Liêu Trai Chí Dị II
-
Quyển 1 - Chương 4: Trồng Lê (Chủng Lê)
Có người nhà quê bán lê ở chợ, ngon ngọt thơm tho, bán giá rất đắt. Có một đạo sĩ khăn rách áo cũ đứng xin trước xe, người nhà quê đuổi không chịu đi, tức giận chửi mắng. Đạo sĩ nói “Một xe lê hàng vài trăm quả, lão nạp chỉ xin một quả, đối với cư sĩ có mất mát bao nhiêu, sao lại tức giận?".
Người chung quanh khuyên nên lựa một quả nhỏ cho để đạo sĩ đi, nhưng người nhà quê nhất quyết không chịu. Có người làm công trong phố thấy cãi vã bực mình bèn trả tiền mua một quả đưa cho đạo sĩ, đạo sĩ cảm tạ rồi nói vớì mọi người rằng "Người tu hành không được keo bẩn, ta có trái lê ngon, xin đưa ra mời khách”.
Có người nói “Ông dã có được, sao không ăn?”, đạo sĩ đáp "Ta chỉ cần cái hạt làm giống thôi". Rồi bóp vỡ quả lê, lấy hạt ra cầm trong tay, rút cái xẻng nhỏ trên vai đào đất sâu xuống mấy tấc, thả cái hạt lê vào rồi lấp lại, xin người trong chợ cho nước sôi tưới. Có kẻ hiếu sự chạy vào quán cơm cạnh đường xin được nước sôi, đạo sĩ bèn cầm lấy rót lên cái hố. Mọi con mắt đổ dồn vào, đều thấy cái mầm nhú lên, giây lát lớn thành cây lê, cành lá thưa thớt, chợt nảy hoa, chợt thành quả, to lớn thơm tho, kĩu kịt đầy cây.
Đạo sĩ bèn đứng ở trước cây hái chia cho mọi người đứng xem, trong giây lát hết sạch, rồi lấy cái xẻng chặt, cây lê kêu răng rắc hồi lâu đổ xuống, đạo sĩ bèn vác lên lấy cành lá che đầu, ung dung bỏ đi.
Lúc đạo sĩ bắt đầu làm phép, người nhà quê kia cũng đứng lẫn trong đám đông xem, vươn cổ nhướng mắt quên cả xe lê. Khi đạo sĩ bỏ đi mới nhìn lại xe thì lê đã hết sạch, mới biết vừa rồi ông ta phân phát đều là lê của mình. Lại nhìn kỹ thì thấy trong xe mất một cái cuốc, dấu gãy còn mới tinh, trong lòng tức giận. Vội vàng đuổi theo, qua khỏi góc tường thì thấy cái cuốc gãy vứt lại trên mặt đất, mới biết đó là đạo sĩ lấy làm thân cây lê. Đạo sĩ thì chẳng biết ở đâu, cả chợ cứ tủm tỉm cười.
Dị Sử thị nói: Người nhà quê khư khư tiếc của, sự ngây ngốc có thể thấy rõ, đến nỗi bị người trong chợ cười, có lạ gì. Từng thấy trong làng có người vốn nổi tiếng giàu có, mà bạn thân tới xin gạo thì tiếc của, kể lể rằng “Đây là mấy ngày ăn đấy" Có người giúp đỡ được một kẻ hoạn nạn, nuôi được một bữa cơm, thì tức tối kể lể rằng “Ăn bằng năm bằng mười người thường”, thậm chí đối với cả cha con anh em cũng so kè từng ly từng tí. Thế mà tới lúc máu đỏ đen nổi lên thì dốc rương cờ bạc không nuối tiếc, kẻ cướp kề dao vào cổ thì vét tiền chuộc mạng không nề hà. Như hạng người ấy mới là nói không hết, chứ người nhà quê ngu ngốc kia đâu đã đủ để lạ lùng?
Người chung quanh khuyên nên lựa một quả nhỏ cho để đạo sĩ đi, nhưng người nhà quê nhất quyết không chịu. Có người làm công trong phố thấy cãi vã bực mình bèn trả tiền mua một quả đưa cho đạo sĩ, đạo sĩ cảm tạ rồi nói vớì mọi người rằng "Người tu hành không được keo bẩn, ta có trái lê ngon, xin đưa ra mời khách”.
Có người nói “Ông dã có được, sao không ăn?”, đạo sĩ đáp "Ta chỉ cần cái hạt làm giống thôi". Rồi bóp vỡ quả lê, lấy hạt ra cầm trong tay, rút cái xẻng nhỏ trên vai đào đất sâu xuống mấy tấc, thả cái hạt lê vào rồi lấp lại, xin người trong chợ cho nước sôi tưới. Có kẻ hiếu sự chạy vào quán cơm cạnh đường xin được nước sôi, đạo sĩ bèn cầm lấy rót lên cái hố. Mọi con mắt đổ dồn vào, đều thấy cái mầm nhú lên, giây lát lớn thành cây lê, cành lá thưa thớt, chợt nảy hoa, chợt thành quả, to lớn thơm tho, kĩu kịt đầy cây.
Đạo sĩ bèn đứng ở trước cây hái chia cho mọi người đứng xem, trong giây lát hết sạch, rồi lấy cái xẻng chặt, cây lê kêu răng rắc hồi lâu đổ xuống, đạo sĩ bèn vác lên lấy cành lá che đầu, ung dung bỏ đi.
Lúc đạo sĩ bắt đầu làm phép, người nhà quê kia cũng đứng lẫn trong đám đông xem, vươn cổ nhướng mắt quên cả xe lê. Khi đạo sĩ bỏ đi mới nhìn lại xe thì lê đã hết sạch, mới biết vừa rồi ông ta phân phát đều là lê của mình. Lại nhìn kỹ thì thấy trong xe mất một cái cuốc, dấu gãy còn mới tinh, trong lòng tức giận. Vội vàng đuổi theo, qua khỏi góc tường thì thấy cái cuốc gãy vứt lại trên mặt đất, mới biết đó là đạo sĩ lấy làm thân cây lê. Đạo sĩ thì chẳng biết ở đâu, cả chợ cứ tủm tỉm cười.
Dị Sử thị nói: Người nhà quê khư khư tiếc của, sự ngây ngốc có thể thấy rõ, đến nỗi bị người trong chợ cười, có lạ gì. Từng thấy trong làng có người vốn nổi tiếng giàu có, mà bạn thân tới xin gạo thì tiếc của, kể lể rằng “Đây là mấy ngày ăn đấy" Có người giúp đỡ được một kẻ hoạn nạn, nuôi được một bữa cơm, thì tức tối kể lể rằng “Ăn bằng năm bằng mười người thường”, thậm chí đối với cả cha con anh em cũng so kè từng ly từng tí. Thế mà tới lúc máu đỏ đen nổi lên thì dốc rương cờ bạc không nuối tiếc, kẻ cướp kề dao vào cổ thì vét tiền chuộc mạng không nề hà. Như hạng người ấy mới là nói không hết, chứ người nhà quê ngu ngốc kia đâu đã đủ để lạ lùng?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook