Yêu Anh Nhiều Hơn Em Có Thể (Rũ Bóng Nghiêng Chiều)
-
Chương 69: Đàn ông đòi quà trơ trẽn
Những ngày này quần áo Đạt hay rách. Những lúc anh không có nhà, cô đem quần áo anh ra để sắp xếp, cái nào đứt chỉ thì may lại, cái nào bị bung nút thì kết đơm lại. Nếu không nhìn mớ quần áo trước mặt thì Liên không biết, mình cũng thật vô tâm. Cưới nhau gần hai năm mà cô chưa mua gì cho anh hết.
Nghe bà Ngự nói, Đạt trước kia rất chỉn chu, quần áo đã cũ thì anh không mặc nữa, tóc được vuốt thành nếp áp sát vào đầu, không có sợi nào được phép bay loạn xạ, người lúc nào cũng thoang thoảng mùi thơm. Nhưng từ lúc cưới vợ về tới giờ, anh khác hẳn. Anh ít chăm chút cho bề ngoài. Cũng nghiêm túc đường hoàng nhưng không còn bóng bẩy. Tóc tai ít tỉa tót vuốt sáp dầu như trước, dầu thơm cũng ít khi xài.
Còn nhớ đợt trước, cô làm cháy của anh một cái áo, anh nói không cần đền nên cô đã không mua, vì lúc đó cô thấy, áo của anh không ít. Bẵng tới bây giờ thì quần áo của anh đều đã cũ. Cô nghĩ tới chuyện sắm sửa cho anh. Sáp tóc, dầu thơm gì đó cô không nghĩ tới nhưng áo quần thì chắc chắn phải mua. Nhưng đồ Âu cô không biết nhiều, lại là đồ nam, cô càng mù mịt.
Nghĩ tới nghĩ lui, cô quyết định nhờ Bửu đi chung để lựa giúp.
Bửu nghe cô đánh tiếng nhờ thì nhận lời ngay mà không cần suy nghĩ, khi biết là cô mua cho Đạt thì anh lại thoáng buồn nhưng vẫn hào dứng đi chung.
Buổi sớm, Liên ra chợ Mỹ để tới nhà Bửu. Anh dẫn Liên tới một tiệm bán đồ Tây trên lộ Bourdais. Con lộ nổi tiếng ở chợ Mỹ với nhiều quán xá sang trọng. Những tiệm nào mới mở thì xây theo kiến trúc Pháp, tiệm nào đã cũ hơn một chút thì cũng được sửa lại cho thật tân thời.
Tiệm mà Bửu và Liên vào là một tiệm được sửa lại như thế. Tiệm nhìn mới mẻ, cột, vách, cửa đều được đánh vẹc ni, biển hiệu có một dòng chữ Pháp bên trên, bên dưới là tên của tiệm được viết bằng chữ quốc ngữ lớn với hai chữ "Tân thời" khá lớn. Phía hai bên cột lớn có trồng mấy bụi bông trang vàng nhạt.
uy tiệm được dựng bằng cây nhưng bên dưới được lót gạch sạch sẽ, dù vậy, khách vẫn được mang giày dép guốc để đi vào chớ không cần để ngoài cửa. Tiếng guốc của Liên cứ nện xuống nền gạch nghe cốp cốp khiến cô không dám đi tới lui nhiều.
Tất cả đồ đạc đều được trưng trong tủ kiếng dài dọc theo hai vách. Ở cuối tiệm có một miếng ván dài được đẽo gọt cẩn thận trên hai trụ chôn xuống đất làm ghế ngồi, lại có chỗ để mặc thử, đây là những thứ mà những tiệm bình dân khác không hề có.
Tiệm không chỉ bán quần áo như quần tây, áo sơ mi, com-lê mà còn có cả nón, giày, khăn mùi soa, dù, ba ton các loại. Tiệm có bán đồ dành cho cả nam và nữ. Những món đồ dành cho nữ rất đẹp và dễ thương. Liên đi một lượt nhìn ngắm rồi nhanh chóng trở về chỗ để áo sơ mi nam.
Vì Bửu là khách quen nên đích thân chủ tiệm tiếp đón ân cần. Khi ông hỏi Liên mua áo cỡ nào thì cô phân vân. Ở thời này, đồ may đều mắc, mà may đồ Tây thì càng mắc hơn. Đồ may sẵn thì thường rộng để tiện cho người mua, ai cũng mặc được. Nhưng mặc như thế thì không đẹp, nhìn vào cứ như họ đang so vai rụt cổ vào trong áo. Cho nên tiệm có nhiều kích cỡ chi tiết hơn để có thể vừa vặn với từng người.
Cô chưa từng mua áo cho đàn ông nên không biết Đạt mặc cỡ nào thì vừa. Nghĩ một hồi rồi cô diễn tả về anh, anh cao hơn cô hơn một gang tay, vai anh rộng hơn vai cô chừng sáu phân. Nghe cô tả xong, ông chủ tiệm tròn mắt không nói còn Bửu thì cưởi tủm tỉm.
- Liên! Em tả như vậy thì ông chủ đây không ước chừng được đâu.
Ông chủ tiệm nghe Bửu nói vậy thì đôi mày giãn ra.
- Dạ đúng thưa bà, bà diễn tả ông nhà như vậy thì thiệt là mần khó tui lung lắm đa. – Rồi mắt ông vụt sáng lên – Hay là, bà đây cứ lấy cậu Bửu làm kiểng, rồi ước lệvới ông nhà thì tui chắn chắn sẽ đoán được.
Thấy Bửu nhìn mình gật đầu, cô bắt đầu so sánh.
- Chồng tui cao hơn anh Bửu... khoảng ba phân, độ rộng của vai thì... bằng nhau, nhưng ảnh... có da có thịt hơn một chút.
- Vậy là ông nhà mập hơn cậu Bửu đây.
- Không phải. Ảnh không mập hơn – Đạt không mập, Liên đã từng chạm không biết bao nhiêu lần vào vòm ngực ấy, ngực anh vuông vức và rắn chắc, nên dù độ ngang vai của Bửu và Đạt đều bằng nhau nhưng vẫn thấy ngực Đạt to hơn. Nhưng Liên ngại dùng từ diễn tả.
Thấy Liên ấp úng, Bửu lên tiếng thay cô.
- Chồng cô ấy nở nang hơn.
Chủ tiệm nghe xong thì cười sau đó ông chọn áo cho cô. Cô không biết Đạt thích mà gì nên cô chọn cho anh áo mà xanh nhạt.
Ông chủ tiệm xếp áo và giấy gói lại kĩ càng rồi trao cho cô. Trong lúc Liên giở khăn ra để trả tiền thì nghe tiếng Bửu ngập ngừng.
- Em có thể... tặng cho anh một cái được không?
Liên ngỡ ngàng về yêu cầu của anh, đến người phụ bán trong tiệm nghe được cũng lén mỉm cười. Trước giờ chưa thấy ai đòi tặng quà lại nói thẳng như vậy, hơn nữa chỉ toàn đàn bà hay làm nũng mới đòi tặng quà, chớ đàn ông thì..., hơn nữa, nhìn anh cũng ra dáng con nhà khá giả, văn minh, lịch thiệp... Đàn ông "bảnh tỏn" mà như vầy... chắc Bửu là người đầu tiên!
Không chỉ Bửu mà chính Liên, chắc cũng là người đầu tiên lâm vào cảnh khó xử như thế này. Anh đã mở lời thì cô cũng không muốn từ chối nhưng cô không ngờ áo sơ mi cho đàn ông lại mắc tới vậy. Ban đầu, cô còn định sắm cho Đạt ba cái, rốt cuộc cô chỉ đủ tiền mua một cái. Bây giờ, ngoài vào hào lẻ về xe thì cô không còn gì.
- Để lần sao nghen anh. Bận này, em...
Bửu cười gượng. Không hiểu sao anh lại đòi quà trơ trẽn như vậy, nghĩ lại mà thấy xấu hổ.
- Ừm... Anh thiệt kì cục... Em coi như anh chưa nói gì.
Bửu nói xong rồi đi nhanh tới cửa tiệm. Liên vội nói với theo.
- Anh Bửu! Anh thích màu gì, kiểu gì? Mai mốt, em nhứt định mua tặng anh. Còn bây giờ... tại... em hết tiền rồi. Thiệt đó!
Bửu chạy ngược lại chỗ cô đang đứng. Anh nắm tay cô mừng rỡ.
- Chỉ cần em lựa cho anh là được. Màu gì cũng được, kiểu gì cũng được. Anh ưng hết! Còn tiền thì cứ để anh trả.
- Í...đâu có được! Em mua tặng thì em trả tiền. Đồ tặng mà để người được tặng trả tiền thì đâu còn ý nghĩa nữa.
Nhìn nụ cười của Liên mà tim Bửu thêm chua chát. Thương thầm nhớ trộm cô lâu như vậy mà cô luôn hờ hững. Đồ anh tặng cô còn không muốn nhận, lần nào cũng tìm cách ép cô vào thế không thể từ chối..., mong chi tới chuyện cô tự mình tặng gì đó cho anh. Thấy cô mua áo cho Đạt, anh mới không kiềm được mà mặt dày đòi hỏi, làm khó cô một lần để có một chút an ủi. Nhưng thật hay làm sao, cô chỉ đem theo vừa đủ để mua một cái áo cho chồng mình. Liên nói để lần sau, Bửu không biết lần sau là bao giờ. Nhưng đằng nào thì chính miệng cô đã hứa, anh cũng tạm vui lòng.
Một tay ôm gói áo, một tay Liên lui cui bỏ tiền vào khăn để cất. Tiền còn chưa bỏ vô túi thì Bửu chìa trước mặt cô cái bóp nhỏ bằng lòng bàn tay. Loại bóp như thế này đối với Liên không lạ, mấy cô gái theo hướng tân thời hay xài bóp để bỏ tiền rồi cầm trên tay, vừa gọn, vừa đẹp, vừa sang. Riêng Liên vẫn theo nếp cũ, gói tiền vô khăn để bỏ túi.
- Tặng em.
Liên nhìn Bửu với vẻ ái ngại.
- Anh cất lại đi. Em chưa mua gì được cho anh mà nhận đồ anh hoài... coi sao đặng...
- Chỉ một món quà nhỏ. Em đừng quá coi là hệ trọng.
Liên nhìn cái bóp trên tay anh, một cái bóp dễ thương mà cô đã nhìn lúc nãy. Tuy đơn giản nhưng khiến người ta khó rời mắt bởi cái độc đáo là lạ của nó.Thân bóp có hai lớp, lớp trong bằng vải lụa có màu trắng ngà, hai mặt đều có thêu nhiều bông sen nhỏ, cánh sen màu hồng ở chóp, lớp ngoài bọc bằng vải tuyn mỏng màu hồng nhạt khiến những cánh sen bên trong như ẩn hiện, cạnh viền trên làm kim loại có màu như vàng làm miệng bóp.
Bóp tây bình thường đã mắc mà cái bóp này phải mắc hớn mấy lần, nhìn thì đơn giản nhưng lại được làm cực kì tỉ mỉ, đường may đều và khít như ép, cánh sen được thêu mềm mại nhưng sinh động, cạnh viền kim loại không có một vết gỉ nhỏ.
Thấy Liên còn tần ngần, anh nói thêm.
- Không nhận là anh buồn.
Anh vừa nói vừa cầm tay cô lên để nhét nó vô. Liên còn chưa kịp phản ứng thì anh giật đi chiếc khăn trên tay cô làm mấy đồng hào rơi xuống đất nghe loảng xoảng. Bửu nhanh chóng ngồi xuống thu lượm. Mấy đồng hào lăn lung tung khiến anh phải đi từng chỗ để lượm lại. Anh cầm từng hào chà chà bằng hai đầu ngón tay rồi thổi cho sạch, sau đó mới gom lại giữ trong lòng bàn tay.
Nhìn anh lủi thủi lượm tiền, cô không nghĩ, chỉ trong vòng hai năm mà anh thay đổi hẳn, đã ra dáng nam nhi chi chí. Nếu ngày xưa anh cũng như thế này thì cô đã không quá xa cách với anh, ít ra... tình bạn đã đến sớm hơn.
Khi đã lượm đủ, anh trút một lần vào bóp đưa cho cô. Tay cô chạm đến mép khăn thì anh giật lại.
- Khăn này... coi như... em tặng anh đi.
Thấy Liên ậm ừ, Bửu cầm khăn nhét thật nhanh vào túi áo như sợ Liên đòi lại. Anh nhìn cô cười như thách thức, có đòi anh cũng không trả.
Liên đâu quan tâm tới cái khăn, chỉ cần bỏ ra một đồng bạc là mua được cả chục cái. Hơn nữa, nó đã cũ, cô cũng sắp bỏ đi.
Liên ậm ừ vì câu nói nửa đùa nửa thật của anh, thiệt... khiến Liên không biết phải làm sao. Bóp tiền đã bị nhét vào tay, khăn thì bị anh giật mà nhét vô túi, cô không muốn nhận cũng không được. Dù cái bóp này chẳng đáng là gì so những chai dầu thơm hay những xấp vải thượng hạng mà anh đã tặng trước đây, nhưng cảm giác món nợ Bửu chất lên vai cô, phút chốc nặng hơn rất nhiều.
Nghe bà Ngự nói, Đạt trước kia rất chỉn chu, quần áo đã cũ thì anh không mặc nữa, tóc được vuốt thành nếp áp sát vào đầu, không có sợi nào được phép bay loạn xạ, người lúc nào cũng thoang thoảng mùi thơm. Nhưng từ lúc cưới vợ về tới giờ, anh khác hẳn. Anh ít chăm chút cho bề ngoài. Cũng nghiêm túc đường hoàng nhưng không còn bóng bẩy. Tóc tai ít tỉa tót vuốt sáp dầu như trước, dầu thơm cũng ít khi xài.
Còn nhớ đợt trước, cô làm cháy của anh một cái áo, anh nói không cần đền nên cô đã không mua, vì lúc đó cô thấy, áo của anh không ít. Bẵng tới bây giờ thì quần áo của anh đều đã cũ. Cô nghĩ tới chuyện sắm sửa cho anh. Sáp tóc, dầu thơm gì đó cô không nghĩ tới nhưng áo quần thì chắc chắn phải mua. Nhưng đồ Âu cô không biết nhiều, lại là đồ nam, cô càng mù mịt.
Nghĩ tới nghĩ lui, cô quyết định nhờ Bửu đi chung để lựa giúp.
Bửu nghe cô đánh tiếng nhờ thì nhận lời ngay mà không cần suy nghĩ, khi biết là cô mua cho Đạt thì anh lại thoáng buồn nhưng vẫn hào dứng đi chung.
Buổi sớm, Liên ra chợ Mỹ để tới nhà Bửu. Anh dẫn Liên tới một tiệm bán đồ Tây trên lộ Bourdais. Con lộ nổi tiếng ở chợ Mỹ với nhiều quán xá sang trọng. Những tiệm nào mới mở thì xây theo kiến trúc Pháp, tiệm nào đã cũ hơn một chút thì cũng được sửa lại cho thật tân thời.
Tiệm mà Bửu và Liên vào là một tiệm được sửa lại như thế. Tiệm nhìn mới mẻ, cột, vách, cửa đều được đánh vẹc ni, biển hiệu có một dòng chữ Pháp bên trên, bên dưới là tên của tiệm được viết bằng chữ quốc ngữ lớn với hai chữ "Tân thời" khá lớn. Phía hai bên cột lớn có trồng mấy bụi bông trang vàng nhạt.
uy tiệm được dựng bằng cây nhưng bên dưới được lót gạch sạch sẽ, dù vậy, khách vẫn được mang giày dép guốc để đi vào chớ không cần để ngoài cửa. Tiếng guốc của Liên cứ nện xuống nền gạch nghe cốp cốp khiến cô không dám đi tới lui nhiều.
Tất cả đồ đạc đều được trưng trong tủ kiếng dài dọc theo hai vách. Ở cuối tiệm có một miếng ván dài được đẽo gọt cẩn thận trên hai trụ chôn xuống đất làm ghế ngồi, lại có chỗ để mặc thử, đây là những thứ mà những tiệm bình dân khác không hề có.
Tiệm không chỉ bán quần áo như quần tây, áo sơ mi, com-lê mà còn có cả nón, giày, khăn mùi soa, dù, ba ton các loại. Tiệm có bán đồ dành cho cả nam và nữ. Những món đồ dành cho nữ rất đẹp và dễ thương. Liên đi một lượt nhìn ngắm rồi nhanh chóng trở về chỗ để áo sơ mi nam.
Vì Bửu là khách quen nên đích thân chủ tiệm tiếp đón ân cần. Khi ông hỏi Liên mua áo cỡ nào thì cô phân vân. Ở thời này, đồ may đều mắc, mà may đồ Tây thì càng mắc hơn. Đồ may sẵn thì thường rộng để tiện cho người mua, ai cũng mặc được. Nhưng mặc như thế thì không đẹp, nhìn vào cứ như họ đang so vai rụt cổ vào trong áo. Cho nên tiệm có nhiều kích cỡ chi tiết hơn để có thể vừa vặn với từng người.
Cô chưa từng mua áo cho đàn ông nên không biết Đạt mặc cỡ nào thì vừa. Nghĩ một hồi rồi cô diễn tả về anh, anh cao hơn cô hơn một gang tay, vai anh rộng hơn vai cô chừng sáu phân. Nghe cô tả xong, ông chủ tiệm tròn mắt không nói còn Bửu thì cưởi tủm tỉm.
- Liên! Em tả như vậy thì ông chủ đây không ước chừng được đâu.
Ông chủ tiệm nghe Bửu nói vậy thì đôi mày giãn ra.
- Dạ đúng thưa bà, bà diễn tả ông nhà như vậy thì thiệt là mần khó tui lung lắm đa. – Rồi mắt ông vụt sáng lên – Hay là, bà đây cứ lấy cậu Bửu làm kiểng, rồi ước lệvới ông nhà thì tui chắn chắn sẽ đoán được.
Thấy Bửu nhìn mình gật đầu, cô bắt đầu so sánh.
- Chồng tui cao hơn anh Bửu... khoảng ba phân, độ rộng của vai thì... bằng nhau, nhưng ảnh... có da có thịt hơn một chút.
- Vậy là ông nhà mập hơn cậu Bửu đây.
- Không phải. Ảnh không mập hơn – Đạt không mập, Liên đã từng chạm không biết bao nhiêu lần vào vòm ngực ấy, ngực anh vuông vức và rắn chắc, nên dù độ ngang vai của Bửu và Đạt đều bằng nhau nhưng vẫn thấy ngực Đạt to hơn. Nhưng Liên ngại dùng từ diễn tả.
Thấy Liên ấp úng, Bửu lên tiếng thay cô.
- Chồng cô ấy nở nang hơn.
Chủ tiệm nghe xong thì cười sau đó ông chọn áo cho cô. Cô không biết Đạt thích mà gì nên cô chọn cho anh áo mà xanh nhạt.
Ông chủ tiệm xếp áo và giấy gói lại kĩ càng rồi trao cho cô. Trong lúc Liên giở khăn ra để trả tiền thì nghe tiếng Bửu ngập ngừng.
- Em có thể... tặng cho anh một cái được không?
Liên ngỡ ngàng về yêu cầu của anh, đến người phụ bán trong tiệm nghe được cũng lén mỉm cười. Trước giờ chưa thấy ai đòi tặng quà lại nói thẳng như vậy, hơn nữa chỉ toàn đàn bà hay làm nũng mới đòi tặng quà, chớ đàn ông thì..., hơn nữa, nhìn anh cũng ra dáng con nhà khá giả, văn minh, lịch thiệp... Đàn ông "bảnh tỏn" mà như vầy... chắc Bửu là người đầu tiên!
Không chỉ Bửu mà chính Liên, chắc cũng là người đầu tiên lâm vào cảnh khó xử như thế này. Anh đã mở lời thì cô cũng không muốn từ chối nhưng cô không ngờ áo sơ mi cho đàn ông lại mắc tới vậy. Ban đầu, cô còn định sắm cho Đạt ba cái, rốt cuộc cô chỉ đủ tiền mua một cái. Bây giờ, ngoài vào hào lẻ về xe thì cô không còn gì.
- Để lần sao nghen anh. Bận này, em...
Bửu cười gượng. Không hiểu sao anh lại đòi quà trơ trẽn như vậy, nghĩ lại mà thấy xấu hổ.
- Ừm... Anh thiệt kì cục... Em coi như anh chưa nói gì.
Bửu nói xong rồi đi nhanh tới cửa tiệm. Liên vội nói với theo.
- Anh Bửu! Anh thích màu gì, kiểu gì? Mai mốt, em nhứt định mua tặng anh. Còn bây giờ... tại... em hết tiền rồi. Thiệt đó!
Bửu chạy ngược lại chỗ cô đang đứng. Anh nắm tay cô mừng rỡ.
- Chỉ cần em lựa cho anh là được. Màu gì cũng được, kiểu gì cũng được. Anh ưng hết! Còn tiền thì cứ để anh trả.
- Í...đâu có được! Em mua tặng thì em trả tiền. Đồ tặng mà để người được tặng trả tiền thì đâu còn ý nghĩa nữa.
Nhìn nụ cười của Liên mà tim Bửu thêm chua chát. Thương thầm nhớ trộm cô lâu như vậy mà cô luôn hờ hững. Đồ anh tặng cô còn không muốn nhận, lần nào cũng tìm cách ép cô vào thế không thể từ chối..., mong chi tới chuyện cô tự mình tặng gì đó cho anh. Thấy cô mua áo cho Đạt, anh mới không kiềm được mà mặt dày đòi hỏi, làm khó cô một lần để có một chút an ủi. Nhưng thật hay làm sao, cô chỉ đem theo vừa đủ để mua một cái áo cho chồng mình. Liên nói để lần sau, Bửu không biết lần sau là bao giờ. Nhưng đằng nào thì chính miệng cô đã hứa, anh cũng tạm vui lòng.
Một tay ôm gói áo, một tay Liên lui cui bỏ tiền vào khăn để cất. Tiền còn chưa bỏ vô túi thì Bửu chìa trước mặt cô cái bóp nhỏ bằng lòng bàn tay. Loại bóp như thế này đối với Liên không lạ, mấy cô gái theo hướng tân thời hay xài bóp để bỏ tiền rồi cầm trên tay, vừa gọn, vừa đẹp, vừa sang. Riêng Liên vẫn theo nếp cũ, gói tiền vô khăn để bỏ túi.
- Tặng em.
Liên nhìn Bửu với vẻ ái ngại.
- Anh cất lại đi. Em chưa mua gì được cho anh mà nhận đồ anh hoài... coi sao đặng...
- Chỉ một món quà nhỏ. Em đừng quá coi là hệ trọng.
Liên nhìn cái bóp trên tay anh, một cái bóp dễ thương mà cô đã nhìn lúc nãy. Tuy đơn giản nhưng khiến người ta khó rời mắt bởi cái độc đáo là lạ của nó.Thân bóp có hai lớp, lớp trong bằng vải lụa có màu trắng ngà, hai mặt đều có thêu nhiều bông sen nhỏ, cánh sen màu hồng ở chóp, lớp ngoài bọc bằng vải tuyn mỏng màu hồng nhạt khiến những cánh sen bên trong như ẩn hiện, cạnh viền trên làm kim loại có màu như vàng làm miệng bóp.
Bóp tây bình thường đã mắc mà cái bóp này phải mắc hớn mấy lần, nhìn thì đơn giản nhưng lại được làm cực kì tỉ mỉ, đường may đều và khít như ép, cánh sen được thêu mềm mại nhưng sinh động, cạnh viền kim loại không có một vết gỉ nhỏ.
Thấy Liên còn tần ngần, anh nói thêm.
- Không nhận là anh buồn.
Anh vừa nói vừa cầm tay cô lên để nhét nó vô. Liên còn chưa kịp phản ứng thì anh giật đi chiếc khăn trên tay cô làm mấy đồng hào rơi xuống đất nghe loảng xoảng. Bửu nhanh chóng ngồi xuống thu lượm. Mấy đồng hào lăn lung tung khiến anh phải đi từng chỗ để lượm lại. Anh cầm từng hào chà chà bằng hai đầu ngón tay rồi thổi cho sạch, sau đó mới gom lại giữ trong lòng bàn tay.
Nhìn anh lủi thủi lượm tiền, cô không nghĩ, chỉ trong vòng hai năm mà anh thay đổi hẳn, đã ra dáng nam nhi chi chí. Nếu ngày xưa anh cũng như thế này thì cô đã không quá xa cách với anh, ít ra... tình bạn đã đến sớm hơn.
Khi đã lượm đủ, anh trút một lần vào bóp đưa cho cô. Tay cô chạm đến mép khăn thì anh giật lại.
- Khăn này... coi như... em tặng anh đi.
Thấy Liên ậm ừ, Bửu cầm khăn nhét thật nhanh vào túi áo như sợ Liên đòi lại. Anh nhìn cô cười như thách thức, có đòi anh cũng không trả.
Liên đâu quan tâm tới cái khăn, chỉ cần bỏ ra một đồng bạc là mua được cả chục cái. Hơn nữa, nó đã cũ, cô cũng sắp bỏ đi.
Liên ậm ừ vì câu nói nửa đùa nửa thật của anh, thiệt... khiến Liên không biết phải làm sao. Bóp tiền đã bị nhét vào tay, khăn thì bị anh giật mà nhét vô túi, cô không muốn nhận cũng không được. Dù cái bóp này chẳng đáng là gì so những chai dầu thơm hay những xấp vải thượng hạng mà anh đã tặng trước đây, nhưng cảm giác món nợ Bửu chất lên vai cô, phút chốc nặng hơn rất nhiều.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook