ con nhà nghèo, tính tình lại nhu thuận chẳng có tham vọng gì,. Âu, như thế với cậu đã là hạnh phúc lắm.
Còn chuyện, ăn nhờ ở đậu, hiển nhiên cậu hiểu. Hơi xòe lòng bàn tay sởn vết chai vì xách nước ra. Duy Anh tự nhủ thầm từng lời bố cậu đã dặn dò…
Nhẫn nhịn, vâng lời.. và cam chịu.
=======
Đặng Hải lại bị người yêu đá. Tức đến độ bố cậu gọi nhỡ 3 cuộc mà còn không biết luôn, cứ mải miết cằn nhằn với thằng bạn – Nguyễn Kiên – bên cạnh:
- Này, tao bảo chứ con đó mù chắc luôn.., nói tao bẩn, mẹ nó, tao mà bẩn?
Thằng Kiên đến là lắc đầu:
- Mày là quá bẩn!
- Mẹ kiếp, còn nói tao thô bỉ? Tao mà thô bỉ? Tao quen nó 2 tuần rồi, hỏi nó thích sex tư thế nào nhất nó lại dám nói tao là đồ thô bỉ?. Mẹ nó chứ tao còn chưa sờ mông nó nữa mà!
- ……
- Reng, Reng, Reng.
- Á!
Cái nhạc chuông kinh dị bất hủ như tiếng còi báo động này là Đặng Hải chuẩn bị riêng cho ông anh cả nhà mình- Đặng Ninh. Cậu có thể không sợ trời không sợ đất, qua mặt bố mẹ cái vèo, thế nhưng lại sợ vía ông anh cả tới nỗi mỗi khi gặp đều lảng lảng mà chuồn.
- Alo.. Anh Ninh?
- Em đang ở đâu?
- Dạ, em đang ở trường.
- Mấy giờ tan?
- Dạ, sắp tan.
- Ừ, xong thì về, đừng có đi đâu nữa, bé mà hôm trước bố nói đó,,hôm nay bố bận nên anh đón,mới đưa đến chỗ em rồi. Vậy nhé,
- Dạ.
Hả?
Cúp máy xong Đặng Hải mới hơi hơi phân tích tình hình.
Quên mẹ nó mất luôn!
Vỗ vỗ vai thằng Kiên, làu bàu:
- Thôi tao về đây, cái đứa gì năm nhất gì đó bữa bố tao bảo cho nên ở cùng ấy hôm nay nó lên rồi.
- Ờ, về đê.
Đặng Hải chán ngán đeo cái cặp hờ hững lủng lẳng ra sau lưng chuẩn bị ra lấy xe.
Chán vãi cả ra.
Lúc đỗ đại học cậu muốn được mua riêng cho một căn chung cư hạng cũng xịn xịn. Lấy lý do là thích sống tự lập. Thế nhưng thực chất, con mẹ nó chứ, là do cậu muốn có bạn gái quá đi rồi, mà có bạn gái thì phải làm gì?
Phải chịch chứ làm gì?
Mà muốn chịch được thoải mái thì đương nhiên là phải có ổ riêng mới thoải mái.
Cậu cũng tương đối là sinh lý dồi dào nha, thế nhưng mà đéo mẹ nó, cậu cũng đẹp trai, cũng có kha khá tiền, thế mà thế nào ông tơ bà nguyệt nhất định chừa cậu ra. Nhất định giả mù lướt qua cậu mà không thèm đếm xỉa tới.
Năm nay lên năm 3, bắt đầu phải học chuyên ngành hộc máu rồi, thế nhưng chốt lại là chưa kịp chịch phát nào thì hôm nay lại là lần thứ 4 bị đá cho sưng mỏ.
Quá tam ba bận!
Cái này là tứ bận rồi đó. Vậy mà… aiz.. nghĩ đến việc nhà mọc thêm một thằng ở chung. Nếu không phải là anh cả cậu lườm cậu lạnh sống lưng, đời nào cậu chịu chấp nhận?.
Nhưng mà thôi, nói thế nào thì bố của người ta cũng cứu cô em gái út của mình. Làm người thì cũng phải sống có ơn tý, nói cậu vừa mê game, vừa lười, vừa bẩn, vừa dâm dâm,ngủ thì phải cuốn một lô gối ôm chằng chịt, nhưng ít ra cậu cũng là người tốt.
Bước chân gần tới trước cửa nhà, cậu mới bàng hoàng nghĩ ra một chuyện: ủa? sao nghĩ sao sao mà mình cũng có nhiều cái xấu phết nhỉ?
- ----------
Bác Đàn bận, thế nên con trai cả là anh Ninh đã tới bến xe đón.
Nói chung thì cảm giác của Duy Anh, chính là không có cảm giác gì, vì quá run.
Người ta, đi xe hơi, lại ăn mặc chỉn chu lịch sự. Nhìn vào đôi giày bata có chút lấm bụi, cậu còn không dám thả mạnh chân xuống sàn xe.
Đặng Ninh cũng là người kiệm lời, nói chuyện vài câu cũng bận rộn mà liền rời đi.
Duy Anh chậm rãi ngồi xuống, đến bây giờ mới có cơ hội để len lén quan sát xung quanh.
Mặt cậu lập tức nhăn tít.
- Bẩn.. quá!
Cậu không nghĩ sao lại có người bẩn như thế này. Căn phòng đáng ra phải sáng lắm, vì nhìn còn mới và có một cửa sổ đón nắng. Thế nhưng…
Quần áo vứt bừa bộn khắp nơi, cốc uống nước trên bàn thì.. trời ạ.. chắc một tuần ly café đó chưa rửa, còn có cả.. gián.
Nhà cậu tuy nghèo nàn đơn sơ, nhưng không bao giờ bẩn như vậy hết.. có chăng chỉ là chút đất cát ngày gió lớn thổi từ mảnh vườn vào mà thôi.
Duy Anh rùng cả mình nhìn sang... cái.. cái gì đây…
Cậu đứng dậy, với tay ra..
Hả?
Cái… quần lót … mà.. mà.. mà dính.. dính cái ấy ấy.. khô..
Cậu còn chưa kịp định thần vì chết hoảng, một giọng nói đã nhào tới oang oang, giật cái quần lót trên tay cậu:
- Đưa đây! Làm gì đấy!
- …..!
Duy Anh sững lại nhìn người trước mặt.
Đặng Hải vội vàng nhét cái quần dính đầy tinh dịch đã khô két lại vào túi quần, vẻ mặt nhởn nhơ chả có một tý gì gọi là ngại:
- Sao?
Duy Anh dĩ nhiên hiểu cái đó là cái gì, dẫu sao cậu cũng đã hơn 18 tuổi rồi,thế nhưng lại chỉ nhỏ giọng lí nhí:
- À.. dạ…cái đó hình như, hơi bẩn.
- Chê tôi bẩn?
- Dạ.. không có!
- Liệu hồn!
Duy Anh lắc lắc mái tóc cháy nắng, nghĩ tới thứ mình vừa cầm trên tay thôi đã đủ khiến cho mặt cậu hơi ửng đỏ.
Đặng Hải đương nhiên chẳng quan tâm, bước tới gần cái máy giặt, ném tọt chiếc quần dơ tới:
- Đừng có đụng linh tinh!
Sau đó nghĩ nghĩ lại bổ sung:
- Này, tôi nói cho mà biết nhé!, nhìn thế thôi chứ tôi ở hơi bị sạch!
- ….!!!!!
Duy Anh nhìn lên chiếc ti vi lớn trước mặt, một chiếc tất dơ hầy còn vắt lủng lẳng trên đó, cố gắng nở một nụ cười méo xệch.” Dạ “nhẹ một tiếng.
Căn nhà lụp xụp hoang sơ lọt thỏm giữa khoảng đất trồng rau rộng ngát, cũng chính là nguồn kinh tế của gia đình ông Bốn.
Một người bà, một người cha tàn tật, thêm một bóng dáng hơi gầy đổ theo bóng chiều tà đang tưới lên những luống rau xanh mơn mởn.
Ông Bốn chống nạng bước ra ngoài, lớn giọng gọi:
- Duy Anh, tưới xong chưa con?
- Dạ, còn một luống nữa ạ!
- Ừ, xong vào nhà đi!
Trên bộ bàn uống nước bằng gỗ đã sởn màu trải qua năm tháng, bà nội và cha cậu dường như đang chờ, Duy Anh vội vã bước lại, ngồi xuống.
Ông Bốn chầm chậm giọng:
- Ngày mai, con lên Hà Nội nhập học rồi. Bố dặn, con nghe cho kỹ.
Duy Anh nhìn sang bố, rồi nhìn sang người bà của mình, chỉ thấy bà khẽ gật đầu, đôi tay gầy đan xiết vào nhau, cậu nhỏ giọng:
- Vâng.
- Con biết rõ điều kiện nhà mình, nếu lần này không phải do bác Đàn giúp đỡ thì chắc chắn nhà mình không lo cho con học nổi đại học.
- ….
- Thế nên bố nói thẳng, nên đó ở chung với con trai nhà bác ấy, con nhất định phải nhẫn nhịn, bằng mọi cách nghe lời người ta, người ta nói sai con cũng phải chịu. Cơm nước giặt giũ dọn dẹp nhà cửa gì, con phải chủ động làm hết. Người ta là cậu ấm, sinh ra đã ngậm thìa vàng, không giống mình. Con hiểu chưa?
- Con hiểu.
Duy Anh hơi cúi đầu, tính cậu vốn nhút nhát, hiền lành, hiển nhiên không có chút ý tứ phản đối. Đến khi bố cậu đã vào gian trong rồi, bà cậu mới nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc cháy nắng của cậu:
- Duy Anh, bà biết là con tủi, nhưng bố con nói đều là đúng, con phải vâng lời người ta, nghe không?. Rồi lúc con tốt nghiệp, người ta có hứa sẽ lo xin việc cho con nữa. Bà cũng già rồi, sống nay chết mai, chỉ mong con tốt nghiệp được cái bằng đại học cho bằng bạn bằng bè.
- Dạ.
========
Ngày hôm sau,
Trên chuyến xe lắc lư nhồi nhét đông nghịt người lên Hà Nội nhập học, Duy Anh ôm trọn chiếc ba lô và một túi lớn đồ lỉnh kỉnh, cố gắng thu người lại.
Bánh xe từng vòng lăn đi, cũng như dồn dập cảm xúc lần đầu xa quê hương tới bối rối, nghẹn ngào.
Ông Bốn đứng nhìn theo chiếc xe dần dần nhỏ lại, mất hút đi theo những cuộn khói mờ.
Thương con đứt ruột.
Nhưng đôi chân này chỉ còn một bên, đi đứng không tiện, làm sao có thể đưa Duy Anh tới tận nơi tận chốn được.
Người đàn ông lam lũ què cụt, lủi thủi chống đôi nạng tiến đến chỗ chiếc xe máy “ ba bánh” mới được ông Đàn tặng, ra về.
Đời người, là một chuỗi những bi ai.
Ông vốn là một thanh niên cao ráo đẹp trai trong làng, thời trẻ nhiều cô mê tít giọng quan họ ngọt lịm của ông, thế rồi cũng bởi bản giao duyên, lại lấy được người vợ đẹp, con nhà khá giả làng bên, sinh được ngay con trai đầu lòng - Duy Anh trắng trẻo bụ bẫm, đẹp hết nét hết phần của cha mẹ.
Ai cũng bảo là phước đức tổ tiên mới được vậy.
Thế mà, có ngờ đâu, thời máy cày mới về làng, nhà ông chắt bóp hết mới mua được một cái, lại chính là tai nạn khiến ông đứt phăng đi một chân này.
Sau tai nạn ấy, để cứu chồng, vợ ông cũng không quản bán hết đất cát, mang hết của hồi môn ra mà đổi mạng.
Cuối cùng, ông cũng sống, với một cái chân bị cắt cụt tới đùi.
Thế rồi, liên tiếp bố chồng ốm nặng rồi mất. Của nả trong nhà đội nón ra đi.
Vợ ông vốn là một tiểu thư con nhà giàu, lá ngọc cành vàng, rút cuộc không chịu nổi cảnh ăn rau thay cơm, khổ cực trăm bề. Năm Duy Anh tròn 8 tuổi. Bà rời đi theo một đoàn văn công nọ, từ ấy không còn về đây nữa.
Đoàn văn công trong xã không thể nào “ biên chế” cho một người cụt chân.
Cũng chẳng có phu hồ, thợ vác nào chịu chọn một người sức khỏe như thế mà vào đội.
Cuộc sống dần bế tắc, không phải cũng do gia đình vốn có đất có nền mà trồng trước sau được bạt ngàn rau dưa, có lẽ, ông Bốn cũng không biết làm cách nào có thể để Duy Anh học hết lớp 12, lại một bên vẫn nặng gánh mẹ già.
Thế nhưng, học đại học ư?
- ---
Duy Anh tay bám lấy chiếc điện thoại mới mua, sờ ấn lên từng nút.
Chỉ là một chiếc điện thoại rẻ tiền nhất, thế nhưng cũng đã là rất quý rồi, đổi tới vài luống bắp cải được mùa, to xòe như lưng thúng mới có thể có được.
Duy Anh không hề ngốc, cậu học cũng rất khá, thế nhưng nguyện vọng của cậu trên dưới đều là trường sư phạm. Đơn giản, vì cậu hiểu được rõ ràng gia cảnh của mình. Chỉ có học sư phạm, nơi được miễn trừ học phí, cậu may ra mới có cơ hội để bước chân vào cổng trường đại học.
Thế nhưng, tiền ăn, nơi ở hàng tháng. Không phải cũng là cả một vấn đề lớn đó sao?
Ông Bốn lặng người nhiều ngày.
Cho đến một hôm, nột người đàn ông xa lạ dắt cô con gái nhỏ hơn 10 tuổi, tìm tới cảm ơn.
Ngày ấy, chính là ngày số phận một lần nữa như mỉm cười với cái gia đình đang ủ buồn với tương lai của cậu.
Nghĩ đến một chút thôi, lại khiến Duy Anh vui tới nét mặt liền sáng ra.
Trên đường nhờ người chở lên Hà Nội khám cái chân lại tái phát cảnh đau nhức. Ông Bốn bắt gặp một cô bé vừa bị người ta tông xẹt qua, ngã ngay trên đường. Cho dù người xe ôm trong làng coi như không thấy, thế nhưng ông vẫn cương quyết nói vòng xe lại, đưa cô bé đi cấp cứu gần đó kịp thời, khi thấy người nhà cô bé đến thì cũng vội vã rời đi cho kịp giờ khám.
Cũng không còn nghĩ lại tới, người ấy lại có một ngày quay trở lại tìm.
Nhà bác Đàn có 4 người con. Ba người con trai lớn, chỉ có cô con gái út đẻ thêm mãi mới được này, để “ phá thế tam nam “, nên cưng như trứng mỏng, quyết tìm tới đây.
Nghe nói rồi mà cũng không ngờ nhà mái vách lại lụp xụp đến thế này, người đàn ông tên Đàn đó vốn định đưa tới một khoản tiền để xây sửa lại. Vậy nhưng ông Bốn lại đánh liều nói ra chuyện của Duy Anh.
Đương nhiên, ông Đàn vui vẻ mà giúp đỡ, thế nên mới có chuyến đi này, thế nên Duy Anh mới có thể bước chân vào cánh cửa đại học. Khỏi phải nói, trong lòng cậu là bao nhiêu vui vẻ, bao nhiêu cảm kích.
Người con trai thứ hai của bác Đàn, tên Hải, là sinh viên năm ba trường đại học Mỏ Địa Chất. Hiện đang ở một căn chung cư nhỏ gần nơi học, cách trường sư phạm của Duy Anh cũng không xa. Nếu cậu tới đó ở, tiền nhà, tiền ăn uống sinh hoạt sẽ không cần lo lắng gì. Còn hứa đến khi tốt nghiệp sẽ để ý giúp một chân.
Một lời định như thế,
Duy Anh cậu làm sao cảm ơn cho hết.
Ước mơ được vào đại học, rồi sau này sẽ trở thành một thầy giáo đứng trên bục giảng, đỡ đần cho bố.
Ước mơ của một kẻ con nhà nghèo, tính tình lại nhu thuận chẳng có tham vọng gì,. Âu, như thế với cậu đã là hạnh phúc lắm.
Còn chuyện, ăn nhờ ở đậu, hiển nhiên cậu hiểu. Hơi xòe lòng bàn tay sởn vết chai vì xách nước ra. Duy Anh tự nhủ thầm từng lời bố cậu đã dặn dò…
Nhẫn nhịn, vâng lời.. và cam chịu.
=======
Đặng Hải lại bị người yêu đá. Tức đến độ bố cậu gọi nhỡ 3 cuộc mà còn không biết luôn, cứ mải miết cằn nhằn với thằng bạn – Nguyễn Kiên – bên cạnh:
- Này, tao bảo chứ con đó mù chắc luôn.., nói tao bẩn, mẹ nó, tao mà bẩn?
Thằng Kiên đến là lắc đầu:
- Mày là quá bẩn!
- Mẹ kiếp, còn nói tao thô bỉ? Tao mà thô bỉ? Tao quen nó 2 tuần rồi, hỏi nó thích sex tư thế nào nhất nó lại dám nói tao là đồ thô bỉ?. Mẹ nó chứ tao còn chưa sờ mông nó nữa mà!
- ……
- Reng, Reng, Reng.
- Á!
Cái nhạc chuông kinh dị bất hủ như tiếng còi báo động này là Đặng Hải chuẩn bị riêng cho ông anh cả nhà mình- Đặng Ninh. Cậu có thể không sợ trời không sợ đất, qua mặt bố mẹ cái vèo, thế nhưng lại sợ vía ông anh cả tới nỗi mỗi khi gặp đều lảng lảng mà chuồn.
- Alo.. Anh Ninh?
- Em đang ở đâu?
- Dạ, em đang ở trường.
- Mấy giờ tan?
- Dạ, sắp tan.
- Ừ, xong thì về, đừng có đi đâu nữa, bé mà hôm trước bố nói đó,,hôm nay bố bận nên anh đón,mới đưa đến chỗ em rồi. Vậy nhé,
- Dạ.
Hả?
Cúp máy xong Đặng Hải mới hơi hơi phân tích tình hình.
Quên mẹ nó mất luôn!
Vỗ vỗ vai thằng Kiên, làu bàu:
- Thôi tao về đây, cái đứa gì năm nhất gì đó bữa bố tao bảo cho nên ở cùng ấy hôm nay nó lên rồi.
- Ờ, về đê.
Đặng Hải chán ngán đeo cái cặp hờ hững lủng lẳng ra sau lưng chuẩn bị ra lấy xe.
Chán vãi cả ra.
Lúc đỗ đại học cậu muốn được mua riêng cho một căn chung cư hạng cũng xịn xịn. Lấy lý do là thích sống tự lập. Thế nhưng thực chất, con mẹ nó chứ, là do cậu muốn có bạn gái quá đi rồi, mà có bạn gái thì phải làm gì?
Phải chịch chứ làm gì?
Mà muốn chịch được thoải mái thì đương nhiên là phải có ổ riêng mới thoải mái.
Cậu cũng tương đối là sinh lý dồi dào nha, thế nhưng mà đéo mẹ nó, cậu cũng đẹp trai, cũng có kha khá tiền, thế mà thế nào ông tơ bà nguyệt nhất định chừa cậu ra. Nhất định giả mù lướt qua cậu mà không thèm đếm xỉa tới.
Năm nay lên năm 3, bắt đầu phải học chuyên ngành hộc máu rồi, thế nhưng chốt lại là chưa kịp chịch phát nào thì hôm nay lại là lần thứ 4 bị đá cho sưng mỏ.
Quá tam ba bận!
Cái này là tứ bận rồi đó. Vậy mà… aiz.. nghĩ đến việc nhà mọc thêm một thằng ở chung. Nếu không phải là anh cả cậu lườm cậu lạnh sống lưng, đời nào cậu chịu chấp nhận?.
Nhưng mà thôi, nói thế nào thì bố của người ta cũng cứu cô em gái út của mình. Làm người thì cũng phải sống có ơn tý, nói cậu vừa mê game, vừa lười, vừa bẩn, vừa dâm dâm,ngủ thì phải cuốn một lô gối ôm chằng chịt, nhưng ít ra cậu cũng là người tốt.
Bước chân gần tới trước cửa nhà, cậu mới bàng hoàng nghĩ ra một chuyện: ủa? sao nghĩ sao sao mà mình cũng có nhiều cái xấu phết nhỉ?
- ----------
Bác Đàn bận, thế nên con trai cả là anh Ninh đã tới bến xe đón.
Nói chung thì cảm giác của Duy Anh, chính là không có cảm giác gì, vì quá run.
Người ta, đi xe hơi, lại ăn mặc chỉn chu lịch sự. Nhìn vào đôi giày bata có chút lấm bụi, cậu còn không dám thả mạnh chân xuống sàn xe.
Đặng Ninh cũng là người kiệm lời, nói chuyện vài câu cũng bận rộn mà liền rời đi.
Duy Anh chậm rãi ngồi xuống, đến bây giờ mới có cơ hội để len lén quan sát xung quanh.
Mặt cậu lập tức nhăn tít.
- Bẩn.. quá!
Cậu không nghĩ sao lại có người bẩn như thế này. Căn phòng đáng ra phải sáng lắm, vì nhìn còn mới và có một cửa sổ đón nắng. Thế nhưng…
Quần áo vứt bừa bộn khắp nơi, cốc uống nước trên bàn thì.. trời ạ.. chắc một tuần ly café đó chưa rửa, còn có cả.. gián.
Nhà cậu tuy nghèo nàn đơn sơ, nhưng không bao giờ bẩn như vậy hết.. có chăng chỉ là chút đất cát ngày gió lớn thổi từ mảnh vườn vào mà thôi.
Duy Anh rùng cả mình nhìn sang... cái.. cái gì đây…
Cậu đứng dậy, với tay ra..
Hả?
Cái… quần lót … mà.. mà.. mà dính.. dính cái ấy ấy.. khô..
Cậu còn chưa kịp định thần vì chết hoảng, một giọng nói đã nhào tới oang oang, giật cái quần lót trên tay cậu:
- Đưa đây! Làm gì đấy!
- …..!
Duy Anh sững lại nhìn người trước mặt.
Đặng Hải vội vàng nhét cái quần dính đầy tinh dịch đã khô két lại vào túi quần, vẻ mặt nhởn nhơ chả có một tý gì gọi là ngại:
- Sao?
Duy Anh dĩ nhiên hiểu cái đó là cái gì, dẫu sao cậu cũng đã hơn 18 tuổi rồi,thế nhưng lại chỉ nhỏ giọng lí nhí:
- À.. dạ…cái đó hình như, hơi bẩn.
- Chê tôi bẩn?
- Dạ.. không có!
- Liệu hồn!
Duy Anh lắc lắc mái tóc cháy nắng, nghĩ tới thứ mình vừa cầm trên tay thôi đã đủ khiến cho mặt cậu hơi ửng đỏ.
Đặng Hải đương nhiên chẳng quan tâm, bước tới gần cái máy giặt, ném tọt chiếc quần dơ tới:
- Đừng có đụng linh tinh!
Sau đó nghĩ nghĩ lại bổ sung:
- Này, tôi nói cho mà biết nhé!, nhìn thế thôi chứ tôi ở hơi bị sạch!
- ….!!!!!
Duy Anh nhìn lên chiếc ti vi lớn trước mặt, một chiếc tất dơ hầy còn vắt lủng lẳng trên đó, cố gắng nở một nụ cười méo xệch.” Dạ “nhẹ một tiếng.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook