Minh Quân tiếp tục nói:
“Dạ vâng, hôm nay cháu thay mặt sếp của cháu tới đây để nói chuyện với cô về vụ tai nạn.

Cô đã được nghe các anh công an thông báo kết luận điều tra về vụ tai nạn thì cháu cũng đi thẳng vào vấn đề luôn ạ.”
Nghe Minh Quân nói tới đây nét mặt của mẹ tôi bỗng trắng bệch, cả người mẹ run lên.

Tôi hiểu vì sao mẹ tôi lại có biểu hiện như thế vì mẹ tôi bị tai nạn nằm viện cả tuần nay nên số tiền còn lại của mẹ đã tiêu gần hết.

Đó là tôi còn giấu mẹ chuyện tôi mượn của Ngọc Trân hơn 10 tr.iệu đồng để mua thêm đồ ăn và lấy thêm thuốc cho mẹ uống.

Bây giờ nói mẹ tôi phải đền cho người lái chiếc xe ô tô kia cả vật chất lẫn tinh thần thì không biết mẹ con tôi phải lấy tiền ở đâu để đền?
Tôi đi tới gần rồi ngồi xuống cạnh xe lăn nắm lấy bàn tay của mẹ để trấn an.

Chờ đợi mãi không nghe Minh Quân nói tôi ngước mắt lên nhìn anh ta, giây phút chạm vào mắt anh ta tôi thấy anh ta đang nhìn chằm chằm vào tôi, miệng anh ta mấp máy mãi không nói nên lời.

Một lúc sau anh ta mới lên tiếng:
“Xin lỗi, cháu ra ngoài có chút việc ạ.”
Khoảng mười phút sau Minh Quân quay lại.

Nhìn anh ta lúc này với anh ta vừa nãy như hai người khác nhau, gương mặt và ánh mắt của anh ta toát ra một vẻ lạnh nhạt, lời nói của anh ta cũng tỏ vẻ xa cách:
“Xin lỗi đã để cho mọi người phải đợi.”
Sau đó anh ta nói thẳng vào vấn đề:
“Như trước đó anh Thành đã nói lỗi hoàn toàn thuộc về cô vì vậy cô phải chịu trách nhiệm chi trả mọi tổn thất về vật chất và tinh thần cho sếp của cháu.

Rất may lúc va chạm với xe của cô túi khí trên xe bung nên sếp của cháu không bị vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe vì vậy cô chỉ phải chịu chi phí sửa chữa xe cho sếp của cháu thôi ạ.”
Dứt lời Minh Quân mở cặp của anh ta lấy ra tờ giấy đưa cho mẹ tôi:
“Cháu gửi cô bảng báo giá những chi tiết của xe bị hư hỏng phải sửa chữa.

Cái này là giá bên hãng xe báo, cô có thể đến showroom của hãng xe Mercedes để kiểm chứng.”
Có lẽ lúc này suy nghĩ của mẹ cũng giống như tôi, người lái xe ô tô không bị vấn đề gì về sức khỏe và tính mạng là một điều may mắn vì mẹ không phải đền tiền viện phí, thuốc thang và tổn thất tinh thần cho anh ta.

Cùng lắm thì tôi bán con xe máy Vision mẹ tôi vừa mua cho tôi để chi trả tiền sửa xe cho sếp của anh ta.

Mẹ cầm bảng báo giá từ tay Minh Quân bình tĩnh nói:
“Cho cô gửi lời cảm ơn tới sếp của cháu và nhờ cháu nói với sếp của cháu cho cô hẹn một tuần để cô xoay sở số tiền, tiền, tiền…”
Mẹ tôi nói mãi không đọc lên được số tiền mà mẹ tôi phải trả cho sếp của Minh Quân.


Tôi cứ nghĩ họ viết bằng con số mẹ không quen đọc nên tôi nói với mẹ:
“Mẹ để con xem cho.”
Nhìn vào bảng báo giá những chi tiết mà chiếc xe phải sửa chữa mà tôi cứ ngỡ mình bị hoa mắt.

Chiếc xe ô tô mẹ tôi tông trúng là xe Maybach S680 đời mới nhất.

Chỉ một chiếc gương chiếu hậu đã có giá gần trăm triệu, toàn bộ gia tài của mẹ con tôi bán đi cũng chưa đủ mua nó.

Chưa kể tới các chi tiết khác nào là đèn pha, chóa đèn, logo, tay nắm cửa, sơn sửa chỗ đầu xe bị móp méo…Tổng số tiền sương sương mẹ phải trả n.ăm tr.ăm h.ai m.ươi triệu đồng, số tiền này hoàn toàn ngoài khả năng chi trả của mẹ con tôi.
Sau một hồi bị sốc mẹ tôi lấy lại bình tĩnh nói với Minh Quân:
“Nói thật với chú ban đầu tôi cứ ngỡ tiền sửa chữa xe không bao nhiêu nên tôi nói một tuần sau xoay sở rồi trả cho sếp của chú, nhưng thực sự số tiền này quá lớn ngoài khả năng của tôi nên tôi không thể chi trả cho sếp của cậu được.”
Minh Quân lạnh lùng đáp:
“Nếu cô nói vậy thì cháu chỉ có thể nói một câu hẹn gặp lại cô trên tòa thôi ạ.”
Tôi còn chưa kịp tiêu hóa lời Minh Quân vừa nói thì Thành lên tiếng:
“Cô nên cân nhắc kỹ, số t.iền hơn năm trăm tr.iệu không phải quá lớn.

Nếu cô không đền bù cho người bị thiệt hại họ gửi đơn tố cáo lên công an thì theo điều 260 bộ luật hình sự cô có thể bị phạt từ 3 đến 10 năm tù giam đấy ạ.”
Nghe Thanh nói mẹ tôi choáng váng tới mức đưa hai tay lên ôm ngực thở một cách khó khăn, mặt mũi mẹ tôi cũng bỗng chốc tái nhợt.

Còn tôi thấy biểu hiện của mẹ như vậy thì cuống lên chỉ biết ôm lấy mẹ khóc:
“Mẹ ơi, mẹ đừng làm con sợ.

Con sẽ đi tù thay mẹ, mẹ đừng quá lo lắng mẹ nhé.”
Mẹ đưa tay lên vừa vuốt mái tóc của tôi vừa nói với Minh Quân và Thành:
“Tôi là mẹ đơn thân không nhà không cửa phải đi ở trọ mấy chục năm nay, đến bữa ăn mẹ con tôi còn phải chạy từng bữa thì lấy đâu ra mấy trăm triệu để đền bù cho sếp của cậu.

Bây giờ nếu có bị tử hình thì tôi cũng phải chấp nhận chứ đừng nói tới ngồi tù vài năm.

Phiền cậu về truyền lại lời của tôi với sếp của cậu.”
Từng lời mẹ nói giống như mẹ đang cầm kim chích vào tim tôi, vào tất cả các vị trí trên cơ thể của tôi khiến tôi đau đến tê tâm liệt phế.

Trước đây tôi chỉ biết nếu không có tiền sẽ phải đi ở trọ, sẽ phải nhịn ăn nhịn mặc, sẽ không được mua đồ chơi, quần áo đẹp bằng bạn bằng bè, sẽ phải cố gắng gấp vạn lần những người khác.

Thì nay tôi biết thêm sức mạnh của đồng tiền còn có thể mua được cả tự do nữa.
Minh Quân đưa cho mẹ của tôi tấm bưu thiếp rồi nói:
“Đây là bưu thiếp của cháu, nếu trong vòng một tuần gia đình cô có tiền để bồi thường cho sếp của cháu thì có thể gọi cho cháu bất kỳ lúc nào.


Còn bây giờ chúng cháu xin phép cô về trước ạ.”
Sau khi Minh Quân và hai anh công an đi khỏi thì tôi cũng đưa mẹ tôi xuống dưới rồi bắt một chiếc xe taxi về.

Vì mẹ tôi sống rất được lòng mọi người nên buổi tối hôm đó bà chủ phòng trọ và những người ở chung dãy trọ tới thăm rất đông, còn có cả Ngọc Trân và vài người làm chung công ty giày Hải Nam tới thăm mẹ.

Ngồi nói chuyện cùng mọi người tôi thấy mẹ mỉm cười nhưng sâu thẳm trong đáy mắt của mẹ là một nỗi buồn không thể che dấu.

Cả tôi và mẹ ý thức được rằng số tiền hơn 5.00 tr.iệu mà mẹ tôi phải đền bù quá lớn.

Chúng tôi cũng ý thức được sẽ không bao giờ có chuyện tôi có thể đi tù thay mẹ, như bao công dân Việt Nam khác mẹ phải đi tù nếu gây ra tội lỗi dù lỗi đó không phải do mẹ cố ý.
Bà Nhân mẹ của Bảo Trân cũng là chủ dãy trọ của chúng tôi có lẽ nhìn ra được mẹ tôi đang lo lắng nên hỏi:
“Nghe nói cô bị xe ô tô tông, thế nó có đền bù thiệt hại gì cho cô không?”
Mẹ tôi biết không thể che giấu sự thật với mọi người:
“Lỗi là do em nên em phải đền bù cho họ chị ạ.”
“Thế phải đền bù bao nhiêu?”
“Dạ hơn 5.00 tr.iệu.”
Mẹ tôi vừa dứt lời thì nhiều người bất bình thốt lên:
“Nó tính ăn cướp của người ta hay sao mà đòi người ta đền số tiền lớn như vậy?”
“Chắc nó viện cớ mình sai để ăn vạ đây mà.”
“Không phải tai nạn giao thông là xe to phải đền cho xe nhỏ à? Sao cô là xe nhỏ mà phải đền cho họ?”
“Nó tính ăn vạ lấy tiền mua xe mới đấy.”

Tôi lên tiếng giải thích cho mọi người hiểu:
“Chiếc xe mẹ cháu tông trúng là xe sang Maybach đời mới nhất, chiếc xe này có giá gần hai mươi t.ỷ đ.ồng nên giá mỗi chi tiết phụ kiện của xe đều rất đắt ạ.”
Giọng của Bà Nhân lại thốt lên lanh lãnh:
“Mẹ cái lũ giàu có mà thất đức, bỏ ra được mấy chục t.ỷ m.ua xe sang mà bắt đền dân nghèo khố rách áo ôm phải đền có mấy trăm tr.iệu? Cô cứ khườn ra đấy không trả để xem bố con thằng nào làm được gì cô?”
Lúc này thì mẹ tôi không thể gắng gượng mạnh mẽ được nữa mà bật khóc nức nở, tôi vừa ôm mẹ động viên vừa thay mẹ trả lời bà Nhân:
“Người của họ nói một tuần sau nếu mẹ không đền bù cho họ thì họ sẽ gửi đơn tố cáo lên công an.

Mà bên công an nói với lỗi mẹ cháu gây ra có thể phải chịu trách nhiệm hình sự từ 3 tới 10 năm t.ù giam ạ.”
Nghe tôi nói tới đây thì cả phòng chật kín người đều im bặt, ai nấy đều lén lau nước mắt thương cảm cho hoàn cảnh của mẹ con tôi.

Bà Nhân tuy là chủ nhà trọ nhưng bà phải lo chi phí chồng bị ung thư mấy năm nay, bà nói bà chỉ có thể giảm tiền phòng trọ để giúp đỡ mẹ tôi phần nào chứ không giúp được nhiều.


Những người ở chung dãy trọ với mẹ con tôi kinh tế cũng chẳng khá giả gì.

Họ từ khắp nơi vào Sài Gòn làm công ăn lương, hàng tháng họ còn phải gửi tiền về quê nuôi bố mẹ già và con thơ.

Thậm chí gần đây công ty nhiều người còn không có việc làm, không tăng ca nên thu nhập của họ cũng rất bấp bênh họ còn phải ăn mì gói để cầm cự qua ngày.
Nằm ngủ trên chiếc giường quen thuộc tôi chỉ biết ôm mẹ khóc.

Nghĩ tới người mẹ hiền lành, lam lũ, chất phát làm bất cứ việc gì chỉ để có tiền nuôi tôi khôn lớn phải đi tù tôi có cảm giác vô cùng đau đớn.

Mẹ đã dành cho tôi tất cả những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này vậy mà tôi lại không thể báo đáp lúc mẹ cần.
“Con đừng khóc nữa, những ngày tháng mẹ đi t.ù con cứ xem như mẹ đang đi du lịch là được chứ gì?”
Nghe mẹ tôi nói tôi lại khóc nấc lên.

Mẹ tôi rất yếu, mỗi lần trái gió trở trời là mẹ ốm đau suốt, ở trong tù ai sẽ mua thuốc cho mẹ uống, ai sẽ nấu cháo cho mẹ ăn? Chưa kể đến mỗi lần xem phim thấy cảnh tù nhân cũ bắt nạt tù nhân mới tôi không tưởng tượng được mẹ già yếu như vậy nếu bị người ta đánh sẽ thế nào?
Dỗ dành tôi mãi tôi cũng không chịu nín mẹ lại nói:
“Nếu con sợ sống một mình thì khi nào mẹ đi tù con về Cần Thơ tìm ba và chị của con, ba con không thương mẹ nhưng mẹ tin chắc ông ấy sẽ yêu thương con.”
Câu nói của mẹ khiến tôi lập tức nín khóc.

Tôi nhớ có lần tôi hỏi mẹ ba ở đâu mẹ chỉ đáp lại một câu ba tôi chết rồi.

Tôi lại hỏi anh em họ hàng nhà tôi không có ai hay sao, mẹ tôi lại nói ngày nhỏ mẹ sống ở Sài Gòn cùng ba của mẹ sau đó không biết vì lý do gì ba của mẹ đem bỏ mẹ tôi tại một trại trẻ mồ côi, đến tuổi trưởng thành mẹ tôi đi ra ngoài làm rồi gặp ba tôi, ba của mẹ không một lần tới tìm mẹ, anh em họ hàng cũng không.

Biết vậy tôi không hỏi lại mẹ thêm bất kỳ lần nào nữa.

Nay nghe mẹ nói tôi vẫn còn chị và ba tôi mừng không tả xiết vì biết đâu hai người họ có thể giúp mẹ tôi không phải ngồi tù.
“Con còn ba và chị gái thật hả mẹ.”
Nghe tôi hỏi mẹ chợt thở dài, im lặng một hồi lâu mẹ mới đáp lại:
“Ừ.”
“Mẹ cho con địa chỉ của ba đi.”
“Không được, khi nào mẹ đi t.ù con hãy tìm tới ông ấy.”
Có lẽ mối quan hệ của mẹ tôi và ba không tốt nên mẹ mới giấu chuyện của ba và chị với tôi suốt 20 năm qua như vậy nên tôi nói với mẹ:
“Nếu mẹ không muốn ba con biết chuyện của mẹ thì con chỉ nói cho chị của con biết thôi.

Chắc mẹ cũng muốn thấy mặt chị của con trước lúc đi tù phải không?”
Sau một hồi suy nghĩ mẹ tôi cũng cho tôi biết địa chỉ nhà ba tôi ở Cần Thơ.

Cầm địa chỉ trên tay tôi càng hồi hộp không tài nào chợp mắt được.

Tôi đặt ra vô vàn những câu hỏi cần được giải đáp.

Không biết hoàn cảnh của ba và chị tôi hiện tại thế nào nhỉ? Gặp lại tôi hai người họ có phản ứng ra sao? Hai người họ có thể giúp mẹ tôi thoát khỏi cảnh tù tội hay không? (Truyện “Yêu Trong Niềm Đau” được up độc quyền trên f.b Phương Linh Hugo nếu các bạn đọc được ở các a.pp truyện khác là hành vi ă.n c.ắp truyện của tác giả, mong các bạn ghé f.b Phương Linh Hugo đọc để ủng hộ tác giả ạ)
Sáng sớm hôm sau là thứ bảy vẫn chưa phải đi làm lại nên tôi dậy thật sớm nấu ăn sẵn cho mẹ, tôi chuẩn bị đồ dùng thuốc men để gần giường cho mẹ rồi khăn gói đi Cần Thơ tìm ba.


Trước khi đi tôi sang nhà Ngọc Trân nói rõ cho cậu biết chuyện rồi nhờ cậu thỉnh thoảng sang phòng trọ canh trừng mẹ giúp tôi, cậu thấy tôi đi một mình thì đề nghị:
“Nhìn cậu cứ lơ nga lơ ngơ như bò đội nón thế kia đi một mình có được không? Hay tớ đi với cậu nhé?”
“Cậu ở nhà trông mẹ giúp tớ, tớ đi không biết hôm nào mới về, bỏ mẹ ở nhà một mình tớ không yên tâm chút nào.”
“Bác gái đi bằng nạng được mà cậu lo gì? Để tớ nói mẹ thỉnh thoảng qua chơi mới mẹ của cậu là được.

Đi xuống Cần Thơ chỉ mấy tiếng đồng hồ đi về trong ngày được mà.”
“Cậu ở nhà đi, thời đại công nghệ nếu không biết đường chỉ cần tớ bật Google map lên là ok hết.

Cậu đừng lo lắng cho tớ.”
“Thì xem như tớ bỏ tiền ra đi du lịch cùng cậu một chuyến là được chứ gì?”
Không đợi tôi có đồng ý hay không Ngọc Trân nhanh chóng chạy vào xin phép ba mẹ để đi cùng tôi.

Hai chúng tôi đón xe buýt tới bến xe miền tây, rồi từ bến xe miền tây chúng tôi đón xe khách về thành phố Cần Thơ.

Ngồi trên xe tôi tưởng tượng ra viễn cảnh khi gặp ba và chị gái.

Ba và chị sẽ rất vui khi gặp tôi, hai người sẽ dẫn tôi đi ăn, đi mua sắm.

Sau đó tôi đưa ba và chị lên Sài Gòn để gặp mẹ, gia đình bốn người chúng tôi đoàn tụ trong hạnh phúc, bố sẽ đền bù tiền cho chủ nhân chiếc xe Maybach kia để mẹ tôi được tự do.

Càng nghĩ tôi càng cảm thấy lâng lâng hạnh phúc.
Tôi nôn nóng gặp ba và chị gái tới mức khi tôi và Ngọc Trân tới bến xe trung tâm thành phố Cần Thơ đã gần 12 giờ trưa rồi mà tôi không chịu ghé vào quán để ăn trưa.

Tôi gọi taxi chở chúng tôi tới địa chỉ nhà mà mẹ tôi cho.

Ngọc Trân đưa tay lên xoa bụng nhìn tôi trách móc:
“Tớ đói run người rồi đây này, hay là bảo taxi chở tới quán cơm bình dân nào đó ăn trước rồi tới chỗ ba của cậu sau nhé.”
“Cậu cố nhịn một lúc đi, tới nhà ba tớ chúng ta ăn trưa luôn.”
“Bây giờ cũng trưa rồi nếu có gặp ba và chị của cậu thì họ cũng không kịp nấu đâu.”
“Nếu ăn rồi thì tớ bảo chị và ba của tớ dẫn chúng ta đi ăn, lúc đó chỉ sợ cậu không có bụng để chứa đồ ăn thôi.”
Ngồi trên xe taxi di chuyển tới địa chỉ mẹ tôi cho nằm trên đại lộ Hòa Bình mà tôi hồi hộp vô cùng.

Tới nơi tôi và Ngọc Trân vừa bước chân xuống khỏi taxi liền có một bà cô bán đồ tạp hóa tầm tuổi của mẹ tôi vẫy tay với tôi:
“Con Ngọc mày mất tích ở đâu mấy năm nay mà bây giờ mày mới về, lại đây cô nói chuyện này cho mày nghe?”
Tôi nhìn quanh quanh xem có phải bà đang gọi ai khác hay không thì bà đi tới cầm tay tôi kéo xềnh xệch vào bên trong tạp hóa sau đó thần thần bí bí nhìn sang ngôi nhà hai tầng gắn số nhà tôi đang cần tìm nói nhỏ:
“Tối hôm qua nghe nói ba của mày cầm bìa đỏ nhà đi c.á đ.ộ bóng đá hết mấy tr.ăm tr.iệu.

Dì mày phát hiện chửi ba mày thì bị ba mày cầm dao chém cho đứt lìa bàn tay phải nhập viện, giờ bố của mày bị công an giam giữ vì tội cố ý gây thương tích và c.á đ.ộ bóng đá kìa.

Bây giờ mày về đây không khéo anh em nhà dì mày giận cá chém thớt gi.ết luôn cả mày chứ không tha đâu.”.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương