Nhật Ký XiZ
-
Chương 19: Rể mới (part 1)
Hôm nay nhà ngoại đón rể mới, chú rể (sắp cưới) sẽ từ huyện bên đi xe máy sang trình diện gia đình vợ (cũ).
Chiều qua, lúc vừa về đến nhà vợ chưa kịp vào nhà, nhìn mặt mẹ vợ có cái gì đó khác khác đã sinh nghi. Vào nhà thấy phòng khách cũng khác, khăn trải bàn mới tinh, bình hoa tươi rói trên tủ, chả nhẽ nhà này sắp sinh nhật hay tổ chức thượng thọ cho ai?
Lúc ăn cơm xong, cầm chén trà nhâm nhi, mình ra vẻ buột mồm hỏi vu vơ “Ơ hôm nay có lọ hoa đẹp hè?”. Vợ (cũ) đang đút canh cho con gái im lặng không nói. Bố vợ mải xem tin thể thao trên ti vi cũng không nói gì. Mẹ vợ mải gọt mấy quả cam cũng định không nói, nhưng phút cuối mới e dè thẽ thọt “Mai anh Thủy sang chơi…”
Hả? Thủy nào nhỉ? Làm rể nhà này ba năm chẳng khi nào nghe nhắc đến thằng có tên là “anh Thủy” bao giờ đâu? Mình quay sang hỏi “Thủy nào ạ? Con bác nào mà con không biết nhỉ?”.
Nói xong nhìn sang bố vợ chờ câu trả lời. Bố vợ nửa nằm nửa ngồi trên ghế chợt co rúm lên hét “Đù má, quả đấy mà sút không vào!”. Vợ vẫn tích cực đút canh rau ngót cho con gái. Mẹ vợ chớp mắt 8 cái, cười cười ngại ngùng “À… bạn trai Thương!”. Thương là tên vợ (cũ) mình.
Chữ “bạn trai” được kéo dài, ngân nga mãi trong cổ như ngậm mật ong. Mình nghe xong thấy tê tái hết cả mặt, một cảm giác rất khó tả (nhưng mình sẽ tả): Nó là cảm giác hỗn tạp giữa hụt hẫng như người ta mất thứ gì đó dù không tiếc lắm, xen lẫn chút vui vui, hồi hộp và tò mò, có một chút ngại ngại khi biết mình sắp thành người trong ngôi nhà này.
Đứng dậy cầm chén trà ra vườn hút điếu thuốc, vậy là vợ mình sắp sang ngang (lần nữa). Chắc thị đang ngấm ngầm theo dõi thái độ của mình, nếu mình càng tỏ ra buồn bã thì thị càng mừng. Thị sẽ reo lên trong bụng “Cho mày biết thế nào là giá trị của tui nhá. Chia tay cái, có thằng ngon lành hốt tui liền!”. Thở dài (chẳng biết sao tự nhiên lại thở dài), rồi hít hơi thuốc thật sâu. Khói thuốc lẫn trong hơi nước ẩm ướt và ánh sáng nhạt nhòa của đèn đường. Mưa lắc rắc rớt trên nhánh lá đu đủ, gõ nhịp đều đặn xuống mái tôn. Vườn đêm hun hút, lạnh lẽo và ướt át… tiết trời ấy rất thích hợp cho tâm trạng của một kẻ chỉ là cái bóng của chính mình ba năm trước. Có con dế kêu rinh rích ngay dưới chân, hic, đang rối hết cả óc mà kêu chi kêu lắm dữ?
Quay vào nhà, nhìn đồng hồ mới gần 8 giờ mà đã thấy vợ xuống nhà dưới dọn dẹp, bèn muối mặt hỏi mẹ vợ “Thằng đấy làm gì? Nhà ở đâu hả mẹ?”.
Cố tình dùng từ “mẹ” và ngân nga thật lâu như ngậm mật ong trong mồm. Bình thường hay gọi “bà ngoại” hoặc đơn giản là “bà”, giờ gọi mẹ phát cho sượng sùng nốt một thể.
“Anh đấy dân buôn bán thôi, cũng một đời vợ rồi, nhà dưới abc…”. Định hỏi hắn quen nhau lâu chưa, nhưng thôi, chuyện ấy đếch phải của mình. Việc của mình từ lúc này là giữ một cái mặt thật vô tư, bình thản như khán giả ngồi xem kịch. Tất nhiên vở kịch này bất đắc dĩ mình phải đóng một vai không mong muốn, vai phụ phản diện!
Ngồi coi tivi một lúc, quay sang bảo bố vợ “Hai bố con đi làm bát cháo, uống ly rượu cho ấm đi bố? Nghe bảo quán dưới cầu kênh làm ngon lắm”. Bố vợ nghe câu “hai bố con” chắc cảm động, bèn ngẫm nghĩ mấy giây rồi đứng lên nói “Ờ, đi thì đi. Bố cũng đang no nhưng đi làm chén cho ấm rồi về ngủ!”
Ra sân lấy xe, vì mưa nhỏ nên chỉ mặc áo khoác. Bố vợ ngồi sau kêu lạnh hè, ngồi trong nhà ấm rứa mà ngoài trời lạnh dữ! Mình bảo dạ 12 độ thì lạnh rồi. Bố vợ xuýt xoa “Công nhận lạnh thật đó!”
Đường lớp nhớp nước và bùn, gió thổi lất phất bên tai. Và lạnh…
Ngồi vào bàn, trong lúc chờ mồi nhậu, bố hỏi “Đêm qua coi đá bóng không?”. Mình nói, dạ có chứ. Bố buông một câu rất khí thế “Định mệnh, đá như đùa!”. Mình nhe răng cười gật đầu xác nhận. Hồi mới làm rể cũng hơi sốc vì bố văng tục, sau quen dần, bữa nào bố không nói bậy thấy thiếu thiếu và có thể hôm ấy bố viêm họng.
“Uống đi, say về ngủ chớ lo cái đếch gì”, bố chạm ly cái cạch. Tửu lượng bố khá tốt, gấp 5 lần mình, nên bố uống 3 chén mình đáp lễ lại 1 chén.
Nói chuyện phiếm một lúc, có mấy người quen bước vào, bố quay sang mình giới thiệu “Lúc chiều éo đi được, thằng con rể sang chơi!”. Nghe câu “thằng con rể” xướng lên trang trọng, mặt mình hơi sượng. Thôi kêu nốt hôm nay nhé, mai “anh Thủy” anh ấy đến chơi, xưng hô lệch sóng khéo bị anh giận đấy!
Tiện thấy không khí cởi mở, mình nhấm nhẳng hỏi “À, mà nghe nói mai có thằng nào đến thăm bố à?”. Đang gặm chân gà, bố bỏ cái chân xuống bát, làm câu “Nghe nói rứa phải. Bố cũng chẳng quan tâm lắm, kệ hắn!”
Mình cũng chẳng quan tâm luôn, hỏi vì tò mò là chính. Cũng định nhân hôm nay uống cho say rồi nói chuyện tâm tình lần cuối cùng bố với tư cách của một thằng cựu con rể, có cái gì vướng mắc, cấn cái trong lòng dốc hết trong cuộc rượu tàn này luôn, nhưng mỗi lần đằng hắng định đề pa vào chủ đề chính thì bố lại bảo “uống đi, sợ chi say về ngủ”, nên lại thôi. Tính bố ngang ngang, chưa bao giờ ngồi nhỏ to tâm tình, giống hệt tính vợ cũ mình không sai một ly.
Ngó đồng hồ thấy hơn 10 giờ, mình vào trong thanh toán rồi về. Những gì muốn nói với bố sẽ mãi mãi không bao giờ nói nữa.
Cất xe vào nhà. Vợ đang nằm nhắn tin cho ai đó, thấy mình về mợ ngước mắt lên nhìn vội rồi lại tiếp tục cắm mũi vào điện thoại. Định trêu “Nhắn tin cho anh Thủy à?” nhưng kìm lại được. Lâu rồi không nói chuyện với vợ (vì nó không nói gì với mình), mỗi khi định nói gì cũng nháp sẵn trong đầu mãi mới dám nói, vì phải chọn câu nào mà khi nói ra vợ không thể bắt bẻ được dù là những sai sót nhỏ nhất. Hic, vợ mình giống như thủ trưởng khó tính có thói quen rình rình bắt lỗi nhân viên, éo dại mà dây vào tổ kiến lửa!
Pha ấm trà, rót cho bố một chén mình một chén. Sờ túi quần tìm gói thuốc mới sực nhớ bỏ quên ở quán lúc nãy, bèn đứng dậy mở tủ kính lấy gói thuốc (nhà vợ mình bán giải khát, tạp hóa). Rút tờ 50k ra bỏ vào hộp giấy, bảo với mẹ vợ “Con gửi tiền cả lon nước lúc chiều mời thằng em luôn!”. Mẹ vợ và vợ ngước lên nhìn không nói gì, coi như khách vừa mua hàng. Định bảo vợ “Không phải phụ lại tiền đâu”, vì lon bò húc bán ngoài đường đắt lắm 12k, gói thuốc 10k tính ra mới hết 22k, nhưng thôi chẳng đùa nữa.
Lúc ấy cũng sốc phết, ban đầu rút tiền ra trả cũng hơi lo vợ và nhà vợ coi đó là sự “xúc phạm”. Nhưng giờ mới hiểu ra rằng, xúc phạm bằng tiền là thứ xúc phạm dễ chịu nhất trong các loại xúc phạm! Kiểu này ngày mai trước khi về có lẽ nên gọi vợ lại tính tiền cả bữa tối hôm nay nữa, đã là khách qua đường thì mọi chi phí phát sinh đều nên quy ra tiền cho sòng phẳng.
Vợ vẫn miệt mài chát chít trên điện thoại. Con điện thoại nom cũ cũ kiểu lỗi thời, nhiều lần chạnh lòng định ướm hỏi có thích điện thoại mới không mua cho cái? Nhưng ngó mặt nàng luôn khó đăm đăm nên thôi.
Ngồi ngáo ngơ xem ti vi, uống trà một lúc chán quá bèn lọ mọ lên gác tìm chỗ ngủ. Cầm chén trà ra ban công đứng hút thuốc. Phía dưới đèn đường nhòa nhòa trong mưa, mưa bụi li ti một màn trắng xóa, mù mịt. Cứ đứng mãi nhìn vào khoảng không vô định trước mặt, sương hay nước mưa từ tán bàng nhỏ lách tách xuống tóc ướt đẫm, lạnh buốt. Một cảm giác ngao ngán đang xâm chiếm. Cô độc. Chua chát. Trống rỗng và hoang mang như tâm trạng kẻ lạc rừng…
Thôi, cũng khuya lắm rồi, đứng thêm lúc nữa ướt hết quần áo tí nằm khó chịu…. Tự nhiên nhớ đến câu của Akino “Có những ngôi sao cách chúng ta cả triệu năm ánh sáng. Khi ánh sáng le lói của chúng truyền được tới Trái Đất xa xôi này, cũng là lúc nó không còn tồn tại nữa. Cuộc đời một con người, thậm chí sự tồn vong của một xã hội cũng vậy, hàng trăm năm sau, còn gì quan trọng nữa?”.
Ừm, đừng nói trăm năm nữa, chỉ cần vài năm sau chuyện hôm nay khi nhớ lại sẽ được kèm theo cái nhếch mép, với câu hỏi lơ lửng trong đầu “Sao có những lúc mình lại như thế nhỉ?”.
Đi ngủ, sáng mai dậy có một vở kịch hay ho đang chờ sẵn đây…
11 giờ đêm, bố vợ lạch bạch đi lên, thò cổ vào bảo “Vào trong này ngủ với bố cho ấm này. Đứng làm gì thế?” Mình hỏi “Bố không xem bóng đá nữa à? Thôi con ngủ ngoài này cũng được, cho thoáng”. Bố bảo “Không coi nữa, giải Ý đá như shit! Mà vô đây ngủ nà, nằm ngoài đấy sương xuống lạnh lắm, chẳng ngủ được đâu!”
Chẳng ngủ được đâu, nhưng đêm nay thì mình ngủ được. Chỗ này là giàn phơi quần áo tầng hai, trên che mái tôn, có sẵn chiếc giường cũ kỹ kê tạm bợ, phòng những lúc nắng nóng mất điện cả nhà kéo nhau lên đây hưởng gió trời.
Bình thường mỗi khi lên nhà ngoại thăm con gái mình vẫn hay ngủ với bố vợ. Bố nằm im không nhúc nhích, mình sợ phiền nên chẳng dám nghe nhạc hay nghịch điện thoại. Đã thế nhà này có quả đồng hồ cổ, khó ngủ vì lạ giường đã chớ, nó cứ 12 giờ là oánh đúng 12 tiếng nhức hết cả đầu, sau đó cứ đúng nửa giờ lại gõ một tiếng keng. Mình hay lầm bầm rủa “Phải nhà tau, tau lấy búa tạ đập nát mày ngay từ tiếng keng đầu tiên rồi! Đồ ngu!”, nhưng vợ lại bảo “Quen rồi, chả nghe gì cả”.
Nằm miên man một lúc, có thể cảm nhận được sương đang mơn trớn trên trán. Đèn đường vẫn đỏ (cái thị xã này hoành tráng thật, giờ này sáng đèn chắc cho mấy chú nghiện đỡ lộn cổ xuống hố ga). Rón rén đi chân đất lần theo cầu thang xuống nhà lấy lon bia lên uống cho đỡ khát, biết đâu uống bia vào ngủ được thì tốt, đỡ trương mắt nằm đếm tiếng keng keng của cái đồng hồ mất dạy kia.
Nhà dưới, nhìn qua ô cửa thấy vợ đang ôm con ngủ ngon lành. Gương mặt nàng lúc ngủ hiền hơn bình thường khoảng 40%, nhưng vẫn bảo đảm được nguyên vẹn vẻ đăm đăm khó gần như thường lệ. Một vẻ mặt rất khó đoán lúc nào vui và lúc nào đang buồn, chỉ những lúc giận dữ nó mới thực sự biểu cảm đến từng milimet. Ba năm bên nhau, ngắn hay dài? Quá ngắn nếu cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, quá dài nếu đôi mắt ấy chưa một lần ngước lên nhìn chồng bằng ánh mắt chan chứa yêu thương. Nếu chỉ một lần đọc được chữ “yêu” lấp lánh trong mắt nàng, dù bất cần đến mấy, mình cũng sẽ níu kéo mối quan hệ này. Nhưng thôi, sai lầm nào rốt cuộc cũng là sự lựa chọn của chính mình, không thể đổ vấy nó cho ai được, nhất là đổ cho duyên số. Câu gì bọn tin tin hay nói nhỉ, à ngã ở đâu thì đứng lên chỗ đó. Hic, nó cũng như bị xe tông, đau đến mấy cũng cố mà đứng lên thật nhanh, nếu không bọn qua đường sẽ ném mớ tiền lẻ kèm cái chép miệng “Ra đường bây giờ sợ thế…” vì nghĩ thằng này chết rồi!
Uống mãi mới hết lon bia, công nhận những lúc như này bia luôn có vị khác thường. Có lẽ phải đi qua rất nhiều cay đắng mới cảm nhận được vị ngọt của bia. Cách đây 5 năm, đêm chia tay người yêu cũ, trong cái phòng trọ lạnh lẽo ở Hà Nội, lúc ấy trên tay mình cũng cầm chai bia với cảm giác không khác đêm nay là mấy. Chỉ khác ở chỗ chia tay ex, mình vẫn nặng lòng lắm, cầm chai bia trên tay mà nước mắt rơm rớm. Đó cũng là giọt nước mắt duy nhất và cuối cùng, dành cho một đứa con gái…
Chợt có tiếng dép loẹt xoẹt đi lên. Quay lại, thấy mẹ vợ đứng sau lưng với cái vỏ chăn trên tay.
“Không ngủ được à? Lạnh à?”. Mẹ vợ sờ trên tóc, lẩm bẩm “Ướt hết đầu rồi này, vào trong nhà ngủ đi, mai kiểu gì cũng cảm cho xem!”. Mình cười bảo kệ con, lát con ngủ. Mẹ vợ ngó mình trân trân một lúc, rồi quay xuống nhà không quên nhắn nhủ “Lo mà ngủ đi nha, đi đường xa mất ngủ là ốm đó”.
Sáng, tỉnh dậy lúc hơn 6 giờ. Con gái dò dẫm từng bước cầu thang lên lay lay người bố “Bố ơi, dậy ta đi ăn bánh cuốn trứng đi bố!”. Câu này chắc được mẹ mớm sẵn nên nói rất suôn. Nhìn cái miệng nó líu lo yêu không chịu được. Khi nào bố lên thăm cũng đòi ngủ với bố nhưng với điều kiện mẹ nằm bên cạnh (nhiều khi hỏi lòng: Nó đã có chút gì đó cảm nhận được sự khác thường trong mối quan hệ giữa bố và mẹ chưa? Bao giờ thì nó nhận ra đây? Khi ấy sẽ phải giải thích với nó như thế nào?).
7 giờ, “cả nhà” đi bộ kéo nhau ra quán ăn sáng, mình bồng con, vợ thui thủi bước theo sau.
Hơn 9 giờ, đang ngồi cà phê trên gác chợt nghe tiếng chào hỏi râm ran bèn thò đầu ra ban công nhìn xuống. Dưới sân, bố vợ đang bắt tay người đàn ông lạ hoắc, vợ và mẹ vợ trong nhà ra tiếp đón. Mẹ vợ hỏi “Đi lúc mấy giờ thế? Khiếp lạnh hè, may mà trời không mưa!”. Một chàng trai bỏ mũ ra, mình đoán chàng này là Thủy vì thấy tác phong lúng túng và nhất là quả dày đen nhìn rất mới (hình như sau gót còn dính tem vàng chưa kịp bóc). Chàng còn lại nhàu hơn, áo khoác màu mắm tôm, chắc là bạn.
Loay hoay một lúc, chàng có vẻ là rể mới kia mở cốp xe máy lấy ra đùm gì đó, dự là kẹo bánh (hối lộ con gái mình đây). Đúng là kẹo thật, chàng đưa cho mẹ vợ rồi nói cái đếch gì đó lao xao không nghe rõ. Hè, kẹo này con gái mình nó vẫn mang trên lớp về mỗi khi bạn bè sinh nhật, nhưng nó không ăn vì cứng, chỉ bóc ra làm đồ chơi thôi. Khổ thân chàng mất oan mấy chục nghìn (lần sau mua gì cứ nhắn tin hỏi anh, anh chỉ cho).
Ấn tượng ban đầu về chàng là một người trông cũ cũ, da ngăm đen, môi dày, bụng có dấu hiệu chảy phệ. Ở trên ban công vừa hút thuốc, vừa nheo mắt soi chàng với tất cả tình thương mến và sự chia sẻ sâu sắc, hehe. Hớ hớ, trưa nay chắc có thịt chó uống rượu rồi, rể mới đét thế kia cơ mà?
_
Chiều qua, lúc vừa về đến nhà vợ chưa kịp vào nhà, nhìn mặt mẹ vợ có cái gì đó khác khác đã sinh nghi. Vào nhà thấy phòng khách cũng khác, khăn trải bàn mới tinh, bình hoa tươi rói trên tủ, chả nhẽ nhà này sắp sinh nhật hay tổ chức thượng thọ cho ai?
Lúc ăn cơm xong, cầm chén trà nhâm nhi, mình ra vẻ buột mồm hỏi vu vơ “Ơ hôm nay có lọ hoa đẹp hè?”. Vợ (cũ) đang đút canh cho con gái im lặng không nói. Bố vợ mải xem tin thể thao trên ti vi cũng không nói gì. Mẹ vợ mải gọt mấy quả cam cũng định không nói, nhưng phút cuối mới e dè thẽ thọt “Mai anh Thủy sang chơi…”
Hả? Thủy nào nhỉ? Làm rể nhà này ba năm chẳng khi nào nghe nhắc đến thằng có tên là “anh Thủy” bao giờ đâu? Mình quay sang hỏi “Thủy nào ạ? Con bác nào mà con không biết nhỉ?”.
Nói xong nhìn sang bố vợ chờ câu trả lời. Bố vợ nửa nằm nửa ngồi trên ghế chợt co rúm lên hét “Đù má, quả đấy mà sút không vào!”. Vợ vẫn tích cực đút canh rau ngót cho con gái. Mẹ vợ chớp mắt 8 cái, cười cười ngại ngùng “À… bạn trai Thương!”. Thương là tên vợ (cũ) mình.
Chữ “bạn trai” được kéo dài, ngân nga mãi trong cổ như ngậm mật ong. Mình nghe xong thấy tê tái hết cả mặt, một cảm giác rất khó tả (nhưng mình sẽ tả): Nó là cảm giác hỗn tạp giữa hụt hẫng như người ta mất thứ gì đó dù không tiếc lắm, xen lẫn chút vui vui, hồi hộp và tò mò, có một chút ngại ngại khi biết mình sắp thành người trong ngôi nhà này.
Đứng dậy cầm chén trà ra vườn hút điếu thuốc, vậy là vợ mình sắp sang ngang (lần nữa). Chắc thị đang ngấm ngầm theo dõi thái độ của mình, nếu mình càng tỏ ra buồn bã thì thị càng mừng. Thị sẽ reo lên trong bụng “Cho mày biết thế nào là giá trị của tui nhá. Chia tay cái, có thằng ngon lành hốt tui liền!”. Thở dài (chẳng biết sao tự nhiên lại thở dài), rồi hít hơi thuốc thật sâu. Khói thuốc lẫn trong hơi nước ẩm ướt và ánh sáng nhạt nhòa của đèn đường. Mưa lắc rắc rớt trên nhánh lá đu đủ, gõ nhịp đều đặn xuống mái tôn. Vườn đêm hun hút, lạnh lẽo và ướt át… tiết trời ấy rất thích hợp cho tâm trạng của một kẻ chỉ là cái bóng của chính mình ba năm trước. Có con dế kêu rinh rích ngay dưới chân, hic, đang rối hết cả óc mà kêu chi kêu lắm dữ?
Quay vào nhà, nhìn đồng hồ mới gần 8 giờ mà đã thấy vợ xuống nhà dưới dọn dẹp, bèn muối mặt hỏi mẹ vợ “Thằng đấy làm gì? Nhà ở đâu hả mẹ?”.
Cố tình dùng từ “mẹ” và ngân nga thật lâu như ngậm mật ong trong mồm. Bình thường hay gọi “bà ngoại” hoặc đơn giản là “bà”, giờ gọi mẹ phát cho sượng sùng nốt một thể.
“Anh đấy dân buôn bán thôi, cũng một đời vợ rồi, nhà dưới abc…”. Định hỏi hắn quen nhau lâu chưa, nhưng thôi, chuyện ấy đếch phải của mình. Việc của mình từ lúc này là giữ một cái mặt thật vô tư, bình thản như khán giả ngồi xem kịch. Tất nhiên vở kịch này bất đắc dĩ mình phải đóng một vai không mong muốn, vai phụ phản diện!
Ngồi coi tivi một lúc, quay sang bảo bố vợ “Hai bố con đi làm bát cháo, uống ly rượu cho ấm đi bố? Nghe bảo quán dưới cầu kênh làm ngon lắm”. Bố vợ nghe câu “hai bố con” chắc cảm động, bèn ngẫm nghĩ mấy giây rồi đứng lên nói “Ờ, đi thì đi. Bố cũng đang no nhưng đi làm chén cho ấm rồi về ngủ!”
Ra sân lấy xe, vì mưa nhỏ nên chỉ mặc áo khoác. Bố vợ ngồi sau kêu lạnh hè, ngồi trong nhà ấm rứa mà ngoài trời lạnh dữ! Mình bảo dạ 12 độ thì lạnh rồi. Bố vợ xuýt xoa “Công nhận lạnh thật đó!”
Đường lớp nhớp nước và bùn, gió thổi lất phất bên tai. Và lạnh…
Ngồi vào bàn, trong lúc chờ mồi nhậu, bố hỏi “Đêm qua coi đá bóng không?”. Mình nói, dạ có chứ. Bố buông một câu rất khí thế “Định mệnh, đá như đùa!”. Mình nhe răng cười gật đầu xác nhận. Hồi mới làm rể cũng hơi sốc vì bố văng tục, sau quen dần, bữa nào bố không nói bậy thấy thiếu thiếu và có thể hôm ấy bố viêm họng.
“Uống đi, say về ngủ chớ lo cái đếch gì”, bố chạm ly cái cạch. Tửu lượng bố khá tốt, gấp 5 lần mình, nên bố uống 3 chén mình đáp lễ lại 1 chén.
Nói chuyện phiếm một lúc, có mấy người quen bước vào, bố quay sang mình giới thiệu “Lúc chiều éo đi được, thằng con rể sang chơi!”. Nghe câu “thằng con rể” xướng lên trang trọng, mặt mình hơi sượng. Thôi kêu nốt hôm nay nhé, mai “anh Thủy” anh ấy đến chơi, xưng hô lệch sóng khéo bị anh giận đấy!
Tiện thấy không khí cởi mở, mình nhấm nhẳng hỏi “À, mà nghe nói mai có thằng nào đến thăm bố à?”. Đang gặm chân gà, bố bỏ cái chân xuống bát, làm câu “Nghe nói rứa phải. Bố cũng chẳng quan tâm lắm, kệ hắn!”
Mình cũng chẳng quan tâm luôn, hỏi vì tò mò là chính. Cũng định nhân hôm nay uống cho say rồi nói chuyện tâm tình lần cuối cùng bố với tư cách của một thằng cựu con rể, có cái gì vướng mắc, cấn cái trong lòng dốc hết trong cuộc rượu tàn này luôn, nhưng mỗi lần đằng hắng định đề pa vào chủ đề chính thì bố lại bảo “uống đi, sợ chi say về ngủ”, nên lại thôi. Tính bố ngang ngang, chưa bao giờ ngồi nhỏ to tâm tình, giống hệt tính vợ cũ mình không sai một ly.
Ngó đồng hồ thấy hơn 10 giờ, mình vào trong thanh toán rồi về. Những gì muốn nói với bố sẽ mãi mãi không bao giờ nói nữa.
Cất xe vào nhà. Vợ đang nằm nhắn tin cho ai đó, thấy mình về mợ ngước mắt lên nhìn vội rồi lại tiếp tục cắm mũi vào điện thoại. Định trêu “Nhắn tin cho anh Thủy à?” nhưng kìm lại được. Lâu rồi không nói chuyện với vợ (vì nó không nói gì với mình), mỗi khi định nói gì cũng nháp sẵn trong đầu mãi mới dám nói, vì phải chọn câu nào mà khi nói ra vợ không thể bắt bẻ được dù là những sai sót nhỏ nhất. Hic, vợ mình giống như thủ trưởng khó tính có thói quen rình rình bắt lỗi nhân viên, éo dại mà dây vào tổ kiến lửa!
Pha ấm trà, rót cho bố một chén mình một chén. Sờ túi quần tìm gói thuốc mới sực nhớ bỏ quên ở quán lúc nãy, bèn đứng dậy mở tủ kính lấy gói thuốc (nhà vợ mình bán giải khát, tạp hóa). Rút tờ 50k ra bỏ vào hộp giấy, bảo với mẹ vợ “Con gửi tiền cả lon nước lúc chiều mời thằng em luôn!”. Mẹ vợ và vợ ngước lên nhìn không nói gì, coi như khách vừa mua hàng. Định bảo vợ “Không phải phụ lại tiền đâu”, vì lon bò húc bán ngoài đường đắt lắm 12k, gói thuốc 10k tính ra mới hết 22k, nhưng thôi chẳng đùa nữa.
Lúc ấy cũng sốc phết, ban đầu rút tiền ra trả cũng hơi lo vợ và nhà vợ coi đó là sự “xúc phạm”. Nhưng giờ mới hiểu ra rằng, xúc phạm bằng tiền là thứ xúc phạm dễ chịu nhất trong các loại xúc phạm! Kiểu này ngày mai trước khi về có lẽ nên gọi vợ lại tính tiền cả bữa tối hôm nay nữa, đã là khách qua đường thì mọi chi phí phát sinh đều nên quy ra tiền cho sòng phẳng.
Vợ vẫn miệt mài chát chít trên điện thoại. Con điện thoại nom cũ cũ kiểu lỗi thời, nhiều lần chạnh lòng định ướm hỏi có thích điện thoại mới không mua cho cái? Nhưng ngó mặt nàng luôn khó đăm đăm nên thôi.
Ngồi ngáo ngơ xem ti vi, uống trà một lúc chán quá bèn lọ mọ lên gác tìm chỗ ngủ. Cầm chén trà ra ban công đứng hút thuốc. Phía dưới đèn đường nhòa nhòa trong mưa, mưa bụi li ti một màn trắng xóa, mù mịt. Cứ đứng mãi nhìn vào khoảng không vô định trước mặt, sương hay nước mưa từ tán bàng nhỏ lách tách xuống tóc ướt đẫm, lạnh buốt. Một cảm giác ngao ngán đang xâm chiếm. Cô độc. Chua chát. Trống rỗng và hoang mang như tâm trạng kẻ lạc rừng…
Thôi, cũng khuya lắm rồi, đứng thêm lúc nữa ướt hết quần áo tí nằm khó chịu…. Tự nhiên nhớ đến câu của Akino “Có những ngôi sao cách chúng ta cả triệu năm ánh sáng. Khi ánh sáng le lói của chúng truyền được tới Trái Đất xa xôi này, cũng là lúc nó không còn tồn tại nữa. Cuộc đời một con người, thậm chí sự tồn vong của một xã hội cũng vậy, hàng trăm năm sau, còn gì quan trọng nữa?”.
Ừm, đừng nói trăm năm nữa, chỉ cần vài năm sau chuyện hôm nay khi nhớ lại sẽ được kèm theo cái nhếch mép, với câu hỏi lơ lửng trong đầu “Sao có những lúc mình lại như thế nhỉ?”.
Đi ngủ, sáng mai dậy có một vở kịch hay ho đang chờ sẵn đây…
11 giờ đêm, bố vợ lạch bạch đi lên, thò cổ vào bảo “Vào trong này ngủ với bố cho ấm này. Đứng làm gì thế?” Mình hỏi “Bố không xem bóng đá nữa à? Thôi con ngủ ngoài này cũng được, cho thoáng”. Bố bảo “Không coi nữa, giải Ý đá như shit! Mà vô đây ngủ nà, nằm ngoài đấy sương xuống lạnh lắm, chẳng ngủ được đâu!”
Chẳng ngủ được đâu, nhưng đêm nay thì mình ngủ được. Chỗ này là giàn phơi quần áo tầng hai, trên che mái tôn, có sẵn chiếc giường cũ kỹ kê tạm bợ, phòng những lúc nắng nóng mất điện cả nhà kéo nhau lên đây hưởng gió trời.
Bình thường mỗi khi lên nhà ngoại thăm con gái mình vẫn hay ngủ với bố vợ. Bố nằm im không nhúc nhích, mình sợ phiền nên chẳng dám nghe nhạc hay nghịch điện thoại. Đã thế nhà này có quả đồng hồ cổ, khó ngủ vì lạ giường đã chớ, nó cứ 12 giờ là oánh đúng 12 tiếng nhức hết cả đầu, sau đó cứ đúng nửa giờ lại gõ một tiếng keng. Mình hay lầm bầm rủa “Phải nhà tau, tau lấy búa tạ đập nát mày ngay từ tiếng keng đầu tiên rồi! Đồ ngu!”, nhưng vợ lại bảo “Quen rồi, chả nghe gì cả”.
Nằm miên man một lúc, có thể cảm nhận được sương đang mơn trớn trên trán. Đèn đường vẫn đỏ (cái thị xã này hoành tráng thật, giờ này sáng đèn chắc cho mấy chú nghiện đỡ lộn cổ xuống hố ga). Rón rén đi chân đất lần theo cầu thang xuống nhà lấy lon bia lên uống cho đỡ khát, biết đâu uống bia vào ngủ được thì tốt, đỡ trương mắt nằm đếm tiếng keng keng của cái đồng hồ mất dạy kia.
Nhà dưới, nhìn qua ô cửa thấy vợ đang ôm con ngủ ngon lành. Gương mặt nàng lúc ngủ hiền hơn bình thường khoảng 40%, nhưng vẫn bảo đảm được nguyên vẹn vẻ đăm đăm khó gần như thường lệ. Một vẻ mặt rất khó đoán lúc nào vui và lúc nào đang buồn, chỉ những lúc giận dữ nó mới thực sự biểu cảm đến từng milimet. Ba năm bên nhau, ngắn hay dài? Quá ngắn nếu cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, quá dài nếu đôi mắt ấy chưa một lần ngước lên nhìn chồng bằng ánh mắt chan chứa yêu thương. Nếu chỉ một lần đọc được chữ “yêu” lấp lánh trong mắt nàng, dù bất cần đến mấy, mình cũng sẽ níu kéo mối quan hệ này. Nhưng thôi, sai lầm nào rốt cuộc cũng là sự lựa chọn của chính mình, không thể đổ vấy nó cho ai được, nhất là đổ cho duyên số. Câu gì bọn tin tin hay nói nhỉ, à ngã ở đâu thì đứng lên chỗ đó. Hic, nó cũng như bị xe tông, đau đến mấy cũng cố mà đứng lên thật nhanh, nếu không bọn qua đường sẽ ném mớ tiền lẻ kèm cái chép miệng “Ra đường bây giờ sợ thế…” vì nghĩ thằng này chết rồi!
Uống mãi mới hết lon bia, công nhận những lúc như này bia luôn có vị khác thường. Có lẽ phải đi qua rất nhiều cay đắng mới cảm nhận được vị ngọt của bia. Cách đây 5 năm, đêm chia tay người yêu cũ, trong cái phòng trọ lạnh lẽo ở Hà Nội, lúc ấy trên tay mình cũng cầm chai bia với cảm giác không khác đêm nay là mấy. Chỉ khác ở chỗ chia tay ex, mình vẫn nặng lòng lắm, cầm chai bia trên tay mà nước mắt rơm rớm. Đó cũng là giọt nước mắt duy nhất và cuối cùng, dành cho một đứa con gái…
Chợt có tiếng dép loẹt xoẹt đi lên. Quay lại, thấy mẹ vợ đứng sau lưng với cái vỏ chăn trên tay.
“Không ngủ được à? Lạnh à?”. Mẹ vợ sờ trên tóc, lẩm bẩm “Ướt hết đầu rồi này, vào trong nhà ngủ đi, mai kiểu gì cũng cảm cho xem!”. Mình cười bảo kệ con, lát con ngủ. Mẹ vợ ngó mình trân trân một lúc, rồi quay xuống nhà không quên nhắn nhủ “Lo mà ngủ đi nha, đi đường xa mất ngủ là ốm đó”.
Sáng, tỉnh dậy lúc hơn 6 giờ. Con gái dò dẫm từng bước cầu thang lên lay lay người bố “Bố ơi, dậy ta đi ăn bánh cuốn trứng đi bố!”. Câu này chắc được mẹ mớm sẵn nên nói rất suôn. Nhìn cái miệng nó líu lo yêu không chịu được. Khi nào bố lên thăm cũng đòi ngủ với bố nhưng với điều kiện mẹ nằm bên cạnh (nhiều khi hỏi lòng: Nó đã có chút gì đó cảm nhận được sự khác thường trong mối quan hệ giữa bố và mẹ chưa? Bao giờ thì nó nhận ra đây? Khi ấy sẽ phải giải thích với nó như thế nào?).
7 giờ, “cả nhà” đi bộ kéo nhau ra quán ăn sáng, mình bồng con, vợ thui thủi bước theo sau.
Hơn 9 giờ, đang ngồi cà phê trên gác chợt nghe tiếng chào hỏi râm ran bèn thò đầu ra ban công nhìn xuống. Dưới sân, bố vợ đang bắt tay người đàn ông lạ hoắc, vợ và mẹ vợ trong nhà ra tiếp đón. Mẹ vợ hỏi “Đi lúc mấy giờ thế? Khiếp lạnh hè, may mà trời không mưa!”. Một chàng trai bỏ mũ ra, mình đoán chàng này là Thủy vì thấy tác phong lúng túng và nhất là quả dày đen nhìn rất mới (hình như sau gót còn dính tem vàng chưa kịp bóc). Chàng còn lại nhàu hơn, áo khoác màu mắm tôm, chắc là bạn.
Loay hoay một lúc, chàng có vẻ là rể mới kia mở cốp xe máy lấy ra đùm gì đó, dự là kẹo bánh (hối lộ con gái mình đây). Đúng là kẹo thật, chàng đưa cho mẹ vợ rồi nói cái đếch gì đó lao xao không nghe rõ. Hè, kẹo này con gái mình nó vẫn mang trên lớp về mỗi khi bạn bè sinh nhật, nhưng nó không ăn vì cứng, chỉ bóc ra làm đồ chơi thôi. Khổ thân chàng mất oan mấy chục nghìn (lần sau mua gì cứ nhắn tin hỏi anh, anh chỉ cho).
Ấn tượng ban đầu về chàng là một người trông cũ cũ, da ngăm đen, môi dày, bụng có dấu hiệu chảy phệ. Ở trên ban công vừa hút thuốc, vừa nheo mắt soi chàng với tất cả tình thương mến và sự chia sẻ sâu sắc, hehe. Hớ hớ, trưa nay chắc có thịt chó uống rượu rồi, rể mới đét thế kia cơ mà?
_
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook