Ai Sẽ Ôm Em Khi Thấy Em Buồn
-
Chương 60
Tạ Di Hồng trầm ngâm một lát, đoạn lên tiếng:
“Nếu không phải là bác sĩ Tiêu, vậy thì chỉ có thể là cô giáo Lam. Rất có thể bà ấy muốn cho cậu tiền nhưng cậu không chịu cầm, vì thế bà ấy đã nghĩ ra cách này.”
Đây chính là một khả năng anh không muốn đối diện nhất, cho nên anh vẫn suy đi tính lại, đoán cái này, đoán cái nọ, chỉ là không dám đoán là cô Lam, bởi vì tự đáy lòng anh vẫn hy vọng là người khác. Không hiểu tại sao, anh vẫn không muốn mượn tiền của cô Lam nhất, chỉ cần anh nghĩ đến cô Lam, trong đầu liền hiện lên mấy cụm từ “cô nhi quả phụ”, “lẻ loi hiu quạnh”, “cô đơn không người giúp”... lại không đành lòng cầm chút tiền tiết kiệm mà cô Lam phải vất vả mới gom góp được, ngộ ngỡ gia đình có chuyện thì hai mẹ con cô phải làm sao đây?
Dường như Tạ Di Hồng cảm thấy câu nói của mình khiến Đàm Duy câm nín, biết là đã gặp phải anh hùng, không khỏi tấm tắc ca ngợi: “Woa, cô Lam thật lợi hại, ngay cả anh tôi mà cũng mua chuộc được. Hồi đó tôi nghĩ nát óc cũng không tìm ra cách nào hay như vậy, đúng là gừng càng già càng cay.”
“Ân huệ tôi nợ mọi người quá nhiều, thật sự không biết phải đáp lại như thế nào...”
“Cậu nợ tôi ân huệ gì chứ? Cậu đâu có dùng đến tiền của tôi. Phải nói là tôi nợ cậu mới đúng, bởi vì dù thế nào cũng là chồng cũ của tôi cùng mấy thằng khốn kia cướp tiền của cậu. Nếu không phải vì tôi, cậu làm sao có thể bị cái tên sao chổi Thường Thắng kia quấn lấy? Như thế này nhé, số tiền của cô Lam, cậu cứ để tôi trả đi, coi như tôi lấy công chuộc tội.”
Anh nghẹn ngào không nói nên lời, trong đầu chợt lóe lên một hình ảnh hoang đường: anh cảm kích ôm lấy Tạ Di Hồng, siết chặt vòng tay. Anh có thể thề, anh tuyệt đối không có suy nghĩ không nên có, chỉ là cảm thấy làm như vậy mới bày tỏ được lòng biết ơn của anh.
Anh gọi điện thoại cho Tạ Di Hồng xong, lại gọi cho cô Lam, không hỏi có phải là tiền của cô Lam hay không mà trực tiếp cảm ơn cô Lam đã cho anh vay số tiền đó, anh nói là Tạ Di Vũ kể cho anh biết. Có lẽ trong mắt cô Lam, anh không phải là kẻ biết nói dối, vì thế cô Lam lập tức mắc lừa, hỏi với vẻ khó hiểu: “Anh ta đã đồng ý với tôi rằng sẽ không nói cho cậu biết, sao giờ lại tiết lộ với cậu chứ?”
“Bởi vì... em đã biết đám người cướp tiền kia vẫn chưa bị bắt, cho nên không thể lấy lại tiền được...” Anh kể lại tình hình của Thường Thắng cho cô Lam nghe.
Cô Lam nói: “Lúc đó tôi cũng không còn cách nào khác, biết cậu sợ nợ tiền, vì thế mới đi tìm Tiểu Tạ...”
“Sao cô... lại quen anh ta vậy?”
“Chẳng phải là suốt ngày nghe Thường Thắng nói sao? Cậu ta cứ mở miệng là nhắc đến anh vợ và ba vợ làm lãnh đạo...”
“Tạ Di Vũ... lại đồng ý làm chuyện đó ư?”
“Cái đó có gì mà không đồng ý chứ? Chẳng qua là giúp đưa tiền cho cậu thôi, chứ đâu có bảo anh ta làm trái pháp luật, giết người phóng hỏa... Tôi cũng kể cho anh ta nghe về tính cách của cậu, anh ta cũng rất hiểu, nói anh ta cũng là người sợ vay tiền, đàn ông mà, họ đều cho rằng vay tiền là một việc làm rất mất mặt.”
“Em chỉ lo cô và Vi Vi... thiếu tiền dùng...”
“Hai mẹ con tôi không thiếu tiền, nếu thiếu tiền thì đã đổi để dùng từ lâu rồi. Vi Vi rất quý hai vợ chồng các cậu, tôi bảo nó là số tiền này để cho cô Trang của chú Đàm chữa bệnh, con bé liền chạy đến chỗ cất ống tiết kiệm của nó, ném xuống đất vỡ tan, lấy tiền ra đưa cho tôi, bảo tôi đem đến cho cô Trang của chú Đàm chữa bệnh.”
Cổ họng anh nghẹn lại, không thể nói được điều gì, chỉ muốn ôm lấy Vi Vi, hôn lên cái trán cao cao của nó.
Lúc anh kể lại chuyện này cho Tiểu Băng, chỉ nói là tiền của cô Lam mà không nhắc đến chuyện Vi Vi đập vỡ ống tiết kiệm, sợ Tiểu Băng lại nghi ngờ Vi Vi là con gái anh, nói những câu đại loại như “dù gì cũng là ruột thịt”.
Tiểu Băng nói: “Em đã sớm đoán ra là cô giáo Lam rồi, có thể nghĩ ra cách tài tình như thế, anh nói xem ngoài cô ấy ra còn có thể là ai? Hiện giờ chúng mình vừa nợ tình nghĩa của Tạ Di Hồng vừa nợ ân huệ của cô Lam, phải làm sao đây? Lấy cái gì để trả người ta?”
Từ đó về sau, tảng đá trong lòng anh càng nặng trĩu, bởi vì món nợ của anh trong phút chốc đã tăng thêm hơn một trăm nghìn tệ, hơn nữa còn là tiền của cô Lam. Anh luôn cảm thấy bất cứ lúc nào cô Lam cũng có thể cần dùng đến số tiền đó, bị ốm, ra nước ngoài, Vi Vi học đàn, học lớp tài năng... có chỗ nào không cần dùng đến tiền đây? Nếu vì anh mà cuộc sống của hai mẹ con họ bị ảnh hưởng, hoặc là làm ảnh hưởng đến tiền đồ của Vi Vi thì anh chắc chắn sẽ hối hận cả đời...
Bây giờ anh “quay cuồng trong nợ nần”, một lòng một dạ nghĩ tới việc kiếm tiền, nhưng anh lại chẳng tìm được cách nào khác để kiếm tiền, chỉ có thể dạy thêm khắp nơi. May mà anh xuất thân từ trường đại học danh tiếng nên việc dạy học cũng khá ổn, dạy thêm cũng có thể kiếm được một ít.
Chỉ có điều thời gian anh ở bên Tiểu Băng ngày càng ít, đôi lúc, ngay cả cuối tuần cũng không thể ở bên nhau vì anh phải đi dạy hay ra ngoại ô dạy phụ đạo cho các thí sinh. Đại học B là một trong những đơn vị khảo thí tự học của thành phố này, trộn đề thi bên trong, sau đó lại cử giáo viên đi dạy phụ đạo. Mánh khóe nho nhỏ này đã được dày công tôi luyện, vì thế các thí sinh đều biết lớp phụ đạo của Đại học B đều là “hàng thật”, không tiếc bỏ ra một đống tiền để đăng ký học phụ đạo.
Đàm Duy cảm thấy cách làm này không đúng nhưng vẫn tranh thủ đi dạy phụ đạo, bởi vì anh dạy học ở những chỗ này, một ngày sẽ kiếm được hơn một nghìn tệ phí dạy học, còn được chiêu đãi rượu ngon cơm ngọt, xe đưa xe đón, tận tụy phục vụ anh như quan lớn. Anh đi dạy phụ đạo mấy buổi, tưởng chừng như bị nghiện, cảm thấy việc dạy thêm quả là kiếm tiền quá chậm, làm sao có thể so sánh được với việc dạy phụ đạo? Nhưng anh cũng không nỡ bỏ công việc dạy thêm, bởi vì kiểu phụ đạo này có tính thời vụ, gần đến thời gian thi mới có, bình thường vẫn phải dựa vào việc dạy thêm để kiếm tiền.
Chấm bài cũng có thể kiếm được tiền, tiền chấm bài vẫn là thứ yếu, chủ yếu là có một số thí sinh biết mình thi không tốt liền đánh dấu vào bài thi, sau đó đút lót cho giáo viên chấm thi để họ thu xếp. Buổi tối đầu tiên anh tham gia chấm thi, thầy giáo Lý - lãnh đạo tổ liền tìm đến nhà anh. Thầy Lý quanh co vòng vo cả buổi, anh mới hiểu là có một số thí sinh nhờ thầy Lý giúp họ thi qua, nhưng lúc chấm bài là mỗi giáo viên chấm một bài, không phải một người chấm tất cả, chỉ dựa vào một mình thầy Lý thì không thể làm trót lọt vụ này.
Người ta thường nói tiền có thể bắt quỷ đẩy cối xay, Đàm Duy không phải là quỷ nhưng còn thiếu tiền hơn cả quỷ, bây giờ có người đưa tiền đến trước mũi, còn cần gì mà không đẩy cối đây? Tuy anh sợ khiếp vía nhưng vẫn đồng ý. Hôm sau lúc chấm bài, dựa vào những manh mối mà thầy Lý cung cấp, anh để ý đến bài thi của những người đó, cứ gặp phải là dốc sức tặng điểm tối đa, hoặc chỉ trừ tượng trưng nửa điểm. Lần chấm thi đó, tiền chấm thi của anh còn cộng thêm tiền đút lót của học sinh cũng được hơn mấy nghìn.
Nhưng biến chất nhất chính là anh đi thi hộ người khác, đây cũng chính là vụ làm ăn mà thầy Lý tìm cho anh, nhờ anh đi thi hộ một người, bởi vì chỉ dựa vào chút mánh khóe chấm bài cũng không đảm bảo được là bao, một là danh tính thí sinh bị phong kín, số thí sinh làm ký hiệu lại nhiều, vả lại người chấm bài cũng khá nhiều, phân thành rất nhiều tổ, nếu chẳng may bài thi của thí sinh đó không thuộc tổ chấm bài của thầy Lý thì chỉ có thể nhìn bài than thở thôi. Vì thế có một vài thí sinh quyết định giải quyết vấn đề từ gốc rễ, tìm người thi hộ, như thế bất luận bài thi của mình có rơi vào tay người nào chấm cũng đều có thể qua.
Những người đó đúng là có bản lĩnh cao cường, ngay cả ảnh chụp trên thẻ dự thi chuẩn cũng làm giả được, còn làm giả thẻ công tác gì đó, để tiện bề đối phó với khâu kiểm tra giấy tờ khi bước vào phòng thi. May mà trường thi không đặt ở Đại học B nên không có người nào biết anh. Anh làm xong bài của mình rồi theo như giao hẹn trước đó, viết đáp án vào một tờ giấy nhỏ, chuyển cho một thí sinh khác, thí sinh đó chuyển cho bao nhiêu người anh cũng không biết, nói tóm lại, lần thi hộ này anh cũng kiếm được hơn mấy nghìn.
Anh cứ thế đi dạy ở khắp nơi, phụ đạo ở khắp nơi, làm giám thị rồi chấm bài, mưu lợi gian lận, đến mức cả thể xác và tinh thần đều vô cùng mệt mỏi, người như bị vắt kiệt sức lực, lúc ở bên Tiểu Băng, anh chủ yếu dành thời gian để ngủ bù. Tiểu Băng bây giờ như nghiện lên mạng, cứ lúc nào anh mở mắt là trông thấy cô ấy đang lên mạng. Có lúc anh tò mò hỏi: “Trên mạng rốt cuộc có gì hay, sao em từ sáng đến tối đều lên mạng vậy?”
“Anh vừa tới là ngủ, em biết làm gì bây giờ, đành phải lên mạng thôi.”
Nhưng nếu anh không ngủ, xốc lại tinh thần chơi với Tiểu Băng, Tiểu Băng lại nói: “Thôi, em mệt lắm, hay là anh ngủ bù đi còn em lên mạng.”
Có lẽ vì quá bận hoặc là quá mệt, anh lại quên mất ngày kỷ niệm hai người quen nhau. Hôm đó đúng vào thứ Tư, anh có tiết ở ba nơi, đợi đến khi anh dạy xong thì đã là hơn mười giờ tối. Anh thậm chí còn chẳng nghĩ đến việc tắm rửa, ngã xuống giường liền buồn ngủ, nhưng Tạ Di Hồng đột nhiên gọi điện cho anh, hỏi hôm nay sao không thấy cảm ơn bà mai là cô ấy, lúc đó anh mới nhớ ra hôm nay chính là ngày kỷ niệm, năm nào họ cũng chúc mừng. Anh luống cuống, vội vàng bắt taxi chạy đến chỗ Tiểu Băng.
Tiểu Băng cũng không trách anh, chỉ thờ ơ nói: “Vợ chồng già hết rồi, chúc mừng hay không cũng không quan trọng...”
Thái độ này còn khiến anh cảm thấy sợ hãi hơn là Tiểu Băng quát anh một trận, nếu cô ấy mắng anh chứng tỏ cô ấy vẫn còn coi trọng ngày này, nhưng bây giờ lại lãnh đạm nói một câu như vậy khiến anh cảm thấy vô cùng khó hiểu, không biết là do thời gian càng dài tình cảm càng sâu đậm, không cần để ý đến những tiểu tiết như thế, hay là Tiểu Băng đang tức giận. Anh liên tục thanh minh nhưng Tiểu Băng lại có phần không bình tĩnh: “Em đã nói với anh là không quan trọng, sao anh cứ nói mãi thế?”
Có lầm lỗi từ ngày kỷ niệm lần đó, anh trở nên vô cùng căng thẳng, chỉ sợ lại quên mất bất cứ ngày kỷ niệm nào khác. Tiếp đó là ngày kỷ niệm hai người lần đầu tiên làm tình, đây là bí mật của họ, cũng chính là ngày kỷ niệm mà Tiểu Băng coi trọng nhất. Những dịp kỷ niệm khác thường mời một số người để cùng chúc mừng nhưng riêng ngày này, chỉ có hai người họ lặng lẽ chúc nhau. Lần này, anh cố ý dùng bút đỏ khoanh tròn ngày đó trên lịch, để mình đỡ quên.
Còn gần mấy ngày nữa, anh mua một món quà, là một bộ đồ ngủ vô cùng gợi cảm, hồi trước Tiểu Băng đã từng ngắm mấy lần nhưng không nỡ mua. Ngày kỷ niệm hôm đó, anh đổi lớp với người khác để buổi tối có thể đến chỗ ba mẹ vợ cùng chúc mừng với Tiểu Băng. Anh không nói cho Tiểu Băng là anh sẽ qua đó, Tiểu Băng cũng không nhắc đến ngày kỷ niệm này, anh biết Tiểu Băng nhất định là đang hy vọng tự anh nhớ ra ngày này, tự giác đến chúc mừng, nếu còn phải nhắc nhở, chắc chắn cô sẽ cảm thấy cực kì chán nản.
Buổi chiều tan làm, anh chạy về nhà tắm rửa, khoác lên mình bộ âu phục hơn một nghìn tệ lần trước mua rồi bắt taxi đến nhà ba mẹ vợ, tưởng là mình sẽ được chào đón bằng một bữa tối thịnh soạn và khuôn mặt tươi rói, ngỡ ngàng của Tiểu Băng, nhưng khi anh hưng phấn chạy đến đó, chỉ thấy ba mẹ vợ đang ăn cơm. Hai người thấy anh đến thì đều đứng dậy chuẩn bị bát đũa, anh thất vọng hỏi: “Mẹ, Tiểu Băng đâu rồi ạ?”
Mẹ vợ đáp: “Nó nhận được điện thoại, ra ngoài rồi. Chắc nó không biết hôm nay con sẽ đến. Bình thường không phải đến cuối tuần con mới rảnh sao?”
“Hôm nay... cũng rảnh rỗi hơn nên con sang đây. Cô ấy có nói là đi đâu không ạ? Bao giờ cô ấy về ạ?”
“Nó không nói...”
Anh sợ Tiểu Băng vì để kỷ niệm ngày này mà về ngôi nhà nhỏ của hai người, trong lòng rất hối hận, nếu sớm biết như vậy anh nên nói cho Tiểu Băng biết trước. Anh gọi vào di động của Tiểu Băng, tắt máy, lại gọi về nhà, không có ai nghe. Anh nghĩ có thể Tiểu Băng vẫn đang trên đường đi, đợi một lát rồi gọi. Anh tùy tiện ăn mấy miếng rồi vào phòng ngủ chờ đợi, vốn chỉ muốn nằm một lát, ai ngờ vừa đặt lưng xuống liền thiếp đi.
Đợi đến khi anh tỉnh lại thì đã hơn mười giờ. Tiểu Băng vẫn chưa về. Anh lập tức gọi điện về nhà, vẫn không có ai nghe máy, anh lại gọi vào di động của cô, vẫn tắt máy. Anh sốt ruột, thầm nghĩ chắc chắn là Tiểu Băng quay về nhà của hai người, không thấy anh ở đó nên giận dỗi chạy đi đâu rồi. Anh đi hỏi mẹ vợ: “Mẹ ơi, Tiểu Băng có gọi điện về không mẹ? Con vừa ngủ quên mất, không nghe thấy...”
“Không có, nó không gọi về...”
Anh hỏi: “Mẹ có biết cô ấy thường đi đâu không? Con muốn đi tìm cô ấy, bây giờ đã muộn rồi...”
“Có lúc con bé ở trường soạn bài hoặc là chấm bài gì đó, cũng về nhà rất muộn...”
“Thế để con đến trường cô ấy tìm xem...”Anh gọi đến phòng làm việc của Tiểu Băng, không có ai nghe máy, gọi vào di động của cô, vẫn tắt máy. Anh chạy đến nơi làm việc của Tiểu Băng, nhưng cả tòa nhà được bao phủ bởi một màu đen kịt. Anh quay về nhà ba mẹ vợ, nhìn đồng hồ, đã gần mười một giờ, anh quyết định đợi đến mười một giờ, nếu đến mười một giờ Tiểu Băng vẫn chưa về, anh sẽ đến nhà bạn bè của cô để tìm.
Anh không dám nằm lên giường nữa, chỉ sợ vừa nằm là lại thiếp đi nên ngồi trên chiếc ghế trước bàn viết. Máy tính chưa tắt, trên màn hình có mấy con cá cảnh nhiệt đới đang tung tăng bơi lội, bơi qua bơi lại khiến anh bực bội, chỉ muốn đuổi bọn cá đó đi. Anh vừa chạm vào con chuột, mấy con cá trên màn hình biến mất, xuất hiện một cửa sổ hình như chưa kịp tắt. Anh tò mò nhìn lướt qua, có vẻ như là một vài email copy từ đâu đó, anh không kìm được đọc vài bức, phát hiện hóa ra là email qua lại giữa một người tên “Băng” và một người tên “Hận Thủy”.
Anh nhớ lại một câu chuyện hiếm người biết mà Tiểu Băng đã từng kể cho anh nghe: Nhà văn Trương Hận Thủy tên khai sinh không phải là “Hận Thủy”, mà bởi vì ông theo đuổi Tạ Băng Tâm không thành, nên mới nhất thời tức giận đổi tên thành “Hận Thủy”, lấy ý nghĩa “Hận Thủy bất thành Băng”.
“Nếu không phải là bác sĩ Tiêu, vậy thì chỉ có thể là cô giáo Lam. Rất có thể bà ấy muốn cho cậu tiền nhưng cậu không chịu cầm, vì thế bà ấy đã nghĩ ra cách này.”
Đây chính là một khả năng anh không muốn đối diện nhất, cho nên anh vẫn suy đi tính lại, đoán cái này, đoán cái nọ, chỉ là không dám đoán là cô Lam, bởi vì tự đáy lòng anh vẫn hy vọng là người khác. Không hiểu tại sao, anh vẫn không muốn mượn tiền của cô Lam nhất, chỉ cần anh nghĩ đến cô Lam, trong đầu liền hiện lên mấy cụm từ “cô nhi quả phụ”, “lẻ loi hiu quạnh”, “cô đơn không người giúp”... lại không đành lòng cầm chút tiền tiết kiệm mà cô Lam phải vất vả mới gom góp được, ngộ ngỡ gia đình có chuyện thì hai mẹ con cô phải làm sao đây?
Dường như Tạ Di Hồng cảm thấy câu nói của mình khiến Đàm Duy câm nín, biết là đã gặp phải anh hùng, không khỏi tấm tắc ca ngợi: “Woa, cô Lam thật lợi hại, ngay cả anh tôi mà cũng mua chuộc được. Hồi đó tôi nghĩ nát óc cũng không tìm ra cách nào hay như vậy, đúng là gừng càng già càng cay.”
“Ân huệ tôi nợ mọi người quá nhiều, thật sự không biết phải đáp lại như thế nào...”
“Cậu nợ tôi ân huệ gì chứ? Cậu đâu có dùng đến tiền của tôi. Phải nói là tôi nợ cậu mới đúng, bởi vì dù thế nào cũng là chồng cũ của tôi cùng mấy thằng khốn kia cướp tiền của cậu. Nếu không phải vì tôi, cậu làm sao có thể bị cái tên sao chổi Thường Thắng kia quấn lấy? Như thế này nhé, số tiền của cô Lam, cậu cứ để tôi trả đi, coi như tôi lấy công chuộc tội.”
Anh nghẹn ngào không nói nên lời, trong đầu chợt lóe lên một hình ảnh hoang đường: anh cảm kích ôm lấy Tạ Di Hồng, siết chặt vòng tay. Anh có thể thề, anh tuyệt đối không có suy nghĩ không nên có, chỉ là cảm thấy làm như vậy mới bày tỏ được lòng biết ơn của anh.
Anh gọi điện thoại cho Tạ Di Hồng xong, lại gọi cho cô Lam, không hỏi có phải là tiền của cô Lam hay không mà trực tiếp cảm ơn cô Lam đã cho anh vay số tiền đó, anh nói là Tạ Di Vũ kể cho anh biết. Có lẽ trong mắt cô Lam, anh không phải là kẻ biết nói dối, vì thế cô Lam lập tức mắc lừa, hỏi với vẻ khó hiểu: “Anh ta đã đồng ý với tôi rằng sẽ không nói cho cậu biết, sao giờ lại tiết lộ với cậu chứ?”
“Bởi vì... em đã biết đám người cướp tiền kia vẫn chưa bị bắt, cho nên không thể lấy lại tiền được...” Anh kể lại tình hình của Thường Thắng cho cô Lam nghe.
Cô Lam nói: “Lúc đó tôi cũng không còn cách nào khác, biết cậu sợ nợ tiền, vì thế mới đi tìm Tiểu Tạ...”
“Sao cô... lại quen anh ta vậy?”
“Chẳng phải là suốt ngày nghe Thường Thắng nói sao? Cậu ta cứ mở miệng là nhắc đến anh vợ và ba vợ làm lãnh đạo...”
“Tạ Di Vũ... lại đồng ý làm chuyện đó ư?”
“Cái đó có gì mà không đồng ý chứ? Chẳng qua là giúp đưa tiền cho cậu thôi, chứ đâu có bảo anh ta làm trái pháp luật, giết người phóng hỏa... Tôi cũng kể cho anh ta nghe về tính cách của cậu, anh ta cũng rất hiểu, nói anh ta cũng là người sợ vay tiền, đàn ông mà, họ đều cho rằng vay tiền là một việc làm rất mất mặt.”
“Em chỉ lo cô và Vi Vi... thiếu tiền dùng...”
“Hai mẹ con tôi không thiếu tiền, nếu thiếu tiền thì đã đổi để dùng từ lâu rồi. Vi Vi rất quý hai vợ chồng các cậu, tôi bảo nó là số tiền này để cho cô Trang của chú Đàm chữa bệnh, con bé liền chạy đến chỗ cất ống tiết kiệm của nó, ném xuống đất vỡ tan, lấy tiền ra đưa cho tôi, bảo tôi đem đến cho cô Trang của chú Đàm chữa bệnh.”
Cổ họng anh nghẹn lại, không thể nói được điều gì, chỉ muốn ôm lấy Vi Vi, hôn lên cái trán cao cao của nó.
Lúc anh kể lại chuyện này cho Tiểu Băng, chỉ nói là tiền của cô Lam mà không nhắc đến chuyện Vi Vi đập vỡ ống tiết kiệm, sợ Tiểu Băng lại nghi ngờ Vi Vi là con gái anh, nói những câu đại loại như “dù gì cũng là ruột thịt”.
Tiểu Băng nói: “Em đã sớm đoán ra là cô giáo Lam rồi, có thể nghĩ ra cách tài tình như thế, anh nói xem ngoài cô ấy ra còn có thể là ai? Hiện giờ chúng mình vừa nợ tình nghĩa của Tạ Di Hồng vừa nợ ân huệ của cô Lam, phải làm sao đây? Lấy cái gì để trả người ta?”
Từ đó về sau, tảng đá trong lòng anh càng nặng trĩu, bởi vì món nợ của anh trong phút chốc đã tăng thêm hơn một trăm nghìn tệ, hơn nữa còn là tiền của cô Lam. Anh luôn cảm thấy bất cứ lúc nào cô Lam cũng có thể cần dùng đến số tiền đó, bị ốm, ra nước ngoài, Vi Vi học đàn, học lớp tài năng... có chỗ nào không cần dùng đến tiền đây? Nếu vì anh mà cuộc sống của hai mẹ con họ bị ảnh hưởng, hoặc là làm ảnh hưởng đến tiền đồ của Vi Vi thì anh chắc chắn sẽ hối hận cả đời...
Bây giờ anh “quay cuồng trong nợ nần”, một lòng một dạ nghĩ tới việc kiếm tiền, nhưng anh lại chẳng tìm được cách nào khác để kiếm tiền, chỉ có thể dạy thêm khắp nơi. May mà anh xuất thân từ trường đại học danh tiếng nên việc dạy học cũng khá ổn, dạy thêm cũng có thể kiếm được một ít.
Chỉ có điều thời gian anh ở bên Tiểu Băng ngày càng ít, đôi lúc, ngay cả cuối tuần cũng không thể ở bên nhau vì anh phải đi dạy hay ra ngoại ô dạy phụ đạo cho các thí sinh. Đại học B là một trong những đơn vị khảo thí tự học của thành phố này, trộn đề thi bên trong, sau đó lại cử giáo viên đi dạy phụ đạo. Mánh khóe nho nhỏ này đã được dày công tôi luyện, vì thế các thí sinh đều biết lớp phụ đạo của Đại học B đều là “hàng thật”, không tiếc bỏ ra một đống tiền để đăng ký học phụ đạo.
Đàm Duy cảm thấy cách làm này không đúng nhưng vẫn tranh thủ đi dạy phụ đạo, bởi vì anh dạy học ở những chỗ này, một ngày sẽ kiếm được hơn một nghìn tệ phí dạy học, còn được chiêu đãi rượu ngon cơm ngọt, xe đưa xe đón, tận tụy phục vụ anh như quan lớn. Anh đi dạy phụ đạo mấy buổi, tưởng chừng như bị nghiện, cảm thấy việc dạy thêm quả là kiếm tiền quá chậm, làm sao có thể so sánh được với việc dạy phụ đạo? Nhưng anh cũng không nỡ bỏ công việc dạy thêm, bởi vì kiểu phụ đạo này có tính thời vụ, gần đến thời gian thi mới có, bình thường vẫn phải dựa vào việc dạy thêm để kiếm tiền.
Chấm bài cũng có thể kiếm được tiền, tiền chấm bài vẫn là thứ yếu, chủ yếu là có một số thí sinh biết mình thi không tốt liền đánh dấu vào bài thi, sau đó đút lót cho giáo viên chấm thi để họ thu xếp. Buổi tối đầu tiên anh tham gia chấm thi, thầy giáo Lý - lãnh đạo tổ liền tìm đến nhà anh. Thầy Lý quanh co vòng vo cả buổi, anh mới hiểu là có một số thí sinh nhờ thầy Lý giúp họ thi qua, nhưng lúc chấm bài là mỗi giáo viên chấm một bài, không phải một người chấm tất cả, chỉ dựa vào một mình thầy Lý thì không thể làm trót lọt vụ này.
Người ta thường nói tiền có thể bắt quỷ đẩy cối xay, Đàm Duy không phải là quỷ nhưng còn thiếu tiền hơn cả quỷ, bây giờ có người đưa tiền đến trước mũi, còn cần gì mà không đẩy cối đây? Tuy anh sợ khiếp vía nhưng vẫn đồng ý. Hôm sau lúc chấm bài, dựa vào những manh mối mà thầy Lý cung cấp, anh để ý đến bài thi của những người đó, cứ gặp phải là dốc sức tặng điểm tối đa, hoặc chỉ trừ tượng trưng nửa điểm. Lần chấm thi đó, tiền chấm thi của anh còn cộng thêm tiền đút lót của học sinh cũng được hơn mấy nghìn.
Nhưng biến chất nhất chính là anh đi thi hộ người khác, đây cũng chính là vụ làm ăn mà thầy Lý tìm cho anh, nhờ anh đi thi hộ một người, bởi vì chỉ dựa vào chút mánh khóe chấm bài cũng không đảm bảo được là bao, một là danh tính thí sinh bị phong kín, số thí sinh làm ký hiệu lại nhiều, vả lại người chấm bài cũng khá nhiều, phân thành rất nhiều tổ, nếu chẳng may bài thi của thí sinh đó không thuộc tổ chấm bài của thầy Lý thì chỉ có thể nhìn bài than thở thôi. Vì thế có một vài thí sinh quyết định giải quyết vấn đề từ gốc rễ, tìm người thi hộ, như thế bất luận bài thi của mình có rơi vào tay người nào chấm cũng đều có thể qua.
Những người đó đúng là có bản lĩnh cao cường, ngay cả ảnh chụp trên thẻ dự thi chuẩn cũng làm giả được, còn làm giả thẻ công tác gì đó, để tiện bề đối phó với khâu kiểm tra giấy tờ khi bước vào phòng thi. May mà trường thi không đặt ở Đại học B nên không có người nào biết anh. Anh làm xong bài của mình rồi theo như giao hẹn trước đó, viết đáp án vào một tờ giấy nhỏ, chuyển cho một thí sinh khác, thí sinh đó chuyển cho bao nhiêu người anh cũng không biết, nói tóm lại, lần thi hộ này anh cũng kiếm được hơn mấy nghìn.
Anh cứ thế đi dạy ở khắp nơi, phụ đạo ở khắp nơi, làm giám thị rồi chấm bài, mưu lợi gian lận, đến mức cả thể xác và tinh thần đều vô cùng mệt mỏi, người như bị vắt kiệt sức lực, lúc ở bên Tiểu Băng, anh chủ yếu dành thời gian để ngủ bù. Tiểu Băng bây giờ như nghiện lên mạng, cứ lúc nào anh mở mắt là trông thấy cô ấy đang lên mạng. Có lúc anh tò mò hỏi: “Trên mạng rốt cuộc có gì hay, sao em từ sáng đến tối đều lên mạng vậy?”
“Anh vừa tới là ngủ, em biết làm gì bây giờ, đành phải lên mạng thôi.”
Nhưng nếu anh không ngủ, xốc lại tinh thần chơi với Tiểu Băng, Tiểu Băng lại nói: “Thôi, em mệt lắm, hay là anh ngủ bù đi còn em lên mạng.”
Có lẽ vì quá bận hoặc là quá mệt, anh lại quên mất ngày kỷ niệm hai người quen nhau. Hôm đó đúng vào thứ Tư, anh có tiết ở ba nơi, đợi đến khi anh dạy xong thì đã là hơn mười giờ tối. Anh thậm chí còn chẳng nghĩ đến việc tắm rửa, ngã xuống giường liền buồn ngủ, nhưng Tạ Di Hồng đột nhiên gọi điện cho anh, hỏi hôm nay sao không thấy cảm ơn bà mai là cô ấy, lúc đó anh mới nhớ ra hôm nay chính là ngày kỷ niệm, năm nào họ cũng chúc mừng. Anh luống cuống, vội vàng bắt taxi chạy đến chỗ Tiểu Băng.
Tiểu Băng cũng không trách anh, chỉ thờ ơ nói: “Vợ chồng già hết rồi, chúc mừng hay không cũng không quan trọng...”
Thái độ này còn khiến anh cảm thấy sợ hãi hơn là Tiểu Băng quát anh một trận, nếu cô ấy mắng anh chứng tỏ cô ấy vẫn còn coi trọng ngày này, nhưng bây giờ lại lãnh đạm nói một câu như vậy khiến anh cảm thấy vô cùng khó hiểu, không biết là do thời gian càng dài tình cảm càng sâu đậm, không cần để ý đến những tiểu tiết như thế, hay là Tiểu Băng đang tức giận. Anh liên tục thanh minh nhưng Tiểu Băng lại có phần không bình tĩnh: “Em đã nói với anh là không quan trọng, sao anh cứ nói mãi thế?”
Có lầm lỗi từ ngày kỷ niệm lần đó, anh trở nên vô cùng căng thẳng, chỉ sợ lại quên mất bất cứ ngày kỷ niệm nào khác. Tiếp đó là ngày kỷ niệm hai người lần đầu tiên làm tình, đây là bí mật của họ, cũng chính là ngày kỷ niệm mà Tiểu Băng coi trọng nhất. Những dịp kỷ niệm khác thường mời một số người để cùng chúc mừng nhưng riêng ngày này, chỉ có hai người họ lặng lẽ chúc nhau. Lần này, anh cố ý dùng bút đỏ khoanh tròn ngày đó trên lịch, để mình đỡ quên.
Còn gần mấy ngày nữa, anh mua một món quà, là một bộ đồ ngủ vô cùng gợi cảm, hồi trước Tiểu Băng đã từng ngắm mấy lần nhưng không nỡ mua. Ngày kỷ niệm hôm đó, anh đổi lớp với người khác để buổi tối có thể đến chỗ ba mẹ vợ cùng chúc mừng với Tiểu Băng. Anh không nói cho Tiểu Băng là anh sẽ qua đó, Tiểu Băng cũng không nhắc đến ngày kỷ niệm này, anh biết Tiểu Băng nhất định là đang hy vọng tự anh nhớ ra ngày này, tự giác đến chúc mừng, nếu còn phải nhắc nhở, chắc chắn cô sẽ cảm thấy cực kì chán nản.
Buổi chiều tan làm, anh chạy về nhà tắm rửa, khoác lên mình bộ âu phục hơn một nghìn tệ lần trước mua rồi bắt taxi đến nhà ba mẹ vợ, tưởng là mình sẽ được chào đón bằng một bữa tối thịnh soạn và khuôn mặt tươi rói, ngỡ ngàng của Tiểu Băng, nhưng khi anh hưng phấn chạy đến đó, chỉ thấy ba mẹ vợ đang ăn cơm. Hai người thấy anh đến thì đều đứng dậy chuẩn bị bát đũa, anh thất vọng hỏi: “Mẹ, Tiểu Băng đâu rồi ạ?”
Mẹ vợ đáp: “Nó nhận được điện thoại, ra ngoài rồi. Chắc nó không biết hôm nay con sẽ đến. Bình thường không phải đến cuối tuần con mới rảnh sao?”
“Hôm nay... cũng rảnh rỗi hơn nên con sang đây. Cô ấy có nói là đi đâu không ạ? Bao giờ cô ấy về ạ?”
“Nó không nói...”
Anh sợ Tiểu Băng vì để kỷ niệm ngày này mà về ngôi nhà nhỏ của hai người, trong lòng rất hối hận, nếu sớm biết như vậy anh nên nói cho Tiểu Băng biết trước. Anh gọi vào di động của Tiểu Băng, tắt máy, lại gọi về nhà, không có ai nghe. Anh nghĩ có thể Tiểu Băng vẫn đang trên đường đi, đợi một lát rồi gọi. Anh tùy tiện ăn mấy miếng rồi vào phòng ngủ chờ đợi, vốn chỉ muốn nằm một lát, ai ngờ vừa đặt lưng xuống liền thiếp đi.
Đợi đến khi anh tỉnh lại thì đã hơn mười giờ. Tiểu Băng vẫn chưa về. Anh lập tức gọi điện về nhà, vẫn không có ai nghe máy, anh lại gọi vào di động của cô, vẫn tắt máy. Anh sốt ruột, thầm nghĩ chắc chắn là Tiểu Băng quay về nhà của hai người, không thấy anh ở đó nên giận dỗi chạy đi đâu rồi. Anh đi hỏi mẹ vợ: “Mẹ ơi, Tiểu Băng có gọi điện về không mẹ? Con vừa ngủ quên mất, không nghe thấy...”
“Không có, nó không gọi về...”
Anh hỏi: “Mẹ có biết cô ấy thường đi đâu không? Con muốn đi tìm cô ấy, bây giờ đã muộn rồi...”
“Có lúc con bé ở trường soạn bài hoặc là chấm bài gì đó, cũng về nhà rất muộn...”
“Thế để con đến trường cô ấy tìm xem...”Anh gọi đến phòng làm việc của Tiểu Băng, không có ai nghe máy, gọi vào di động của cô, vẫn tắt máy. Anh chạy đến nơi làm việc của Tiểu Băng, nhưng cả tòa nhà được bao phủ bởi một màu đen kịt. Anh quay về nhà ba mẹ vợ, nhìn đồng hồ, đã gần mười một giờ, anh quyết định đợi đến mười một giờ, nếu đến mười một giờ Tiểu Băng vẫn chưa về, anh sẽ đến nhà bạn bè của cô để tìm.
Anh không dám nằm lên giường nữa, chỉ sợ vừa nằm là lại thiếp đi nên ngồi trên chiếc ghế trước bàn viết. Máy tính chưa tắt, trên màn hình có mấy con cá cảnh nhiệt đới đang tung tăng bơi lội, bơi qua bơi lại khiến anh bực bội, chỉ muốn đuổi bọn cá đó đi. Anh vừa chạm vào con chuột, mấy con cá trên màn hình biến mất, xuất hiện một cửa sổ hình như chưa kịp tắt. Anh tò mò nhìn lướt qua, có vẻ như là một vài email copy từ đâu đó, anh không kìm được đọc vài bức, phát hiện hóa ra là email qua lại giữa một người tên “Băng” và một người tên “Hận Thủy”.
Anh nhớ lại một câu chuyện hiếm người biết mà Tiểu Băng đã từng kể cho anh nghe: Nhà văn Trương Hận Thủy tên khai sinh không phải là “Hận Thủy”, mà bởi vì ông theo đuổi Tạ Băng Tâm không thành, nên mới nhất thời tức giận đổi tên thành “Hận Thủy”, lấy ý nghĩa “Hận Thủy bất thành Băng”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook