Ám Yến
-
Chương 19
Thường Minh tính toán thời gian rất khớp, lúc bọn họ về lại nhà trọ thì Thái Đường Yến còn đúng một giờ để nghỉ ngơi.
Lần đầu tiên mặc chi giả mới đi lâu như thế, ma sát nhiều không phải hay, phần chân cụt mơ hồ nhói đau, Thường Minh tháo bỏ đứng cạnh sofa.
Thái Đường Yến đi làm trước, Thường Minh giữ cô lại, Tổng cộng tôi xài bao nhiêu tiền cô có biết không?
Cô nháy mắt mấy cái, hệt như không kịp phản ứng.
Thường Minh nói: Cuối năm rồi, phải tanh toán nợ cũ.
Có, nhưng tôi chưa tính tổng... Nhắc đến tiền bạc với Thường Minh thật có cảm giác kỳ dị, có lẽ trong lòng cô đã nhận định anh là nửa người quen, mà cũng có lẽ do sợ hãi trước nhà giàu.
Không sao, lúc cô đi làm tôi xem trước vậy.
Thái Đường Yến đành rút chân ra khỏi ủng, lê dép loẹt xoẹt về phòng ngủ đem sổ nợ ra, lật đến trang bắt đầu bắt đầu viết từ khi anh nằm viện rồi đưa sang, Ghi chép hơi lộn xộn, không biết anh có hiểu không. Ngày mai tôi tính lại vậy.
Thường Minh mở cuốn sổ ra, để tạm hóa đơn sang một bên, nhìn từng hàng một.
Nét chữ của Thái Đường Yến lúc thì ngay ngắn lúc lại viết ẩu, cũng may còn có thể nhận ra chữ, nhưng một vài ký hiệu hay viết tắt lại làm người ta phải nghĩ sâu xa.
Ví dụ như lúc anh nằm viện, sau ký hiệu tam giác là số 18, dù Thường Minh nghĩ nát óc vẫn không nghĩ ra là thứ gì.
Lướt xuống bên dưới là ly súc miệng chậu rửa mặt vân vân, Thường Minh cố nhớ lại xem hôm đó Thái Đường Yến mang về thứ gì, rồi bất chợt bóng đèn lóe lên.
Chẳng lẽ là quần sịp?
Anh không khỏi cúi đầu nhìn - dĩ nhiên chỉ thấy được chiếc quần thường bên ngoài - nghĩ trong đầu, đúng là tiện lợi...
Cũng thật thoải mái, Thường Minh mỉm cười.
Lại nhìn xuống dưới nữa, phần đầu là mấy tờ chi phí của hai người được viết tách ra, sau đó dần dần đan xen nhau, không phân biệt được ai là ai nữa.
Thường Minh xem là hứng thú, chêm gối bên hông nửa nằm dài trên giường, đắp chăn chống một chân lên, làm như đang cầm tiểu thuyết trong tay, thỉnh thoảng bật cười hai tiếng. Nhìn rồi lại nhìn, giống như đang ôn lại khoảng thời gian trong từng ngay qua vậy.
Đột nhiên đọc đến một hàng: Băng vệ sinh, 15,5.
Thường Minh có chút lúng túng.
Ngày hôm sau, Thái Đường Yến tan làm tỉnh lại, phát hiện bên sofa có ba bốn túi quà màu đỏ, cô tò mò thò đầu vào nhìn.
Cái gì đây?
Thường Minh ở bên cạnh nói: Cho cô đem về nhà đấy.
trong phút chốc Thái Đường Yến mặc quần áo ngủ tan thành mây khói.
Thường Minh tốt tính giải thích, như nhân viên cửa hàng chào hàng vậy, Dù sao về nhà ăn Tết cũng phải đem theo vài thứ đồ Tết, đây là ít trái cây khô với lá trà, cô xem còn thiếu gì không, tôi sẽ bảo lão Viên đưa vội đến cho cô.
Còn thiếu gì không ư? Chỉ thiếu dự báo thời tiết thôi. Con người Thường Minh này như biển vậy, lúc nổi giận là có thể gây ra giông bão, nhưng lúc cư xử tốt thì khiến thi nhân ba lần bảy lượt ca tụng sự điềm đạm sâu xa của nó.
Vì... Một chữ sao vừa thốt ra, liền bị ánh mắt của Thường Minh ngăn cản, Cám ơn... Thường tiên sinh, cám ơn anh.
Chữ anh này dính sát vào hai chữ cám ơn, ý cả câu liền thay đổi, thân mật, độc nhất vô nhị, chỉ đối với anh.
Thường Minh rất thoải mái ngoắc tay với cô, Lại đấy, chúng ta tính tiền nào.
Thường Minh bật bảng biểu Excel lên, tối qua anh anh nhập dữ liệu từ hóa đơn vào máy tính, dĩ nhiên là có điều chỉnh lại, sổ trả lại cho Thái Đường Yến để cô so sánh từng hàng một, nhìn xem có gì sai không.
Phần ở bệnh viện thì không có vấn đề gì, đến đoạn ở chung với nhau, Thái Đường Yến chỉ vào màn hình nói: Số này không đúng mà?
Thế à? Thường Minh liếc nhìn cuốn sổ, Cô viết trong đó là thế mà.
Thái Đường Yến nói: Đây là tổng số của hai người, anh phải chia hai chỗ này ra.
Là ý 50:50, Thường Minh đọc hiểu nhưng lại không đồng ý, nhìn cô bằng ánh mắt giáo dục: Cô ăn mấy bát cơm tôi ăn mấy bát cơm, có thể tính trung bình được à.
Vậy thì... Nhân ba rồi chia hai vậy.
Thường Minh nói: Đối chiêu tiếp đi, nhanh lên, đừng dong dài nữa.
Thái Đường Yến gần như phải đỡ lấy tay di chuyển chuột của anh, Không được, chuyện này không giống thế.
Cũng không biết cô so sánh với gì mà nói là không giống, Thường Minh cũng hơi có vẻ mất kiên nhẫn, chưa bao giờ có người phụ nữ nào làm khó dễ anh trong mấy chuyện nhỏ nhặt không đáng kể thế này.
Cô còn muốn tính toán cái này với tôi à?
Nhất thời Thái Đường Yến không tìm được từ biểu đạt phù hợp, sốt ruột, lặp lại một câu kia: Không được, chuyện này không giống thế... Nghĩ đến nội dung muốn nói, giọng lại hạ xuống, Thường tiên sinh, tôi không phải là... bảo mẫu của anh, không cần anh phải đưa tiền công cho tôi, chúng ta là quan hệ cho thuê bình đẳng, cùng lắm là giúp đỡ nhau về mặt sinh hoạt mà thôi, âu cũng là chuyện thường. Hơn nữa anh cũng đã tặng tôi nhiều quần áo và đồ Tết đắt đỏ như thế...
Có lẽ đây là lời dài nhất mà Thái Đường Yến từng nói với anh, Thường Minh như bị tống một thìa cơm lớn vào miệng, một lúc lâu sau mới tiêu hóa được ý của cô.
Cô muốn bình đẳng. Cô không phải bảo mẫu, cô sắp xếp từ rất uyển chuyển nhưng Thường Minh vẫn hiểu, ý cô là mình không muốn bị bao nuôi.
Nhưng liệu một người đàn ông như Thường Minh có sẵn lòng vì chút tiền nhỏ này mà 50:50 với một cô gái không?
Hai bên cân nhắc, cuối cùng Thường Minh nói: Ba phần tư, không thể ít hơn được nữa.
Thái Đường Yến khẽ há miệng như định nói gì đó, Thường Minh lập tức gọi một tiếng Thái Tiểu Đường, cô liền khép lại.
Được rồi. Có chút bất đắc dĩ.
Thường Minh chia ba phần tư ở phía sau tổng số.
Cuối cùng tính ra tổng là tám ngàn năm trăm mấy mươi đồng đó, Thái Đường Yến bỏ đi số lẻ, lấy của Thường Minh tám ngàn rưỡi tiền mặt.
Thường Minh nhìn cô đếm từng tờ một, ngón tay cũng theo đó gõ vào chuột, chế giễu: Đếm cho rõ đi, đừng nói tôi quỵt của cô.
Thái Đường Yến dừng tay, lẩm bẩm: Anh đừng nói chuyện với tôi, tôi đếm sai rồi này. Rồi lại đếm lấy mười tờ trong xấp nhỏ trong tay ra, dùng một tấm kẹp ngang lại.
Thường Minh cười, Đếm mấy lần mười tờ mà còn sai được, quả nhiên là khoa xã hội.
Thái Đường Yến nhìn anh, giải thích: Điểm môn toán đầu vào của tôi cao lắm...
Thường Minh im lặng gõ chuột của mình.
Thấy đã đếm xong, Thường Minh bèn nói: Thái Tiểu Đường, sáng mai tôi đến công trường một chuyến, sau đó cũng phải ở nhà cho đến hết năm.
Thái Đường Yến lại quay đầu đếm tiếp trong tay, tự nói một mình: Vừa nãy đếm đến mấy rồi nhỉ?
Thái Tiểu Đường. Thường Minh tưởng cô không nghe rõ.
Ừ. Cô vẫn cúi đầu.
Tôi nói mai tôi sẽ về, không trở lại nữa.
Nghe thấy rồi. Cô chồng hết tất cả tiền vào nhau rồi đập một phát xuống bàn, Được rồi, đủ rồi.
Thường Minh nói: Đếm xong rồi à? Thiếu cũng không bù đâu.
Đếm xong rồi.
Cô định ôm một đống tiền mặt như vậy ngồi xe về à?
Hết cách rồi, tôi không có thẻ ngân hàng.
Về nhà làm lại chứng minh thư đi, tiện thì làm luôn tấm thẻ ngân hàng. Sau này có nhiều tiền hơn thì không thể thế được.
Cũng chẳng có bao nhiêu —— Ánh mắt của Thường Minh quét đến, Thái Đường Yến kịp thời dừng lại, Được rồi.
Cuộc đối thoại đi đến cuối, Thái Đường Yến cầm xấp tiền có cũ có mới kia mà cụp mắt, dù Thường Minh bận vẫn nhàn nhã dựa vào chăn, nghiêng nghiêng nhìn cô, đúng lúc cô ở bên phải anh, bèn dùng đầu gối chọc vào cô, Về nhà đừng nhớ tôi quá đấy.
Thái Đường Yến không biết vì sao, chỉ chớp mắt nhìn đai lưng anh, chăn không dày, Thường Minh gần như là nửa nằm, lại mặc quần bông, dưới tấm vải mềm nổi rõ đường viền, cộng thêm giọng điệu ngả ngớn của anh, làm chẳng nhận ra cảm xúc gì.
Thái Đường Yến vừa xấu hổ vừa giận, nói: Ai thèm nhớ anh.
Nhớ tôi thì gọi điện cho tôi, tôi có số của cô đấy.
Thái Đường Yến đứng lên, Tôi đi mua đồ ăn đây.
Thường Minh cười một tiếng muộn phiền, nhắm mắt lại.
Thái Đường Yến vội thay áo quần ra ngoài, mặc ủng vào đi được nửa cầu thang thì lại bịch bịch chạy về, hỏi: Thường tiên sinh... Anh muốn ăn gì...
Lúc Thường Minh đi trời vẫn chưa sáng, Thái Đường Yến cảm thấy, mơ hồ nghe thấy tiếng dọn dẹp.
Tiếng gõ cửa cùng một tiếng Thái Tiểu Đường truyền đến, cô mơ màng như bị quỷ đè, lười không lên tiếng.
Két một tiếng, ánh sáng ngoài cửa rót vào, trên sàn nhà hiện lên hình vuông nhàn nhạt. Thái Đường Yến thấy gò má mình bị người ta tát nhẹ hai cái.
Thái Tiểu Đường. Chủ nhân của bóng đen gọi tên.
Thái Đường Yến đang chìm trong giấc ngủ, bị làm phiền nên có chút ảo não, lim dim con mắt nhìn anh. Phòng ngủ không bật đèn, ánh sáng ở sau lưng, chỉ có thể nhìn thấy mơ hồ.
Thái Tiểu Đường, tôi về đây... Năm sau gặp.
Chỉ bắt được hai chữ về đây, Thái Đường Yến kinh hãi ngồi dậy, dọa Thường Minh giật mình, Cô làm gì thế?
Cô tính vén chăn xuống giường, Tôi đưa anh đi.
Thường Minh lại ấn cô nằm xuống, Chỉ có mấy bước thôi. Chú Chung đã lái xe đậu bên dưới rồi. Cô cứ ngủ đi.
Thái Đường Yến ngơ ngác nhìn anh, nhất thời không nói gì.
Ngủ đi.
Giọng anh như thôi miên, Thái Đường Yến nhắm mắt lại, nhưng vẫn dựng tai lên lắng nghe.
Tiếng cộp cộp, tiếng tháo mở dây xích chốt cửa, tiếng vặn nắm đấm, tiếng bước chân dần rời xa... Thái Đường Yến từ từ thiếp đi, một cảnh ban nãy chỉ như là mơ.
Thái Đường Yến dậy vào buổi trưa, dụi mắt ngáp dài vươn người đi ra, nhưng được nửa chừng thì khựng lại.
Một góc ngày xưa có người ở bây giờ trống trơn, ghế sofa đã được gấp lại trả về hình dạng cũ, chăn xếp ngay ngắn đặt ở một đầu, bàn gấp cũng được dựng qua một bên.
Thái Đường Yến đi đến ngồi dựa vào chăn, dường như ngửi thấy mùi của anh.
Đảo mắt một vòng, đồ của anh cũng đã lấy đi, hệt như người chưa từng đến đây vậy - không đúng, dựa vào tướng cạnh sofa là nạng của anh, Thái Đường Yến đến gần với tay ra cầm lấy, đã dùng một tháng, gờ ráp trên tay vịn nylon đã bị mài mòn. Nạng vốn dùng cho bên tay lành lặn, nhưng Thường Minh bị gãy tay phải nên phần bên trái sử dụng rất nhiều. Anh sợ nạng trơn trượt, Thái Đường Yến liền bọc vải lại, lúc này đã hằn vết bẩn nhàn nhạt.
Lúc có Thường Minh ở đây cô không dám hành động lỗ mãng tùy tiện, lúc này nhớ đến thì nóng lòng muốn thử,cô đứng lên kê đệm dưới nách trái - cao quá, không hợp với cô, giống như bị người ta xách tay lên vậy - tay miễn cưỡng tìm đến tay vịn, co chân trái lên đi thử.
Anh đưa chân lành đi trước hay là nạng đi trước? Thái Đường Yến không để ý đến điểm này lắm, hình như cái nào cũng không đúng.
Đang cân nhắc nên cho bên nào đi trước thì cơ thể bất giác nghiêng về phía trước, cô vội nghiêng nạng theo để theo kịp.
Thái Đường Yến lại đi hai bước, hình như cũng đơn giản nhỉ? Lại thử đi về phòng ngủ, lúc đi ra bất tri bất giác đặt chân trái xuống... Vẫn không thay đổi được thói quen bình thường mà. Cô buông nạng ra, cảm giác dưới nách bị xách lên, có hơi nóng rát.
Thái Đường Yến đặt nạng vào sau rèm cửa trong phòng khách, không vướng víu lại không bị bụi, mà có điều chắc cũng chẳng cần...
Sau đó mới phát hiện không phải Thường Minh đều đem tất cả mọi thứ đi, bộ đồ vải bông phấp phới ngoài ban công, cốc đánh răng trong phòng vệ sinh, còn cả dép to nằm dưới gầm sofa nữa...
Nhất thời cô chẳng biết nên xử lý những thứ này thế nào.
Lần đầu tiên mặc chi giả mới đi lâu như thế, ma sát nhiều không phải hay, phần chân cụt mơ hồ nhói đau, Thường Minh tháo bỏ đứng cạnh sofa.
Thái Đường Yến đi làm trước, Thường Minh giữ cô lại, Tổng cộng tôi xài bao nhiêu tiền cô có biết không?
Cô nháy mắt mấy cái, hệt như không kịp phản ứng.
Thường Minh nói: Cuối năm rồi, phải tanh toán nợ cũ.
Có, nhưng tôi chưa tính tổng... Nhắc đến tiền bạc với Thường Minh thật có cảm giác kỳ dị, có lẽ trong lòng cô đã nhận định anh là nửa người quen, mà cũng có lẽ do sợ hãi trước nhà giàu.
Không sao, lúc cô đi làm tôi xem trước vậy.
Thái Đường Yến đành rút chân ra khỏi ủng, lê dép loẹt xoẹt về phòng ngủ đem sổ nợ ra, lật đến trang bắt đầu bắt đầu viết từ khi anh nằm viện rồi đưa sang, Ghi chép hơi lộn xộn, không biết anh có hiểu không. Ngày mai tôi tính lại vậy.
Thường Minh mở cuốn sổ ra, để tạm hóa đơn sang một bên, nhìn từng hàng một.
Nét chữ của Thái Đường Yến lúc thì ngay ngắn lúc lại viết ẩu, cũng may còn có thể nhận ra chữ, nhưng một vài ký hiệu hay viết tắt lại làm người ta phải nghĩ sâu xa.
Ví dụ như lúc anh nằm viện, sau ký hiệu tam giác là số 18, dù Thường Minh nghĩ nát óc vẫn không nghĩ ra là thứ gì.
Lướt xuống bên dưới là ly súc miệng chậu rửa mặt vân vân, Thường Minh cố nhớ lại xem hôm đó Thái Đường Yến mang về thứ gì, rồi bất chợt bóng đèn lóe lên.
Chẳng lẽ là quần sịp?
Anh không khỏi cúi đầu nhìn - dĩ nhiên chỉ thấy được chiếc quần thường bên ngoài - nghĩ trong đầu, đúng là tiện lợi...
Cũng thật thoải mái, Thường Minh mỉm cười.
Lại nhìn xuống dưới nữa, phần đầu là mấy tờ chi phí của hai người được viết tách ra, sau đó dần dần đan xen nhau, không phân biệt được ai là ai nữa.
Thường Minh xem là hứng thú, chêm gối bên hông nửa nằm dài trên giường, đắp chăn chống một chân lên, làm như đang cầm tiểu thuyết trong tay, thỉnh thoảng bật cười hai tiếng. Nhìn rồi lại nhìn, giống như đang ôn lại khoảng thời gian trong từng ngay qua vậy.
Đột nhiên đọc đến một hàng: Băng vệ sinh, 15,5.
Thường Minh có chút lúng túng.
Ngày hôm sau, Thái Đường Yến tan làm tỉnh lại, phát hiện bên sofa có ba bốn túi quà màu đỏ, cô tò mò thò đầu vào nhìn.
Cái gì đây?
Thường Minh ở bên cạnh nói: Cho cô đem về nhà đấy.
trong phút chốc Thái Đường Yến mặc quần áo ngủ tan thành mây khói.
Thường Minh tốt tính giải thích, như nhân viên cửa hàng chào hàng vậy, Dù sao về nhà ăn Tết cũng phải đem theo vài thứ đồ Tết, đây là ít trái cây khô với lá trà, cô xem còn thiếu gì không, tôi sẽ bảo lão Viên đưa vội đến cho cô.
Còn thiếu gì không ư? Chỉ thiếu dự báo thời tiết thôi. Con người Thường Minh này như biển vậy, lúc nổi giận là có thể gây ra giông bão, nhưng lúc cư xử tốt thì khiến thi nhân ba lần bảy lượt ca tụng sự điềm đạm sâu xa của nó.
Vì... Một chữ sao vừa thốt ra, liền bị ánh mắt của Thường Minh ngăn cản, Cám ơn... Thường tiên sinh, cám ơn anh.
Chữ anh này dính sát vào hai chữ cám ơn, ý cả câu liền thay đổi, thân mật, độc nhất vô nhị, chỉ đối với anh.
Thường Minh rất thoải mái ngoắc tay với cô, Lại đấy, chúng ta tính tiền nào.
Thường Minh bật bảng biểu Excel lên, tối qua anh anh nhập dữ liệu từ hóa đơn vào máy tính, dĩ nhiên là có điều chỉnh lại, sổ trả lại cho Thái Đường Yến để cô so sánh từng hàng một, nhìn xem có gì sai không.
Phần ở bệnh viện thì không có vấn đề gì, đến đoạn ở chung với nhau, Thái Đường Yến chỉ vào màn hình nói: Số này không đúng mà?
Thế à? Thường Minh liếc nhìn cuốn sổ, Cô viết trong đó là thế mà.
Thái Đường Yến nói: Đây là tổng số của hai người, anh phải chia hai chỗ này ra.
Là ý 50:50, Thường Minh đọc hiểu nhưng lại không đồng ý, nhìn cô bằng ánh mắt giáo dục: Cô ăn mấy bát cơm tôi ăn mấy bát cơm, có thể tính trung bình được à.
Vậy thì... Nhân ba rồi chia hai vậy.
Thường Minh nói: Đối chiêu tiếp đi, nhanh lên, đừng dong dài nữa.
Thái Đường Yến gần như phải đỡ lấy tay di chuyển chuột của anh, Không được, chuyện này không giống thế.
Cũng không biết cô so sánh với gì mà nói là không giống, Thường Minh cũng hơi có vẻ mất kiên nhẫn, chưa bao giờ có người phụ nữ nào làm khó dễ anh trong mấy chuyện nhỏ nhặt không đáng kể thế này.
Cô còn muốn tính toán cái này với tôi à?
Nhất thời Thái Đường Yến không tìm được từ biểu đạt phù hợp, sốt ruột, lặp lại một câu kia: Không được, chuyện này không giống thế... Nghĩ đến nội dung muốn nói, giọng lại hạ xuống, Thường tiên sinh, tôi không phải là... bảo mẫu của anh, không cần anh phải đưa tiền công cho tôi, chúng ta là quan hệ cho thuê bình đẳng, cùng lắm là giúp đỡ nhau về mặt sinh hoạt mà thôi, âu cũng là chuyện thường. Hơn nữa anh cũng đã tặng tôi nhiều quần áo và đồ Tết đắt đỏ như thế...
Có lẽ đây là lời dài nhất mà Thái Đường Yến từng nói với anh, Thường Minh như bị tống một thìa cơm lớn vào miệng, một lúc lâu sau mới tiêu hóa được ý của cô.
Cô muốn bình đẳng. Cô không phải bảo mẫu, cô sắp xếp từ rất uyển chuyển nhưng Thường Minh vẫn hiểu, ý cô là mình không muốn bị bao nuôi.
Nhưng liệu một người đàn ông như Thường Minh có sẵn lòng vì chút tiền nhỏ này mà 50:50 với một cô gái không?
Hai bên cân nhắc, cuối cùng Thường Minh nói: Ba phần tư, không thể ít hơn được nữa.
Thái Đường Yến khẽ há miệng như định nói gì đó, Thường Minh lập tức gọi một tiếng Thái Tiểu Đường, cô liền khép lại.
Được rồi. Có chút bất đắc dĩ.
Thường Minh chia ba phần tư ở phía sau tổng số.
Cuối cùng tính ra tổng là tám ngàn năm trăm mấy mươi đồng đó, Thái Đường Yến bỏ đi số lẻ, lấy của Thường Minh tám ngàn rưỡi tiền mặt.
Thường Minh nhìn cô đếm từng tờ một, ngón tay cũng theo đó gõ vào chuột, chế giễu: Đếm cho rõ đi, đừng nói tôi quỵt của cô.
Thái Đường Yến dừng tay, lẩm bẩm: Anh đừng nói chuyện với tôi, tôi đếm sai rồi này. Rồi lại đếm lấy mười tờ trong xấp nhỏ trong tay ra, dùng một tấm kẹp ngang lại.
Thường Minh cười, Đếm mấy lần mười tờ mà còn sai được, quả nhiên là khoa xã hội.
Thái Đường Yến nhìn anh, giải thích: Điểm môn toán đầu vào của tôi cao lắm...
Thường Minh im lặng gõ chuột của mình.
Thấy đã đếm xong, Thường Minh bèn nói: Thái Tiểu Đường, sáng mai tôi đến công trường một chuyến, sau đó cũng phải ở nhà cho đến hết năm.
Thái Đường Yến lại quay đầu đếm tiếp trong tay, tự nói một mình: Vừa nãy đếm đến mấy rồi nhỉ?
Thái Tiểu Đường. Thường Minh tưởng cô không nghe rõ.
Ừ. Cô vẫn cúi đầu.
Tôi nói mai tôi sẽ về, không trở lại nữa.
Nghe thấy rồi. Cô chồng hết tất cả tiền vào nhau rồi đập một phát xuống bàn, Được rồi, đủ rồi.
Thường Minh nói: Đếm xong rồi à? Thiếu cũng không bù đâu.
Đếm xong rồi.
Cô định ôm một đống tiền mặt như vậy ngồi xe về à?
Hết cách rồi, tôi không có thẻ ngân hàng.
Về nhà làm lại chứng minh thư đi, tiện thì làm luôn tấm thẻ ngân hàng. Sau này có nhiều tiền hơn thì không thể thế được.
Cũng chẳng có bao nhiêu —— Ánh mắt của Thường Minh quét đến, Thái Đường Yến kịp thời dừng lại, Được rồi.
Cuộc đối thoại đi đến cuối, Thái Đường Yến cầm xấp tiền có cũ có mới kia mà cụp mắt, dù Thường Minh bận vẫn nhàn nhã dựa vào chăn, nghiêng nghiêng nhìn cô, đúng lúc cô ở bên phải anh, bèn dùng đầu gối chọc vào cô, Về nhà đừng nhớ tôi quá đấy.
Thái Đường Yến không biết vì sao, chỉ chớp mắt nhìn đai lưng anh, chăn không dày, Thường Minh gần như là nửa nằm, lại mặc quần bông, dưới tấm vải mềm nổi rõ đường viền, cộng thêm giọng điệu ngả ngớn của anh, làm chẳng nhận ra cảm xúc gì.
Thái Đường Yến vừa xấu hổ vừa giận, nói: Ai thèm nhớ anh.
Nhớ tôi thì gọi điện cho tôi, tôi có số của cô đấy.
Thái Đường Yến đứng lên, Tôi đi mua đồ ăn đây.
Thường Minh cười một tiếng muộn phiền, nhắm mắt lại.
Thái Đường Yến vội thay áo quần ra ngoài, mặc ủng vào đi được nửa cầu thang thì lại bịch bịch chạy về, hỏi: Thường tiên sinh... Anh muốn ăn gì...
Lúc Thường Minh đi trời vẫn chưa sáng, Thái Đường Yến cảm thấy, mơ hồ nghe thấy tiếng dọn dẹp.
Tiếng gõ cửa cùng một tiếng Thái Tiểu Đường truyền đến, cô mơ màng như bị quỷ đè, lười không lên tiếng.
Két một tiếng, ánh sáng ngoài cửa rót vào, trên sàn nhà hiện lên hình vuông nhàn nhạt. Thái Đường Yến thấy gò má mình bị người ta tát nhẹ hai cái.
Thái Tiểu Đường. Chủ nhân của bóng đen gọi tên.
Thái Đường Yến đang chìm trong giấc ngủ, bị làm phiền nên có chút ảo não, lim dim con mắt nhìn anh. Phòng ngủ không bật đèn, ánh sáng ở sau lưng, chỉ có thể nhìn thấy mơ hồ.
Thái Tiểu Đường, tôi về đây... Năm sau gặp.
Chỉ bắt được hai chữ về đây, Thái Đường Yến kinh hãi ngồi dậy, dọa Thường Minh giật mình, Cô làm gì thế?
Cô tính vén chăn xuống giường, Tôi đưa anh đi.
Thường Minh lại ấn cô nằm xuống, Chỉ có mấy bước thôi. Chú Chung đã lái xe đậu bên dưới rồi. Cô cứ ngủ đi.
Thái Đường Yến ngơ ngác nhìn anh, nhất thời không nói gì.
Ngủ đi.
Giọng anh như thôi miên, Thái Đường Yến nhắm mắt lại, nhưng vẫn dựng tai lên lắng nghe.
Tiếng cộp cộp, tiếng tháo mở dây xích chốt cửa, tiếng vặn nắm đấm, tiếng bước chân dần rời xa... Thái Đường Yến từ từ thiếp đi, một cảnh ban nãy chỉ như là mơ.
Thái Đường Yến dậy vào buổi trưa, dụi mắt ngáp dài vươn người đi ra, nhưng được nửa chừng thì khựng lại.
Một góc ngày xưa có người ở bây giờ trống trơn, ghế sofa đã được gấp lại trả về hình dạng cũ, chăn xếp ngay ngắn đặt ở một đầu, bàn gấp cũng được dựng qua một bên.
Thái Đường Yến đi đến ngồi dựa vào chăn, dường như ngửi thấy mùi của anh.
Đảo mắt một vòng, đồ của anh cũng đã lấy đi, hệt như người chưa từng đến đây vậy - không đúng, dựa vào tướng cạnh sofa là nạng của anh, Thái Đường Yến đến gần với tay ra cầm lấy, đã dùng một tháng, gờ ráp trên tay vịn nylon đã bị mài mòn. Nạng vốn dùng cho bên tay lành lặn, nhưng Thường Minh bị gãy tay phải nên phần bên trái sử dụng rất nhiều. Anh sợ nạng trơn trượt, Thái Đường Yến liền bọc vải lại, lúc này đã hằn vết bẩn nhàn nhạt.
Lúc có Thường Minh ở đây cô không dám hành động lỗ mãng tùy tiện, lúc này nhớ đến thì nóng lòng muốn thử,cô đứng lên kê đệm dưới nách trái - cao quá, không hợp với cô, giống như bị người ta xách tay lên vậy - tay miễn cưỡng tìm đến tay vịn, co chân trái lên đi thử.
Anh đưa chân lành đi trước hay là nạng đi trước? Thái Đường Yến không để ý đến điểm này lắm, hình như cái nào cũng không đúng.
Đang cân nhắc nên cho bên nào đi trước thì cơ thể bất giác nghiêng về phía trước, cô vội nghiêng nạng theo để theo kịp.
Thái Đường Yến lại đi hai bước, hình như cũng đơn giản nhỉ? Lại thử đi về phòng ngủ, lúc đi ra bất tri bất giác đặt chân trái xuống... Vẫn không thay đổi được thói quen bình thường mà. Cô buông nạng ra, cảm giác dưới nách bị xách lên, có hơi nóng rát.
Thái Đường Yến đặt nạng vào sau rèm cửa trong phòng khách, không vướng víu lại không bị bụi, mà có điều chắc cũng chẳng cần...
Sau đó mới phát hiện không phải Thường Minh đều đem tất cả mọi thứ đi, bộ đồ vải bông phấp phới ngoài ban công, cốc đánh răng trong phòng vệ sinh, còn cả dép to nằm dưới gầm sofa nữa...
Nhất thời cô chẳng biết nên xử lý những thứ này thế nào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook