Yến Hoài Tích
-
Chương 42
Edit: Dâu
Ai?! Anh á!
“Ta thì sao?” Bách Lý Du thất thanh hỏi.
“Con là ta nhốt.” Bà cụ khụ một tiếng đáp.
“Gì cơ!?” Bách Lý Du gào lên, “Mẫu hậu ngài nhốt con làm chi?”
Bà cụ còn tỏ ra ấm ức hết sức, khóc sướt mướt, “Ai bảo con không nghe lời! Vì người nương thương nhất là con, hu hu hu… Cái đứa con không có hiếu này cố tình cả ngày không về nhà. Nương muốn gặp con một lát, cho người đi tìm con, con lại sợ họ như sợ quỷ! Họ về, đều nói còn chưa kịp gọi con tiếng nào, con đã thành một làn khói… Hu hu hu…Ta nuôi con phí công rồi…”
“Mẫu…”
“Con câm miệng cho ta! Con hỏi các nàng ấy đi! Số ta khổ quá mà…”
Các phi tần công chúa vội vàng hùa theo, “Đúng vậy đúng vậy, Thái hoàng Thái hậu thường xuyên vì Du Du mà không chịu ăn uống đấy.”
Trong đó, trưởng công chúa (hẳn là chị của Bách Lý Du) có giọng nói và tình cảm phong phú, dẫn dắt từng bước, nói có sách mách có chứng, logic chặt chẽ.
Bách Lý Du á khẩu không trả lời được, mồ hôi lạnh tuôn như mưa.
Trong nháy mắt tôi cuối cùng cũng hiểu được Bách Lý Du, sâu sắc đồng tình với cậu chàng, công tác phụ nữ quả nhiên không dễ làm mà.
Tôi đành phải nói sang chuyện khác, “Thế Hoàng thượng thì sao?”
Tử Vi rụt rè giơ tay, “Là… Ta.”
“Thái hậu! Người á!?”
Tử Vi sắp khóc đến nơi rồi, “Bởi vì Hoàng thượng không chịu nghe lời, không ăn cá, cũng không ăn rau. Tối không chịu đi ngủ… Không thích đọc sách viết chữ, còn đánh nhau với tiểu thái giám nữa!”
Tử Vi cô nương, cô…
Thôi bỏ đi, tôi giật nhẹ ống tay áo của Triệu Thụy Lam, nhẹ giọng hỏi, “Thế ai muốn mạng của bọn ta? Ngươi? Thái hậu? Hay là Thái hoàng Thái hậu?”
Anh ta kéo lại tay tôi, “Về rồi nói cho ngươi được không?”
Được thôi, tôi đành ở đây cho các cô ấy diễn xong vở kịch gia đình vui vẻ hòa thuận này vậy.
Đi ra khỏi tẩm cung của Thái hoàng Thái hậu, tất cả đều yên tĩnh tựa như chưa hề có gì xảy ra. Các chúng phi cười đùa không ngừng, thái giám cung nữ cầm đèn, truyền lời; thị vệ vẫn tuần đêm như thường, quân đội của Triệu Thụy Lam giống như thủy triều, lui đi không còn một mống.
Nhưng trong không khí tràn ngập mùi máu tươi, dù thế nào cũng không che lấp hết được. Phía Tây Bắc hoàng cung, trong tòa thành vây kia, có mấy trăm người vừa mới mất mạng.
Bách Lý Du bị Thái hoàng Thái hậu ép lưu lại trong cung, Cảnh Ngôn cũng vì tiểu Hoàng đế cực kì dính cậu ta, nên không theo cùng. Tôi và Triệu mỹ nhân mặt đối mặt ngồi trong xe ngựa, nhìn nhau không nói gì.
Vó ngựa đạp trên phiến đá xanh, âm thanh giòn tan.
Triệu mỹ nhân nhẹ nhàng nói, “Ta không phải không muốn dẫn họ ra, chỉ là có vài chuyện, họ không biết thì tốt hơn.”
Đúng vậy, nếu chân tướng tàn nhẫn, vậy cứ để cho hai đứa ngốc kia vĩnh viễn mơ hồ đi.
“Mới vừa rồi,” anh ta kéo tôi vào trong lòng ngực, “Thất ca của Bách Lý Thập Cửu, giết Thập nhất ca của hắn.”
“Ngụy Vương? Giết…”
“Tấn Vương, đất phong ở Hà Tây.”
“Thế tại sao hắn ta ở kinh thành?”
“Vì hắn muốn làm hoàng đế.”
Tôi im lặng không nói, Triệu mỹ nhân ôm tôi chặt hơn, vẻ mặt mỏi mệt, “Từ hồi yết kiến đầu năm hắn vẫn không về, vẫn luôn trốn trong nhà một thân tín trong kinh, âm thầm quấy rối quân đội, đến thời cơ thích hợp, chuẩn bị bức vua thoái vị.”
“Lá gan lớn thật.”
“Lá gan lớn nhưng não lại teo,” anh ta vùi đầu vào hõm vai tôi, “Đã bị phát hiện từ lâu rồi.”
“Thế sao Ngụy vương không trừ bỏ hắn sớm một chút.”
“Vì người Liêu quấy rối biên cảnh, ta phải xuất chinh. Không có ta, Ngụy vương không dễ xuống tay với hắn.”
Vì sao?
Anh ta chậm rãi kể lại.
Tấn vương này, trước giờ đều không an phận, vẫn cứ luôn tung tăng nhảy nhót. Bách Lý Duyên luôn khinh thường gã ta, nói gã “Văn tài võ lược, đều không nên thân”. Nhưng Bách Lý Du vẫn luôn dung túng đứa em khác mẹ lưu manh này. Dung túng hành vi hoang đường của gã, dung túng gã làm nhiều việc bất nghĩa, dung túng gã phá luật trong đất phong của mình, nhục nhã quan viên, xa hoa cực độ, sa vào tửu sắc, tàn hại bá tánh, thậm chí còn dung túng gã tự mở rộng quân đội.
Cứ thế mà dung túng một cách lạnh lùng, không có ý tốt hết ba năm. Mãi đến khi người dân vùng đất phong nhỏ bé kia không sống nổi nữa, nhân tâm ly tán, cương thường pháp kỉ gần như không còn, đang chuẩn bị lấy cờ hiệu nghĩa quân mà chinh phạt, người nọ lại đưa tới cửa.
Gã ta cũng chuẩn bị cờ hiệu nghĩa quân, gọi là “Thanh quân trắc”, giúp Hoàng đế thảo phạt gian thần, bị thảo phạt chính là Triệu Thụy Lam.
Nhưng vương huynh của gã lại tỉnh táo hơn gã gấp trăm lần. Liếc mắt một cái đã nhìn thấu gã ngốc này muốn làm Hoàng đế, hai là biết rõ mình tuy tranh đấu gay gắt với Triệu Thụy Lam hết mấy năm, nhưng trên thực tế hai người là môi hở răng lạnh. Không có uy hiếp của Ngụy vương, vài vị “mẫu hậu” sau màn sẽ không tha thứ cho việc ngoại thích khuếch trương thế lực; mà không có quân quyền của Triệu Thụy Lam, Ngụy vương cũng sẽ không thể ngồi yên trên vị trí Nhiếp chính vương này được.
Đây là quan trường, chỉ nói cân bằng ích lợi, nào có đạo lý gì đâu.
Cho nên hai người ăn nhịp với nhau (Văn cáo già chính là hi sinh trong hồi âm mưu này). Chờ đến khi Triệu Thụy Lam diệt phỉ về, thừa dịp Tấn vương chưa chuẩn bị xong, dứt khoát ra tay trước.
Lãnh đạo tối cao trong cung đã biết, áp dụng thái độ ngầm đồng ý.
Mẹ đẻ của Tấn vương từng là sủng phi mà Thái tổ Kỳ triều cực kì yêu thương, lại là con gái của khai quốc công thần, đương nhiên là cậy sủng mà kiêu, khiến cho Thái hoàng Thái hậu lúc bấy giờ là Hoàng hậu chán ghét. Nghe nói sau khi Thái tổ qua đời, bà lại ra vẻ mình là mẫu phi của Thái tông. Thái tông là một thanh niên hòa khí, nhưng mẫu thân của ông —— lúc này đã là Thái hậu —— lại hết sức khó chịu.
Cho nên khi được báo kế hoạch này, bà cũng chỉ nhẹ nhàng bâng quơ gật đầu một cái, liền không bao giờ hỏi đến nữa. Còn Tử Vi, vốn chỉ là một con rối, chủ ý của anh trai chính là chủ ý của cô.
Đây là một mặt của những kẻ thống trị, người đời vẫn cứ nguyện bảo vệ lợi ích cho họ, họ lại vẫn cứ làm lơ cương thường, lập mưu, chính biến, soán vị, không ngừng đặt người đời vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, người đời vẫn cứ một lòng nghe theo, nhưng cái thứ họ nghe theo lại vớ vẩn vô cùng.
“Thế sao lại muốn nhốt bọn ta lại?”
Triệu mỹ nhân búng nhẹ mũi tôi, cười nói, “Vẫn còn ghim cơ à! Để bảo vệ ngươi không bị cuốn vào hỗn chiến chứ sao.”
“Đầy cách để bảo vệ, sao lại phải nhốt lại.”
Anh ta cười ha ha, “Ngươi đi hỏi Chi Hiền ấy, là chủ ý của hắn. Hắn nói ngươi hại hắn một ngày phải cưỡi ngựa một trăm dặm, hắn liền nhốt ngươi ở một chỗ không đi được đâu.”
Tôi giận: Chủ ý của hồ ly tinh mà anh cũng nghe à!?
“Ừ, ta thấy chơi vui mà.”
Sau đó bà lão cũng thấy chơi vui, nhốt Bách Lý Du vào; Tử Vi cũng thấy chơi vui, cũng nhốt tiểu Hoàng đế vào. Kết quả phương pháp các người cảm thấy chơi vui nhất, an toàn nhất lại suýt nữa lấy mạng bọn tôi!
Tôi cáu: “Không chơi vui một chút nào hết!”
“Đúng là chơi không vui,” anh ta nhíu mày, “Trong cung có người để lộ tin tức, Tấn vương không biết là bị ai mê hoặc, lại xúc động đến vây công Hoàng thượng, hơn nữa cái cung điện bỏ hoang kia —— chính là nơi nhốt các ngươi —— có thể đột nhập vào từ bên ngoài hoàng cung. Đến khi ta biết được, đã hơi muộn rồi.”
“Kẻ mật báo đâu?”
“Chết rồi.”
“Tấn vương đâu?”
“Nghe nói ‘vô tình’ chết dưới loạn đao.”
“Quân đội của Tấn vương cũng bị diệt sạch à?”
“Đương nhiên, nhưng đều là một đám ô hợp mà thôi. Ngụy vương mang binh thủ cửa Đông hoàng cung, ta thủ cửa Nam, đợi bọn chúng có đến mà không có về.”
Tôi thở dài, “Chúng ta suýt nữa đã chết trong tay đám ô hợp rồi.”
Anh ta nhéo tai tôi, “Không phải là không chết sao.”
Tôi chợt nhớ ra, “Không phải ngươi vốn ở bên kia sao, sao lại biết người của Tấn vương tới?”
“Vì bên ta cũng có một kẻ mật báo.”
“Hơn nữa,” anh ta cười đến là thần bí, “Người ta còn nói quen ngươi, ngươi đoán xem là ai?”
Ai?! Anh á!
“Ta thì sao?” Bách Lý Du thất thanh hỏi.
“Con là ta nhốt.” Bà cụ khụ một tiếng đáp.
“Gì cơ!?” Bách Lý Du gào lên, “Mẫu hậu ngài nhốt con làm chi?”
Bà cụ còn tỏ ra ấm ức hết sức, khóc sướt mướt, “Ai bảo con không nghe lời! Vì người nương thương nhất là con, hu hu hu… Cái đứa con không có hiếu này cố tình cả ngày không về nhà. Nương muốn gặp con một lát, cho người đi tìm con, con lại sợ họ như sợ quỷ! Họ về, đều nói còn chưa kịp gọi con tiếng nào, con đã thành một làn khói… Hu hu hu…Ta nuôi con phí công rồi…”
“Mẫu…”
“Con câm miệng cho ta! Con hỏi các nàng ấy đi! Số ta khổ quá mà…”
Các phi tần công chúa vội vàng hùa theo, “Đúng vậy đúng vậy, Thái hoàng Thái hậu thường xuyên vì Du Du mà không chịu ăn uống đấy.”
Trong đó, trưởng công chúa (hẳn là chị của Bách Lý Du) có giọng nói và tình cảm phong phú, dẫn dắt từng bước, nói có sách mách có chứng, logic chặt chẽ.
Bách Lý Du á khẩu không trả lời được, mồ hôi lạnh tuôn như mưa.
Trong nháy mắt tôi cuối cùng cũng hiểu được Bách Lý Du, sâu sắc đồng tình với cậu chàng, công tác phụ nữ quả nhiên không dễ làm mà.
Tôi đành phải nói sang chuyện khác, “Thế Hoàng thượng thì sao?”
Tử Vi rụt rè giơ tay, “Là… Ta.”
“Thái hậu! Người á!?”
Tử Vi sắp khóc đến nơi rồi, “Bởi vì Hoàng thượng không chịu nghe lời, không ăn cá, cũng không ăn rau. Tối không chịu đi ngủ… Không thích đọc sách viết chữ, còn đánh nhau với tiểu thái giám nữa!”
Tử Vi cô nương, cô…
Thôi bỏ đi, tôi giật nhẹ ống tay áo của Triệu Thụy Lam, nhẹ giọng hỏi, “Thế ai muốn mạng của bọn ta? Ngươi? Thái hậu? Hay là Thái hoàng Thái hậu?”
Anh ta kéo lại tay tôi, “Về rồi nói cho ngươi được không?”
Được thôi, tôi đành ở đây cho các cô ấy diễn xong vở kịch gia đình vui vẻ hòa thuận này vậy.
Đi ra khỏi tẩm cung của Thái hoàng Thái hậu, tất cả đều yên tĩnh tựa như chưa hề có gì xảy ra. Các chúng phi cười đùa không ngừng, thái giám cung nữ cầm đèn, truyền lời; thị vệ vẫn tuần đêm như thường, quân đội của Triệu Thụy Lam giống như thủy triều, lui đi không còn một mống.
Nhưng trong không khí tràn ngập mùi máu tươi, dù thế nào cũng không che lấp hết được. Phía Tây Bắc hoàng cung, trong tòa thành vây kia, có mấy trăm người vừa mới mất mạng.
Bách Lý Du bị Thái hoàng Thái hậu ép lưu lại trong cung, Cảnh Ngôn cũng vì tiểu Hoàng đế cực kì dính cậu ta, nên không theo cùng. Tôi và Triệu mỹ nhân mặt đối mặt ngồi trong xe ngựa, nhìn nhau không nói gì.
Vó ngựa đạp trên phiến đá xanh, âm thanh giòn tan.
Triệu mỹ nhân nhẹ nhàng nói, “Ta không phải không muốn dẫn họ ra, chỉ là có vài chuyện, họ không biết thì tốt hơn.”
Đúng vậy, nếu chân tướng tàn nhẫn, vậy cứ để cho hai đứa ngốc kia vĩnh viễn mơ hồ đi.
“Mới vừa rồi,” anh ta kéo tôi vào trong lòng ngực, “Thất ca của Bách Lý Thập Cửu, giết Thập nhất ca của hắn.”
“Ngụy Vương? Giết…”
“Tấn Vương, đất phong ở Hà Tây.”
“Thế tại sao hắn ta ở kinh thành?”
“Vì hắn muốn làm hoàng đế.”
Tôi im lặng không nói, Triệu mỹ nhân ôm tôi chặt hơn, vẻ mặt mỏi mệt, “Từ hồi yết kiến đầu năm hắn vẫn không về, vẫn luôn trốn trong nhà một thân tín trong kinh, âm thầm quấy rối quân đội, đến thời cơ thích hợp, chuẩn bị bức vua thoái vị.”
“Lá gan lớn thật.”
“Lá gan lớn nhưng não lại teo,” anh ta vùi đầu vào hõm vai tôi, “Đã bị phát hiện từ lâu rồi.”
“Thế sao Ngụy vương không trừ bỏ hắn sớm một chút.”
“Vì người Liêu quấy rối biên cảnh, ta phải xuất chinh. Không có ta, Ngụy vương không dễ xuống tay với hắn.”
Vì sao?
Anh ta chậm rãi kể lại.
Tấn vương này, trước giờ đều không an phận, vẫn cứ luôn tung tăng nhảy nhót. Bách Lý Duyên luôn khinh thường gã ta, nói gã “Văn tài võ lược, đều không nên thân”. Nhưng Bách Lý Du vẫn luôn dung túng đứa em khác mẹ lưu manh này. Dung túng hành vi hoang đường của gã, dung túng gã làm nhiều việc bất nghĩa, dung túng gã phá luật trong đất phong của mình, nhục nhã quan viên, xa hoa cực độ, sa vào tửu sắc, tàn hại bá tánh, thậm chí còn dung túng gã tự mở rộng quân đội.
Cứ thế mà dung túng một cách lạnh lùng, không có ý tốt hết ba năm. Mãi đến khi người dân vùng đất phong nhỏ bé kia không sống nổi nữa, nhân tâm ly tán, cương thường pháp kỉ gần như không còn, đang chuẩn bị lấy cờ hiệu nghĩa quân mà chinh phạt, người nọ lại đưa tới cửa.
Gã ta cũng chuẩn bị cờ hiệu nghĩa quân, gọi là “Thanh quân trắc”, giúp Hoàng đế thảo phạt gian thần, bị thảo phạt chính là Triệu Thụy Lam.
Nhưng vương huynh của gã lại tỉnh táo hơn gã gấp trăm lần. Liếc mắt một cái đã nhìn thấu gã ngốc này muốn làm Hoàng đế, hai là biết rõ mình tuy tranh đấu gay gắt với Triệu Thụy Lam hết mấy năm, nhưng trên thực tế hai người là môi hở răng lạnh. Không có uy hiếp của Ngụy vương, vài vị “mẫu hậu” sau màn sẽ không tha thứ cho việc ngoại thích khuếch trương thế lực; mà không có quân quyền của Triệu Thụy Lam, Ngụy vương cũng sẽ không thể ngồi yên trên vị trí Nhiếp chính vương này được.
Đây là quan trường, chỉ nói cân bằng ích lợi, nào có đạo lý gì đâu.
Cho nên hai người ăn nhịp với nhau (Văn cáo già chính là hi sinh trong hồi âm mưu này). Chờ đến khi Triệu Thụy Lam diệt phỉ về, thừa dịp Tấn vương chưa chuẩn bị xong, dứt khoát ra tay trước.
Lãnh đạo tối cao trong cung đã biết, áp dụng thái độ ngầm đồng ý.
Mẹ đẻ của Tấn vương từng là sủng phi mà Thái tổ Kỳ triều cực kì yêu thương, lại là con gái của khai quốc công thần, đương nhiên là cậy sủng mà kiêu, khiến cho Thái hoàng Thái hậu lúc bấy giờ là Hoàng hậu chán ghét. Nghe nói sau khi Thái tổ qua đời, bà lại ra vẻ mình là mẫu phi của Thái tông. Thái tông là một thanh niên hòa khí, nhưng mẫu thân của ông —— lúc này đã là Thái hậu —— lại hết sức khó chịu.
Cho nên khi được báo kế hoạch này, bà cũng chỉ nhẹ nhàng bâng quơ gật đầu một cái, liền không bao giờ hỏi đến nữa. Còn Tử Vi, vốn chỉ là một con rối, chủ ý của anh trai chính là chủ ý của cô.
Đây là một mặt của những kẻ thống trị, người đời vẫn cứ nguyện bảo vệ lợi ích cho họ, họ lại vẫn cứ làm lơ cương thường, lập mưu, chính biến, soán vị, không ngừng đặt người đời vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, người đời vẫn cứ một lòng nghe theo, nhưng cái thứ họ nghe theo lại vớ vẩn vô cùng.
“Thế sao lại muốn nhốt bọn ta lại?”
Triệu mỹ nhân búng nhẹ mũi tôi, cười nói, “Vẫn còn ghim cơ à! Để bảo vệ ngươi không bị cuốn vào hỗn chiến chứ sao.”
“Đầy cách để bảo vệ, sao lại phải nhốt lại.”
Anh ta cười ha ha, “Ngươi đi hỏi Chi Hiền ấy, là chủ ý của hắn. Hắn nói ngươi hại hắn một ngày phải cưỡi ngựa một trăm dặm, hắn liền nhốt ngươi ở một chỗ không đi được đâu.”
Tôi giận: Chủ ý của hồ ly tinh mà anh cũng nghe à!?
“Ừ, ta thấy chơi vui mà.”
Sau đó bà lão cũng thấy chơi vui, nhốt Bách Lý Du vào; Tử Vi cũng thấy chơi vui, cũng nhốt tiểu Hoàng đế vào. Kết quả phương pháp các người cảm thấy chơi vui nhất, an toàn nhất lại suýt nữa lấy mạng bọn tôi!
Tôi cáu: “Không chơi vui một chút nào hết!”
“Đúng là chơi không vui,” anh ta nhíu mày, “Trong cung có người để lộ tin tức, Tấn vương không biết là bị ai mê hoặc, lại xúc động đến vây công Hoàng thượng, hơn nữa cái cung điện bỏ hoang kia —— chính là nơi nhốt các ngươi —— có thể đột nhập vào từ bên ngoài hoàng cung. Đến khi ta biết được, đã hơi muộn rồi.”
“Kẻ mật báo đâu?”
“Chết rồi.”
“Tấn vương đâu?”
“Nghe nói ‘vô tình’ chết dưới loạn đao.”
“Quân đội của Tấn vương cũng bị diệt sạch à?”
“Đương nhiên, nhưng đều là một đám ô hợp mà thôi. Ngụy vương mang binh thủ cửa Đông hoàng cung, ta thủ cửa Nam, đợi bọn chúng có đến mà không có về.”
Tôi thở dài, “Chúng ta suýt nữa đã chết trong tay đám ô hợp rồi.”
Anh ta nhéo tai tôi, “Không phải là không chết sao.”
Tôi chợt nhớ ra, “Không phải ngươi vốn ở bên kia sao, sao lại biết người của Tấn vương tới?”
“Vì bên ta cũng có một kẻ mật báo.”
“Hơn nữa,” anh ta cười đến là thần bí, “Người ta còn nói quen ngươi, ngươi đoán xem là ai?”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook