Ai Đem Tiếng Gió Nghe Thành Ly Biệt Ca
-
Chương 3
Kể từ vụ việc của Văn Ý về sau, Đường Nịnh đều không đảm nhận bất cứ chức vụ nào nữa. Mặc dù thành tích học tập luôn đứng hàng đầu, nhưng hình ảnh là kẻ bắt nạt của anh cũng vô cùng nổi tiếng. Có một số giáo viên vẫn thích anh, còn lại thì chẳng ưa nổi anh, xem anh như một con sâu mọt.
Mà anh cũng không phản đối, mỗi ngày đều cười, còn nhỏ mà đã biểu hiện rõ ra sự trầm lặng. Hứa Niệm Nhất bên anh lâu dài, dần cũng thành thói quen, cho dù khuôn mặt cô lạnh như băng, thậm chí lời nói cũng luôn lạnh nhạt. Nhưng chỉ có cô biết rằng, trong lòng mình, Đường Nịnh đại diện cho sự tin tưởng và dựa dẫm.
Trong kỳ nghỉ hè lớp 4, bệnh viện mẹ Đường Nịnh đã tổ chức cho trẻ em học bơi. Không biết Đường Nịnh đã sử dụng phương pháp nào, thêm được tên Hứa Niệm Nhất và Tiền Nhất Khiêm vào danh sách. Thế là cả ba bắt đầu học bơi trong kỳ nghỉ hè. Mỗi ngày, ba người đi xe buýt đến Cung thiếu nhi, rồi lên lớp học mất tầm hai tiếng. Sau khi học xong, sẽ ghé lại gian hàng đậu phụ thối ở cửa.
Đó chính là lần "tự do đi chơi" đầu tiên của họ. Hứa Niệm Nhất nhớ rất kỹ, người dắt cô ra khỏi cái ngõ nhỏ Phong Kiều này. Không phải cha mẹ cô, mà là Đường Nịnh, người luôn sống trong thành phố. Sau đó, bơi lội trở thành môn thể thao duy nhất mà Hứa Niệm Nhất học trong đời.
Càng ngày bơi càng nhiều, Đường Nịnh dần bắt đầu đưa Hứa Niệm Nhất và Tiền Nhất Khiêm đi ăn. Lúc đó, anh có rất nhiều phiếu giảm giá mà mẹ cho anh. Vì vậy, ba người họ đã ăn trong một số nhà hàng nhỏ.
Đương nhiên, Đường Nịnh không ít lần tìm cơ hội ức hiếp Hứa Niệm Nhất.
Vào một dịp nọ, Đường Nịnh đưa Hứa Niệm Nhất đến một bữa tiệc buffet theo phong cách Nhật Bản và Hàn Quốc. Vào đầu những năm 1990, những nơi như vậy ở thành phố S rất hiếm. Ba người rất phấn khích. Bữa ăn cũng rất vui. Ăn gần xong, Đường Nịnh lấy một chén thạch màu xanh chạy đến bên cô " Niệm Nhất, cậu thưởng thức thử món thạch này, ngon lắm đó."
Hứa Niệm Nhất nhìn viên thạch lấp lánh, liền ngậm vào miệng, chỉ cảm thấy mũi đầy nức mùi cay, khiến cô muốn ói ra, sặc nơi cổ họng, ho rồi chảy luôn cả nước mắt. Uống bao nhiêu nước, cũng vẫn không cầm được nước mắt chảy ra.
Đường Nịnh ở một bên cười đắc ý, cô tức giận đến đỏ hồng cả mắt quay người muốn đi.
Năm đó, mù tạt không phải là một loại bột, nó có kết cấu tương tự như thạch. Kể từ lần đó về sau, Hứa Niệm Nhất chưa bao giờ dám chạm vào mù tạt nữa. Ngay cả khi đi ăn sashimi, cô cũng chỉ ăn với nước tương. Những người khác ngạc nhiên hỏi cô tại sao, cô chỉ lạnh lùng bĩu môi, ngược lại Đường Nịnh, lại híp mắt cười đắc ý nhìn cô.
Trong cuộc đời cô, nhiều kỷ niệm đều là Đường Nịnh để lại, rất nhiều năm, vô thức, từng chút một, tự nhiên lại gần gũi. Tốt, xấu, hạnh phúc, không hạnh phúc, đều có bóng dáng của anh.
Lúc nhỏ, thấy thời gian trôi qua đặc biệt nhanh. Năm nghỉ hè lớp 4, cô học bơi lội. Nghỉ hè năm lớp 5, Hứa Niệm Nhất cùng Tiền Nhất Khiêm luôn xuất hiện tại nhà Đường Nịnh. Không vì cái gì khác, lý do là nhà anh trang bị một cái dây anten, bắt đầu thu được một số kênh nước ngoài và đài truyền hình Đài Loan Hồng Kông.
Hứa Niệm Nhất cũng là từ nơi đó tiếp xúc với âm nhạc, với vô số phim bộ Hồng Kông. Đương nhiên, cũng có nhà Đường Nịnh.
Cha Đường Nịnh dường như luôn vắng nhà, mẹ anh là bác sĩ, luôn mang mắt kính, lần nào cũng dịu dàng nhìn mấy đứa trẻ bọn họ, thế nhưng Hứa Niệm Nhất vẫn cảm thấy bà ấy đối với cô so với Tiền Nhất Khiêm có chút khác biệt.
Theo bản năng cảm nhận, mẹ Đường Nịnh không thích cô. Có thể là bởi vì cô khá đần, ví dụ như, bà ấy dạy họ chơi "máy kéo", cô lại vĩnh viễn luôn là người làm sai thẻ. Cũng có thể bởi vì cô tương đối xui xẻo. Chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, không ai cần cô, như vậy cũng có phần khiến cô cảm thấy tự ti.
Nhưng đối với một đứa trẻ 12 tuổi, cảm xúc đó đều là mông lung. Mỗi lần đến nhà Đường Nịnh, cô thấy mình giống như một con chuột, vô cùng hèn mọn, nhưng cô vẫn vui vẻ đến cùng Tiền Nhất Khiêm.
Cũng trong mùa hè năm đó, cô bắt đầu hiểu được sự thờ ơ và trưởng thành của Đường Nịnh.
Nhà Đường Nịnh rất lớn, phòng của anh càng không nhỏ, thậm chí còn có cả TV, máy chơi game, thêm vô số hộp băng cùng đĩa nhạc. Mỗi lần bọn họ đến liền đóng cửa lại, xem tivi, nói chuyện phiếm. Có một ngày, ba người họ vẫn như bình thường, chỉ có điều là ngày đó cảm xúc Đường Nịnh có chút bất an, luôn nhìn mãi cái đồng hồ trên tường. Nhiều lần, Hứa Niệm Nhất cũng phát hiện.
Cuối cùng đến khi đồng hồ điểm 5 giờ, Đường Nịnh đứng lên, cầm điện thoại gọi cho một dãy số.
"Cha, người ở đâu?"
"Con mặc kệ cha ở bên ngoài ra sao, hôm nay sinh nhật mẹ cha nhất định phải trở về. Nếu không con sẽ không tha thứ cho cha."
Một khắc này, chỉ hai câu nói, Hứa Niệm Nhất liền hiểu rõ. Cô cảm thấy trong lòng mình ê ẩm, có thể bởi vì Đường Nịnh, cũng có thể là nghĩ đến mình. Tiền Nhất Khiêm bên cạnh cũng ý thức được vấn đề, cùng cô quan sát, nở nụ cười bất đắc dĩ.
Đường Nịnh cúp điện thoại, như một người không có chuyện gì ngồi trên sàn nhà, chuyên chú xem CHANNEL V của Ngô Đại Duy dạy Anh ngữ.
Một năm đó Hứa Niệm Nhất cảm giác được Đường Nịnh cùng mình có thêm mấy phần thân thiết. Có lẽ là vì chuyện gia đình phức tạp, cũng hoặc là bởi vì cho dù anh có ăn hiếp cô đi nữa, nhưng ở trước mặt cô, anh xưa nay không giả vờ, không che giấu. Cũng có lẽ, cô dần dần phát hiện, bên cạnh cô, hình như chỉ có anh cùng Tiền Nhất Khiêm mà thôi.
Bước vào lớp 6, một năm đầy rắc rối của Hứa Niệm Nhất. Bởi vì kinh nguyệt của cô đã tới.
Lớp 6 tiểu học, vào lúc đó, những đứa trẻ khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện, cô biến thành ngoại lệ. Cô so với các bạn nữ khác có bộ ngực vô cùng đầy đặn lại còn thêm kinh nguyệt đến sớm, khiến cô cảm thấy xấu hổ, đặc biệt đến khóa thể dục có lúc cô xin phép nghỉ ở ngoài, thậm chí cô cảm thấy mỗi người đều đang cười nhạo mình.
Một năm kia trở nên gian nan lại dài dằng dặc, đối với Đường Nịnh và Tiền Nhất Khiêm cô cũng bắt đầu giữ khoảng cách. Đó là một loại tiềm thức, khoảng cách giữa nam và nữ, cho dù thân thiết thế nào, cũng chầm chậm có một vách ngăn nhỏ bé ngăn cản.
Tiền Nhất Khiêm vẫn nhàn nhạt, giống như tất cả đều không quan trọng. Ngược lại Đường Nịnh, luôn luôn để lộ nụ cười chu đáo, làm cô cảm thấy lúng túng hơn.
Thật vất vả cho đến khi tốt nghiệp lớp 6, ba người họ lại phải đối mặt với một cú sốc nhỏ.
Một ngày nọ, cô về nhà thấy cha và mẹ xuất hiện cùng một lúc, bà thì đang lặng lẽ chờ cô. Tâm trạng lúc đó của cô rất phấn khích. Cô nghĩ rằng cuối cùng cha mẹ cũng đã đến đón cô.
Thế nhưng, kết quả cuối cùng hoàn toàn khác với những gì cô nghĩ. Mục đích sự xuất hiện cùng nhau của họ lần này chỉ đơn giản là nói rằng cô sẽ đến trường cấp hai trọng điểm để học.
Vào thời điểm đó, việc tốt nghiệp trường tiểu học về cơ bản được chia thành trường trung học cơ sở theo địa điểm, cha Hứa Niệm Nhất bắt đầu làm một công việc nhỏ kiếm được một số tiền. Đủ để đóng học phí cho Niệm Nhất học ở trường trọng điểm.
Lúc đó, Hứa Niệm Nhất vừa thất vọng vừa buồn bã. Nhưng trong lòng cũng có một sự phù phiếm đơn giản và hy vọng, cô cũng mong chờ được đến đó.
Cô nghĩ rằng nếu cô vào trường cấp hai trọng điểm thì sẽ thoát khỏi tình trạng ờ nhờ hiện tại.
Tuy nhiên, cô không muốn rời xa Tiền Nhất Khiêm và Đường Nịnh. Hai chàng trai vô thức đã đi cùng cô tới tận 7 năm. Đối với một đứa trẻ 13 tuổi, đó đã là một nửa cuộc đời.
"Niệm Nhất, con về đọc sách cho tốt, tuần sau mẹ sẽ đưa con đi làm bài kiểm tra."
Những lời nói của mẹ làm gián đoạn suy nghĩ của cô, cô nhẹ nhàng gật đầu. Bởi vì vốn dĩ không cần đến sự đồng ý của cô, mặc kệ cô có bao nhiêu mâu thuẫn, cuối cùng kết quả đều không phải do cô quyết định.
Ngày hôm sau, cô trông thấy hai người bọn họ, nhàn nhạt nói, "Cha mẹ cho tôi phí tài trợ, chuẩn bị đưa đến học ở trung học Y."
Tiền Nhất Khiêm sững sờ, mà Đường Nịnh thì cười cười nói, "Thật là trùng hợp, tôi cũng vậy."
Hứa Niệm Nhất nhìn Đường Nịnh, há to mồm nói không ra lời, rồi mới theo bản năng liếc sang nhìn Tiền Nhất Khiêm. Chỉ bắt gặp anh dịu dàng mà cười, nói với Đường Nịnh, "Vậy cậu chăm sóc tốt Niệm Nhất, đừng bắt nạt cô ấy"
Hứa Niệm Nhất bĩu môi, không nói gì.
Cha mẹ Tiền Nhất Khiêm đều là công nhân bình thường, mấy ngàn phí tài trợ đối với bọn họ mà nói là giá trên trời, cô biết, Tiền Nhất Khiêm chắc chắn sẽ không thể đến trung học Y, rời xa là việc bắt buộc, trong lòng có chút không nỡ, trái tim cảm giác nhói nhói, nhưng vẫn phải cười.
Ba người họ dường như đã quen với việc sử dụng tiếng cười để che đậy mọi thứ.
Tin tốt duy nhất là, ít nhất Đường Nịnh vẫn ở bên cô.
Năm đó, Hứa Niệm Nhất, mười ba tuổi, nhận đả kích mạnh mẽ. Sự thấp kém và lòng tự trọng, bất lực và háo hức, khiến cô cảm thấy bối rối.
Cô ghét sự thờ ơ của cha mẹ với mình. Ngay cả khi cô cố nghĩ rằng họ không phải không yêu cô, chỉ là yêu không đủ, nhưng vẫn như cũ không thể tha thứ cho họ. Nhưng cho dù không tha thứ cho họ, thì cô vẫn phải tiếp nhận vật chất từ họ. Bởi vì khi ấy cô còn quá nhỏ, lòng tự trọng của cô cũng không có cách nào giúp cô sống trong thế giới này. Không có vật chất họ đưa cho, cô nghĩ, sợ rằng ngay cả bà và dì cũng sẽ không cho cô một ánh nhìn tốt, và vì cô không đủ sức, cô không biết cách chiến đấu, nên cô chỉ có thể im lặng chấp nhận.
Thế là, vào mua hè năm lớp 6, ba người cùng vui vẻ bên nhau nhưng vẫn mang theo một tia u sầu.
Năm đó, Tiền Nhất Khiêm đề nghị cùng nhau sống lại thời thơ ấu, vì vậy ba người chạy trong con hẻm nhỏ ở Phong Kiều, làm những việc ngu ngốc họ làm khi còn nhỏ, nhưng chỉ là ai cũng đều biết cảm giác hoàn toàn khác biệt, hơn nữa toàn bộ chỉ là ký ức.
Đó cũng là ký ức của Hứa Niệm Nhất. Tiền Nhất Khiêm cũng có một lần yếu thế, tuổi anh còn nhỏ, anh dường như thờ ơ, nhìn như bình tĩnh, kỳ thật cũng sẽ không nỡ.
Bởi vì tại thời điểm đó chúng quá nhỏ để dự đoán tương lai, không biết cái hoàn cảnh mới kia sẽ mang lại cho bọn họ bao nhiêu thay đổi. Vì vậy, sợ hãi, thất vọng, có lẽ còn có một số sự tự ti và đố kị không rõ ràng được trộn lẫn với nhau, để ba người họ trải qua một kì nghỉ hè phức tạp nhất!
Mà anh cũng không phản đối, mỗi ngày đều cười, còn nhỏ mà đã biểu hiện rõ ra sự trầm lặng. Hứa Niệm Nhất bên anh lâu dài, dần cũng thành thói quen, cho dù khuôn mặt cô lạnh như băng, thậm chí lời nói cũng luôn lạnh nhạt. Nhưng chỉ có cô biết rằng, trong lòng mình, Đường Nịnh đại diện cho sự tin tưởng và dựa dẫm.
Trong kỳ nghỉ hè lớp 4, bệnh viện mẹ Đường Nịnh đã tổ chức cho trẻ em học bơi. Không biết Đường Nịnh đã sử dụng phương pháp nào, thêm được tên Hứa Niệm Nhất và Tiền Nhất Khiêm vào danh sách. Thế là cả ba bắt đầu học bơi trong kỳ nghỉ hè. Mỗi ngày, ba người đi xe buýt đến Cung thiếu nhi, rồi lên lớp học mất tầm hai tiếng. Sau khi học xong, sẽ ghé lại gian hàng đậu phụ thối ở cửa.
Đó chính là lần "tự do đi chơi" đầu tiên của họ. Hứa Niệm Nhất nhớ rất kỹ, người dắt cô ra khỏi cái ngõ nhỏ Phong Kiều này. Không phải cha mẹ cô, mà là Đường Nịnh, người luôn sống trong thành phố. Sau đó, bơi lội trở thành môn thể thao duy nhất mà Hứa Niệm Nhất học trong đời.
Càng ngày bơi càng nhiều, Đường Nịnh dần bắt đầu đưa Hứa Niệm Nhất và Tiền Nhất Khiêm đi ăn. Lúc đó, anh có rất nhiều phiếu giảm giá mà mẹ cho anh. Vì vậy, ba người họ đã ăn trong một số nhà hàng nhỏ.
Đương nhiên, Đường Nịnh không ít lần tìm cơ hội ức hiếp Hứa Niệm Nhất.
Vào một dịp nọ, Đường Nịnh đưa Hứa Niệm Nhất đến một bữa tiệc buffet theo phong cách Nhật Bản và Hàn Quốc. Vào đầu những năm 1990, những nơi như vậy ở thành phố S rất hiếm. Ba người rất phấn khích. Bữa ăn cũng rất vui. Ăn gần xong, Đường Nịnh lấy một chén thạch màu xanh chạy đến bên cô " Niệm Nhất, cậu thưởng thức thử món thạch này, ngon lắm đó."
Hứa Niệm Nhất nhìn viên thạch lấp lánh, liền ngậm vào miệng, chỉ cảm thấy mũi đầy nức mùi cay, khiến cô muốn ói ra, sặc nơi cổ họng, ho rồi chảy luôn cả nước mắt. Uống bao nhiêu nước, cũng vẫn không cầm được nước mắt chảy ra.
Đường Nịnh ở một bên cười đắc ý, cô tức giận đến đỏ hồng cả mắt quay người muốn đi.
Năm đó, mù tạt không phải là một loại bột, nó có kết cấu tương tự như thạch. Kể từ lần đó về sau, Hứa Niệm Nhất chưa bao giờ dám chạm vào mù tạt nữa. Ngay cả khi đi ăn sashimi, cô cũng chỉ ăn với nước tương. Những người khác ngạc nhiên hỏi cô tại sao, cô chỉ lạnh lùng bĩu môi, ngược lại Đường Nịnh, lại híp mắt cười đắc ý nhìn cô.
Trong cuộc đời cô, nhiều kỷ niệm đều là Đường Nịnh để lại, rất nhiều năm, vô thức, từng chút một, tự nhiên lại gần gũi. Tốt, xấu, hạnh phúc, không hạnh phúc, đều có bóng dáng của anh.
Lúc nhỏ, thấy thời gian trôi qua đặc biệt nhanh. Năm nghỉ hè lớp 4, cô học bơi lội. Nghỉ hè năm lớp 5, Hứa Niệm Nhất cùng Tiền Nhất Khiêm luôn xuất hiện tại nhà Đường Nịnh. Không vì cái gì khác, lý do là nhà anh trang bị một cái dây anten, bắt đầu thu được một số kênh nước ngoài và đài truyền hình Đài Loan Hồng Kông.
Hứa Niệm Nhất cũng là từ nơi đó tiếp xúc với âm nhạc, với vô số phim bộ Hồng Kông. Đương nhiên, cũng có nhà Đường Nịnh.
Cha Đường Nịnh dường như luôn vắng nhà, mẹ anh là bác sĩ, luôn mang mắt kính, lần nào cũng dịu dàng nhìn mấy đứa trẻ bọn họ, thế nhưng Hứa Niệm Nhất vẫn cảm thấy bà ấy đối với cô so với Tiền Nhất Khiêm có chút khác biệt.
Theo bản năng cảm nhận, mẹ Đường Nịnh không thích cô. Có thể là bởi vì cô khá đần, ví dụ như, bà ấy dạy họ chơi "máy kéo", cô lại vĩnh viễn luôn là người làm sai thẻ. Cũng có thể bởi vì cô tương đối xui xẻo. Chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, không ai cần cô, như vậy cũng có phần khiến cô cảm thấy tự ti.
Nhưng đối với một đứa trẻ 12 tuổi, cảm xúc đó đều là mông lung. Mỗi lần đến nhà Đường Nịnh, cô thấy mình giống như một con chuột, vô cùng hèn mọn, nhưng cô vẫn vui vẻ đến cùng Tiền Nhất Khiêm.
Cũng trong mùa hè năm đó, cô bắt đầu hiểu được sự thờ ơ và trưởng thành của Đường Nịnh.
Nhà Đường Nịnh rất lớn, phòng của anh càng không nhỏ, thậm chí còn có cả TV, máy chơi game, thêm vô số hộp băng cùng đĩa nhạc. Mỗi lần bọn họ đến liền đóng cửa lại, xem tivi, nói chuyện phiếm. Có một ngày, ba người họ vẫn như bình thường, chỉ có điều là ngày đó cảm xúc Đường Nịnh có chút bất an, luôn nhìn mãi cái đồng hồ trên tường. Nhiều lần, Hứa Niệm Nhất cũng phát hiện.
Cuối cùng đến khi đồng hồ điểm 5 giờ, Đường Nịnh đứng lên, cầm điện thoại gọi cho một dãy số.
"Cha, người ở đâu?"
"Con mặc kệ cha ở bên ngoài ra sao, hôm nay sinh nhật mẹ cha nhất định phải trở về. Nếu không con sẽ không tha thứ cho cha."
Một khắc này, chỉ hai câu nói, Hứa Niệm Nhất liền hiểu rõ. Cô cảm thấy trong lòng mình ê ẩm, có thể bởi vì Đường Nịnh, cũng có thể là nghĩ đến mình. Tiền Nhất Khiêm bên cạnh cũng ý thức được vấn đề, cùng cô quan sát, nở nụ cười bất đắc dĩ.
Đường Nịnh cúp điện thoại, như một người không có chuyện gì ngồi trên sàn nhà, chuyên chú xem CHANNEL V của Ngô Đại Duy dạy Anh ngữ.
Một năm đó Hứa Niệm Nhất cảm giác được Đường Nịnh cùng mình có thêm mấy phần thân thiết. Có lẽ là vì chuyện gia đình phức tạp, cũng hoặc là bởi vì cho dù anh có ăn hiếp cô đi nữa, nhưng ở trước mặt cô, anh xưa nay không giả vờ, không che giấu. Cũng có lẽ, cô dần dần phát hiện, bên cạnh cô, hình như chỉ có anh cùng Tiền Nhất Khiêm mà thôi.
Bước vào lớp 6, một năm đầy rắc rối của Hứa Niệm Nhất. Bởi vì kinh nguyệt của cô đã tới.
Lớp 6 tiểu học, vào lúc đó, những đứa trẻ khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện, cô biến thành ngoại lệ. Cô so với các bạn nữ khác có bộ ngực vô cùng đầy đặn lại còn thêm kinh nguyệt đến sớm, khiến cô cảm thấy xấu hổ, đặc biệt đến khóa thể dục có lúc cô xin phép nghỉ ở ngoài, thậm chí cô cảm thấy mỗi người đều đang cười nhạo mình.
Một năm kia trở nên gian nan lại dài dằng dặc, đối với Đường Nịnh và Tiền Nhất Khiêm cô cũng bắt đầu giữ khoảng cách. Đó là một loại tiềm thức, khoảng cách giữa nam và nữ, cho dù thân thiết thế nào, cũng chầm chậm có một vách ngăn nhỏ bé ngăn cản.
Tiền Nhất Khiêm vẫn nhàn nhạt, giống như tất cả đều không quan trọng. Ngược lại Đường Nịnh, luôn luôn để lộ nụ cười chu đáo, làm cô cảm thấy lúng túng hơn.
Thật vất vả cho đến khi tốt nghiệp lớp 6, ba người họ lại phải đối mặt với một cú sốc nhỏ.
Một ngày nọ, cô về nhà thấy cha và mẹ xuất hiện cùng một lúc, bà thì đang lặng lẽ chờ cô. Tâm trạng lúc đó của cô rất phấn khích. Cô nghĩ rằng cuối cùng cha mẹ cũng đã đến đón cô.
Thế nhưng, kết quả cuối cùng hoàn toàn khác với những gì cô nghĩ. Mục đích sự xuất hiện cùng nhau của họ lần này chỉ đơn giản là nói rằng cô sẽ đến trường cấp hai trọng điểm để học.
Vào thời điểm đó, việc tốt nghiệp trường tiểu học về cơ bản được chia thành trường trung học cơ sở theo địa điểm, cha Hứa Niệm Nhất bắt đầu làm một công việc nhỏ kiếm được một số tiền. Đủ để đóng học phí cho Niệm Nhất học ở trường trọng điểm.
Lúc đó, Hứa Niệm Nhất vừa thất vọng vừa buồn bã. Nhưng trong lòng cũng có một sự phù phiếm đơn giản và hy vọng, cô cũng mong chờ được đến đó.
Cô nghĩ rằng nếu cô vào trường cấp hai trọng điểm thì sẽ thoát khỏi tình trạng ờ nhờ hiện tại.
Tuy nhiên, cô không muốn rời xa Tiền Nhất Khiêm và Đường Nịnh. Hai chàng trai vô thức đã đi cùng cô tới tận 7 năm. Đối với một đứa trẻ 13 tuổi, đó đã là một nửa cuộc đời.
"Niệm Nhất, con về đọc sách cho tốt, tuần sau mẹ sẽ đưa con đi làm bài kiểm tra."
Những lời nói của mẹ làm gián đoạn suy nghĩ của cô, cô nhẹ nhàng gật đầu. Bởi vì vốn dĩ không cần đến sự đồng ý của cô, mặc kệ cô có bao nhiêu mâu thuẫn, cuối cùng kết quả đều không phải do cô quyết định.
Ngày hôm sau, cô trông thấy hai người bọn họ, nhàn nhạt nói, "Cha mẹ cho tôi phí tài trợ, chuẩn bị đưa đến học ở trung học Y."
Tiền Nhất Khiêm sững sờ, mà Đường Nịnh thì cười cười nói, "Thật là trùng hợp, tôi cũng vậy."
Hứa Niệm Nhất nhìn Đường Nịnh, há to mồm nói không ra lời, rồi mới theo bản năng liếc sang nhìn Tiền Nhất Khiêm. Chỉ bắt gặp anh dịu dàng mà cười, nói với Đường Nịnh, "Vậy cậu chăm sóc tốt Niệm Nhất, đừng bắt nạt cô ấy"
Hứa Niệm Nhất bĩu môi, không nói gì.
Cha mẹ Tiền Nhất Khiêm đều là công nhân bình thường, mấy ngàn phí tài trợ đối với bọn họ mà nói là giá trên trời, cô biết, Tiền Nhất Khiêm chắc chắn sẽ không thể đến trung học Y, rời xa là việc bắt buộc, trong lòng có chút không nỡ, trái tim cảm giác nhói nhói, nhưng vẫn phải cười.
Ba người họ dường như đã quen với việc sử dụng tiếng cười để che đậy mọi thứ.
Tin tốt duy nhất là, ít nhất Đường Nịnh vẫn ở bên cô.
Năm đó, Hứa Niệm Nhất, mười ba tuổi, nhận đả kích mạnh mẽ. Sự thấp kém và lòng tự trọng, bất lực và háo hức, khiến cô cảm thấy bối rối.
Cô ghét sự thờ ơ của cha mẹ với mình. Ngay cả khi cô cố nghĩ rằng họ không phải không yêu cô, chỉ là yêu không đủ, nhưng vẫn như cũ không thể tha thứ cho họ. Nhưng cho dù không tha thứ cho họ, thì cô vẫn phải tiếp nhận vật chất từ họ. Bởi vì khi ấy cô còn quá nhỏ, lòng tự trọng của cô cũng không có cách nào giúp cô sống trong thế giới này. Không có vật chất họ đưa cho, cô nghĩ, sợ rằng ngay cả bà và dì cũng sẽ không cho cô một ánh nhìn tốt, và vì cô không đủ sức, cô không biết cách chiến đấu, nên cô chỉ có thể im lặng chấp nhận.
Thế là, vào mua hè năm lớp 6, ba người cùng vui vẻ bên nhau nhưng vẫn mang theo một tia u sầu.
Năm đó, Tiền Nhất Khiêm đề nghị cùng nhau sống lại thời thơ ấu, vì vậy ba người chạy trong con hẻm nhỏ ở Phong Kiều, làm những việc ngu ngốc họ làm khi còn nhỏ, nhưng chỉ là ai cũng đều biết cảm giác hoàn toàn khác biệt, hơn nữa toàn bộ chỉ là ký ức.
Đó cũng là ký ức của Hứa Niệm Nhất. Tiền Nhất Khiêm cũng có một lần yếu thế, tuổi anh còn nhỏ, anh dường như thờ ơ, nhìn như bình tĩnh, kỳ thật cũng sẽ không nỡ.
Bởi vì tại thời điểm đó chúng quá nhỏ để dự đoán tương lai, không biết cái hoàn cảnh mới kia sẽ mang lại cho bọn họ bao nhiêu thay đổi. Vì vậy, sợ hãi, thất vọng, có lẽ còn có một số sự tự ti và đố kị không rõ ràng được trộn lẫn với nhau, để ba người họ trải qua một kì nghỉ hè phức tạp nhất!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook