Anh Không Muốn Để Em Một Mình
-
Quyển 2 - Chương 3
Vài ngày sau, Lý Điện dẫn Hạ Ưu đến thăm nơi cậu ấy nhận nuôi những con chó lang thang.
Cánh cửa sắt nặng nề chầm chậm mở ra, Hạ Ưu kinh ngạc khi nhìn thấy có khoảng mười con chó lao về phía cô. Chúng có kích thước khác nhau, giống loài khác nhau, trong mắt tràn đầy hoan hỉ. Khóe miệng hay mím chặt của Lý Điện lúc này cũng cong lên rất đẹp. Cậu bước lên trước ôm một chú chó vào lòng, các con chó khác thì mừng rỡ chạy vòng quanh cậu, không ngừng liếm lòng bàn tay cậu, vai cậu, đẩy cậu vào cổng, nhảy múa xung quanh vô cùng vui sướng.
Lý Điện thấy vẻ mặt có chút lo lắng của Hạ Ưu liền an ủi: “Chúng rất ngoan, không cắn đâu, chị có thể vuốt lông chúng.”
Hạ Ưu bán tín bán nghi bước lên trước, đưa tay chạm vào chú chó lông vàng đang nằm gọn trong lòng cậu ấy. Chú chó lông vàng này quả thật rất ngoan, rụt cổ lại rồi cọ đầu vào mu bàn tay cô.
Hạ Ưu bật cười: “Đáng yêu quá!”
Lý Điện đặt chú chó lông vàng xuống, bế một chú chó nhỏ lông màu đất lên, sờ vào móng vuốt của nó và nói: “Nó tên là Cọp, lúc tôi nhặt được nó, toàn thân nó bị dính đầy keo dán UHU, còn dính cả sơn nữa, ngay cả bệnh viện thú cưng cũng nói nó không thể sống được nên chỉ xử lý đơn giản miệng vết thương của nó rồi bảo tôi đưa nó về. Tôi mang nó về nhà, ngày nào cũng nói chuyện với nó, bôi thuốc vào vết thương cho nó và nói với nó: ‘Mày không được chết, mày phải tiếp tục sống đấy.’ Chó cũng có linh tính, nó biết tôi đang cố gắng, thế nên nó cũng rất cố gắng, mỗi ngày nhìn thấy tôi, nó đều kêu ư ử để tôi biết nó còn sống. Sau đó, nó đã sống tiếp một cách thần kỳ, bây giờ thì nó vô cùng khỏe mạnh, mỗi lần tôi đến, nó là con chó đầu tiên lao vào tôi.”
Lý Điện xoa đầu Cọp, Cọp nheo mắt nhìn, ngoan ngoãn nằm trong lòng cậu ấy, thỉnh thoảng lại liếm lòng bàn tay cậu ấy.
Hạ Ưu ngồi xổm xuống bên cạnh, hai tay chống cằm, chăm chú lắng nghe.
“Con chó lông vàng vừa nãy chị chạm vào ấy, trước đây nó cũng có chủ, nhưng có lẽ tiểu khu ấy không cho nuôi chó nên nó vị vứt bỏ. Lúc nó mới đến đây, tôi không thể nào làm quen với nó được, ngày nào nó cũng muốn bỏ đi. Chẳng còn cách nào khác, tôi liền dắt nó đến tiểu khu đó đợi chủ. Sau đó một thời gian, tôi gặp bảo vệ của tiểu khu, anh ta nói, người chủ của chú chó đã dọn đi nơi khác, có thể không trở về nữa. Con chó hình như hiểu lời người bảo vệ, từ đó về sau không đòi quay về nữa.
Còn con chó đó, bạn đời của nó bị xe cán chết, tôi thấy đáng thương nên mang đi chôn, sau đó thì ngày nào con chó này cũng xuất hiện trước cửa nhà của tôi, còn mang cho tôi đồ ăn… Tôi nghĩ, nó muốn có một chỗ để ở nên đã nhận nuôi nó. Còn những con chó này… Chúng đều rất đáng thương, nếu tôi không nuôi chúng, có thể chúng sẽ bị đội bắt chó mang đi hoặc sẽ bị bọn buôn chó bắt bán cho các quán ăn.”
“Cậu định cứ nuôi những chú chó này mãi sao?” Hạ Ưu nhìn xung quanh, ở đây không rộng lắm, trong sân chất rất nhiều đồ cũ nên cũng không còn nhiều chỗ trống, mặt đất đầy phân chó, còn có cả cơm rau thừa vung vãi khiến khôngkhí sực lên mùi hôi hám.
“Tôi làm ở một xưởng sửa xe nên thu nhập cũng không cao, chỉ có thể cho bọn chúng ăn no mà thôi. Có lúc gặp được người tốt muốn nuôi chó, tôi liền chọn những con ngoan ngoãn, hiểu chuyện tặng cho họ. Nhưng số con tặng đi vẫn không nhiều bằng số con mang về nuôi, thế nên số lượng ngày càng đông…” Trong khi kể, ánh mắt của Lý Điện lộ ra nỗi đau mà người khác không thể hiểu được, nhưng Hạ Ưu lại hiểu, vì cô cũng từng bị bỏ rơi, hiểu sâu sắc thế nào là “bơ vơ không nhà không cửa”.
Sau đó, Hạ Ưu cũng kể cho Lý Điện nghe thân thế của cô. Đó là nỗi đau mà cô chưa từng muốn nói với bất kỳ ai.
Khoảng ba mươi năm trước, chính là thời kỳ thực hiện nghiêm khắc luật kế hoạch hóa gia đình, cũng là thời kỳ mà quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn thâm căn cố đế, ở một vài cùng hẻo lánh, xa xôi mê muội, rất nhiều người vừa sinh con gái ra đã đem đi tặng người khác, chỉ vì muốn có cơ hội sinh nữa, sinh ra một đứa con trai nối dõi.
Hạ Ưu rất bất hạnh, cô là vật hy sinh đầy mâu thuẫn giữa kế hoạch hóa gia đình và quan niệm nối dỗi tông đường. Cô bị bố mẹ ruột của mình tặng cho nhà họ Hạ cách xa nhà cô khoảng năm trăm kilômét.
Nhà họ Hạ sống ở thị trấn nhỏ miền bắc, bà Hạ không có công việc, ông Hạ là công nhân, kinh tế mặc dù có chút khó khăn, nhưng vợ chồng họ rất yêu thương nhau, điều đáng tiếc duy nhất là kết hôn bốn năm rồi mà họ vẫn không có con. Để gia đình được hạnh phúc “viên mãn”, họ đã nhận nuôi cô, đặt tên cô là Hạ Ưu. Hạ Ưu ngoan ngoãn, đáng yêu, lại rất hiểu chuyện nên được mọi người yêu mến. Vợ chồng nhà họ Hạ cũng rất yêu thương cô, mặc dù gia cảnh khó khăn, nhưng họ chưa bao giờ ngược đãi cô. Sau đó bà Hạ có thai, sinh ra bé trai khỏe mạnh tên là Hạ Tranh.
Năm Hạ Ưu mười tuổi, cô vô tình nghe bố mẹ nói chuyện thì mới biết thân thế của mình. Từ khoảnh khắc đó, một gia đình có bố mẹ yêu thương, chị em yêu quý nhau trong trái tim cô hoàn toàn sụp đổ. Cô như biến thành cánh bèo trôi dạt, không biết đâu mới là nơi thuộc về mình. Thậm chí cô có chút sợ hãi, sợ một kẻ “lạc loài” như mình bị xua đuổi, do đó, cô trở nên vô cùng thận trọng. Ở nhà, cô luôn tranh làm việc nhà, ở trường, cô cố gắng học tập, làm bất cứ việc gì cũng cẩn thận, suy nghĩ chu toàn, chỉ mong bố mẹ yêu thương cô thêm một chút.
Mười năm sau, Hạ Ưu đỗ đại học, nhưng lúc đó điều kiện kinh tế gia đình không tốt chút nào. Em trai cô, Hạ Tranh, nghịch ngợm ham chơi, đánh nhau với bạn, trốn học đi chơi game khiến bố mẹ lo lắng, thế nên cô định nghỉ học để đi làm, không muốn tăng thêm gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng vợ chồng nhà họ Hạ vô cùng nhân nghĩa, kiên quyết bắt cô đi học, để cho cô có tiền đóng học phí, họ còn vào thành phố làm thêm.
Mỗi lần nhận số tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ nuôi, cô luôn tự hứa với lòng, cô càng cần phải nỗ lực hơn nữa, sau này sẽ gánh vác giúp đỡ gia đình.
Hạ Ưu nói, cô chưa bao giờ dám tham vọng quá cao, chỉ hy vọng có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, chăm lo cho cậu emkhông hiểu chuyện…
Nói đến đây, cô không cầm được nước mắt.
Lý Điện đưa cho cô một tờ khăn giấy, nhè nhẹ vỗ vai cô.
Lòng bàn tay của cậu rất ấm, đó là sự ấm áp mà cô rất muốn có.
Vì chưa bao giờ có được nên cô vô cùng mong muốn, vô cùng khát khao. Cho dù có lý trí, chín chắn thế nào thì cô cũng chỉ là một cô gái trẻ, phải chăm lo càng nhiều thì kìm nén càng lâu và càng mong có một người toàn tâm toàn ý yêu cô, để cô có thể dựa dẫm.
Cánh cửa sắt nặng nề chầm chậm mở ra, Hạ Ưu kinh ngạc khi nhìn thấy có khoảng mười con chó lao về phía cô. Chúng có kích thước khác nhau, giống loài khác nhau, trong mắt tràn đầy hoan hỉ. Khóe miệng hay mím chặt của Lý Điện lúc này cũng cong lên rất đẹp. Cậu bước lên trước ôm một chú chó vào lòng, các con chó khác thì mừng rỡ chạy vòng quanh cậu, không ngừng liếm lòng bàn tay cậu, vai cậu, đẩy cậu vào cổng, nhảy múa xung quanh vô cùng vui sướng.
Lý Điện thấy vẻ mặt có chút lo lắng của Hạ Ưu liền an ủi: “Chúng rất ngoan, không cắn đâu, chị có thể vuốt lông chúng.”
Hạ Ưu bán tín bán nghi bước lên trước, đưa tay chạm vào chú chó lông vàng đang nằm gọn trong lòng cậu ấy. Chú chó lông vàng này quả thật rất ngoan, rụt cổ lại rồi cọ đầu vào mu bàn tay cô.
Hạ Ưu bật cười: “Đáng yêu quá!”
Lý Điện đặt chú chó lông vàng xuống, bế một chú chó nhỏ lông màu đất lên, sờ vào móng vuốt của nó và nói: “Nó tên là Cọp, lúc tôi nhặt được nó, toàn thân nó bị dính đầy keo dán UHU, còn dính cả sơn nữa, ngay cả bệnh viện thú cưng cũng nói nó không thể sống được nên chỉ xử lý đơn giản miệng vết thương của nó rồi bảo tôi đưa nó về. Tôi mang nó về nhà, ngày nào cũng nói chuyện với nó, bôi thuốc vào vết thương cho nó và nói với nó: ‘Mày không được chết, mày phải tiếp tục sống đấy.’ Chó cũng có linh tính, nó biết tôi đang cố gắng, thế nên nó cũng rất cố gắng, mỗi ngày nhìn thấy tôi, nó đều kêu ư ử để tôi biết nó còn sống. Sau đó, nó đã sống tiếp một cách thần kỳ, bây giờ thì nó vô cùng khỏe mạnh, mỗi lần tôi đến, nó là con chó đầu tiên lao vào tôi.”
Lý Điện xoa đầu Cọp, Cọp nheo mắt nhìn, ngoan ngoãn nằm trong lòng cậu ấy, thỉnh thoảng lại liếm lòng bàn tay cậu ấy.
Hạ Ưu ngồi xổm xuống bên cạnh, hai tay chống cằm, chăm chú lắng nghe.
“Con chó lông vàng vừa nãy chị chạm vào ấy, trước đây nó cũng có chủ, nhưng có lẽ tiểu khu ấy không cho nuôi chó nên nó vị vứt bỏ. Lúc nó mới đến đây, tôi không thể nào làm quen với nó được, ngày nào nó cũng muốn bỏ đi. Chẳng còn cách nào khác, tôi liền dắt nó đến tiểu khu đó đợi chủ. Sau đó một thời gian, tôi gặp bảo vệ của tiểu khu, anh ta nói, người chủ của chú chó đã dọn đi nơi khác, có thể không trở về nữa. Con chó hình như hiểu lời người bảo vệ, từ đó về sau không đòi quay về nữa.
Còn con chó đó, bạn đời của nó bị xe cán chết, tôi thấy đáng thương nên mang đi chôn, sau đó thì ngày nào con chó này cũng xuất hiện trước cửa nhà của tôi, còn mang cho tôi đồ ăn… Tôi nghĩ, nó muốn có một chỗ để ở nên đã nhận nuôi nó. Còn những con chó này… Chúng đều rất đáng thương, nếu tôi không nuôi chúng, có thể chúng sẽ bị đội bắt chó mang đi hoặc sẽ bị bọn buôn chó bắt bán cho các quán ăn.”
“Cậu định cứ nuôi những chú chó này mãi sao?” Hạ Ưu nhìn xung quanh, ở đây không rộng lắm, trong sân chất rất nhiều đồ cũ nên cũng không còn nhiều chỗ trống, mặt đất đầy phân chó, còn có cả cơm rau thừa vung vãi khiến khôngkhí sực lên mùi hôi hám.
“Tôi làm ở một xưởng sửa xe nên thu nhập cũng không cao, chỉ có thể cho bọn chúng ăn no mà thôi. Có lúc gặp được người tốt muốn nuôi chó, tôi liền chọn những con ngoan ngoãn, hiểu chuyện tặng cho họ. Nhưng số con tặng đi vẫn không nhiều bằng số con mang về nuôi, thế nên số lượng ngày càng đông…” Trong khi kể, ánh mắt của Lý Điện lộ ra nỗi đau mà người khác không thể hiểu được, nhưng Hạ Ưu lại hiểu, vì cô cũng từng bị bỏ rơi, hiểu sâu sắc thế nào là “bơ vơ không nhà không cửa”.
Sau đó, Hạ Ưu cũng kể cho Lý Điện nghe thân thế của cô. Đó là nỗi đau mà cô chưa từng muốn nói với bất kỳ ai.
Khoảng ba mươi năm trước, chính là thời kỳ thực hiện nghiêm khắc luật kế hoạch hóa gia đình, cũng là thời kỳ mà quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn thâm căn cố đế, ở một vài cùng hẻo lánh, xa xôi mê muội, rất nhiều người vừa sinh con gái ra đã đem đi tặng người khác, chỉ vì muốn có cơ hội sinh nữa, sinh ra một đứa con trai nối dõi.
Hạ Ưu rất bất hạnh, cô là vật hy sinh đầy mâu thuẫn giữa kế hoạch hóa gia đình và quan niệm nối dỗi tông đường. Cô bị bố mẹ ruột của mình tặng cho nhà họ Hạ cách xa nhà cô khoảng năm trăm kilômét.
Nhà họ Hạ sống ở thị trấn nhỏ miền bắc, bà Hạ không có công việc, ông Hạ là công nhân, kinh tế mặc dù có chút khó khăn, nhưng vợ chồng họ rất yêu thương nhau, điều đáng tiếc duy nhất là kết hôn bốn năm rồi mà họ vẫn không có con. Để gia đình được hạnh phúc “viên mãn”, họ đã nhận nuôi cô, đặt tên cô là Hạ Ưu. Hạ Ưu ngoan ngoãn, đáng yêu, lại rất hiểu chuyện nên được mọi người yêu mến. Vợ chồng nhà họ Hạ cũng rất yêu thương cô, mặc dù gia cảnh khó khăn, nhưng họ chưa bao giờ ngược đãi cô. Sau đó bà Hạ có thai, sinh ra bé trai khỏe mạnh tên là Hạ Tranh.
Năm Hạ Ưu mười tuổi, cô vô tình nghe bố mẹ nói chuyện thì mới biết thân thế của mình. Từ khoảnh khắc đó, một gia đình có bố mẹ yêu thương, chị em yêu quý nhau trong trái tim cô hoàn toàn sụp đổ. Cô như biến thành cánh bèo trôi dạt, không biết đâu mới là nơi thuộc về mình. Thậm chí cô có chút sợ hãi, sợ một kẻ “lạc loài” như mình bị xua đuổi, do đó, cô trở nên vô cùng thận trọng. Ở nhà, cô luôn tranh làm việc nhà, ở trường, cô cố gắng học tập, làm bất cứ việc gì cũng cẩn thận, suy nghĩ chu toàn, chỉ mong bố mẹ yêu thương cô thêm một chút.
Mười năm sau, Hạ Ưu đỗ đại học, nhưng lúc đó điều kiện kinh tế gia đình không tốt chút nào. Em trai cô, Hạ Tranh, nghịch ngợm ham chơi, đánh nhau với bạn, trốn học đi chơi game khiến bố mẹ lo lắng, thế nên cô định nghỉ học để đi làm, không muốn tăng thêm gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng vợ chồng nhà họ Hạ vô cùng nhân nghĩa, kiên quyết bắt cô đi học, để cho cô có tiền đóng học phí, họ còn vào thành phố làm thêm.
Mỗi lần nhận số tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ nuôi, cô luôn tự hứa với lòng, cô càng cần phải nỗ lực hơn nữa, sau này sẽ gánh vác giúp đỡ gia đình.
Hạ Ưu nói, cô chưa bao giờ dám tham vọng quá cao, chỉ hy vọng có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, chăm lo cho cậu emkhông hiểu chuyện…
Nói đến đây, cô không cầm được nước mắt.
Lý Điện đưa cho cô một tờ khăn giấy, nhè nhẹ vỗ vai cô.
Lòng bàn tay của cậu rất ấm, đó là sự ấm áp mà cô rất muốn có.
Vì chưa bao giờ có được nên cô vô cùng mong muốn, vô cùng khát khao. Cho dù có lý trí, chín chắn thế nào thì cô cũng chỉ là một cô gái trẻ, phải chăm lo càng nhiều thì kìm nén càng lâu và càng mong có một người toàn tâm toàn ý yêu cô, để cô có thể dựa dẫm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook