Ăn, Cầu Nguyện, Yêu
-
Chương 80
Ấy thế nhưng, tôi phải thành thật ở đây và nói rõ là tôi chỉ mất ba buổi chiều nghiên cứu trong thư viện địa phương để nhận ra rằng, tất cả những ý tưởng ban đầu của mình về thiên đường Bali đã có chút sai lạc. Tôi đã nói với mọi người từ khi đến Bali lần đầu hai năm trước rằng, cái đảo nhỏ này là một xứ không tưởng đích thực duy nhất trên thế giới, một nơi luôn chỉ biết có hòa bình, hài hòa và cân bằng. Một Vườn Địa Đàng hoàn hảo không có lịch sử bạo lực hay đổ máu bao giờ. Tôi không rõ từ đâu mình có cái ý tưởng vĩ đại ấy, nhưng tôi đã chứng thực nó với sự tự tin hoàn toàn.
"Ngay cả cảnh sát cũng cài hoa trên tóc," tôi thường nói, như thể điều đó chứng minh được.
Thế nhưng, trên thực tế, Bali lại cũng có một lịch sử đẫm máu, bạo lực và đàn áp như bất kỳ nơi nào trên trái đất có loài người sinh sống. Khi đầu tiên các vị vua Java nhập cư đến đây vào thế kỷ mười sáu, về cơ bản họ đã thiết lập một thuộc địa phong kiến, với một hệ thống đẳng cấp hà khắc - cũng như mọi hệ thống đẳng cấp tự tôn - thường không bận tâm xem xét đến những người dưới đáy. Nền kinh tế của Bali ngày đầu được duy trì bằng việc buôn bán nô lệ phát đạt (không chỉ ra đời trước khi châu Âu tham gia vào buôn bán nô lệ quốc tế vài thế kỷ mà còn tồn tại lâu hơn ngạch buôn người của châu Âu nhiều). Về đối nội, đảo này liên miên có chiến tranh vì các vị vua đối thủ mở các cuộc tấn công (có đủ cả cưỡng hiếp và giết người tập thể) vào láng giềng họ. Cho đến cuối thế kỷ mười chín, người Bali đã nổi tiếng trong giới nhà buôn và thủy thủ là những người chiến binh nguy hiểm. (Từ amok - khát máu, trong "lồng lên như khát máu" là một từ Bali, mô tả một kỹ thuật chiến đấu bất ngờ, theo kiểu bất ngờ điên cuồng tấn công dữ dội kẻ thù trong trận đấu tay đôi liều chết đẫm máu; thật lòng mà nói người Âu đã khiếp đảm lối đánh này.) Với một đội quân 30.000 binh sĩ kỷ luật tốt, người Bali đã đánh bại những tên xâm lược Hà Lan vào năm 1848, rồi vào năm 1849 và một lần nữa, năm 1850. Họ chỉ sụp đổ dưới sự cai trị của Hà Lan khi các vua đối lập của Bali giải tán hàng ngũ và phản bội lẫn nhau vì tranh giành quyền lực, hòa giải với kẻ thù vì những hứa hẹn các thỏa thuận kinh doanh ngon lành về sau. Vậy nên ngày nay tóm lược lịch sử của đảo này với một giấc mơ về thiên đường là có chút bôi nhọ hiện thực; sự thật không phải là người dân nơi đây chỉ ngồi với nhau mỉm cười và hoan ca trong thiên niên kỷ vừa qua.
Nhưng trong những thập niên 1920 và 1930, khi một tầng lớp thượng lưu trong số những du khách Tây phương khám phá ra Bali, tất cả sự đẫm máu này đã bị phớt lờ bởi những người mới đến đều đồng ý đây quả là "Đảo của các Thần", nơi "ai ai cũng là nghệ sĩ" và nơi nhân loại sống trong một trạng thái tuyệt phúc bất hoại. Giấc mơ này quả là một ý niệm dai dẳng; hầu hết khách tham quan Bali (kể cả tôi trong chuyến đi đầu tiên) vẫn chứng thực nó. "Tôi đã nổi giận với Thượng Đế vì mình không được sinh ra là người Bali," nhà nhiếp ảnh Đức George Krauser đã nói vậy sau khi thăm Bali vào những năm 1930. Bị dụ hoặc vì những tường thuật về một vẻ đẹp và thanh bình siêu thế, một số du khách thật sự thuộc danh sách A bắt đầu thăm đảo - những nghệ sĩ như Walter Spies, những nhà văn như Nöel Coward, những nghệ sĩ múa như Claire Holt, diễn viên như Charile Chaplin, học giả như Margaret Mead (người, bất chấp tất cả những bộ ngực trần, đã sáng suốt gọi nền văn minh Bali theo đúng bản chất của nó, một xã hội cũng đứng đắn như nước Anh thời Victoria: "Trong cả nền văn hóa không có một chút xíu dục tình tự do nào").
Cuộc vui tàn vào những năm 1940 khi thế giới bước vào chiến tranh. Người Nhật xâm lược Indonesia, và những người nước ngoài ngây ngất trong các khu vườn Bali với cậu người hầu dễ thương của mình buộc phải chạy trốn. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Bali theo sau cuộc chiến tranh đó, Bali cũng trở nên chia rẽ và bạo lực như phần còn lại của bán đảo, và đến những năm 1950 (theo báo cáo của một nghiên cứu nhan đề Bali: Thiên đường hư cấu) nếu có một người Tây phương nào dám đến Bali, anh ta sẽ phải đủ khôn ngoan để ngủ với một khẩu súng dưới gối. Vào những năm 1960, cuộc đấu tranh giành quyền lực đã biến cả Indonesia thành một chiến địa giữa những người Dân tộc và Cộng sản. Sau một cuộc đảo chính ở Jakarta vào năm 1965, những người lính của đảng Dân tộc được điều đến Bali cùng với tên của mọi người bị tình nghi là Cộng sản trên đảo. Trong khoảng một tuần, được sự giúp sức của cảnh sát địa phương và chính quyền làng xã ở khắp nơi, lực lượng Dân tộc đã từng bước tàn sát từng khu phố nhỏ. Đâu như khoảng 100.000 xác chết làm nghẽn những con sông xinh đẹp của Bali khi cuộc giết chóc lu bù kết thúc.
Giấc mộng Vườn Địa Đàng huyền thoại hồi sinh vào cuối thập niên 1960 khi chính quyền Indonesia quyết định sáng tạo lại Bali thành một "Đảo của các Thần" cho thị trường du lịch quốc tế, tung ra một chiến dịch tiếp thị thành công rầm rộ. Những du khách bị mê hoặc trở lại Bali là những người khá cao thượng (suy cho cùng, đây không phải là Pháo đài Lauderdale), và người ta hướng sự chú ý của họ đến cái đẹp nghệ thuật và tôn giáo vốn có trong nền văn hóa Bali. Những yếu tố lịch sử ảm đạm hơn bị lờ đi. Và đã bị lờ đi từ đó.
Tôi có chút bối rối khi đọc tất cả nhưng điều này vào buổi chiều ở thư viện địa phương. Đợi đã - tại sao mình đến Bali lần nữa? Để tìm kiếm cân bằng giữa thú vui trần tục và lòng mộ đạo, đúng không? Thật ra, đây có phải là khung cảnh đúng cho một mưu cầu như thế không? Người Bali có thật sự dung chứa cân bằng yên bình đó, hơn bất kỳ ai khác trên thế giới không? Tôi muốn nói là, trông họ có vẻ cân bằng, nào là nhảy múa rồi cầu nguyện rồi yến tiệc rồi cái đẹp và nụ cười, nhưng tôi không biết cái gì thực sự đang diễn ra đằng sau những điều ấy. Những cảnh sát thật sự cài hoa sau vành tai, nhưng tham nhũng tồn tại khắp nơi ở Bali, cũng như mọi nơi khác ở Indonesia (như mới đây chính tôi phát hiện ra khi trao cho một viên chức vài trăm đôla tiền hối lộ để gia hạn trái phép thị thực của mình và cuối cùng tôi có thể ở lại Bali trong bốn tháng). Người Bali hoàn toàn theo nghĩa đen là sống nhờ vào hình ảnh của mình như những người yên bình, sùng tín và biểu cảm nghệ thuật nhất thế giới, nhưng bao nhiêu phần trong đó là thực chất và bao nhiêu phần được tính toán theo lối kinh tế? Và một người ngoại cuộc như tôi có thể biết được bao nhiêu những căng thẳng bị che giấu biết đâu đang lởn vởn đằng sau "những gương mặt rạng rỡ" đó? Ở đây cũng như bất kỳ nơi nào khác - ta nhìn bức tranh quá gần và tất cả những nét rõ ràng bắt đầu nhòa đi thành một khối không rõ rệt của những nét cọ lờ mờ và những chấm màu trộn.
Trong lúc này, điều tôi chỉ có thể nói chắc là tôi thích căn nhà mình đã thuê và rằng người ở Bali đã rất tốt bụng với tôi, không có ngoại lệ. Tôi thấy nghệ thuật và những nghi lễ của họ đẹp đẽ và đem lại sức sống; hình như họ cũng nghĩ vậy. Đó là cảm nhận theo kinh nghiệm của tôi về một nơi có lẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những gì tôi có thể hiểu. Nhưng người Bali cần làm gì đi nữa để giữ cân bằng của chính mình (và kiếm sống) là hoàn toàn tùy họ. Tôi ở đây là để thực hiện sự cân bằng của chính mình, và nơi đây vẫn có vẻ, chí ít trong lúc này, là một bầu không khí nuôi dưỡng để làm điều đó.
"Ngay cả cảnh sát cũng cài hoa trên tóc," tôi thường nói, như thể điều đó chứng minh được.
Thế nhưng, trên thực tế, Bali lại cũng có một lịch sử đẫm máu, bạo lực và đàn áp như bất kỳ nơi nào trên trái đất có loài người sinh sống. Khi đầu tiên các vị vua Java nhập cư đến đây vào thế kỷ mười sáu, về cơ bản họ đã thiết lập một thuộc địa phong kiến, với một hệ thống đẳng cấp hà khắc - cũng như mọi hệ thống đẳng cấp tự tôn - thường không bận tâm xem xét đến những người dưới đáy. Nền kinh tế của Bali ngày đầu được duy trì bằng việc buôn bán nô lệ phát đạt (không chỉ ra đời trước khi châu Âu tham gia vào buôn bán nô lệ quốc tế vài thế kỷ mà còn tồn tại lâu hơn ngạch buôn người của châu Âu nhiều). Về đối nội, đảo này liên miên có chiến tranh vì các vị vua đối thủ mở các cuộc tấn công (có đủ cả cưỡng hiếp và giết người tập thể) vào láng giềng họ. Cho đến cuối thế kỷ mười chín, người Bali đã nổi tiếng trong giới nhà buôn và thủy thủ là những người chiến binh nguy hiểm. (Từ amok - khát máu, trong "lồng lên như khát máu" là một từ Bali, mô tả một kỹ thuật chiến đấu bất ngờ, theo kiểu bất ngờ điên cuồng tấn công dữ dội kẻ thù trong trận đấu tay đôi liều chết đẫm máu; thật lòng mà nói người Âu đã khiếp đảm lối đánh này.) Với một đội quân 30.000 binh sĩ kỷ luật tốt, người Bali đã đánh bại những tên xâm lược Hà Lan vào năm 1848, rồi vào năm 1849 và một lần nữa, năm 1850. Họ chỉ sụp đổ dưới sự cai trị của Hà Lan khi các vua đối lập của Bali giải tán hàng ngũ và phản bội lẫn nhau vì tranh giành quyền lực, hòa giải với kẻ thù vì những hứa hẹn các thỏa thuận kinh doanh ngon lành về sau. Vậy nên ngày nay tóm lược lịch sử của đảo này với một giấc mơ về thiên đường là có chút bôi nhọ hiện thực; sự thật không phải là người dân nơi đây chỉ ngồi với nhau mỉm cười và hoan ca trong thiên niên kỷ vừa qua.
Nhưng trong những thập niên 1920 và 1930, khi một tầng lớp thượng lưu trong số những du khách Tây phương khám phá ra Bali, tất cả sự đẫm máu này đã bị phớt lờ bởi những người mới đến đều đồng ý đây quả là "Đảo của các Thần", nơi "ai ai cũng là nghệ sĩ" và nơi nhân loại sống trong một trạng thái tuyệt phúc bất hoại. Giấc mơ này quả là một ý niệm dai dẳng; hầu hết khách tham quan Bali (kể cả tôi trong chuyến đi đầu tiên) vẫn chứng thực nó. "Tôi đã nổi giận với Thượng Đế vì mình không được sinh ra là người Bali," nhà nhiếp ảnh Đức George Krauser đã nói vậy sau khi thăm Bali vào những năm 1930. Bị dụ hoặc vì những tường thuật về một vẻ đẹp và thanh bình siêu thế, một số du khách thật sự thuộc danh sách A bắt đầu thăm đảo - những nghệ sĩ như Walter Spies, những nhà văn như Nöel Coward, những nghệ sĩ múa như Claire Holt, diễn viên như Charile Chaplin, học giả như Margaret Mead (người, bất chấp tất cả những bộ ngực trần, đã sáng suốt gọi nền văn minh Bali theo đúng bản chất của nó, một xã hội cũng đứng đắn như nước Anh thời Victoria: "Trong cả nền văn hóa không có một chút xíu dục tình tự do nào").
Cuộc vui tàn vào những năm 1940 khi thế giới bước vào chiến tranh. Người Nhật xâm lược Indonesia, và những người nước ngoài ngây ngất trong các khu vườn Bali với cậu người hầu dễ thương của mình buộc phải chạy trốn. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Bali theo sau cuộc chiến tranh đó, Bali cũng trở nên chia rẽ và bạo lực như phần còn lại của bán đảo, và đến những năm 1950 (theo báo cáo của một nghiên cứu nhan đề Bali: Thiên đường hư cấu) nếu có một người Tây phương nào dám đến Bali, anh ta sẽ phải đủ khôn ngoan để ngủ với một khẩu súng dưới gối. Vào những năm 1960, cuộc đấu tranh giành quyền lực đã biến cả Indonesia thành một chiến địa giữa những người Dân tộc và Cộng sản. Sau một cuộc đảo chính ở Jakarta vào năm 1965, những người lính của đảng Dân tộc được điều đến Bali cùng với tên của mọi người bị tình nghi là Cộng sản trên đảo. Trong khoảng một tuần, được sự giúp sức của cảnh sát địa phương và chính quyền làng xã ở khắp nơi, lực lượng Dân tộc đã từng bước tàn sát từng khu phố nhỏ. Đâu như khoảng 100.000 xác chết làm nghẽn những con sông xinh đẹp của Bali khi cuộc giết chóc lu bù kết thúc.
Giấc mộng Vườn Địa Đàng huyền thoại hồi sinh vào cuối thập niên 1960 khi chính quyền Indonesia quyết định sáng tạo lại Bali thành một "Đảo của các Thần" cho thị trường du lịch quốc tế, tung ra một chiến dịch tiếp thị thành công rầm rộ. Những du khách bị mê hoặc trở lại Bali là những người khá cao thượng (suy cho cùng, đây không phải là Pháo đài Lauderdale), và người ta hướng sự chú ý của họ đến cái đẹp nghệ thuật và tôn giáo vốn có trong nền văn hóa Bali. Những yếu tố lịch sử ảm đạm hơn bị lờ đi. Và đã bị lờ đi từ đó.
Tôi có chút bối rối khi đọc tất cả nhưng điều này vào buổi chiều ở thư viện địa phương. Đợi đã - tại sao mình đến Bali lần nữa? Để tìm kiếm cân bằng giữa thú vui trần tục và lòng mộ đạo, đúng không? Thật ra, đây có phải là khung cảnh đúng cho một mưu cầu như thế không? Người Bali có thật sự dung chứa cân bằng yên bình đó, hơn bất kỳ ai khác trên thế giới không? Tôi muốn nói là, trông họ có vẻ cân bằng, nào là nhảy múa rồi cầu nguyện rồi yến tiệc rồi cái đẹp và nụ cười, nhưng tôi không biết cái gì thực sự đang diễn ra đằng sau những điều ấy. Những cảnh sát thật sự cài hoa sau vành tai, nhưng tham nhũng tồn tại khắp nơi ở Bali, cũng như mọi nơi khác ở Indonesia (như mới đây chính tôi phát hiện ra khi trao cho một viên chức vài trăm đôla tiền hối lộ để gia hạn trái phép thị thực của mình và cuối cùng tôi có thể ở lại Bali trong bốn tháng). Người Bali hoàn toàn theo nghĩa đen là sống nhờ vào hình ảnh của mình như những người yên bình, sùng tín và biểu cảm nghệ thuật nhất thế giới, nhưng bao nhiêu phần trong đó là thực chất và bao nhiêu phần được tính toán theo lối kinh tế? Và một người ngoại cuộc như tôi có thể biết được bao nhiêu những căng thẳng bị che giấu biết đâu đang lởn vởn đằng sau "những gương mặt rạng rỡ" đó? Ở đây cũng như bất kỳ nơi nào khác - ta nhìn bức tranh quá gần và tất cả những nét rõ ràng bắt đầu nhòa đi thành một khối không rõ rệt của những nét cọ lờ mờ và những chấm màu trộn.
Trong lúc này, điều tôi chỉ có thể nói chắc là tôi thích căn nhà mình đã thuê và rằng người ở Bali đã rất tốt bụng với tôi, không có ngoại lệ. Tôi thấy nghệ thuật và những nghi lễ của họ đẹp đẽ và đem lại sức sống; hình như họ cũng nghĩ vậy. Đó là cảm nhận theo kinh nghiệm của tôi về một nơi có lẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những gì tôi có thể hiểu. Nhưng người Bali cần làm gì đi nữa để giữ cân bằng của chính mình (và kiếm sống) là hoàn toàn tùy họ. Tôi ở đây là để thực hiện sự cân bằng của chính mình, và nơi đây vẫn có vẻ, chí ít trong lúc này, là một bầu không khí nuôi dưỡng để làm điều đó.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook