Những Tháng Năm Hổ Phách
-
Quyển 1 - Chương 7
Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học Trường Cơ, Tần Chiêu Chiêu được vào thành phố học.
Vốn không nhất thiết phải vào tận thành phố học vì khu ngoại thành phía đông cũng có trường trung học. Trường này xếp thứ tám toàn thành nên gọi tắt là Bát Trung, rất tiện cho con em các gia đình sống ở ngoại thành đi học. Trường Bát Trung ngay sát nhà máy Trường Cơ, trẻ con trong khu tốt nghiệp tiểu học Trường Cơ thường chuyển sang học luôn ở đây cho tiện đi lại.
Nhưng điểm thi tốt nghiệp của Tần Chiêu Chiêu rất khá, đủ điểm vào trường Nhị trung trong thành phố. Cứ dựa vào thứ tự trong tên gọi là đủ biết đây là trường tốt của thành phố. Giáo viên ở tiểu học Trường Cơ không phải người được đào tạo sư phạm nên trình độ không quá nổi trội, thành tích dạy và học cũng không cao, học sinh tốt nghiệp ra chẳng mấy ai đủ điểm vào Nhất Trung hay Nhị Trung. Thành tích của Tần Chiêu Chiêu lại đủ vào trường Nhị Trung, chẳng lý gì ba mẹ không để cô đi học ở đó.
Hàng xóm nghe thế cũng kháo nhau Tần Chiêu Chiêu học hành rất khá mới có thể thi vào trường Nhị Trung, chỉ cần chăm chỉ học hành nhất định sau này có thể lên Bắc Kinh học đại học.
Trẻ con ở Trường Cơ không mấy đứa học giỏi, phần vì cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn, phần vì đám trẻ con ở đây chẳng khác bầy dê được thả hoang tự lớn, ham chơi hơn ham học. Mà quan trọng hơn, phụ huynh trong những gia đình công nhân bình thường cũng chẳng kỳ vọng nhiều vào chuyện học hành của con cái.
Đa số phụ huynh khá thờ ơ, được chăng hay chớ với chuyện con cái đi học, chúng còn học được thì nộp học phí cho đi học, không học được nữa thì sớm theo cha mẹ vào nhà máy làm công nhân. “Kháo sơn cật sơn, kháo thủy cật thủy”, sống đâu dựa đấy; đối với các gia đình công nhân, còn chỗ dựa nào lớn hơn là nhà máy này? Hàng năm nội bộ nhà máy cơ khí Trường Thành vẫn tổ chức tuyển công nhân, giải quyết vấn đề việc làm cho một loạt con em công nhân viên chức. Đối với những công nhân sống bám vào nhà máy, cả đời không nhìn xa trông rộng, con cái không thể học tiếp hay thi trượt đại học vào làm trong nhà máy cũng coi như được ôm bát sắt, không phải lo toan một đời. Dân đen chỉ cần ngày ngày yên bình, có cơm ăn áo mặc là đủ thỏa mãn lắm rồi.
Năm Tần Chiêu Chiêu tốt nghiệp tiểu học, chị Tiểu Đan hàng xóm cũng tốt nghiệp trường kĩ thuật của nhà máy, được nhận vào học việc ở phân xưởng năm. Đến giờ, nhà chị có năm khẩu, bố mẹ và ba con đều trở thành công nhân nhà máy. Ở Trường Cơ có rất nhiều gia đình cả nhà đều là công nhân nhà máy như vậy, có nhà còn ba thế hệ cùng từng làm việc trong nhà máy, thật đúng là “ra trận cha con không rời”. Tuy hai năm gần đây, đãi ngộ từ nhà máy không còn tốt như trước nhưng có thế nào đây vẫn là doanh nghiệp lớn của nhà nước, công nhân viên chức vẫn tìm mọi cách đưa con cái nhà mình vào làm. Không màng gì cao sang, chỉ mong một chỗ làm ổn định, đáng tin trong nhà máy quốc doanh.
Hai năm trước, chị Tiểu Đan vất vả lắm mới nằm trong số ba mươi học viên được nhận vào trường kĩ thuật của nhà máy, bác Chu liền vui vẻ bày mấy mâm cỗ mời bà con bạn hữu. Bác trai hân hoan. “Vậy là tốt rồi, cuối cùng chuyện công ăn việc làm của con cái cũng giải quyết xong. Nỗi lo canh cánh trong lòng nay cũng trút được rồi.”
Bọn trẻ trong khu tập thể từ nhỏ đã quen những cảnh này nên đều tự ý thức được tương lai: nếu không học hành tử tế vẫn có cơ hội vào làm công nhân nhà nước, không cần lo lắng thái quá chuyện tiền đồ sau này, vì thế dĩ nhiên chẳng buồn để tâm chuyện học hành. Rất ít đứa ham học hay quyết tâm gắng sức theo nghiệp đèn sách. Mấy năm trước, con trai bác Lý hàng xóm thi đậu vào một trường đại học ở Bắc Kinh, tuy không vào Thanh Hoa, Bắc Đại danh tiếng lẫy lừng nhưng cũng đủ làm xôn xao cả khu tập thể nghèo. Trước kia trong khu từng có người thi đỗ đại học nhưng không phải trường ở Bắc Kinh, con trai bác Lý là người đầu tiên được đi học đại học ở Bắc Kinh, khiến gia đình rạng danh, nở mày nở mặt.
Nếu Tần Chiêu Chiêu có thể học được, mẹ cô cũng hy vọng con gái mình sẽ là người thứ hai được lên Bắc Kinh học, vì thế bà quyết định bỏ gần tìm xa, đưa con tới đăng ký học ở trường Nhị Trung.
Học ở trường Nhị Trung trong thành phố, hôm nào Tần Chiêu Chiêu cũng lóc cóc chiếc xe đạp khung ngang cũ tới trường. Kiều Mục chuyển từ trường tiểu học thực nghiệm của thành phố lên trường trung học thực nghiệm, hàng ngày tự mình đạp xe đi học. Từ khu Trường Cơ vào thành phố chỉ có một đường lớn nên hai người vẫn thường chung đường; đi chung mười phút vào tới thành phố sẽ tách ra mỗi người một hướng. Tan học, Tần Chiêu Chiêu thường xuyên gặp Kiều Mục đạp một chiếc xe đạp mới tinh, bóng loáng lướt như bay trên đường nhựa. Sơ mi trắng vô ngần dưới ánh mặt trời, cậu vẫn luôn luôn thanh nhã, sạch sẽ như thế.
Không hiểu sao, dần dần Tần Chiêu Chiêu bắt đầu chờ mong được vô tình gặp Kiều Mục hằng ngày. Mỗi lần thấy cậu, cô lại vô thức giữ nguyên tốc độ, giữ nguyên khoảng cách bám theo phía sau. Bánh xe lăn tròn trên con đường ngập nắng vàng tươi, trái tim Tần Chiêu Chiêu cũng rộn ràng trong lồng ngực.
Mười hai tuổi, từ giã những tháng ngày thơ ấu, chập chững bước sang tuổi thiếu niên, Tần Chiêu Chiêu vẫn không hiểu vì sao mỗi lần gặp Kiều Mục là tim luôn rộn ràng trong lồng ngực. Cô chỉ mơ hồ nhận ra mình rất thích được gặp Kiều Mục trên đường. Ngày nào được thấy cậu thì hôm đó tâm trạng rất tốt, vô cùng vui vẻ, tuy rằng cậu chưa từng nói chuyện với cô, thậm chí, cũng chưa từng liếc mắt nhìn cô lấy một lần.
Vào học trung học, có một thời gian Tần Chiêu Chiêu đọc rất nhiều truyện cổ tích, từ Truyện cổ Grim tới Truyện cổ tích Andersen… Con gái luôn thích truyện cổ tích, cô cũng không ngoại lệ, luôn luôn mơ tưởng về thế giới hư ảo, mỹ lệ, thuần khiết trong truyện cổ, còn cả những chàng hoàng tử anh tuấn, cao quý nữa. Hình ảnh hoàng tử đẹp đẽô vẫn mường tượng ra chính là Kiều Mục.
Tất nhiên sẽ là Kiều Mục, cũng chỉ có thể là Kiều Mục mà thôi. Trong cuộc đời ngắn ngủi của Tần Chiêu Chiêu, Kiều Mục là người cao quý nhất trong số bạn bè cùng trang lứa; trong mắt cô, Kiều Mục hoàn toàn xứng đáng là hoàng tử.
Kiều Mục không giống với đám trẻ bình thường. Cậu nhóc Thượng Hải này khác xa lũ con nít trong khu tập thể Trường Cơ. Chẳng ai thấy bóng cậu trong đám con trai mải miết nghịch đất cát, đánh trận giả, lặn ngụp dưới sông hay leo cây bới tổ chim. Hầu hết thời gian cậu chỉ ở trong nhà tập đàn, thỉnh thoảng theo ba mẹ ra ngoài tản bộ, đi lòng vòng trên đường lớn quanh nhà máy.
Mỗi khi ba người nhà Phó giám đốc Kiều ra ngoài, có rất nhiều người lân la tới chào hỏi. Phó giám đốc Kiều cũng khách khí nhắc con trai chào hỏi lại, Kiều Mục sẽ dùng thứ tiếng phổ thông cực kỳ chuẩn xác chào hết ông, bà, cô, bác một lượt; đây là chuyện có một không hai trong khu tập thể nhà máy.
Nguồn ebook: https://www.luv-ebook.com
Ngày ấy, khái niệm phổ cập tiếng phổ thông vẫn còn rất mờ nhạt, nhất là tại một nhà máy quốc doanh nằm ở ngoại thành hẻo lánh thế này. Đa số công nhân nhà máy đều là dân bản xứ, nói giọng địa phương, con nít lớn lên học theo cha mẹ cũng nói toàn phương ngữ. Thậm chí có lần, giờ Ngữ văn, giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc diễn cảm bài khóa, vẫn có học trò đọc bằng giọng địa phương khiến thầy cô dở khóc dở cười. Tiếng phổ thông thường chỉ thấy trên các bản tin truyền thanh, truyền hình hoặc vài trường hợp đặc biệt quan trọng khi các cán bộ lãnh đạo dùng thứ tiếng phổ thông trọ trẹ thông báo một vài quyết định quan trọng hay báo cáo với cấp trên. Người bình thường dùng tiếng phổ thông sẽ bị coi là “làm phách”.
Tiếng phổ thông của Kiều Mục là do mẹ dạy từ nhỏ, phát âm cực kì chính xác, không lẫn chút khẩu âm địa phương nào. Người qua đường nghe cậu bé nói tiếng phổ thông chính xác như vậy thì không ngớt khen ngợi. Ai nấy đều khen cậu nhóc ăn nói đĩnh đạc, sau này nhất định sẽ làm lớn.
Trong số những người khen ngợi Kiều Mục có cả mẹ Tần Chiêu Chiêu. Lúc ấy Tần Chiêu Chiêu đi cùng mẹ, nghe thấy Kiều Mục nói tiếng phổ thông thật là hay, cô liền cảm thấy giọng địa phương của mình khó nghe muốn chết. Nghe thấy mẹ giục chào Phó giám đốc Kiều nhưng cô bé vẫn cắn răng nín thinh, đỏ mặt cúi đầu nhất định không hé một lời.
Tuy rằng cúi mặt chẳng thấy được ai nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn cảm thấy rõ ràng Kiều Mục vừa tò mò nhìn mình. Ánh mắt như chuồn chuồn lướt cánh sen hồng, rất nhanh chuyển sang hướng khác, rất hời hợt nhưng cũng đủ khiến trái tim Tần Chiêu Chiêu rộn lên không ngừng từ khi về nhà tới tận lúc đi ngủ. Nằm thế nào cũng không ngủ được, đành dậy bật đèn mở sách Ngữ văn ra xem, cô quyết tâm từ giờ sẽ học nói tiếng phổ thông chuẩn như Kiều Mục.
Hôm sau, Tần Chiêu Chiêu dậy sớm, ăn sáng rồi đi học.
Ruộng vườn sắc xanh óng ả phủ khắp vùng ngoại thành, mặt trời mới ló dạng rải rắc những tia nắng ấm áp, mây hững hờ trôi, gió dịu dàng thổi, vài cánh chim nhỏ đập cánh bay ngang bầu trời trong veo. Tần Chiêu Chiêu dừng xe ở ngã ba ngoái đầu nhìn lại con đường vừa đi, chờ đến khi thấy bóng Kiều Mục xa xa mới lại đạp xe tiếp nhưng đi rất chậm.
Kiều Mục bắt kịp Tần Chiêu Chiêu rất nhanh. Lúc tiếng xe cậu lướt qua, tim cô khua rộn ràng như tiếng trống. Đợi cả một buổi sáng chỉ mong gặp được cậu, muốn mượn cớ rồi dùng tiếng phổ thông đã mất công luyện cả đêm qua để bắt chuyện với cậu. Tuy vất vả chờ được cậu nhưng cô lại không đủ dũng cảm ngẩng đầu nhìn cậu lấy một lần, càng không có dũng khí chủ động bắt chuyện, cổ họng như thể bị vật gì bịt kín, không thốt được lời nào.
Một thoáng ngập ngừng, Kiều Mục đã đi lướt qua cô, mắt không chớp, hoàn toàn không để ý đến cô, cứ thế đi thẳng.
Sáng sớm, sương mờ chưa tan, trên mi Tần Chiêu Chiêu nước mắt đọng như sương.
Khóc một hồi, cô lại mong mình có thể trở thành nàng Lọ Lem trong truyện cՠtích. Lọ Lem thật may mắn biết bao! Được bà tiên giúp đỡ, có xe ngựa bí đỏ, có giày thủy tinh khiến nàng trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong buổi vũ hội, khiến hoàng tử liếc mắt đã chú ý tới nàng.
Ấp ủ tâm nguyện khờ khạo, Tần Chiêu Chiêu cũng bắt chước nhân vật trong cổ tích, vừa ngây thơ vừa thành kính cầu xin Thượng Đế, mong Người sẽ phái bà tiên tốt bụng tới bên mình. Đáng tiếc, đời thật không phải cổ tích, chẳng có Thượng Đế hay bà tiên nào hết, chẳng những hoàn cảnh không thể thay đổi mà còn tệ hại hơn.
Vốn không nhất thiết phải vào tận thành phố học vì khu ngoại thành phía đông cũng có trường trung học. Trường này xếp thứ tám toàn thành nên gọi tắt là Bát Trung, rất tiện cho con em các gia đình sống ở ngoại thành đi học. Trường Bát Trung ngay sát nhà máy Trường Cơ, trẻ con trong khu tốt nghiệp tiểu học Trường Cơ thường chuyển sang học luôn ở đây cho tiện đi lại.
Nhưng điểm thi tốt nghiệp của Tần Chiêu Chiêu rất khá, đủ điểm vào trường Nhị trung trong thành phố. Cứ dựa vào thứ tự trong tên gọi là đủ biết đây là trường tốt của thành phố. Giáo viên ở tiểu học Trường Cơ không phải người được đào tạo sư phạm nên trình độ không quá nổi trội, thành tích dạy và học cũng không cao, học sinh tốt nghiệp ra chẳng mấy ai đủ điểm vào Nhất Trung hay Nhị Trung. Thành tích của Tần Chiêu Chiêu lại đủ vào trường Nhị Trung, chẳng lý gì ba mẹ không để cô đi học ở đó.
Hàng xóm nghe thế cũng kháo nhau Tần Chiêu Chiêu học hành rất khá mới có thể thi vào trường Nhị Trung, chỉ cần chăm chỉ học hành nhất định sau này có thể lên Bắc Kinh học đại học.
Trẻ con ở Trường Cơ không mấy đứa học giỏi, phần vì cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn, phần vì đám trẻ con ở đây chẳng khác bầy dê được thả hoang tự lớn, ham chơi hơn ham học. Mà quan trọng hơn, phụ huynh trong những gia đình công nhân bình thường cũng chẳng kỳ vọng nhiều vào chuyện học hành của con cái.
Đa số phụ huynh khá thờ ơ, được chăng hay chớ với chuyện con cái đi học, chúng còn học được thì nộp học phí cho đi học, không học được nữa thì sớm theo cha mẹ vào nhà máy làm công nhân. “Kháo sơn cật sơn, kháo thủy cật thủy”, sống đâu dựa đấy; đối với các gia đình công nhân, còn chỗ dựa nào lớn hơn là nhà máy này? Hàng năm nội bộ nhà máy cơ khí Trường Thành vẫn tổ chức tuyển công nhân, giải quyết vấn đề việc làm cho một loạt con em công nhân viên chức. Đối với những công nhân sống bám vào nhà máy, cả đời không nhìn xa trông rộng, con cái không thể học tiếp hay thi trượt đại học vào làm trong nhà máy cũng coi như được ôm bát sắt, không phải lo toan một đời. Dân đen chỉ cần ngày ngày yên bình, có cơm ăn áo mặc là đủ thỏa mãn lắm rồi.
Năm Tần Chiêu Chiêu tốt nghiệp tiểu học, chị Tiểu Đan hàng xóm cũng tốt nghiệp trường kĩ thuật của nhà máy, được nhận vào học việc ở phân xưởng năm. Đến giờ, nhà chị có năm khẩu, bố mẹ và ba con đều trở thành công nhân nhà máy. Ở Trường Cơ có rất nhiều gia đình cả nhà đều là công nhân nhà máy như vậy, có nhà còn ba thế hệ cùng từng làm việc trong nhà máy, thật đúng là “ra trận cha con không rời”. Tuy hai năm gần đây, đãi ngộ từ nhà máy không còn tốt như trước nhưng có thế nào đây vẫn là doanh nghiệp lớn của nhà nước, công nhân viên chức vẫn tìm mọi cách đưa con cái nhà mình vào làm. Không màng gì cao sang, chỉ mong một chỗ làm ổn định, đáng tin trong nhà máy quốc doanh.
Hai năm trước, chị Tiểu Đan vất vả lắm mới nằm trong số ba mươi học viên được nhận vào trường kĩ thuật của nhà máy, bác Chu liền vui vẻ bày mấy mâm cỗ mời bà con bạn hữu. Bác trai hân hoan. “Vậy là tốt rồi, cuối cùng chuyện công ăn việc làm của con cái cũng giải quyết xong. Nỗi lo canh cánh trong lòng nay cũng trút được rồi.”
Bọn trẻ trong khu tập thể từ nhỏ đã quen những cảnh này nên đều tự ý thức được tương lai: nếu không học hành tử tế vẫn có cơ hội vào làm công nhân nhà nước, không cần lo lắng thái quá chuyện tiền đồ sau này, vì thế dĩ nhiên chẳng buồn để tâm chuyện học hành. Rất ít đứa ham học hay quyết tâm gắng sức theo nghiệp đèn sách. Mấy năm trước, con trai bác Lý hàng xóm thi đậu vào một trường đại học ở Bắc Kinh, tuy không vào Thanh Hoa, Bắc Đại danh tiếng lẫy lừng nhưng cũng đủ làm xôn xao cả khu tập thể nghèo. Trước kia trong khu từng có người thi đỗ đại học nhưng không phải trường ở Bắc Kinh, con trai bác Lý là người đầu tiên được đi học đại học ở Bắc Kinh, khiến gia đình rạng danh, nở mày nở mặt.
Nếu Tần Chiêu Chiêu có thể học được, mẹ cô cũng hy vọng con gái mình sẽ là người thứ hai được lên Bắc Kinh học, vì thế bà quyết định bỏ gần tìm xa, đưa con tới đăng ký học ở trường Nhị Trung.
Học ở trường Nhị Trung trong thành phố, hôm nào Tần Chiêu Chiêu cũng lóc cóc chiếc xe đạp khung ngang cũ tới trường. Kiều Mục chuyển từ trường tiểu học thực nghiệm của thành phố lên trường trung học thực nghiệm, hàng ngày tự mình đạp xe đi học. Từ khu Trường Cơ vào thành phố chỉ có một đường lớn nên hai người vẫn thường chung đường; đi chung mười phút vào tới thành phố sẽ tách ra mỗi người một hướng. Tan học, Tần Chiêu Chiêu thường xuyên gặp Kiều Mục đạp một chiếc xe đạp mới tinh, bóng loáng lướt như bay trên đường nhựa. Sơ mi trắng vô ngần dưới ánh mặt trời, cậu vẫn luôn luôn thanh nhã, sạch sẽ như thế.
Không hiểu sao, dần dần Tần Chiêu Chiêu bắt đầu chờ mong được vô tình gặp Kiều Mục hằng ngày. Mỗi lần thấy cậu, cô lại vô thức giữ nguyên tốc độ, giữ nguyên khoảng cách bám theo phía sau. Bánh xe lăn tròn trên con đường ngập nắng vàng tươi, trái tim Tần Chiêu Chiêu cũng rộn ràng trong lồng ngực.
Mười hai tuổi, từ giã những tháng ngày thơ ấu, chập chững bước sang tuổi thiếu niên, Tần Chiêu Chiêu vẫn không hiểu vì sao mỗi lần gặp Kiều Mục là tim luôn rộn ràng trong lồng ngực. Cô chỉ mơ hồ nhận ra mình rất thích được gặp Kiều Mục trên đường. Ngày nào được thấy cậu thì hôm đó tâm trạng rất tốt, vô cùng vui vẻ, tuy rằng cậu chưa từng nói chuyện với cô, thậm chí, cũng chưa từng liếc mắt nhìn cô lấy một lần.
Vào học trung học, có một thời gian Tần Chiêu Chiêu đọc rất nhiều truyện cổ tích, từ Truyện cổ Grim tới Truyện cổ tích Andersen… Con gái luôn thích truyện cổ tích, cô cũng không ngoại lệ, luôn luôn mơ tưởng về thế giới hư ảo, mỹ lệ, thuần khiết trong truyện cổ, còn cả những chàng hoàng tử anh tuấn, cao quý nữa. Hình ảnh hoàng tử đẹp đẽô vẫn mường tượng ra chính là Kiều Mục.
Tất nhiên sẽ là Kiều Mục, cũng chỉ có thể là Kiều Mục mà thôi. Trong cuộc đời ngắn ngủi của Tần Chiêu Chiêu, Kiều Mục là người cao quý nhất trong số bạn bè cùng trang lứa; trong mắt cô, Kiều Mục hoàn toàn xứng đáng là hoàng tử.
Kiều Mục không giống với đám trẻ bình thường. Cậu nhóc Thượng Hải này khác xa lũ con nít trong khu tập thể Trường Cơ. Chẳng ai thấy bóng cậu trong đám con trai mải miết nghịch đất cát, đánh trận giả, lặn ngụp dưới sông hay leo cây bới tổ chim. Hầu hết thời gian cậu chỉ ở trong nhà tập đàn, thỉnh thoảng theo ba mẹ ra ngoài tản bộ, đi lòng vòng trên đường lớn quanh nhà máy.
Mỗi khi ba người nhà Phó giám đốc Kiều ra ngoài, có rất nhiều người lân la tới chào hỏi. Phó giám đốc Kiều cũng khách khí nhắc con trai chào hỏi lại, Kiều Mục sẽ dùng thứ tiếng phổ thông cực kỳ chuẩn xác chào hết ông, bà, cô, bác một lượt; đây là chuyện có một không hai trong khu tập thể nhà máy.
Nguồn ebook: https://www.luv-ebook.com
Ngày ấy, khái niệm phổ cập tiếng phổ thông vẫn còn rất mờ nhạt, nhất là tại một nhà máy quốc doanh nằm ở ngoại thành hẻo lánh thế này. Đa số công nhân nhà máy đều là dân bản xứ, nói giọng địa phương, con nít lớn lên học theo cha mẹ cũng nói toàn phương ngữ. Thậm chí có lần, giờ Ngữ văn, giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc diễn cảm bài khóa, vẫn có học trò đọc bằng giọng địa phương khiến thầy cô dở khóc dở cười. Tiếng phổ thông thường chỉ thấy trên các bản tin truyền thanh, truyền hình hoặc vài trường hợp đặc biệt quan trọng khi các cán bộ lãnh đạo dùng thứ tiếng phổ thông trọ trẹ thông báo một vài quyết định quan trọng hay báo cáo với cấp trên. Người bình thường dùng tiếng phổ thông sẽ bị coi là “làm phách”.
Tiếng phổ thông của Kiều Mục là do mẹ dạy từ nhỏ, phát âm cực kì chính xác, không lẫn chút khẩu âm địa phương nào. Người qua đường nghe cậu bé nói tiếng phổ thông chính xác như vậy thì không ngớt khen ngợi. Ai nấy đều khen cậu nhóc ăn nói đĩnh đạc, sau này nhất định sẽ làm lớn.
Trong số những người khen ngợi Kiều Mục có cả mẹ Tần Chiêu Chiêu. Lúc ấy Tần Chiêu Chiêu đi cùng mẹ, nghe thấy Kiều Mục nói tiếng phổ thông thật là hay, cô liền cảm thấy giọng địa phương của mình khó nghe muốn chết. Nghe thấy mẹ giục chào Phó giám đốc Kiều nhưng cô bé vẫn cắn răng nín thinh, đỏ mặt cúi đầu nhất định không hé một lời.
Tuy rằng cúi mặt chẳng thấy được ai nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn cảm thấy rõ ràng Kiều Mục vừa tò mò nhìn mình. Ánh mắt như chuồn chuồn lướt cánh sen hồng, rất nhanh chuyển sang hướng khác, rất hời hợt nhưng cũng đủ khiến trái tim Tần Chiêu Chiêu rộn lên không ngừng từ khi về nhà tới tận lúc đi ngủ. Nằm thế nào cũng không ngủ được, đành dậy bật đèn mở sách Ngữ văn ra xem, cô quyết tâm từ giờ sẽ học nói tiếng phổ thông chuẩn như Kiều Mục.
Hôm sau, Tần Chiêu Chiêu dậy sớm, ăn sáng rồi đi học.
Ruộng vườn sắc xanh óng ả phủ khắp vùng ngoại thành, mặt trời mới ló dạng rải rắc những tia nắng ấm áp, mây hững hờ trôi, gió dịu dàng thổi, vài cánh chim nhỏ đập cánh bay ngang bầu trời trong veo. Tần Chiêu Chiêu dừng xe ở ngã ba ngoái đầu nhìn lại con đường vừa đi, chờ đến khi thấy bóng Kiều Mục xa xa mới lại đạp xe tiếp nhưng đi rất chậm.
Kiều Mục bắt kịp Tần Chiêu Chiêu rất nhanh. Lúc tiếng xe cậu lướt qua, tim cô khua rộn ràng như tiếng trống. Đợi cả một buổi sáng chỉ mong gặp được cậu, muốn mượn cớ rồi dùng tiếng phổ thông đã mất công luyện cả đêm qua để bắt chuyện với cậu. Tuy vất vả chờ được cậu nhưng cô lại không đủ dũng cảm ngẩng đầu nhìn cậu lấy một lần, càng không có dũng khí chủ động bắt chuyện, cổ họng như thể bị vật gì bịt kín, không thốt được lời nào.
Một thoáng ngập ngừng, Kiều Mục đã đi lướt qua cô, mắt không chớp, hoàn toàn không để ý đến cô, cứ thế đi thẳng.
Sáng sớm, sương mờ chưa tan, trên mi Tần Chiêu Chiêu nước mắt đọng như sương.
Khóc một hồi, cô lại mong mình có thể trở thành nàng Lọ Lem trong truyện cՠtích. Lọ Lem thật may mắn biết bao! Được bà tiên giúp đỡ, có xe ngựa bí đỏ, có giày thủy tinh khiến nàng trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong buổi vũ hội, khiến hoàng tử liếc mắt đã chú ý tới nàng.
Ấp ủ tâm nguyện khờ khạo, Tần Chiêu Chiêu cũng bắt chước nhân vật trong cổ tích, vừa ngây thơ vừa thành kính cầu xin Thượng Đế, mong Người sẽ phái bà tiên tốt bụng tới bên mình. Đáng tiếc, đời thật không phải cổ tích, chẳng có Thượng Đế hay bà tiên nào hết, chẳng những hoàn cảnh không thể thay đổi mà còn tệ hại hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook