Vịnh Phù Dung
C1: Hoa đào trong gió

Xuân xanh có chăng là những tháng ngày trôi qua lặng lẽ.

Mùa xuân trong mỗi tâm hồn non nớt đôi lúc cũng bằng không, và kỷ niệm lúc bên nhau không bao giờ là mãi mãi.

Cho đi rồi nhận lại, chan chứa nỗi buồn vui.

Hạnh phúc ngắn hay lâu, cũng do mình tự tạo.

Tình yêu ban sơ, không khi nào là giả tạo, nhưng chính giây phút xao lòng, đã định một niềm đau.

Bắc Kinh là nơi hai người lần đầu hạnh ngộ, trong đôi mắt đa tình, trinh nữ biết tim rung.

Ta đã nghe:

- Tình yêu không phải là chiếm hữu!

Như hoa tuyết giữa trời, trong trắng đẹp tình thiên.

Phù Dung là tên một loài hoa sớm nở tối tàn, mong manh yểu điệu.

Mã Phong yêu cô gái quê mùa, ngây ngất men cay.

Bên chén rượu say mềm, nỗi đau người thiên cổ, cho ai thêm nhung nhớ ngậm ngùi, lưu luyến tiếng tri âm.

Ngược dòng thời gian, Mã Phong hồi ức lại một mối tình khắc cốt ghi tâm, trong mắt thiên tình, có hình giai lệ, nghe chuông gió bên thềm, ai ngỡ bước chân xưa.

Phù Dung tuy đã đi rồi, nhưng linh hồn của cô vẫn còn sống mãi, nơi mây trắng ngang trời, bóng nhạn muốn đưa tin.

Tình yêu thần thoại, chân chính quang minh, đẹp như bức họa giai tình đang ủ rủ, trong khói biếc san hà, tiếng nhạc khẽ vang lên.

Cảnh cũ còn đây, mà người xưa đâu mất, ta thương cô gái năm nào, trong trái tim ta.

Phù Dung sớm nở tối tàn

Sinh ly tử biệt, hỡi nàng giai nhân

Chân tình đôi mắt trinh tân

Ái thiên huyết hải, mấy phần cười hoa.

Nếu như trên thế gian này không có tình yêu, cũng chẳng biết con người sống tựa chiêm bao, chết đi về nơi nào đây nữa!

Và có không biết bao người vất vả lo toan, một đời sinh nhai cơm áo, bao giờ ngẫm lại thân ta.

Sơn Đông có một chàng trai nghèo, chăn trâu từ nhỏ, không yêu thích đô thành, rong ruổi trăng khuya. Cậu ấy thường hay ngâm thơ tình, trăng nghe ứa lệ, vẽ thư pháp nhân hiền, sao thấy lai nghinh. Diện mạo đơn thuần, thanh cao giản phục, một đôi mắt u buồn, chất chứa những đau thương.

Mã Phong đang ngồi đọc sách bên đống rơm khô, xa lánh bụi hồng, tâm hồn thư thái, cầm trong tay cuốn thơ của Lý Bạch thời Thịnh Đường, khóe miệng có phong tư.

Gió lạnh đang về, hoa thu hương sắc, cho nhân thế quy hồi, trăn trở mai sau.

Nhớ chi những chuyện qua rồi, xa xôi như mộng. Ta sống cho giây phút hiện đời, chân thật vô tư.

Gió lùa qua dãy phong linh, thoáng nghe giai tình đang đứng đợi.

Hoa nơi chân núi ngại ngùng, cho tim hồng thao thức hương yêu.

Chiều hoàng hôn mây tím giăng khắp lưng trời, chim bay lẻ bạn.

Cho đôi lứa trong đôi ba phút mơ màng, bất chợt sầu vương.

Phù Dung từ xa bước đến, mang theo bó hương trầm mua mới trên tay, hướng về Mã Phong nhỏ tiếng nói:

- Mã Phong! Sao anh ngồi ở đây mà ngâm thơ tình hoài vậy? Bộ không thấy người ta bên kia bờ hồ đang vui thả hoa đăng hay sao?

Mã Phong mím chặt môi hồng, ung dung thần bộ, trong dáng dấp thiên tài, để lộ chút tinh anh, xoay người lại nhìn Phù Dung một hồi rồi nói:

- Anh cũng không biết nên khóc hay nên cười cho nhân thế hôm nay! Nếu như trên cõi đời này không có giai nhân, cũng không biết lấy đâu ra tình quân tử?

Phù Dung ngơ ngác, đơn thuần, không hiểu ý chi, lặng lẽ quan sát nhân tình đang cúi mặt, hoa rơi trên vai áo lưu tình, gió lạnh mát mi cong.

Họ cùng nghe tiếng gió gọi linh hồn xa trăm hướng, mùa xuân tuy đang đến thật gần, sao nghe trong lòng giá buốt ba phân.

Không lẽ, cái đạo con người không ra ngoài tam giáo, nhưng trinh tiết nguyên thần đang rạo rực tìm nhau.

Thơ ca trong lòng Mã Phong cũng giống như một vị thần không nam không nữ, đẹp tinh khôi chân chất nhi đồng, trong trắng tựa tình sen.

Mã Phong nửa ghẹo nửa buồn, ngâm lên hai câu thơ để thử lòng Phù Dung:


- Tuyết rơi trong nắng làm gì

Châu quang sáng sủa, yêu thì xa nhau.

Phù Dung nghe qua không hiểu, trong tâm trí mơ hồ, không biết chuyện ngày sau.

Bầu trời như cao thêm chút nữa, xa tít đến muôn trùng, ngắm mãi vẫn chưa xong.

Phù Dung cũng thích đọc thơ tình, lại yêu vì hội họa, chơi đàn, đánh cờ, mọi thứ giỏi giang.

Cô không thích rượu chè, đi đêm với bạn, chỉ lo dốc chí học hành cho được yên vui.

Thưở nhỏ, khi Phù Dung mới vừa chào đời, đã có một vị thầy tướng tình cờ đi ngang qua nhà rồi nói với cha cô:

- Đứa bé gái này sau khi lớn lên rồi, một là xuống tóc tu hành, xuất gia đạt đạo, còn hai là mang vận hoa đào, một kiếp điêu linh. Tài hoa bạc mệnh, dẫu đẹp dẫu xinh, thiên ý định sẵn ba đào, ngày sau sẽ biết.

Cha cô cũng thường hay nhắc đi nhắc lại câu chuyện này với cô, nhưng cô chưa tin. Còn mẹ của cô khi xưa từng là một diễn viên, đa tài tuyệt sắc, chẳng may vận rủi phim trường, tai nạn vong thân, bỏ lại trong nhà hai đứa con côi, một gái một trai, đều do chồng nuôi dưỡng.

Phù Dung rất thương chiều em trai, suốt ngày xem nó như là bảo bối, đi đâu cũng thường dắt theo.

Có khi nó còn bị lạc đường, đi ra ngoài nghĩa địa, rồi cứ lăn qua lộn lại ở đó mà khóc hoài, không biết đường ra.

Và lần nào cũng như lần nào, cũng là do Mã Phong tình cờ bắt gặp rồi cõng nó về nhà, còn la rầy cho một trận, chắc cũng do đứa em trai tinh nghịch này, mà mới nên duyên tình ước lệ giữa hai nhà Mã Trịnh ngày sau.

Mã Phong có một người em gái, tên gọi Mã Tuyết, từ nhỏ thì đã thường hay tự một mình bỏ nhà đi chơi xa, nhất là leo lên đỉnh núi Phổ Đà rồi ở lì trên đó, không chịu về nhà, thậm chí có khi còn rủ rê thêm Trịnh Hoa, là cậu em trai bướng bỉnh của Phù Dung, cùng bỏ nhà đi hoang chung với mình cho có bạn.

Đáng sợ nhất là có một lần hai đứa trẻ này bị người rừng bắt đi xa lắc, sau đó sợ hãi thả về, không biết tại sao.

Phù Dung ngồi cạnh Mã Phong, mà trong lòng cứ nhớ lại không biết bao nhiêu chuyện vui buồn từ nhỏ, thi thoảng vuốt tóc chau mày, mắt ngọc nhìn lên, thấy Phong tuấn mỹ phong thần, chân quang điểm đạo, trong đôi mắt trong ngần vui sướng tựa tình thân.

Mã Phong nghe tiếng gió lạnh lùng, hoa đào ra nụ, chỉ chờ xuân tới nơi này, khoe sắc đưa hương, cảm thấy lòng mình như ngây dại. Quay sang bắt gặp giai lệ đang nhìn, tim đập môi run. Rồi anh tự nói một mình nhưng to tiếng:

- Nếu như tôi có thể vinh hiển sau này, rạng tổ quy tông, ắt cũng là do ông trời thương xót, ban cho kẻ hèn này cơ hội lập thân.

Phù Dung lặng nhìn nơi khóe mắt anh hùng không tử trận, bất giác tim rung, nói:

- Thật ra cha em không phải là người họ Trịnh, cũng không biết là họ gì. Thôi thì bây giờ em nêu ra đây sáu họ là Hạ, Trần, Cao, Phí, Kinh, Lương để cho anh đoán thử, coi thật sự là họ nào mới đúng! Đâu anh nói thử coi!

Mã Phong đi lính mới về, nghe qua thì chợt hiểu, chẳng phải ba tháng trước nơi phương bắc có người cũng nói chuyện y chang hay sao? Bèn quay sang nhìn Phù Dung rồi hỏi:

- Em đang nói thật sao? Cha em vốn không phải là người nhà họ Trịnh? Anh cũng từng nghe một anh chàng đồng đội ở trên sa trường là Ngũ Giải nói về chuyện này rồi, nhưng lúc đó anh chưa tin. Nhà anh chắc cũng không phải là họ Mã thật đâu, có người nói là họ Cao mới đúng, nhưng anh cũng không tin. Rồi tất cả những chuyện này về sau liệu còn có gì làm chứng, có gì làm tin, mà em cứ nói như vậy hoài, sao anh chịu nổi?

Phù Dung nhoẻn miệng cười, không đáp.

Lúc đó, Mã Tuyết hồn nhiên đi tới, hét lớn nô đùa, khiến cho đôi lứa giật mình như muốn ngưng tim.

Mã Phong đứng lên nhìn em gái, không nói không rằng, thơ thẩn bước chân đi.

Phù Dung đi theo anh, không quên cầm hộ giùm anh quyển thơ tình của Thi Tiên Lý Bạch, môi sen như nở nụ cười sâu sắc tận buồng tim.

Mã Tuyết cười tươi nói:

- Phù Dung! Tại sao chị không chịu làm đám cưới với anh của tôi luôn đi cho rồi, còn đợi cái gì nữa vậy? Hả!

Phù Dung nghe rồi thôi, im hơi lặng tiếng đi xuống dưới chân đồi, đêm tối vây quanh, sao trời như trêu chọc.

Đi ngược với dòng đời, cô chẳng mơ ước nhiều về chuyện tương lai đầy hứa hẹn, chỉ nghe theo tiếng lòng mình, lan tỏa yêu thương.

Khi cô đi ngang qua miếu thần thì gió lốc dựng lên, cây ngã chắn đường, tự nhiên chóng mặt, không biết cơn cớ là gì, ngậm miệng ngồi suy tư giây lát bên dưới gốc cây già trăm tuổi dáng cung tên.

Có vẻ như trong cái buổi giao mùa tâm tư dễ động, khiến cho trinh nữ mơ màng, nghe thấy giọng xa xăm, nửa hư và nửa thực:

- Phù Dung! Hoa nở, hoa tàn úa

Sinh tử ba đời, hóa long châu

Chân tính dũa mài, câu tạo hóa

Tình lý pháp còn, hoa vũ lâu.

Xưa nay, chuyện thần dị linh kỳ phải đâu hiếm gặp, nghe tiên thánh nói cơ huyền, ngọc nữ ghi tâm.

Phù Dung thuộc lòng bài thơ ấy, ghi chép vào trong cuốn nhật ký cuộc đời bí mật của riêng cô.

Có người bạn học cũ ở Đại học Bắc Kinh vì quá yêu mến cô nàng mà bôn ba tìm đến nơi này, đi xe lâu lắc mấy ngày để đến Sơn Đông, vừa tới núi này thì trời đã tối, đang trong lúc đau đầu vì bị mất phương hướng hai chân, có quá nhiều ngã rẻ, muốn xin ngủ nhờ một ngôi nhà nhưng còn e ngại, nên cứ đi hoài về phía trước, chỉ mong gặp được một người hiền lành tốt bụng mời mình về nhà thết đãi một bữa no, nhưng đi hoài mà không gặp được bóng dáng một con người nào nơi chân núi hoang vu.

Cuối con đường dài, cô gái lạc đường chỉ còn có nước khóc hu hu, ngồi bó gối ngắm ánh trăng tròn, hai tay run rẩy, chắc cô đã bị cảm lạnh rồi, nhưng may là đã gặp được Trịnh Hoa.


Trịnh Hoa thấy có người lạ xuất hiện ở trong thôn thì liền lên tiếng hỏi:

- Nè cô ơi! Cho hỏi cô là ai mà sao bây giờ lại ngồi khóc bù lu bù loa một mình ở đây? Hay là bị lạc đường?

Cô gái nhìn người lạ chưa quen, hai má ửng hồng, đôi tay ra dấu như muốn nói tôi bị lạc đường nhưng không cất tiếng lên thành lời được, chỉ chỉ vào bụng mình cho biết muốn ăn cơm, trợn trợn mắt đôi ba lần rồi hôn mê bất tỉnh.

Phù Dung vừa đi tới, trông thấy cảnh tượng này thì hơi lo âu, sợ rằng bạn mình bị trúng gió độc, như có gì mách bảo, vội bảo Trịnh Hoa cõng Viên Bồi Bồi lên lưng đưa về nhà, để cha mình lo liệu thuốc thang.

Sơn Đông không là nhà của họ, cha của Phù Dung đến đây là vì có nhân duyên, vừa đi làm từ thiện, vừa học hỏi đông y, nên mới mua tạm một căn nhà không to không nhỏ cho ba cha con ở vậy qua ngày, chắc cũng hơn năm.

Sáng trời gà gáy, một ngày mới lại qua đây, ánh mặt trời thêm cao thêm ấm, cho nhựa sống căng đầy trong cơ thể thanh xuân.

Phù Dung đi bộ một mình quanh sân nhà, chờ cô bạn thân của mình tỉnh dậy, sẽ bất ngờ tặng cho cô một món quà yêu thích vô cùng, thơ viết bên trong.

Cha của Phù Dung là ông Trịnh Hòa đưa cho con gái một chiếc khăn tay màu hồng phấn, trên đó thêu chữ trinh rất đẹp màu vàng, điểm xuyết hoa đào, đứng lặng nhìn con.

Phù Dung nhìn cha mình sao hôm nay có vẻ khác với ngày thường, trong tâm cảm động, chợt hỏi:

- Cha, bộ có gì muốn nói với con sao?

Người cha hiền chỉ mím miệng cười cười mà không nói, trong nhân dáng khiêm nhường, có một sự cao siêu.

Rồi hai cha con cứ đứng lặng nhìn nhau giây lâu, như không bao giờ chịu nói chuyện, nhưng huyết mạch nối liền, bốn mắt soi tim.

Viên Bồi Bồi tỉnh dậy từ lâu, đứng bên song lẳng lặng như con người u mê tăm tối, không quen với không khí quê người, bẽn lẽn bước ra, nói:

- Dạ, con cảm ơn bác đã đưa con về nhà! Mà bác là ai vậy hả? Hì!

Phù Dung, còn cậu nữa, sao cứ đứng ngây người mà nhìn ông già này nãy giờ? Hừm! Mình không hiểu chuyện gì hết. Phù Dung, nói cho mình biết đi chứ!

Ông Trịnh cúi nhẹ người chào, hỏi thăm tình hình sức khỏe của cô gái:

- Bác là cha của Phù Dung. Mà con thấy trong người sao rồi, nói đi con.

Viên Bồi Bồi đáp:

- Thì ra là như vậy! Hì! Dạ, con hiểu rồi, hai người là cha con có phải vậy hôn! Mà sao trong tay của cậu có cầm chiếc khăn gì đẹp vậy hả? Phù Dung, mình hết bị nóng lạnh rồi, cảm ơn cậu nhiều.

Ông Trịnh tươi cười, nói tiếp:

- Bác có chuyện phải đi rồi. Hai con cứ từ từ mà nói chuyện.

Nói rồi, ông thong thả đạp xe ra khỏi con đường quê cong cong cong mềm mại, hướng đi xa tới thôn Trung Thần, để gặp gỡ người quen.

Phù Dung thấy sắc diện bạn mình đã tươi tỉnh vui lên, trong lòng êm dịu, cũng may không trúng phải phong tà, không chết nơi đây, bằng không thì cô sẽ luôn cảm thấy có tội lớn với gia đình họ Viên đã nuôi mình trong bốn năm dài đằng đẵng mới tốt nghiệp ra trường ở Đại Học Bắc Kinh.

Cô nắm chặt hai bàn tay xinh xắn của bạn mình, nắn nắn xoa xoa một hồi rồi cất tiếng hỏi:

- Bồi Bồi! Cậu có biết đi đường xa như vầy là nguy hiểm lắm hay không? Lỡ như mà cậu không may xảy ra chuyện gì chắc là mình phải nhảy xuống sông Hoàng Hà để tạ lỗi với dòng họ ngà cậu luôn đó! Trời ơi! Mình sợ là cậu sẽ ngủ luôn, không bao giờ mở mắt ra để nhìn mình nữa.

Nói rồi, ôm Bồi Bồi vào lòng mà đòi ăn vạ.

Bồi Bồi cũng chỉ biết chịu thua.

Bồi Bồi cười lớn như đứa trẻ lên mười, ủi ủi đầu tóc của mình vào người của Phù Dung, lấy tay sờ mặt, tinh nghịch nói:

- Cậu còn nhớ ở trong lớp của tụi mình còn có một cô nàng tên là Tiền Niệm Niệm hay không vậy?

Phù Dung lắc đầu, cố nhớ ra tên, nhưng nghĩ hoài vẫn không có bao nhiêu phần ấn tượng.

Viên Bồi Bồi lại phấn khởi nói:

- Niệm Niệm bây giờ đã là giám đốc của tập đoàn Liên Tịnh, nổi tiếng vô cùng, ai cũng ước ao, còn kiếm được rất nhiều tiền nữa!

Phù Dung cũng không tài nào nhớ ra được người bạn học ngày xưa.

Cũng thật lạ kỳ!

Hồi nhỏ, khi mới tầm ba bốn tuổi, trong lúc đang nô đùa cùng với mấy đứa bạn ở ven sông, Phù Dung có lần suýt bị chết trôi vì ngủ gục, cứ ngồi ôm cây chuối một hồi rồi nhắm mắt im ru, những đứa trẻ khác đều tưởng cô đang nghĩ ngợi điều gì, nên vẫn không ngừng hụp lặn, mặc cho bé gái ấy trôi theo cây chuối ra giữa dòng, nước cuốn đi xa.

Tất nhiên là sau đó có người bơi ra cứu kịp, nên Phù Dung mới được khôn lớn như bây giờ mà kể lại chuyện xưa.


Nhưng kể từ lần đó, cô ngày càng trầm tư ít nói, tự nhiên có năng khiếu chơi đàn, cũng rất giỏi vẽ tranh.

Nhiều người nói là do thần kinh của đứa nhỏ đã bị ảnh hưởng sâu sắc vì hoảng sợ, sau này sẽ không giống với những người bình thường, lúc nhớ lúc quên.

Tuy nghe được những điều này, cô vẫn sống vô tư, không hề oán giận, mà ngược lại, sau lần từ cõi chết trở về, tư chất ngày một thanh cao, luôn sống vì người khác, lúc nào cô cũng luôn lạc quan nhìn về phía trước, qua lăng kính yêu đời, tha thứ, bao dung.

Phù Dung để mặc cho Bồi Bồi một mình đứng đó, cô lặng lẽ quay gót ra sau vườn để viết mấy trang thơ, để lưu lại những dòng cảm xúc bất chợt đến trong tim mình, không quản thời gian đầu cuối, như hư không, không có điểm dừng, bàn bạc một niềm vui.

Mã Phong biết rằng năm mới vui hơn, trong lòng ôm hi vọng, ngồi trong căn nhà trống trải xem thư tình, khoan khoái uống trà dư.

Anh từng tham gia quân ngũ, giỏi võ tinh anh, dáng người cao lớn, từng được rất nhiều cô gái nhu mì xinh xắn tỏ tình, nhưng chẳng quan tâm. Vẻ mặt ôn hòa, ngũ quan tuấn kiệt, bước đi như loài hổ, tự tại uy nghiêm. Khi còn ở trên sa trường, thông minh ít nói, mỗi khi có chuyện cần bàn, một chữ nên công.

Tuy tài năng là vậy, nhưng không thích hơn thua, lại chán cảnh đánh nhau sứt đầu mẻ trán, nên sau hai năm thì về quê cũ, chờ đợi thời cơ, muốn làm nên việc lớn vinh quang, nhân hiền phải luyện.

Luyện tài luyện đức, văn võ cương nhu, xem sách Xuân Thu, cõi lòng khai ngộ.

Mã Phong là phật tử, có cha là Mã Lôi là người ăn chay hiếu hạnh nhân từ, danh tiếng vang xa.

Nên trong nhân phẩm siêu quần cũng phảng phất đôi ba phần phong khí của cha anh.

Điềm đạm, thâm trầm, bao dung, rộng rãi, nhà nghèo lo chăm học, sách đèn sáng thâu đêm.

Cũng chính vì Mã gia khéo biết cách dạy con, nên một trai thì dũng tuệ, một gái được phong trinh.

Mã Phong là niềm hi vọng lớn nhất ở trong thôn Hiếu Tử, em gái Mã Tuyết tuy có đôi lúc ngang tàng, nhưng chính trực như cha.

Khi Mã Phong còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô yêu lắm, nói anh có cốt cách nhân thần, nếu như tu sửa cho tròn, thì sau này lên đường cứu nước lưu danh.

Cứu nước nói chung đâu chỉ là đánh trận sa trường, đẩy lui quân địch.

Chiến tranh có nhiều mặt trận, ngoài quốc phòng quân sự, còn có kinh tế thị trường, nông nghiệp, y khoa, công nghiệp..

Nếu như đúng với đạo trời, hợp với nhân tâm, thì trên thế gian có cả thảy ba trăm sáu mươi lăm nghề đều là nghề chân chính, cao quý, lương hiền, trong sáng như nhau.

Mã Phong quen làm ruộng, yêu con nắng ban chiều, lam lũ phong sương. Anh nghĩ rằng nếu như trong kiếp số con người, không danh không phận, không lo cơm áo gạo tiền, sẽ vui vẻ biết bao.

Cuộc đời sở dĩ có thêm nhiều đau thương, là vì con người chưa bao giờ biết đủ, ai không muốn sống yên bình, mà hưởng trọn thiên luân.

Năm đầu vào đại học, cũng như bao người xa lạ, mới đặt chân lên chốn đô thành, bỡ ngỡ chưa quen.

Cứ sáng lo cắp sách đến trường, chiều đi làm thêm, tối về ôn bài cho tới sáng. Một đêm chỉ ngủ có bốn tiếng đồng hồ, từ mười giờ khuya đến hai giờ sáng ngày hôm sau, quãng đời sinh viên vui sướng hay chăng, chắc chỉ có những người đã đi qua rồi thì mới biết, chứ đối với Mã Phong, gian khó trăm bề, chưa bao giờ ăn được một bữa cơm no.

Học, học nữa, học mãi. Đó là câu nói của Lê-nin, cái sự học đạo đức thành nhân mới là căn bản, bao nhiêu kiến thức trên đời nào đánh đổi được đâu!

Cứ lo đi học từ năm này qua tháng nọ, ký túc xá trong trường quen lối chân ai, mà ngày tốt nghiệp ra trường lệ rơi lã chã, ôm nhau khóc hết cả buổi chiều, bạn cũ xa nhau.

Nhớ lại quãng đường đi qua không dừng lại, tiếp nối không ngừng, thay đổi đa đoan.

Đường đời khi lên khi xuống, cho khổ cho vui. Nét ngọc trong trắng thiêng liêng, con người giữ vẹn.

Mã Phong đa sầu đa cảm, yêu cảnh thiên nhiên, ngồi ngắm những áng mây trên trời cao, trong lòng nghĩ ngợi không biết bao nhiêu điều thâm thúy ở thế gian.

Gió mát mặt người, hoa đưa hương tới, Phù Dung ôm trên tay mình một mớ hoa khô chuẩn bị đem về nhà làm túi hương, đi ngang qua chân cầu, trông thấy Mã Phong đang ngồi chết lặng như người mất hồn, nín thở chôn chân, giây lát sau mới nở nụ cười xinh như hoa cúc, chầm chậm bước đến bên người tình, vỗ nhẹ vào vai, giọng chim oanh buông lời tình ý:

- Bộ dạng này của anh vô cùng trác mỹ, em chỉ sợ đa sầu làm rỉ máu trái tim anh!

Vừa nói, cô vừa ôm Phong từ phía sau, hôn lên làn tóc, cảm nhận từ nơi sâu kín trong tận đáy tâm hồn của người yêu mình, hằng có một nỗi đau.

Phù Dung là cô gái kiên cường, quen dùng hành động để chứng minh, lời nói đôi lúc mông lung, môi cười đỏ mộng. Khi cúi đầu, người trông xao xuyến, đẹp đơn thuần, không biết chê khen.

Phong biết là giai nhân có ý trêu đùa, hít thở thật sâu, khí căng đầy lồng ngực, thong thả lấy tay Phù Dung ra khỏi cơ thể mình, đứng dậy bước đi như không nghe thấy những gì mà cô đã nói.

Trinh nữ đi theo từ sau lưng, đi hơn trăm bước ngập ngừng, nói thêm một vài câu ngụ ý:

- Đức Dục à! Anh không thấy hoa nở đại đồng, nhân gian tươi sáng muôn phần đó hay sao? Hôm nay là mùng một tết, nên vui vẻ tươi cười, quên hết chuyện ngày qua.

Mã Phong mỉm cười như cụ già đã quá tám mươi, nói với giai tình:

- Tình Đán, không phải anh không vui! Có biết bao con người sinh ra rồi chết đi, như trăm hoa đua nở trong những ngày này, đợi qua mùa hạ, mùa thu rồi mùa đông, tất cả sẽ không còn lại gì nữa, em có thấy hay không?

Phù Dung nhăn mặt, tay chấm lên môi, mái tóc trong gió bay nhịp nhàng như dãy lụa, hương thơm dị thảo cũng đa tình, cho đôi lứa ôm nhau.

Bình minh chưa từng hôn lên má

Tâm hồn trong sáng, hóa thiên thanh.

Có đôi khi, tình đẹp là tình buồn, niềm mơ ước chỉ vậy thôi.

Mã Phong ôm Phù Dung vào lòng như đôi bạn chung đường tri âm tri kỷ, không chút xa vời, chan chứa sự tri ân.

Do hiểu nhau, mới dắt nhau về nhà cha mẹ của người mình yêu, cũng là người yêu mình, ra mắt tổ tiên.

Họ hàng hai bên nội ngoại của cả hai nhà Trịnh Mã đều mong sớm được uống rượu mừng khi đôi trẻ nên duyên, vì thấy Mã Phong đức tài có đủ, ở nhà hiếu thuận cha già, lo hết gia cang, lại biết dạy dỗ em gái cho nên người, lễ nghĩa thành luân.

Mùa xuân hoa đào nở rộ

Thơm mùi trinh tố nho phong

Lá xanh tô điểm môi hồng


Nắng ơi! Trong lòng tỏ ngộ.

Đứng nhìn phong cảnh giang sơn muôn trùng tráng lệ, nghe cô gái nhu mì hát giọng tiên nga, có ai không vui sướng năm phần, tiêu dao nửa phách, tình trong giây phút vô tình, lưu lại mãi con tim.

Phù Dung tự làm một bài thơ về loài hoa mang tên mình:

Phù dung sớm nở tối tàn

Ta không như thế, đá vàng muôn năm

Hoa nào đẹp nhất nơi tâm

Phù dung đẹp nhất, không lầm tình ta.

Câu ca đi vào thần thoại, nào phải vô tâm.

Bài thơ đó về sau được người Sơn Đông nhắc mãi, như để nhớ đến một con người trinh trắng như mây.

Từ đây, có lẽ nào tình đẹp thêm nồng, như mơ như mộng.

Mã Phong đưa cho Phù Dung một chiếc nhẫn thường, hôn lên má người thương, cõng người đẹp trên lưng đi qua những cánh đồng nhiều hoa thơm cỏ lạ, có sông mang nước chân tình ôm chân núi cao thiêng.

Họ cùng ngắm hoa đào tung bay trong gió, xem trong mắt của nhân tình bao câu nói yêu đương.

Đời đẹp như thơ, chẳng ngại miệng đời chê khen vinh nhục.

Người khôn xa rời danh lợi, lo trui rèn đức hạnh bản thân.

Hoa đào rất đẹp, khi vào mùa xuân, chỉ với mỗi một loài hoa, thi nhân đều có trăm bài thơ phú, nói chi đến số ngàn hoa diệu kỳ tô điểm năm châu.

Phù Dung nhìn người đàn ông sau này sẽ trở thành chồng mình, hồn nhiên nói:

- Em chỉ muốn sau này sinh cho anh một lượt mười đứa con, anh có muốn hay là không vậy?

Mã Phong ngại ngùng như đứa trẻ, má đỏ ngây thơ, cúi xuống không biết nói gì, đôi vai như thêm phần kiên cố tinh anh.

Thân nam nhi thường lo cho sự nghiệp trước, sau đó mới tính đến chuyện lập gia đình, đâu dễ buông lung.

Kiếp số hoa đào mong manh trong gió, người thông minh xem đó giữ mình, phẩm hạnh càng cao.

Lễ nghi là cội nguồn hạnh phúc.

Trên thế gian này, nếu ai cũng nhiều vợ nhiều chồng, thì đạo đức sẽ tiêu tan.

Mã Phong luôn quan niệm là đã yêu thì phải cưới, quyết không gian dối phụ tình như bao kẻ tha nhân.

Cũng tại ngôi đình Thanh Phong này, vào ba năm trước, có một người cùi hay ngủ qua đêm, chàng ta rất giỏi làm thơ, vui buồn bất chợt, nghe đâu đã chết ở bên kia khu rừng, được dân làng chôn cất qua loa.

Trong những bài thơ mà anh cùi để lại, có một bài hình như là tiên đoán về vận mệnh của ngôi làng và kiếp số của Phù Dung.

Đó là bài Phù Dung Ca:

Phù dung khi nở khi tàn

Dung nhan như tuyết, ngàn vàng khó mua

Xuất sơn gặp phật trong nhà

Giá như xuống tóc, ắt là Quan Âm.

Bất tri nhân quả là lầm

Thành công, thất bại, cũng nhằm chữ phong

Vong hồn u uất Sơn Đông

Thân trinh khiết nữ, bách tòng khóc thương.

Phù Dung nghe được bài thơ này cũng nín lặng hồi lâu, như có linh cảm điều gì nhưng trong lòng hơi sợ, không dám nói ra, chỉ ghi nhớ rõ ràng nội dung bài thơ, sau đó viết trong nhật ký vài ba hàng mơ hồ không rõ nghĩa phong tình, năm tháng phôi phai.

Cặp đôi cùng ngồi ăn bánh, uống trà ở trong đình, nghe gió thu hồn xưa sao tê tái, ngắm hoa đào đỏ thắm muốn nên duyên.

Ánh mắt chân thành, đôi tay mềm mại, lửa xuân dâng tình nóng hổi cho nắng ôm mây, một nụ hôn chất thanh lưu giữa đời dâu bể.

Càng nhìn theo sắc hoa đào, tim hai người càng thêm cháy bỏng, nhớ nhung nay đã tương phùng, chén rượu có khi.

Cứ một ngày trôi qua nhanh chóng như sương khói mây chiều, lãng đãng phiêu du.

Phải chăng hồng trần là giấc mộng, cho ta đau đớn canh dài, tỉnh dậy mà chi.

Tâm hồn của hai người đều phức tạp như nhau, không phải là tham vọng điên cuồng về cuộc sống giàu sang, mà là lo lắng ưu tư về con đường trước mắt.

Mã Phong phì cười nói:

- Phù Dung, anh muốn sau này ta mãi mãi thuộc về nhau.

Phù Dung không cười, đưa hai tay lên mặt mình như che giấu điều gì, mái tóc thơm hương rất nhiều loài hoa chân chất quê nghèo, trong gió tung bay.​


Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương