Ỷ Thiên Đồ Long Ký
-
Chương 26: Bác Cực Nhi Phục Tham Cửu Dương
Đau lòng nát cả con tim,
Vào nơi tử địa ta tìm đường sinh.
Trương Vô Kỵ tiếp tục bò vào trong cái hang hẹp đó thêm vài trượng nữa, thấy trước mắt càng lúc càng sáng thêm, bò thêm một đoạn, đột nhiên ánh sáng chói lòa chiếu vào mặt. Y vội nhắm mắt lại, định thần rồi mở mắt ra, thấy đằng trước là một thung lũng xanh tươi, cây cối hoa cỏ chen lẫn với nhau đủ màu.
Y lớn tiếng reo mừng, từ sơn động chui ra. Cái hang đó cách mặt đất không đầy một trượng, nhảy nhẹ một cái đã đến mặt đất. Chân y đạp lên cỏ mượt như nhung, mũi ngửi thấy hoa thơm ngào ngạt, tai nghe chim hót ríu rít, trái cây trĩu cành, ai ngờ rằng đằng sau cái hang tối đen kia, lại có một nơi cảnh giới thần tiên thế này. Lúc dó y không nghĩ tới vết thương đau đớn, ra sức chạy về đằng trước, đến hơn hai dặm mới gặp một ngọn núi cao ngăn lại. Y đưa mắt nhìn bốn bề, thấy cái thung lũng này vây quanh là núi cao chập chùng, xem ra từ đời xa xưa chưa bao giờ có vết chân người. Những ngọn núi tuyết phủ vươn lên tận mây xanh thành những bức thành hết sức hùng vĩ hiểm trở, không cách gì có thể leo ra leo vào được.
Trương Vô Kỵ vô cùng sung sướng, thấy bảy tám con sơn dương đang ăn cỏ, nhưng cũng không sợ hãi chạy đi, trên cây hàng chục con khỉ đùa chơi nhảy nhót, xem ra những loại mãnh thú như hổ báo thân thể nặng nề, không thể nào vượt qua được những ngọn núi mà vào tới đây. Y nghĩ thầm: "Ông trời đãi mình kể cũng không bạc, sắp xếp để mình vào được cảnh trí thần tiên thế này làm nơi yên nghỉ ngàn thu".
Y chậm rãi quay lại nơi cửa hang, nghe thấy tiếng Chu Trường Linh ở bên trong kêu gọi:
- Tiểu huynh đệ, ngươi ra đây, ở trong động không sợ buồn chết đi được ư?
Trương Vô Kỵ lớn tiếng cười:
- Ở trong này vui lắm.
Y đến những cây thấp hái vài trái cây không biết tên là gì, cầm trên tay thấy mùi thơm ngào ngạt, cắn thử một miếng, ngon ngọt lạ thường, dòn hơn đào, thơm hơn táo, lại nhiều nước hơn mận. Y hái một trái vứt vào trong hang, kêu lên:
- Bắt lấy, ăn ngon lắm.
Trái đó đụng vào vách đá đã vỡ nát. Chu Trường Linh ăn cả vỏ lẫn hạt, ăn xong lại càng thấy đói hơn, kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, cho ta thêm vào trái nữa.
Trương Vô Kỵ nói:
- Bác tâm địa tồi bại, có chết đói cũng đáng. Nếu muốn ăn sao không tự mình vào mà lấy.
Chu Trường Linh đáp:
- Thân thể tôi to quá, chui không lọt vào hang.
Trương Vô Kỵ cười:
- Bác chẻ ra làm hai, không biết đã lọt chưa?
Chu Trường Linh nghĩ âm mưu mình đã bị bại lộ rồi, Trương Vô Kỵ chắc sẽ để cho mình chết đói từ từ để báo thù, lúc này vết thương trên ngực đau tấy, liền mở mồm chửi:
- Tặc tiểu quỉ, trong động đó có trái cây, không lẽ đủ cho ngươi ăn suốt đời sao? Ta ở ngoài hang chết đói, ngươi có giỏi thì sống thêm được vài ngày, trước sau gì rồi cũng chết thôi.
Trương Vô Kỵ không thèm để ý tới y nữa, ăn bảy tám trái bụng đã thấy no. Một hồi sau, bỗng có một làn khói từ trong hang bốc ra. Trương Vô Kỵ ngạc nhiên, lập tức hiểu ngay, Chu Trường Linh ở bên kia đốt cành thông, định dùng khói hun cho y phải chui ra, đâu có biết bên trong còn một khu trời đất bao la thế này, dù có đốt nghìn cành vạn cành thông, cũng chẳng ăn thua gì.
Y càng nghĩ càng tức cười, giả vờ ho sặc sụa. Chu Trường Linh kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, mau chui ra, ta thề rằng không hại ngươi đâu.
Trương Vô Kỵ kêu lên một tiếng "A" làm như ngất xỉu, rồi bỏ đi. Y theo hướng tây đi chừng hai dặm thấy từ trên vách núi cao đổ xuống một dòng thác, chắc là tuyết tan chảy thành, ánh sáng mặt trời chiếu vào trông như một con rồng lớn bằng ngọc, thật là tráng lệ. Dòng thác đó chảy vào một cái đầm nước trong vắt, nhưng nước hồ sao không thấy dâng lên, hiển nhiên có đường chảy đi nơi khác. Y ngắm cảnh một lúc, cúi xuống nhìn thấy chân tay đầy rêu xanh bùn đất, lại vô số vết máu do cỏ sắc gai nhọn cào phải, nên đi đến cạnh hồ, bỏ giày vớ ra, lội xuống dưới hồ rửa.
Tắm rửa một hồi, bỗng dưng nghe soạt một tiếng, từ trong hồ phóng lên một con cá trắng lớn, phải dài đến hơn một thước. Trương Vô Kỵ vội đưa tay chộp, tuy trúng mình cá nhưng trơn trượt vuột khỏi tay. Y cúi xuống bên hồ chăm chú nhìn, thấy dưới dòng nước xanh một bầy cá chừng hơn chục con đang bơi lội.
Tài nghệ bắt cá, y đã học từ bé khi còn ở trên Băng Hỏa đảo nên liền bẻ một cành cây, một đầu nhọn, đứng bên cạnh đầm lặng yên chờ đợi, đến khi một con cá trồi lên mặt nước, liền sử kình lao xuống, trúng ngay thân con cá. Y mừng rỡ hò reo, dùng cành cây mổ cá ra rửa sạch ruột, sau đó kiếm cành khô, đem hỏa đao hỏa thạch gây lửa, nướng con cá. Chẳng bao lâu mỡ cá nhểu ra, thấy đã chín đem ra ăn thật thơm, tưởng như chưa bao giờ được ăn món gì ngon đến thế. Chỉ trong phút chốc, y đã ăn sạch cả con cá to.
Đến trưa hôm sau, y lại ra bắt một con cá nữa, nghĩ thầm: "Mình nhất thời chưa chết, phải giữ lấy lửa kẻo hết mất mồi thì thật phiền". Nghĩ thế y vun tro thành vòng tròn, vùi những cành cây cháy giở trong đó, phòng lửa khỏi tắt. Ở trên Băng Hỏa đảo các dụng cụ toàn tự chế lấy, nay ở nơi hoang dã này một mình, y cũng không bị khó khăn, nặn đất thành bồn, bện cỏ thành nệm.
Đến chiều tối, nghĩ tới Chu Trường Linh đang đói meo nên hái một bọc trái cây ném vào trong động. Y sợ Chu Trường Linh ăn cá sẽ có sức khỏe vượt qua được hang núi thì thật hỡi ôi nên không bắt cho y ăn.
Đến ngày thứ tư, y đang nặn một cái bếp, bỗng nghe có tiếng khỉ kêu chí chóe thảm thiết ra chiều cấp bách. Y theo tiếng lần tới, thấy dưới chân vách núi có một con khỉ bị ngã, chân sau bị một khối đá đè lên, không cử động được, dường như từ trên cao xẩy chân rơi xuống. Y tiến tới bẩy hòn đá lên, kéo con khỉ ra, chân bên phải của nó bị gãy, đau quá kêu khèng khẹc liên hồi.
Trương Vô Kỵ bẻ hai cành cây làm giá buộc chỗ chân gãy cho con khỉ. Lại tìm một số dược thảo, giã nát đắp vết thương cho con vật. Tuy trong u cốc khó tìm đúng các loại thuốc cho thật linh hiệu, nhưng nhờ thủ thuật tiếp cốt khéo léo của y, chỗ chân gãy của con khỉ cũng có thể lành được.
Con khỉ đó cũng biết trả ơn nên hôm sau đi hái rất nhiều trái cây cho Trương Vô Kỵ, chỉ mười ngày sau chỗ gãy đã khỏi. Bên trong thung lũng ngày dài không việc gì làm, y chỉ cùng bầy khỉ nô đùa, nếu không vì hàn độc thỉnh thoảng lên cơn, sống ở đây quả thực thần tiên thích thú. Cũng có khi y thấy những con sơn dương đi qua, toan bắt làm thịt, nhưng thấy đàn dê nhu thuận dễ thương, không đành hạ thủ. Cũng may trái cây và cá trong hồ rất nhiều nên không thiếu cái ăn. Mấy hôm sau, y lại bắt được mấy con gà rừng dưới khe núi, ăn cũng thật ngon.
Cứ như thế hơn một tháng. Một buổi sớm, y còn đang mơ màng chưa tỉnh giấc, bỗng cảm thấy có một bàn tay to lớn đầy lông lá sờ vào mặt. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội nhỏm dậy, thấy một con vượn lớn, lông trắng xóa ở ngay bên cạnh, trong tay bế một con khỉ nhỏ hàng ngày vẫn thường cùng y đùa nghịch. Con khỉ nhỏ chút cha chút chít liên hồi, chỉ vào bụng con vượn lớn. Trương Vô Kỵ ngửi thấy mùi thối rữa, trên bụng con vượn máu mủ bê bết, có một cái nhọt lớn, liền cười:
- Được, được. Thì ra ngươi đem bệnh nhân đến gặp thầy lang phải không?
Con vượn trắng giơ tay ra, cầm một trái bàn đào to bằng nắm tay, cung kính dâng lên. Trương Vô Kỵ thấy trái bàn đào đó thật to, chín đỏ, nghĩ thầm: "Mẹ ta có kể chuyện đời xưa, có một bà tiên là Vương Mẫu ở trong núi Côn Lôn, mỗi lần sinh nhật lại thết tiệc bàn đào, mời quần tiên đến dự. Tây Vương Mẫu chẳng biết có thật hay không, còn chuyện ở trong núi Côn Lôn có bàn đào lớn thì chẳng phải là ngoa". Liền cười nhận lấy, nói:
- Ta không lấy tiền chữa, dù không có tiên đào, ta vẫn chữa bệnh cho ngươi.
Y đưa tay nắn nhẹ vào bụng con vật, không khỏi giật mình. Thì ra cái nhọt của con vượn không phải chỉ nhỏ tròn một tấc mà cứng ngắc, to gấp mười lần ung sang thường. Trong y thư chưa bao giờ chép cái nhọt nào lớn đến thế, nếu tất cả chỗ cứng này đều hóa mủ, e rằng không thể nào trị được. Y bắt mạch cho con vượn thấy không có gì nguy hiểm, vạch đám lông dày dưới bụng ra xem, nhìn cái mụn, lại càng kinh hoảng, thấy ở bụng lồi lên một cục vuông vuông, bốn bề khâu lại bằng chỉ, rõ ràng có bàn tay người nhúng vào, khỉ vượn dù thông minh cũng không thể nào biết may vá. Y coi kỹ cái nhọt lần nữa, biết là cái vật gì bên trong làm tắc nghẽn huyết mạch, khiến thịt bụng bị thối lâu mà không khỏi, muốn trị bệnh không thể không lấy cái vật ở bên trong ra.
Nói tới mổ xẻ trị bệnh, y đã học được của Hồ Thanh Ngưu rất tinh thông, không khó khăn gì. Thế nhưng trong tay không có dao kéo, lại không thuốc men, nên thật là khó. Y suy nghĩ rồi cầm một khối nham thạch, hết sức ném vào một tảng đá khác, kiếm trong những mảnh vỡ một mảnh có cạnh sắc, từ từ cắt những mối chỉ quanh bụng của bạch viên. Con vượn đó đã già lắm, có chút linh tính, biết Trương Vô Kỵ trị bệnh cho mình nên tuy bụng rất đau nhưng vẫn chịu đựng không động đậy gì cả.
Trương Vô Kỵ cắt xong phía bên trái và bên trên đường chỉ khâu, vạch góc lớp da bụng lên, trong đó có một cái bao bằng vải dầu. Y thật lạ lùng, nhưng không kịp mở ra xem chỉ bỏ cái bọc đó qua một bên, rồi vội vàng may bụng con bạch viên lại. Trong tay y không có kim chỉ, đành lấy xương cá làm kim, đục trên da những lỗ nhỏ, rồi lấy vỏ cây tước ra làm chỉ, xuyên vào những lỗ đó buộc lại, cố khâu cho xong rồi lấy thuốc bôi lên. Làm công việc đó mấy gần nửa ngày mới hoàn tất, con vượn tuy rất khỏe, nhưng cũng nằm thẳng cẳng dưới đất không động đậy gì nổi.
Trương Vô Kỵ rửa tay và máu me dính trên cái bao rồi mở ra coi, hóa ra trong đó có bốn cuốn kinh thư mong mỏng, vì có vải dầu gói chặt nên ở trong bụng con vượn đã lâu, những cuốn kinh thư đó không bị hư hại. Bìa cuốn kinh viết mấy chữ loằng ngoằng, y không đọc được chữ nào, trên cả bốn cuốn đó đều viết những văn tự quái dị, nhưng giữa những hàng chữ, lại có viết một hàng Trung văn chữ khải nhỏ bằng đầu ruồi.
Y định thần, coi kỹ từ đầu, hình như trong đó viết về yếu quyết luyện khí vận công, chầm chậm đọc xuống dưới, đột nhiên giật mình, thấy có ba hàng kinh văn rất quen thuộc, chính là Võ Đương Cửu Dương Công mà thái sư phụ và Du nhị bá đã dạy cho y, nhưng về sau thì văn tự lại không giống. Y thuận tay xem hết, qua mấy trương, lại thấy có mấy câu trong Võ Đương Cửu Dương Công nhưng những đoạn khác lại hoàn toàn khác hẳn những gì thái sư phụ và Du nhị bá dạy.
Y tim đập bình bình, gập sách lại ngồi suy nghĩ: "Bộ kinh thư này là sách gì đây? Sao lại có Võ Đương Cửu Dương Công ở trong đó? Sao lại không hoàn toàn giống như võ công bản môn là thế nào? Kinh văn sao lại gấp mười của phái Võ Đương là sao?".
Nghĩ đến đó, chợt nhớ ra thái sư phụ khi dẫn y lên chùa Thiếu Lâm đã kể cho nghe một câu chuyện cũ: sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư học được Cửu Dương Chân Kinh trước khi chết có tụng cuốn kinh này, ba người gồm có thái sư phụ Trương Tam Phong, Quách Tương nữ hiệp, và Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm mỗi người nhớ được một phần, vì thế ba phái Võ Đương, Nga Mi, Thiếu Lâm võ công đại tiến, mấy chục năm qua mỗi bên một vẻ, danh chấn võ lâm."Hay là đây là bộ Cửu Dương Chân Kinh bị người ta lấy cắp? Chắc thế, thái sư phụ có nói, bộ Cửu Dương Chân Kinh này viết ở mép lề cuốn kinh Lăng Già, những chữ lăng quăng này, có lẽ là kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Thế nhưng tại sao lại nằm trong bụng con vượn?".
Bộ kinh thư này đích thật là bộ Cửu Dương Chân Kinh, thế nhưng tại sao nằm trong bụng con vượn thì thế gian này không còn ai biết được nữa. Thì ra hơn chín mươi năm trước đây, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây ăn cắp bộ kinh này trong Tàng Kinh Các của chùa Thiếu Lâm, bị Giác Viễn đại sư đuổi đến tận đỉnh núi Hoa Sơn, thấy không thể nào chạy thoát, may ở bên cạnh có một con vượn xám, hai tên đó bèn nghĩ ra một kế, mổ bụng con vượn ra, đem kinh thư dấu vào trong đó. Đến khi Giác Viễn, Trương Quân Bảo và Dương Quá lục soát trong người hai tên này, không thấy kinh thư, nên thả cho họ và con vượn xuống núi[1]. Việc mất bộ Cửu Dương Chân Kinh trở thành một nghi án lớn của võ lâm trong khoảng một trăm năm nay.
Về sau Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây dẫn con vượn qua Tây Vực, nhưng bụng hai tên vẫn úy kỵ lẫn nhau, sợ đối phương tập thành công võ công trong kinh thư trước sẽ giết hại mình nên đứa nọ canh chừng đứa kia, lần lữa không dám lấy bộ kinh trong bụng con vượn ra. Sau cùng bọn họ đến được Kinh Thần Phong trong dãy Côn Lôn, Tiêu Doãn hai người mới ra tay ám toán, đánh nhau đến nước lưỡng bại câu thương. Thành ra bộ kinh vô thượng tâm pháp tu tập nội công này cứ vẫn nằm trong bụng con vượn.
Võ công Tiêu Tương Tử vốn cao hơn Doãn Khắc Tây một mức, nhưng vì khi trên đỉnh núi Hoa Sơn y đánh Giác Viễn đại sư một quyền, vì sức phản chấn nên bị trọng thương, hóa ra khi đấu với Doãn Khắc Tây lại chết trước. Khi lâm tử, Doãn Khắc Tây gặp được Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo, lương tâm không an, nên nhờ y đến chùa Thiếu Lâm cáo tri Giác Viễn đại sư rằng bộ kinh thư này hiện đang ở trong bụng loài viên hầu. Thế nhưng khi y nói thần trí đã mơ hồ, giọng thều thào, thành ra câu "kinh tại hầu trung", Hà Túc Đạo lại nghe thành "kim tại du trung[2]". Hà Túc Đạo thủ tín, quả nhiên đến Trung Nguyên, chuyển lại câu "kim tại du trung" cho Giác Viễn. Giác Viễn không hiểu ý nghĩa là gì, mà cũng vì câu này nổi lên một trận phong ba, và trong võ lâm có thêm hai phái Võ Đương và Nga Mi.
Còn con vượn xám kia cũng thật may, ở trong núi Côn Lôn ăn tiên đào, được hưởng cái linh khí thiên địa, qua hơn chín mươi năm vẫn còn chạy nhảy như bay, toàn thân lông dài đen thuở nào nay đã thành trắng xóa, thành một con bạch viên. Có điều bộ kinh thư vẫn nằm trong bụng, làm cản trở ruột nên thỉnh thoảng bị đau, cái vết thương đó khi loét khi lành, mãi đến hôm nay mới được Trương Vô Kỵ lấy ra, nếu đứng về mặt con vượn thì quả là bớt được một mối họa trong gan ruột.
Những chuyện đầu dây mối nhợ đó thì dù người nào có thông minh gấp trăm Trương Vô Kỵ cũng nghĩ không ra. Trương Vô Kỵ thừ người một hồi, biết là không thể nào hiểu được, cũng chẳng phí tâm suy nghĩ làm gì, lấy trái bàn đào con vượn tặng cho, cắn một miếng, thấy nước thật là ngon ngọt chảy xuống cổ họng, so với những loại trái cây vô danh mà nó kiếm được ở trong thung lũng ngon hơn nhiều.
Trương Vô Kỵ ăn xong trái bàn đào, nghĩ thầm: "Thái sư phụ năm xưa có nói, nếu như ta tập được Cửu Dương Thần Công của cả ba phái Nga Mi, Thiếu Lâm, Võ Đương thì may ra có thể khu trừ được âm độc trong cơ thể. Thế nhưng Cửu Dương Công của cả ba môn phái đều từ Cửu Dương Chân Kinh mà ra, nếu bộ kinh văn này đúng là Cửu Dương Chân Kinh thì mình theo đó luyện tập, thì còn hơn học thần công của cả ba phái. Ở trong sơn cốc này chẳng có việc gì làm, mình cứ theo sách mà tập. Còn nếu như mình nghĩ sai, bộ kinh thư này không có ích lợi gì, quá lắm lại thêm có hại, thì cũng chỉ đến chết là cùng".
Y lòng không còn e ngại gì nên đem ba quyển kinh thư cất tại một nơi khô ráo, trên phủ cỏ khô, lấy thêm ba tảng đá đè lên để bọn khỉ vượn khỏi nghịch, con này giựt của con kia không chừng có khi xé rách mất bộ sách. Y chỉ giữ trong tay một quyển thứ nhất, trước hết đọc đi đọc lại vài lần, cho thật thuộc lòng, sau đó theo trong sách chỉ, tập từ câu thứ nhất trở đi.
Y nghĩ thầm, dù cho ta có theo sách này mà tập thành thần công, tống được hết âm độc ra ngoài thì bị giam hãm trong thung lũng này, bốn bên vách núi vây quanh, cũng không thể nào ra được. Trong u cốc ngày rộng tháng dài, hôm nay luyện xong cũng thế, ngày mai luyện xong cũng chẳng sao, không có gì khác cả. Mà nếu có luyện không thành thì cũng là một cách tiêu hao thì giờ nhàn rỗi. Y có cái bụng thành cũng vui mà chẳng thành cũng thích nên tiến triển rất nhanh, chỉ bốn tháng ngắn ngủi đã hoàn toàn tham tường lãnh ngộ những gì ghi trong quyển kinh thứ nhất, theo đúng như thế mà luyện thành công.
Xong quyển này, bấm đốt ngón tay, hạn kỳ Hồ Thanh Ngưu cho rằng y sẽ bị hàn độc phát tác mà chết đã qua, lúc này y chỉ thấy thân thể nhẹ nhàng khỏe mạnh, toàn thân chân khí lưu động, không có dấu hiệu gì bệnh tật cả, ngay cả việc trước kia hàn độc luôn luôn phát tác, bây giờ cách một tháng mới bị một lần, mà có cũng thật là nhẹ. Chẳng bao lâu y đọc quyển thứ hai tới câu:
Hô hấp cửu dương, bão nhất hàm nguyên, thử thư khả danh cửu dương chân kinh
(Đóng mở chín mạch dương, ngậm chặt nguyên khí, cuốn sách này được gọi tên là cửu dương chân kinh)
mới biết quả thực đúng là Cửu Dương Chân Kinh, bộ bảo điển mà thái sư phụ ngày đêm khắc khoải không lúc nào quên nên vui mừng vô hạn, tập luyện càng chăm chỉ hơn nữa. Con vượn bạch cảm cái ơn trị bệnh, thường hái bàn đào đem đến cho y, là một loại trái cây bổ nguyên kiện thể. Đến khi y luyện xong một nửa quyển kinh thư thứ hai, âm độc trong người đã bị khu trừ không còn tăm hơi đâu nữa.
Mỗi ngày ngoài thì giờ luyện công, y chơi đùa với bầy khỉ vượn, mỗi khi hái được trái cây lại chia cho Chu Trường Linh một nửa, sống cuộc đời không lo không phiền, tự do tự tại. Còn Chu Trường Linh ở trên cái bình đài nho nhỏ, một ngày dài như moạt năm, mỗi khi mùa đông núi đầy băng tuyết, gió lạnh thấu xương, cái cảnh khổ kể sao cho xiết.
Trương Vô Kỵ luyện xong quyển kinh thư thứ hai không còn sợ nóng sợ lạnh. Có điều càng về sau việc tập luyện càng thêm gian nan áo diệu, tiến triển rất chậm, cuốn thứ ba mất cả một năm mới xong, còn đến cuốn thứ tư mất hơn ba năm mới hoàn toàn thành tựu.
Y ở trong u cốc băng giá này sống đến nay đã hơn năm năm, từ một đứa bé đã biến thành một thanh niên thân thể cao to. Hai năm sau cùng, thỉnh thoảng có hứng, cùng bọn khỉ vượn trèo lên vách núi, trên cao nhìn xuống bốn bề, với công lực của y lúc này, nếu muốn vượt núi mà ra không còn là chuyện khó khăn gì nữa. Thế nhưng nghĩ đến thế nhân bụng dạ âm hiểm gian trá, y không khỏi rùng mình nghĩ thầm việc gì phải ra ngoài cho thêm phiền não, chui đầu vào rọ? Chi bằng ở trong cái u cốc mỹ lệ này cho tới già, tới chết, có phải hay hơn không?
Buổi chiều hôm đó, y đem bốn quyển kinh thư từ đầu đến cuối đọc lại một lần. Đọc xong quyển cuối cùng y thấy trong lòng vui sướng, lại hơi cảm thấy trống vắng mênh mang. Y khoét một cái hang sâu chừng ba thước nơi vách núi bên trái cái hang, đem cả bốn quyển Cửu Dương Chân Kinh, cùng với cuốn Y Kinh của Hồ Thanh Ngưu, cuốn Độc Kinh của Vương Nạn Cô, tất cả gói lại trong tấm vải dầu lấy từ trong bụng con vượn trắng ra, chôn xuống đó, vùi đất lại, nghĩ thầm: "Ta lấy được bộ kinh thư từ trong bụng con vượn ra, thật là một cơ duyên thật lớn, không biết nghìn năm, trăm năm sau, có ai lạc loài đến chốn này, có được ba bộ kinh thư này không?". Y nhặt một hòn đá nhọn vạch lên vách đá sáu chữ: "Nơi Trương Vô Kỵ Chôn Kinh".
Khi y còn luyện công, ngày ngày có việc để chú tâm vào làm nên không cảm thấy tịch mịch, đến nay đại công cáo thành rồi, trong lòng lại thấy trống trải, hơn nữa thần công đã xong, đảm khí gia tăng, nghĩ thầm: "Lúc này Chu bá bá có muốn hại ta, ta cũng không sợ, chi bằng qua nói chuyện với ông ta chơi". Nghĩ thế y bèn uốn mình chui vào hang. Khi y từ hang chui ra mới có mười lăm tuổi, thân hình nhỏ bé, nay trở vào đã hai mươi tuổi, cao to thành người lớn rồi, làm sao chui qua được cái hang hẹp nữa. Y liền hít một hơi, vận công phu co rút xương lại, xương cốt toàn thân rút lại chạm nhau, các đầu xương không còn chổ nào xa rời, nhẹ nhàng luồn vào trong động.
Chu Trường Linh đang dựa lưng vào vách đá ngủ say, mơ thấy đang ở nhà mở tiệc, gia nhân đầy tớ ra vào, người quen tâng bốc, thật là uy phong khoái hoạt, đột nhiên đầu vai có ai vỗ nhẹ, choàng tỉnh dậy, mở mắt ra, thấy một bóng người cao lớn chắn ngay trước mặt. Chu Trường Linh nhảy nhổm lên, đầu óc chưa được tỉnh táo hoàn toàn, kêu lên:
- Ngươi... ngươi...
Trương Vô Kỵ mỉm cười:
- Chu bá bá, tôi đây, Trương Vô Kỵ đây mà.
Chu Trường Linh vừa mừng vừa sợ, vừa hận vừa tức, nhìn y hồi lâu mới nói:
- Ngươi cao lớn quá rồi. Hừ, sao bấy lâu nay ngươi không ra đây nói chuyện với ta? Ta cầu khẩn thế nào ngươi cũng không lý đến là sao?
Trương Vô Kỵ nhếch mép:
- Tôi sợ bác hành hạ tôi.
Chu Trường Linh tay phải chộp ra, thi triển cầm nã thủ pháp, nắm chặt đầu vai y, sẵng giọng hỏi:
- Thế sao hôm nay lại không sợ nữa?
Đột nhiên lòng bàn tay nóng bỏng, không kìm nổi cánh tay giật một cái, vội buông ra, ngực ngâm ngẩm đau, sợ quá lùi lại ba bước, ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn y, lắp bắp:
- Ngươi... ngươi... công phu này là gì thế?
Từ khi luyện thành Cửu Dương thần công đây là lần đầu Trương Vô Kỵ sử dụng thấy uy lực đến thế, Chu Trường Linh là cao thủ bậc nhất vậy mà bị thần công của y chấn động phải buông tay. Thấy Chu Trường Linh mặt mày hốt hoảng kinh sợ, trong lòng đắc ý, cười nói:
- Bác thấy công phu này ra sao?
Chu Trường Linh chưa hoàn hồn ấp úng:
- Cái này... cái này là công phu gì thế?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Đó là Cửu Dương thần công.
Chu Trường Linh kinh hãi, hỏi lại:
- Làm thế nào mà ngươi luyện thành?
Trương Vô Kỵ không dấu diếm việc làm sao trị bệnh cho con bạch viên, lấy được kinh thư từ trong bụng nó thế nào, rồi theo đó mà tu tập kể lại từ đầu chí cuối.
Câu chuyện đó chỉ khiến cho Chu Trường Linh thêm đố kỵ, lại thêm tức tối, nghĩ thầm: "Ta ở trên tuyệt phong này năm năm qua biết bao khổ sở, còn thằng tiểu tử này lại luyện thành tuyệt thế thần công". Y chẳng nghĩ đến chính mình mưu toan hại người nên mới bị rơi vào đây, cũng chẳng nhớ đến cái ơn năm năm qua đối phương hái trái cây cho mình ăn, không sót ngày nào mới nuôi y sống đến hôm nay, chỉ nghĩ là thằng nhỏ này sao may mắn quá, còn mình xui xẻo, thực là chẳng công bằng chút nào, nên cố dằn cơn giận, cười hề hề hỏi lại:
- Thế bộ Cửu Dương chân kinh đó đâu rồi? Cho ta xem một tí được không?
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Cho ngươi xem một tí thì đã sao, không lẽ chỉ một chốc ngươi nhớ hết được sao?" liền nói:
- Tôi chôn ở trong động, ngày mai tôi đem ra cho bác coi.
Chu Trường Linh nói:
- Ngươi cao lớn như thế, làm sao chui lọt qua cái hang?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Cái hang đó cũng không hẹp lắm đâu, chỉ cần co rút mình lại dùng sức ẩy một cái, là qua được ngay.
Chu Trường Linh hỏi lại:
- Thế ngươi xem ta có chui qua được không?
Trương Vô Kỵ gật đầu:
- Để mai mình thử xem sao, bên trong động rộng lớn lắm, chứ ở trên cái bình đài nho nhỏ này quả thật là không vui chút nào.
Y nghĩ thầm nếu mình vận công ép đầu vai, xương sườn, mông và những khớp xương, may ra có thể giúp y chui lọt qua cái hang. Chu Trường Linh cười nói:
- Tiểu huynh đệ, ngươi thật tốt, người quân tử không nhớ chuyện ác cũ, trước đây ta có nhiều điều không phải với cậu, xin cậu lượng thứ cho.
Nói xong vái dài một cái. Trương Vô Kỵ vội vàng hoàn lễ, nói:
- Chu bá bá không phải đa lễ, ngày mai mình cùng nhau nghĩ cách rời khỏi nơi này.
Chu Trường Linh mừng quá, hỏi:
- Ngươi bảo có thể rời khỏi đây ư?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Khỉ vượn có thể trèo ra trèo vào thì mình cũng làm được.
Chu Trường Linh nói:
- Vậy sao mình không ra sớm hơn?
Trương Vô Kỵ mỉm cười:
- Trước kia tôi không nghĩ tới chuyện ra khỏi đây, e ngại người ta hà hiếp, bây giờ thì không còn sợ nữa rồi nên nghĩ đến chuyện về thăm thái sư phụ và các sư bá, sư thúc.
Chu Trường Linh cười ha hả, vỗ tay nói:
- Hay quá, hay quá.
Y lùi lại hai bước, đột nhiên trượt chân, chao đi một cái kêu lên:
- Ối chà.
Chân y đạp vào khoảng không, từ trên mỏm đá rơi tõm xuống bên dưới. Y vì vui mừng quá hóa ra sơ sẩy, sự việc xảy ra thật độ ngột, Trương Vô Kỵ kinh hoảng vội cúi xuống nhìn, gọi lớn:
- Chu bá bá, bác có sao không?
Chỉ nghe từ bên dưới vọng lên hai tiếng rên thật yếu ớt. Trương Vô Kỵ mừng quá, nghĩ thầm: "May quá bác ta không rơi hẳn xuống đáy, nhưng chắc cũng bị thương". Nghe tiếng rên không quá mấy trượng, y nhìn kỹ hơn, thì may sao dưới huyền nhai này có một cây tùng mọc nhô ra, Chu Trường Linh rơi nằm vắt ngang thân cây, không động đậy. Trương Vô Kỵ xét hình thế này, với công lực hiện tại, y có thể nhảy xuống bế Chu Trường Linh nhảy trở lên không mấy khó khăn, bèn hít một hơi, nhắm ngay một cành cây to bằng bắp tay nhẹ nhàng nhảy xuống.
Chân y còn cách cành cây khoảng chừng nửa thước, bất ngờ cành cây đó rơi ngay xuống dưới, ở trên không trung làm gì có chỗ nào để mượn sức, dù y luyện thành thần công tuyệt đỉnh, nhưng người chứ đâu phải chim chóc, nên làm thế nào mà bay trở lên được? Trong đầu y xẹt qua như một ánh chớp, lập tức hiểu ngay: "Thì ra Chu Trường Linh lại dùng gian kế hại ta, y đánh gãy cành cây, cầm trên tay, đợi ta vừa nhảy xuống liền buông tay cho cành cây rơi xuống". Y hiểu được như thế thì đã muộn, thân hình tiếp tục rơi thẳng xuống dưới.
Chu Trường Linh ở trên cái bình đài nho nhỏ đó hơn năm năm, diện tích không quá mươi trượng, ở đó dù cành cây ngọn cỏ, một hòn đá, một viên sỏi cũng đều biết rõ. Y trong đêm tối giả vờ trượt chân bị thương, định rằng Trương Vô Kỵ sẽ nhảy xuống cứu, quả nhiên gian kế của y thành công khiến cho Trương Vô Kỵ rơi xuống vực sâu vạn trượng.
Chu Trường Linh cười ha hả, nghĩ thầm: "Hôm nay cho tên tiểu tử đó thành một đống thịt nát mới thỏa cái mối hận năm năm qua của ta". Y níu cái dây leo ở bên cạnh cây tùng, nhảy ngược trở lên huyền nhai tự nhủ: "Kỳ trước ta không chui lọt vào trong hang được, cũng vì quá gấp gáp nên dùng sức quá mạnh nên mới gãy xương sườn. Tên tiểu tử này thân thể còn to cao hơn ta nhiều, nếu y qua được thì mình cũng sẽ qua được. Ta lấy được Cửu Dương Chân Kinh rồi sẽ tìm đường trở về, sau này luyện thành thần công, vô địch thiên hạ, không phải sướng lắm sao? Ha ha, ha ha".
Y càng nghĩ càng đắc ý, liền theo cái hang đó mà chui vào, chẳng mấy chốc đã đến chỗ năm năm trước đây bị gãy xương sườn. Y trong bụng chỉ có một ý nghĩ duy nhất: "Tên tiểu tử đó cao to hơn ta mà chui lọt, thì ta nhất định cũng sẽ lọt". Nghĩ thế cũng đúng nhưng có một điểm y chưa nghĩ tới là Trương Vô Kỵ đã luyện thành phép rút xương trong Cửu Dương thần công.
Y bình tâm tĩnh khí tại chỗ hẹp của cái hang đó từng tấc, từng tấc trườn tới, quả nhiên so với năm năm trước đi thêm được hơn một trượng, thế nhưng đến đây rồi dù dùng lực cách nào để tiến thêm nửa tấc cũng không thể được. Y biết nếu lại làm mạnh cũng chỉ đi vào vết xe đổ năm năm trước, ắt sẽ lại gãy thêm vào cái xương sườn nên định thần, hết sức thở ra cho kỳ hết, quả nhiên người thu nhỏ lại một chút, lại tiến vào thêm được ba thước nữa. Thế nhưng vì y nhịn thở nên người mỗi lúc một ngộp, tim đập như trống hộ đê, dường như muốn xỉu, biết là không ổn, chỉ còn nước trở ra rồi tính sau.
Nào ngờ khi tiến vào chân có thể tựa vào những chỗ lồi lõm trên hang đá mà đạp, lúc trở ra không có gì để tựa cả. Khi tiến vào y giơ hai tay thẳng về trước để cho dễ thu hẹp hai vai, bây giờ hai tay bị bốn bề đá giữ chặt không thể nào mở ra nên không có một chút lực khí nào, trong bụng vẫn nghĩ: "Tại sao tiểu tử đó thân thể to lớn hơn mình nhiều mà lại có thể qua lọt, mình phải qua được. Tại sao mình lại bị kẹt ở đây, sao lại như thế được?".
Y có ngờ đâu có những chuyện không ai ngờ tới, nên một người văn tài võ công đều ở mức thượng thừa, thông minh cơ trí vào bậc nhất, nay bị kẹt trong cái sơn động hun hút này, tiến không được mà lui cũng không xong.
Trương Vô Kỵ bị trúng gian kế của Chu Trường Linh từ trên mỏm núi rơi thẳng xuống, nhất thời hối hận không để đâu cho hết: "Trương Vô Kỵ ơi là Trương Vô Kỵ, ngươi là một tên tiểu tử thực vô dụng. Ngươi đã biết Chu Trường Linh gian trá không ai bằng, vậy mà vừa gặp đã bị y lừa, thật đáng chết, đáng chết".
Y tự mắng mình đáng chết nhưng lại hết sức mong được sống, chân khí trong cơ thể lưu động, vận kình cố nhảy lên, cốt để giảm bớt sức rơi xuống, may ra rơi xuống tới đất không tan xương nát thịt. Thế nhưng đang ở trên không rơi vùn vụt, đâu có do mình, không có một chút lực nào có thể dựa vào, chỉ thấy bên tai gió vù vù thổi, trong khoảnh khắc hai mắt nhức nhối, ánh sáng từ tuyết trắng bên dưới phản chiếu vào.
Y biết rằng sống hay chết cũng ở phút này, thấy cách khoảng một trượng có một đống tuyết, lúc này đâu còn phân biệt được là tuyết hay là một khối đá màu trắng, nên đang trên không liền lộn ba vòng, nhắm ngay đống tuyết đó lao vào. Thân hình y xeo xéo một hình vòng cung, chân trái đã điểm vào, nghe ầm một tiếng cả người rơi ngập vào đống tuyết. Y khổ luyện Cửu Dương thần công hơn năm năm, nay mới phát sinh uy lực, mượn sức phản đạn của đống tuyết, búng người lên cao. Thế nhưng y rơi từ trên cao vạn trượng xuống đất sức ghê gớm là dường nào, thấy đùi đau nhói, cả hai xương đùi đều gãy cả.
Y bị thương tuy nặng nhưng đầu óc vẫn tỉnh, thấy củi cỏ bay tung tóe, hóa ra cái khối tuyết đó là nơi nông gia chứa rơm và củi, không khỏi kêu thầm: "Nguy hiểm quá, nguy hiểm quá. Nếu như đống này không phải là củi và rơm, mà là một tảng đá lớn, thì cái mạng của Trương Vô Kỵ đã ô hô rồi". Y dùng hai tay chầm chậm bò ra khỏi đống củi, lăn về phía mặt tuyết, xem lại vết thương, hít một hơi, tiếp lại chỗ gãy của xương đùi, nghĩ thầm: "Ta phải nằm đây không động đậy gì ít nhất một tháng mới có thể đi lại được. Thế nhưng nơi đây không có gì cả, đành phải lấy tay làm chân chứ không lẽ chịu nằm đây chết đói hay sao?".
Y nghĩ tiếp: "Đống củi rơm này do nông gia tích trữ, chung quanh hẳn phải có người ở". Y đã định kêu lên gọi người ta tới cứu, nhưng nghĩ lại: "Trên đời này kẻ ác thật nhiều, ta một mình nằm trên bãi tuyết dưỡng thương cũng được. Nếu kêu lên lại gặp ác nhân tới, hóa chẳng khốn khổ hay sao?". Nghĩ thế y bèn lặng yên nằm trên bãi tuyết chờ cho xương đùi từ từ liền lại.
Y nằm như thế ba ngày, bụng đói sôi lên từng chập. Y biết rằng tiếp cốt những ngày đầu không được cử động, nếu như chỗ gãy lệch đi, cả đời sẽ đi khập khiễng, thành thử bề gì cũng cố nhịn, không dám cử động chút nào, đến khi đói quá không còn chịu nổi thì bốc vài nắm tuyết bỏ vào mồm. Trong ba ngày đó y chỉ nghĩ: "Từ nay trở đi ta ở trên đời chuyện gì cũng phải cẩn thận, không để cho kẻ ác lừa mình nữa. Ngày sau chắc gì còn được may mắn, gặp đại nạn mà lại không chết như thế này".
Đến chiều ngày thứ tư, y nằm yên vận công, thấy trong lòng trống không minh lãng, toàn thân thoải mái, vết thương trên đùi tuy nặng thật, việc luyện thần công dường như vẫn tiến triển đều. Đang trong cảnh tịch mịch, bỗng nghe từ xa truyền tới mấy tiếng chó sủa, rồi càng lúc càng gần, hiển nhiên những con chó này đang đuổi theo một con dã thú. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi: "Không lẽ đâu là những con ác khuyển của Chu Cửu Chân tỉ tỉ nuôi chăng? Ồ, những con chó dữ đó đã bị Chu bá bá đánh chết rồi, nhưng đã lâu năm, chắc nàng ta lại nuôi chó khác".
Y chăm chú nhìn trong bãi tuyết, thấy một người đang chạy như bay, đằng sau có ba con chó vừa đuổi theo vừa sủa vang. Người đó rõ ràng đã hết hơi kiệt sức, bước chân loạng choạng, chạy vài bước lại ngã một cái, nhưng vì sợ nanh nhọn vuốt sắc của bầy chó dữ nên vẫn chạy thục mạng. Trương Vô Kỵ nghĩ đến mấy năm trước mình cũng bị bầy chó vây cắn, nên trong ngực không khỏi sôi lên.
Y có ý ra tay cứu người nọ, chỉ khổ là hai chân bị gãy không thể đi lại bỗng nghe người kia kêu lên thảm thiết, nằm lăn ra đất, hai con chó đã cắn vào y không nhả. Trương Vô Kỵ giận dữ kêu lên:
- Chó dữ, lại đây xem nào.
Ba con chó nghe thấy tiếng người, chạy vọt tới đánh hơi thấy Trương Vô Kỵ không phải người quen, đứng lại sủa lên mấy tiếng rồi xông vào cắn. Trương Vô Kỵ thò tay ra, búng cho mỗi con một cái vào đầu, ba con chó liền lăn ra chết ngay lập tức. Y không ngờ một cái búng nhè nhẹ lại có thể giết được ba con chó, không khỏi thầm kinh hãi uy lực của Cửu Dương thần công.
Y nghe thấy người kia rên rỉ hết sức yếu ớt, liền hỏi:
- Này vị đại ca kia, anh bị ác khuyển cắn có đau lắm không?
Người kia đáp:
- Tôi... tôi... chắc không xong... tôi... tôi
Trương Vô Kỵ nói:
- Hai chân tôi bị gãy không thể nào đi được. Xin anh cố gắng bò lại đây, tôi xem vết thương anh ra sao.
Người kia đáp:
- Vâng... vâng...
Y thở hổn hển cố hết sứt lết đến, lết một đoạn lại nghỉ một lát, nhưng khi đến còn cách Trương Vô Kỵ chừng một trượng thì kêu "A" lên một tiếng, nằm phục xuống bất động. Hai người còn cách nhau quá xa, một người không qua được, người kia cũng lại nằm yên, Trương Vô Kỵ hỏi:
- Đại ca, anh bị thương ở chỗ nào?
Người kia đáp:
- Tôi... ở ngực, ở bụng... bị chó cắn... lòi ruột ra.
Trương Vô Kỵ kinh hoảng, biết rằng nếu vỡ bụng, ruột đã lòi ra thì không sao sống được, hỏi thêm:
- Vì cớ gì mà bầy ác khuyển này đuổi theo anh thế?
Người nọ đáp:
- - Tôi... ban đêm đi săn heo rừng, để... để khỏi phá rẫy, gặp đại tiểu thư nhà họ Chu... nói chuyện với một công tử dưới gốc cây, dại dột đến gần xem ai... tôi... ối chao...
Y kêu lên một tiếng, rồi không còn động tĩnh gì nữa.
Tuy y nói chưa hết câu nhưng Trương Vô Kỵ mười phần cũng đoán ra được tám chín, hẳn là Chu Cửu Chân và Vệ Bích nửa đêm ra ngoài gặp nhau, để làm sao người nhà quê này trông thấy, nên Chu Cửu Chân liền thả chó ra cắn chết y. Vô Kỵ còn đang tức giận, bỗng nghe tiếng vó ngựa từ xa vọng đến, có tiếng người huýt còi liên tiếp, chính là tiếng Chu Cửu Chân gọi bầy ác khuyển.
Tiếng chân đến gần, hai người cưỡi ngựa chạy đến, trên lưng một nam một nữ. Người đàn bà đột nhiên kêu lên:
- Ồ, sao các Bình Tây tướng quân lại chết cả thế này?
Giọng nói chính là Chu Cửu Chân. Những con chó nàng ta nuôi đều được phong danh hiệu tướng quân chẳng khác gì hồi trước. Người cưỡi ngựa đi cùng chính là Vệ Bích. Y tung mình nhảy xuống, lạ lùng nói:
- Có hai người chết ở đây nữa.
Trương Vô Kỵ trong lòng đã định bụng: "Nếu các ngươi định đến hại ta, đối đế lắm ta sẽ ra tay không nể nang gì nữa". Chu Cửu Chân thấy người nhà quê vỡ bụng lòi ruột, chết trông thật ghê rợn, còn Trương Vô Kỵ thì y phục rách bươm không thể nào rách hơn, đầu tóc bù xù, mặt đầy râu ria, nằm trên mặt tuyết không cục cựa, xem ra cũng đã bị chó cắn chết rồi. Nàng lại không muốn dây dưa ở đây lâu, phí thì giờ cùng Vệ Bích đàm tình thuyết ái, nên nói:
- Biểu ca, đi thôi. Hai tên chân lấm tay bùn này trước khi chết còn giết chết mất ba tướng quân của em.
Nàng quay đầu ngựa, chạy vọt về hướng tây. Vệ Bích thấy cả ba con chó đều chết, trong bụng hơi lạ lùng, nhưng thấy Chu Cửu Chân giục ngựa chạy xa rồi, không kịp coi kỹ hơn, cũng vội vàng nhảy lên lưng ngựa chạy theo.
Trương Vô Kỵ nghe tiếng cười trong trẻo của Chu Cửu Chân từ xa vọng lại, trong bụng hết sức giận dữ, năm năm trước đối với nàng kính trọng chẳng khác gì thần tiên, chỉ cần nàng chỉ ngón tay, bảo y lên núi đao hay nhảy vào chảo dầu, y cũng không do dự. Hôm nay gặp lại, không hiểu vì sao, lòng thấy dửng dưng, cái mị lực của nàng ta hoàn toàn biến mất. Trương Vô Kỵ nghĩ chắc vì mình công phu tu tập Cửu Dương Chân Kinh, hoặc vì tìm ra được chuyện nàng đối với mình lắm điều gian trá nên ra như thế. Y có biết đâu con trai ở trên đời, phần lớn ai cũng qua cái cầu mối tình đầu mê say, yêu một người quên ăn bỏ ngủ, không kể sống chết. Thế nhưng mối tình ấy cũng qua nhanh như bọt nước, về sau nhớ lại cái say mê của mình thuở nào, không khỏi tự cười thầm.
Lúc đó bụng y đói đến kêu lên ục ục, chỉ muốn xé một cái đùi chó ra ăn tươi nuốt sống, nhưng lại sợ Vệ Bích và Chu Cửu Chân quay trở lại, thấy y chưa chết, lại xua đám tướng quân của nàng tới cắn, mình đang gãy chân, chưa chắc đã chống cự nổi.
Tảng sáng hôm sau, một con chim kên kên thấy dưới đất có người chết, chó chết, ở trên không bay vòng vòng mấy lần, rồi đáp xuống rỉa thịt. Con chim này chắc tới số, người chết chó chết không ăn, lại đậu ngay trên mặt Trương Vô Kỵ. Trương Vô Kỵ giơ tay chộp ngay đầu nó, chỉ bóp nhẹ là con chim chết ngay, vui mừng nói:
- Quả đúng là bữa ăn sáng từ trên trời rơi xuống.
Nhổ sạch lông con chim, xé chiếc đùi ra gặm nhồm nhoàm, tuy là thịt sống nhưng vì đói đã ba ngày nên ăn cũng thấy ngon.
Con chim đầu y chưa ăn hết, một con thứ hai đã bay xuống. Cũng nhờ thế Trương Vô Kỵ có thịt chim kên kên mà ăn để nằm trên mặt tuyết dưỡng thương, đợi cho xương đùi liền lại. Luôn mấy ngày liền, chỗ đồng không mông quạnh này không có một bóng người đi qua, bên cạnh y chỉ có ba con chó chết, một xác người. Cũng may là trời đang mùa đông, khí hậu thật lạnh, các xác chết đó không rữa thối, cảnh tịch mịch sống một mình y cũng đã quen nên không lấy gì làm khổ.
Quá trưa hôm đó, y vận qua một lượt nội công, trên đầu thấy có hai con kên kên bay vòng vòng qua lại, một hồi thật lâu, nhưng không dám đáp xuống. Bỗng thấy một con chim bay sà xuống, thế nhưng đến cách Trương Vô Kỵ chừng ba thước thì lại chuyển hướng bay vọt lên, thân pháp quay mình thật là đẹp mắt. Y tự nhiên nghĩ thầm: "Cái lối bẻ hướng này, nếu có thể dùng vào trong võ công, khi tập kích đối phương khó mà phòng bị, một lần tấn công không trúng, thì mình đã vọt ra xa rồi, kẻ địch khó mà trả đòn".
Cuốn Cửu Dương Chân Kinh mà y tập luyện chỉ hoàn toàn liên hệ đến nội công và yếu chỉ võ học, nhưng công kích phòng bị thì một nửa chiêu cũng không nhắc tới. Chính thế mà năm xưa Giác Viễn đại sư luyện thành thần công, khi bị Tiêu Tương Tử và Hà Túc Đạo tấn công chỉ vụng về, luống cuống, không biết cách nào chống trả. Trương Tam Phong cũng nhờ Dương Quá dạy cho bốn chiêu nên mới đối địch được với Doãn Khắc Tây. Trương Vô Kỵ từ bé đã học võ công, căn bản hơn xa Giác Viễn và Trương Tam Phong khi còn trẻ, thế nhưng Tạ Tốn dạy cho y cũng chỉ toàn là yếu quyết của quyền thuật, không có pháp môn nào thực dụng.
Trương Vô Kỵ bây giờ mới biết được cái khổ tâm của nghĩa phụ, ông ta một thân võ công bác đại tinh thâm, nếu như truyền thụ giải thích theo đúng trình tự từng bước từng bước, thì dạy hai chục năm chưa chắc đã hết, nên thấy thời gian gần nhau không bao nhiêu, nên chỉ dạy cho y nhớ những yếu quyết của võ công thượng thừa, sau này sẽ tự mình lãnh ngộ. Còn quyền thuật mà Trương Vô Kỵ học đúng ra, chỉ có ba mươi hai thế Võ Đương trường quyền mà cha y đã dạy cho khi lênh đênh trên chiếc bè. Y biết rằng từ nay ngoài việc liên tục tham tập Cửu Dương thần công, muốn tinh tiến hơn nữa, y phải làm sao dung hợp được nội công thượng thừa với những võ công mà Tạ Tốn truyền thụ cho. Do đó mỗi khi nhìn thấy hoa trên cành rơi xuống đất, cây kỳ lạ vươn lên trời, cả đến động tác của loài chim loài thú, biến hóa của gió của mây, y đều đối chiếu với võ công chiêu số.
Lúc này y nhìn thấy những con kên kên bay vòng vòng lên xuống, biến đổi nhiều tư thế khác nhau, càng nhìn càng xuất thần, bỗng thấy từ xa có tiếng chân người đi trên mặt tuyết, cước bộ nhẹ nhàng, xem chừng là một nữ nhân.
Trương Vô Kỵ quay đầu nhìn lại, thấy một cô gái tay cầm giỏ tre, băng băng đi tới. Cô ta thấy trên mặt tuyết có người chết, chó chết, kêu "Ủa" một tiếng, ngạc nhiên đứng lại xem. Trương Vô Kỵ nhìn kỹ, thấy cô ta tuổi chừng mười bảy, mười tám, áo vải trâm gai, chỉ là một thôn nữ nghèo nàn. Mặt cô ta đen đủi, sưng u từng cục, hình dáng thật là xấu xí, chỉ có đôi mắt có chút linh hoạt, thân hình cũng thon nhỏ thướt tha.
Cô ta tới gần thấy Trương Vô Kỵ giương mắt nhìn, hơi kinh hoảng, hỏi:
- Ngươi... ngươi chưa chết à?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Xem ra chưa chết.
Người hỏi đã không thông, người đáp lại cũng ngộ nghĩnh, hai người nghĩ ra, cùng nhịn không nổi cười ồ lên. Cô gái hỏi:
- Thế ngươi chưa chết, sao lại nằm ỳ ra đây làm gì vậy? Làm ta sợ hết hồn.
Trương Vô Kỵ đáp:
- Tôi từ trên núi rơi xuống, hai đùi gãy cả rồi, chỉ có nước nằm ở đây thôi.
Thiếu nữ kia lại hỏi thêm:
- Thế người này là đồng bạn của ngươi ư? Sao lại có thêm ba con chó chết?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Ba con chó này ác quá, cắn chết vị đại ca này, nhưng chúng nó cũng chết luôn.
Cô gái kia nói:
- Ngươi nằm đây rồi làm sao mà sống? Bụng có đói không?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Dĩ nhiên là đói, nhưng tôi không cử động được, đành nằm đây đến đâu hay đó.
Thiếu nữ mỉm cười, lấy trong giỏ ra hai cái bánh bao đưa cho y. Trương Vô Kỵ nói:
- Đa tạ cô nương.
Y nhận lấy, nhưng chưa ăn. Cô gái hỏi:
- Ngươi sợ bánh của ta có thuốc độc à? Sao chưa ăn?
Trong hơn năm năm qua, Trương Vô Kỵ chỉ đôi lần nói chuyện với Chu Trường Linh vài câu trong hang núi, chẳng có ý vị gì, ngoài ra chưa có cơ duyên nói chuyện với ai nửa lời, bây giờ thấy cô gái này tuy mặt mũi xấu xí, nhưng ăn nói lại có duyên, trong bụng hoan hỉ, liền nói:
- Vì là bánh cô nương cho tôi, nên chưa nỡ ăn.
Câu nói đó có vài phần đùa cợt, y trước nay thực thà, ăn nói chưa bao giờ có giọng lưỡi lém lỉnh, nay trước mặt cô gái này, bỗng thấy cởi mở thoải mái, không hiểu vì đâu buột miệng nói ra. Cô gái kia nghe thế, lập tức nổi giận, hứ một tiếng. Trương Vô Kỵ thấy lòng hối hận, vội vàng cầm bánh ăn, nhưng vì hấp tấp nên nghẹn ở cổ, ho lên sù sụ.
Thiếu nử đổi giận làm vui, nói:
- Đáng kiếp cái đồ ăn tham. Thứ người xấu như ma mà bụng dạ còn không tốt, hèn gì trời chẳng hại. Ai đời người khác không gãy chân, chỉ có nhà ngươi lại gãy cả hai cái đùi chó chết này.
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Ta năm năm nay không chải đầu cạo râu, quả đúng là xấu như ma, nhưng nhà ngươi cũng có đẹp hơn ai, hai đứa tám lượng nửa cân, thờn bơn méo miệng lại còn chê trai lệch mồm". Thế nhưng câu đó y đâu dám nói ra, vội vàng nghiêm mặt nói:
- Tôi nằm đây đã chín ngày trời, may quá mới có cô nương đi qua, cô lại cho tôi bánh, thật là cảm ơn.
Cô gái bĩu môi:
- Ta hỏi ngươi, sao người khác chẳng ai gãy chân, lại chỉ có mình ngươi gãy đùi? Ngươi không trả lời ta lấy bánh lại đó.
Trương Vô Kỵ thấy cô ta chúm chím cười, ánh mắt lộ ra thần sắc thực là tinh ma, trong bụng không khỏi rung động: "Sao mắt cô ta lại giống mẹ mình đến thế. Khi mẹ mình sắp chết đến nơi còn đánh lừa lão hòa thượng chùa Thiếu Lâm, cũng lộ ra ánh mắt như thế". Nghĩ như vậy, nhịn không nổi nước mắt doanh tròng, lã chã rơi xuống.
Cô gái nọ kêu "Ồ" một tiếng, nói:
- Thôi ta không đòi lại bánh đâu, đừng khóc nữa. Hóa ra ngươi là một thằng ngốc vô tích sự.
Trương Vô Kỵ đáp:
- Không phải tôi sợ mất cái bánh đâu, mà vì tôi nghĩ đến một chuyện trong lòng.
Cô gái kia vốn đã quay mình ra đi được hai bước, nghe câu đó vội ngừng lại, quay đầu hỏi:
- Tâm sự gì? Một tên đầu óc đần độn như ngươi mà cũng có chuyện lòng ư?
Trương Vô Kỵ thở dài nói:
- Tôi nghĩ đến mẹ tôi, người mẹ đã chết rồi.
Thiếu nữ nọ cười rộ lên, nói:
- Trước kia mẹ ngươi hay cho ngươi ăn bánh, có phải không?
Trương Vô Kỵ nói:
- Mẹ tôi thường cho tôi ăn bánh, thế nhưng tôi nghĩ đến bà ấy cũng vì khi cô cười, rất giống mẹ tôi.
Cô gái giận dữ:
- Đồ chết toi, bộ ta già lắm ư? Già giống mẹ ngươi chứ gì?
Nói xong nhặt dưới đất một cây củi, đánh vào người Trương Vô Kỵ hai cái. Trương Vô Kỵ muốn cướp cây củi đó thì thật dễ dàng, nhưng nghĩ thầm: "Cô ta đâu biết mẹ ta trẻ trung xinh đẹp, tưởng mẹ mình cũng xấu xí ghê tởm như con, giận cũng phải". Đợi cô ta đánh xong mới nói:
- Khi mẹ tôi qua đời, tướng mạo thật là dễ coi.
Cô gái sầm mặt lại:
- Ngươi cười ta xấu xí, bộ không muốn sống nữa hay sao? Để ta kéo chân ngươi cho biết.
Nói xong cúi xuống, làm như muốn kéo chân y. Trương Vô Kỵ kinh hoảng, xương đùi y bị gãy mới vừa bắt đầu liền, nếu cô ta kéo một cái thì bao nhiêu công lao bấy lâu nay đổ xuống sông xuống biển, vội cầm một nắm tuyết, chỉ đợi nếu cô ta đụng tới chân mình, lập tức sẽ bắn vào huyệt đạo nơi mi tâm, đánh cho cô ta bất tỉnh.
Cũng may cô ta chỉ dọa y vậy thôi, thấy y biến sắc, nói:
- Thấy ngươi sợ hết hồn hết vía, ai bảo ngươi dám trêu ta?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Tôi mà có ý trêu ghẹo cô nương thì đùi tôi lành rồi, gãy lại ba lần, không bao giờ khỏi nữa, cả đời sẽ là đứa què chân.
Thiếu nữ cười khúc khích nói:
- Thế thì được rồi.
Nàng ngồi xuống cạnh Trương Vô Kỵ, nói:
- Mẹ ngươi là người thật xinh đẹp, sao lại đem ra ví với ta? Không lẽ ta cũng dễ coi ư?
Trương Vô Kỵ thừ người, nói:
- Tôi cũng không biết vì nguyên do gì, chỉ thấy là cô giống mẹ tôi. Tuy cô không dễ coi như mẹ tôi nhưng tôi lại thích nhìn cô.
Cô gái cong ngón tay giữa nhè nhẹ cốc vào trán y hai cái, cười:
- Con ngoan ơi, vậy ngươi gọi ta là mẹ đi nào.
Nói xong hai câu đó, chợt thấy bất nhã, cô ta vội bịt mồm quay đầu đi chỗ khác, nhưng cũng nhịn không nổi cười lên thành tiếng.
Vào nơi tử địa ta tìm đường sinh.
Trương Vô Kỵ tiếp tục bò vào trong cái hang hẹp đó thêm vài trượng nữa, thấy trước mắt càng lúc càng sáng thêm, bò thêm một đoạn, đột nhiên ánh sáng chói lòa chiếu vào mặt. Y vội nhắm mắt lại, định thần rồi mở mắt ra, thấy đằng trước là một thung lũng xanh tươi, cây cối hoa cỏ chen lẫn với nhau đủ màu.
Y lớn tiếng reo mừng, từ sơn động chui ra. Cái hang đó cách mặt đất không đầy một trượng, nhảy nhẹ một cái đã đến mặt đất. Chân y đạp lên cỏ mượt như nhung, mũi ngửi thấy hoa thơm ngào ngạt, tai nghe chim hót ríu rít, trái cây trĩu cành, ai ngờ rằng đằng sau cái hang tối đen kia, lại có một nơi cảnh giới thần tiên thế này. Lúc dó y không nghĩ tới vết thương đau đớn, ra sức chạy về đằng trước, đến hơn hai dặm mới gặp một ngọn núi cao ngăn lại. Y đưa mắt nhìn bốn bề, thấy cái thung lũng này vây quanh là núi cao chập chùng, xem ra từ đời xa xưa chưa bao giờ có vết chân người. Những ngọn núi tuyết phủ vươn lên tận mây xanh thành những bức thành hết sức hùng vĩ hiểm trở, không cách gì có thể leo ra leo vào được.
Trương Vô Kỵ vô cùng sung sướng, thấy bảy tám con sơn dương đang ăn cỏ, nhưng cũng không sợ hãi chạy đi, trên cây hàng chục con khỉ đùa chơi nhảy nhót, xem ra những loại mãnh thú như hổ báo thân thể nặng nề, không thể nào vượt qua được những ngọn núi mà vào tới đây. Y nghĩ thầm: "Ông trời đãi mình kể cũng không bạc, sắp xếp để mình vào được cảnh trí thần tiên thế này làm nơi yên nghỉ ngàn thu".
Y chậm rãi quay lại nơi cửa hang, nghe thấy tiếng Chu Trường Linh ở bên trong kêu gọi:
- Tiểu huynh đệ, ngươi ra đây, ở trong động không sợ buồn chết đi được ư?
Trương Vô Kỵ lớn tiếng cười:
- Ở trong này vui lắm.
Y đến những cây thấp hái vài trái cây không biết tên là gì, cầm trên tay thấy mùi thơm ngào ngạt, cắn thử một miếng, ngon ngọt lạ thường, dòn hơn đào, thơm hơn táo, lại nhiều nước hơn mận. Y hái một trái vứt vào trong hang, kêu lên:
- Bắt lấy, ăn ngon lắm.
Trái đó đụng vào vách đá đã vỡ nát. Chu Trường Linh ăn cả vỏ lẫn hạt, ăn xong lại càng thấy đói hơn, kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, cho ta thêm vào trái nữa.
Trương Vô Kỵ nói:
- Bác tâm địa tồi bại, có chết đói cũng đáng. Nếu muốn ăn sao không tự mình vào mà lấy.
Chu Trường Linh đáp:
- Thân thể tôi to quá, chui không lọt vào hang.
Trương Vô Kỵ cười:
- Bác chẻ ra làm hai, không biết đã lọt chưa?
Chu Trường Linh nghĩ âm mưu mình đã bị bại lộ rồi, Trương Vô Kỵ chắc sẽ để cho mình chết đói từ từ để báo thù, lúc này vết thương trên ngực đau tấy, liền mở mồm chửi:
- Tặc tiểu quỉ, trong động đó có trái cây, không lẽ đủ cho ngươi ăn suốt đời sao? Ta ở ngoài hang chết đói, ngươi có giỏi thì sống thêm được vài ngày, trước sau gì rồi cũng chết thôi.
Trương Vô Kỵ không thèm để ý tới y nữa, ăn bảy tám trái bụng đã thấy no. Một hồi sau, bỗng có một làn khói từ trong hang bốc ra. Trương Vô Kỵ ngạc nhiên, lập tức hiểu ngay, Chu Trường Linh ở bên kia đốt cành thông, định dùng khói hun cho y phải chui ra, đâu có biết bên trong còn một khu trời đất bao la thế này, dù có đốt nghìn cành vạn cành thông, cũng chẳng ăn thua gì.
Y càng nghĩ càng tức cười, giả vờ ho sặc sụa. Chu Trường Linh kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, mau chui ra, ta thề rằng không hại ngươi đâu.
Trương Vô Kỵ kêu lên một tiếng "A" làm như ngất xỉu, rồi bỏ đi. Y theo hướng tây đi chừng hai dặm thấy từ trên vách núi cao đổ xuống một dòng thác, chắc là tuyết tan chảy thành, ánh sáng mặt trời chiếu vào trông như một con rồng lớn bằng ngọc, thật là tráng lệ. Dòng thác đó chảy vào một cái đầm nước trong vắt, nhưng nước hồ sao không thấy dâng lên, hiển nhiên có đường chảy đi nơi khác. Y ngắm cảnh một lúc, cúi xuống nhìn thấy chân tay đầy rêu xanh bùn đất, lại vô số vết máu do cỏ sắc gai nhọn cào phải, nên đi đến cạnh hồ, bỏ giày vớ ra, lội xuống dưới hồ rửa.
Tắm rửa một hồi, bỗng dưng nghe soạt một tiếng, từ trong hồ phóng lên một con cá trắng lớn, phải dài đến hơn một thước. Trương Vô Kỵ vội đưa tay chộp, tuy trúng mình cá nhưng trơn trượt vuột khỏi tay. Y cúi xuống bên hồ chăm chú nhìn, thấy dưới dòng nước xanh một bầy cá chừng hơn chục con đang bơi lội.
Tài nghệ bắt cá, y đã học từ bé khi còn ở trên Băng Hỏa đảo nên liền bẻ một cành cây, một đầu nhọn, đứng bên cạnh đầm lặng yên chờ đợi, đến khi một con cá trồi lên mặt nước, liền sử kình lao xuống, trúng ngay thân con cá. Y mừng rỡ hò reo, dùng cành cây mổ cá ra rửa sạch ruột, sau đó kiếm cành khô, đem hỏa đao hỏa thạch gây lửa, nướng con cá. Chẳng bao lâu mỡ cá nhểu ra, thấy đã chín đem ra ăn thật thơm, tưởng như chưa bao giờ được ăn món gì ngon đến thế. Chỉ trong phút chốc, y đã ăn sạch cả con cá to.
Đến trưa hôm sau, y lại ra bắt một con cá nữa, nghĩ thầm: "Mình nhất thời chưa chết, phải giữ lấy lửa kẻo hết mất mồi thì thật phiền". Nghĩ thế y vun tro thành vòng tròn, vùi những cành cây cháy giở trong đó, phòng lửa khỏi tắt. Ở trên Băng Hỏa đảo các dụng cụ toàn tự chế lấy, nay ở nơi hoang dã này một mình, y cũng không bị khó khăn, nặn đất thành bồn, bện cỏ thành nệm.
Đến chiều tối, nghĩ tới Chu Trường Linh đang đói meo nên hái một bọc trái cây ném vào trong động. Y sợ Chu Trường Linh ăn cá sẽ có sức khỏe vượt qua được hang núi thì thật hỡi ôi nên không bắt cho y ăn.
Đến ngày thứ tư, y đang nặn một cái bếp, bỗng nghe có tiếng khỉ kêu chí chóe thảm thiết ra chiều cấp bách. Y theo tiếng lần tới, thấy dưới chân vách núi có một con khỉ bị ngã, chân sau bị một khối đá đè lên, không cử động được, dường như từ trên cao xẩy chân rơi xuống. Y tiến tới bẩy hòn đá lên, kéo con khỉ ra, chân bên phải của nó bị gãy, đau quá kêu khèng khẹc liên hồi.
Trương Vô Kỵ bẻ hai cành cây làm giá buộc chỗ chân gãy cho con khỉ. Lại tìm một số dược thảo, giã nát đắp vết thương cho con vật. Tuy trong u cốc khó tìm đúng các loại thuốc cho thật linh hiệu, nhưng nhờ thủ thuật tiếp cốt khéo léo của y, chỗ chân gãy của con khỉ cũng có thể lành được.
Con khỉ đó cũng biết trả ơn nên hôm sau đi hái rất nhiều trái cây cho Trương Vô Kỵ, chỉ mười ngày sau chỗ gãy đã khỏi. Bên trong thung lũng ngày dài không việc gì làm, y chỉ cùng bầy khỉ nô đùa, nếu không vì hàn độc thỉnh thoảng lên cơn, sống ở đây quả thực thần tiên thích thú. Cũng có khi y thấy những con sơn dương đi qua, toan bắt làm thịt, nhưng thấy đàn dê nhu thuận dễ thương, không đành hạ thủ. Cũng may trái cây và cá trong hồ rất nhiều nên không thiếu cái ăn. Mấy hôm sau, y lại bắt được mấy con gà rừng dưới khe núi, ăn cũng thật ngon.
Cứ như thế hơn một tháng. Một buổi sớm, y còn đang mơ màng chưa tỉnh giấc, bỗng cảm thấy có một bàn tay to lớn đầy lông lá sờ vào mặt. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội nhỏm dậy, thấy một con vượn lớn, lông trắng xóa ở ngay bên cạnh, trong tay bế một con khỉ nhỏ hàng ngày vẫn thường cùng y đùa nghịch. Con khỉ nhỏ chút cha chút chít liên hồi, chỉ vào bụng con vượn lớn. Trương Vô Kỵ ngửi thấy mùi thối rữa, trên bụng con vượn máu mủ bê bết, có một cái nhọt lớn, liền cười:
- Được, được. Thì ra ngươi đem bệnh nhân đến gặp thầy lang phải không?
Con vượn trắng giơ tay ra, cầm một trái bàn đào to bằng nắm tay, cung kính dâng lên. Trương Vô Kỵ thấy trái bàn đào đó thật to, chín đỏ, nghĩ thầm: "Mẹ ta có kể chuyện đời xưa, có một bà tiên là Vương Mẫu ở trong núi Côn Lôn, mỗi lần sinh nhật lại thết tiệc bàn đào, mời quần tiên đến dự. Tây Vương Mẫu chẳng biết có thật hay không, còn chuyện ở trong núi Côn Lôn có bàn đào lớn thì chẳng phải là ngoa". Liền cười nhận lấy, nói:
- Ta không lấy tiền chữa, dù không có tiên đào, ta vẫn chữa bệnh cho ngươi.
Y đưa tay nắn nhẹ vào bụng con vật, không khỏi giật mình. Thì ra cái nhọt của con vượn không phải chỉ nhỏ tròn một tấc mà cứng ngắc, to gấp mười lần ung sang thường. Trong y thư chưa bao giờ chép cái nhọt nào lớn đến thế, nếu tất cả chỗ cứng này đều hóa mủ, e rằng không thể nào trị được. Y bắt mạch cho con vượn thấy không có gì nguy hiểm, vạch đám lông dày dưới bụng ra xem, nhìn cái mụn, lại càng kinh hoảng, thấy ở bụng lồi lên một cục vuông vuông, bốn bề khâu lại bằng chỉ, rõ ràng có bàn tay người nhúng vào, khỉ vượn dù thông minh cũng không thể nào biết may vá. Y coi kỹ cái nhọt lần nữa, biết là cái vật gì bên trong làm tắc nghẽn huyết mạch, khiến thịt bụng bị thối lâu mà không khỏi, muốn trị bệnh không thể không lấy cái vật ở bên trong ra.
Nói tới mổ xẻ trị bệnh, y đã học được của Hồ Thanh Ngưu rất tinh thông, không khó khăn gì. Thế nhưng trong tay không có dao kéo, lại không thuốc men, nên thật là khó. Y suy nghĩ rồi cầm một khối nham thạch, hết sức ném vào một tảng đá khác, kiếm trong những mảnh vỡ một mảnh có cạnh sắc, từ từ cắt những mối chỉ quanh bụng của bạch viên. Con vượn đó đã già lắm, có chút linh tính, biết Trương Vô Kỵ trị bệnh cho mình nên tuy bụng rất đau nhưng vẫn chịu đựng không động đậy gì cả.
Trương Vô Kỵ cắt xong phía bên trái và bên trên đường chỉ khâu, vạch góc lớp da bụng lên, trong đó có một cái bao bằng vải dầu. Y thật lạ lùng, nhưng không kịp mở ra xem chỉ bỏ cái bọc đó qua một bên, rồi vội vàng may bụng con bạch viên lại. Trong tay y không có kim chỉ, đành lấy xương cá làm kim, đục trên da những lỗ nhỏ, rồi lấy vỏ cây tước ra làm chỉ, xuyên vào những lỗ đó buộc lại, cố khâu cho xong rồi lấy thuốc bôi lên. Làm công việc đó mấy gần nửa ngày mới hoàn tất, con vượn tuy rất khỏe, nhưng cũng nằm thẳng cẳng dưới đất không động đậy gì nổi.
Trương Vô Kỵ rửa tay và máu me dính trên cái bao rồi mở ra coi, hóa ra trong đó có bốn cuốn kinh thư mong mỏng, vì có vải dầu gói chặt nên ở trong bụng con vượn đã lâu, những cuốn kinh thư đó không bị hư hại. Bìa cuốn kinh viết mấy chữ loằng ngoằng, y không đọc được chữ nào, trên cả bốn cuốn đó đều viết những văn tự quái dị, nhưng giữa những hàng chữ, lại có viết một hàng Trung văn chữ khải nhỏ bằng đầu ruồi.
Y định thần, coi kỹ từ đầu, hình như trong đó viết về yếu quyết luyện khí vận công, chầm chậm đọc xuống dưới, đột nhiên giật mình, thấy có ba hàng kinh văn rất quen thuộc, chính là Võ Đương Cửu Dương Công mà thái sư phụ và Du nhị bá đã dạy cho y, nhưng về sau thì văn tự lại không giống. Y thuận tay xem hết, qua mấy trương, lại thấy có mấy câu trong Võ Đương Cửu Dương Công nhưng những đoạn khác lại hoàn toàn khác hẳn những gì thái sư phụ và Du nhị bá dạy.
Y tim đập bình bình, gập sách lại ngồi suy nghĩ: "Bộ kinh thư này là sách gì đây? Sao lại có Võ Đương Cửu Dương Công ở trong đó? Sao lại không hoàn toàn giống như võ công bản môn là thế nào? Kinh văn sao lại gấp mười của phái Võ Đương là sao?".
Nghĩ đến đó, chợt nhớ ra thái sư phụ khi dẫn y lên chùa Thiếu Lâm đã kể cho nghe một câu chuyện cũ: sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư học được Cửu Dương Chân Kinh trước khi chết có tụng cuốn kinh này, ba người gồm có thái sư phụ Trương Tam Phong, Quách Tương nữ hiệp, và Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm mỗi người nhớ được một phần, vì thế ba phái Võ Đương, Nga Mi, Thiếu Lâm võ công đại tiến, mấy chục năm qua mỗi bên một vẻ, danh chấn võ lâm."Hay là đây là bộ Cửu Dương Chân Kinh bị người ta lấy cắp? Chắc thế, thái sư phụ có nói, bộ Cửu Dương Chân Kinh này viết ở mép lề cuốn kinh Lăng Già, những chữ lăng quăng này, có lẽ là kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Thế nhưng tại sao lại nằm trong bụng con vượn?".
Bộ kinh thư này đích thật là bộ Cửu Dương Chân Kinh, thế nhưng tại sao nằm trong bụng con vượn thì thế gian này không còn ai biết được nữa. Thì ra hơn chín mươi năm trước đây, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây ăn cắp bộ kinh này trong Tàng Kinh Các của chùa Thiếu Lâm, bị Giác Viễn đại sư đuổi đến tận đỉnh núi Hoa Sơn, thấy không thể nào chạy thoát, may ở bên cạnh có một con vượn xám, hai tên đó bèn nghĩ ra một kế, mổ bụng con vượn ra, đem kinh thư dấu vào trong đó. Đến khi Giác Viễn, Trương Quân Bảo và Dương Quá lục soát trong người hai tên này, không thấy kinh thư, nên thả cho họ và con vượn xuống núi[1]. Việc mất bộ Cửu Dương Chân Kinh trở thành một nghi án lớn của võ lâm trong khoảng một trăm năm nay.
Về sau Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây dẫn con vượn qua Tây Vực, nhưng bụng hai tên vẫn úy kỵ lẫn nhau, sợ đối phương tập thành công võ công trong kinh thư trước sẽ giết hại mình nên đứa nọ canh chừng đứa kia, lần lữa không dám lấy bộ kinh trong bụng con vượn ra. Sau cùng bọn họ đến được Kinh Thần Phong trong dãy Côn Lôn, Tiêu Doãn hai người mới ra tay ám toán, đánh nhau đến nước lưỡng bại câu thương. Thành ra bộ kinh vô thượng tâm pháp tu tập nội công này cứ vẫn nằm trong bụng con vượn.
Võ công Tiêu Tương Tử vốn cao hơn Doãn Khắc Tây một mức, nhưng vì khi trên đỉnh núi Hoa Sơn y đánh Giác Viễn đại sư một quyền, vì sức phản chấn nên bị trọng thương, hóa ra khi đấu với Doãn Khắc Tây lại chết trước. Khi lâm tử, Doãn Khắc Tây gặp được Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo, lương tâm không an, nên nhờ y đến chùa Thiếu Lâm cáo tri Giác Viễn đại sư rằng bộ kinh thư này hiện đang ở trong bụng loài viên hầu. Thế nhưng khi y nói thần trí đã mơ hồ, giọng thều thào, thành ra câu "kinh tại hầu trung", Hà Túc Đạo lại nghe thành "kim tại du trung[2]". Hà Túc Đạo thủ tín, quả nhiên đến Trung Nguyên, chuyển lại câu "kim tại du trung" cho Giác Viễn. Giác Viễn không hiểu ý nghĩa là gì, mà cũng vì câu này nổi lên một trận phong ba, và trong võ lâm có thêm hai phái Võ Đương và Nga Mi.
Còn con vượn xám kia cũng thật may, ở trong núi Côn Lôn ăn tiên đào, được hưởng cái linh khí thiên địa, qua hơn chín mươi năm vẫn còn chạy nhảy như bay, toàn thân lông dài đen thuở nào nay đã thành trắng xóa, thành một con bạch viên. Có điều bộ kinh thư vẫn nằm trong bụng, làm cản trở ruột nên thỉnh thoảng bị đau, cái vết thương đó khi loét khi lành, mãi đến hôm nay mới được Trương Vô Kỵ lấy ra, nếu đứng về mặt con vượn thì quả là bớt được một mối họa trong gan ruột.
Những chuyện đầu dây mối nhợ đó thì dù người nào có thông minh gấp trăm Trương Vô Kỵ cũng nghĩ không ra. Trương Vô Kỵ thừ người một hồi, biết là không thể nào hiểu được, cũng chẳng phí tâm suy nghĩ làm gì, lấy trái bàn đào con vượn tặng cho, cắn một miếng, thấy nước thật là ngon ngọt chảy xuống cổ họng, so với những loại trái cây vô danh mà nó kiếm được ở trong thung lũng ngon hơn nhiều.
Trương Vô Kỵ ăn xong trái bàn đào, nghĩ thầm: "Thái sư phụ năm xưa có nói, nếu như ta tập được Cửu Dương Thần Công của cả ba phái Nga Mi, Thiếu Lâm, Võ Đương thì may ra có thể khu trừ được âm độc trong cơ thể. Thế nhưng Cửu Dương Công của cả ba môn phái đều từ Cửu Dương Chân Kinh mà ra, nếu bộ kinh văn này đúng là Cửu Dương Chân Kinh thì mình theo đó luyện tập, thì còn hơn học thần công của cả ba phái. Ở trong sơn cốc này chẳng có việc gì làm, mình cứ theo sách mà tập. Còn nếu như mình nghĩ sai, bộ kinh thư này không có ích lợi gì, quá lắm lại thêm có hại, thì cũng chỉ đến chết là cùng".
Y lòng không còn e ngại gì nên đem ba quyển kinh thư cất tại một nơi khô ráo, trên phủ cỏ khô, lấy thêm ba tảng đá đè lên để bọn khỉ vượn khỏi nghịch, con này giựt của con kia không chừng có khi xé rách mất bộ sách. Y chỉ giữ trong tay một quyển thứ nhất, trước hết đọc đi đọc lại vài lần, cho thật thuộc lòng, sau đó theo trong sách chỉ, tập từ câu thứ nhất trở đi.
Y nghĩ thầm, dù cho ta có theo sách này mà tập thành thần công, tống được hết âm độc ra ngoài thì bị giam hãm trong thung lũng này, bốn bên vách núi vây quanh, cũng không thể nào ra được. Trong u cốc ngày rộng tháng dài, hôm nay luyện xong cũng thế, ngày mai luyện xong cũng chẳng sao, không có gì khác cả. Mà nếu có luyện không thành thì cũng là một cách tiêu hao thì giờ nhàn rỗi. Y có cái bụng thành cũng vui mà chẳng thành cũng thích nên tiến triển rất nhanh, chỉ bốn tháng ngắn ngủi đã hoàn toàn tham tường lãnh ngộ những gì ghi trong quyển kinh thứ nhất, theo đúng như thế mà luyện thành công.
Xong quyển này, bấm đốt ngón tay, hạn kỳ Hồ Thanh Ngưu cho rằng y sẽ bị hàn độc phát tác mà chết đã qua, lúc này y chỉ thấy thân thể nhẹ nhàng khỏe mạnh, toàn thân chân khí lưu động, không có dấu hiệu gì bệnh tật cả, ngay cả việc trước kia hàn độc luôn luôn phát tác, bây giờ cách một tháng mới bị một lần, mà có cũng thật là nhẹ. Chẳng bao lâu y đọc quyển thứ hai tới câu:
Hô hấp cửu dương, bão nhất hàm nguyên, thử thư khả danh cửu dương chân kinh
(Đóng mở chín mạch dương, ngậm chặt nguyên khí, cuốn sách này được gọi tên là cửu dương chân kinh)
mới biết quả thực đúng là Cửu Dương Chân Kinh, bộ bảo điển mà thái sư phụ ngày đêm khắc khoải không lúc nào quên nên vui mừng vô hạn, tập luyện càng chăm chỉ hơn nữa. Con vượn bạch cảm cái ơn trị bệnh, thường hái bàn đào đem đến cho y, là một loại trái cây bổ nguyên kiện thể. Đến khi y luyện xong một nửa quyển kinh thư thứ hai, âm độc trong người đã bị khu trừ không còn tăm hơi đâu nữa.
Mỗi ngày ngoài thì giờ luyện công, y chơi đùa với bầy khỉ vượn, mỗi khi hái được trái cây lại chia cho Chu Trường Linh một nửa, sống cuộc đời không lo không phiền, tự do tự tại. Còn Chu Trường Linh ở trên cái bình đài nho nhỏ, một ngày dài như moạt năm, mỗi khi mùa đông núi đầy băng tuyết, gió lạnh thấu xương, cái cảnh khổ kể sao cho xiết.
Trương Vô Kỵ luyện xong quyển kinh thư thứ hai không còn sợ nóng sợ lạnh. Có điều càng về sau việc tập luyện càng thêm gian nan áo diệu, tiến triển rất chậm, cuốn thứ ba mất cả một năm mới xong, còn đến cuốn thứ tư mất hơn ba năm mới hoàn toàn thành tựu.
Y ở trong u cốc băng giá này sống đến nay đã hơn năm năm, từ một đứa bé đã biến thành một thanh niên thân thể cao to. Hai năm sau cùng, thỉnh thoảng có hứng, cùng bọn khỉ vượn trèo lên vách núi, trên cao nhìn xuống bốn bề, với công lực của y lúc này, nếu muốn vượt núi mà ra không còn là chuyện khó khăn gì nữa. Thế nhưng nghĩ đến thế nhân bụng dạ âm hiểm gian trá, y không khỏi rùng mình nghĩ thầm việc gì phải ra ngoài cho thêm phiền não, chui đầu vào rọ? Chi bằng ở trong cái u cốc mỹ lệ này cho tới già, tới chết, có phải hay hơn không?
Buổi chiều hôm đó, y đem bốn quyển kinh thư từ đầu đến cuối đọc lại một lần. Đọc xong quyển cuối cùng y thấy trong lòng vui sướng, lại hơi cảm thấy trống vắng mênh mang. Y khoét một cái hang sâu chừng ba thước nơi vách núi bên trái cái hang, đem cả bốn quyển Cửu Dương Chân Kinh, cùng với cuốn Y Kinh của Hồ Thanh Ngưu, cuốn Độc Kinh của Vương Nạn Cô, tất cả gói lại trong tấm vải dầu lấy từ trong bụng con vượn trắng ra, chôn xuống đó, vùi đất lại, nghĩ thầm: "Ta lấy được bộ kinh thư từ trong bụng con vượn ra, thật là một cơ duyên thật lớn, không biết nghìn năm, trăm năm sau, có ai lạc loài đến chốn này, có được ba bộ kinh thư này không?". Y nhặt một hòn đá nhọn vạch lên vách đá sáu chữ: "Nơi Trương Vô Kỵ Chôn Kinh".
Khi y còn luyện công, ngày ngày có việc để chú tâm vào làm nên không cảm thấy tịch mịch, đến nay đại công cáo thành rồi, trong lòng lại thấy trống trải, hơn nữa thần công đã xong, đảm khí gia tăng, nghĩ thầm: "Lúc này Chu bá bá có muốn hại ta, ta cũng không sợ, chi bằng qua nói chuyện với ông ta chơi". Nghĩ thế y bèn uốn mình chui vào hang. Khi y từ hang chui ra mới có mười lăm tuổi, thân hình nhỏ bé, nay trở vào đã hai mươi tuổi, cao to thành người lớn rồi, làm sao chui qua được cái hang hẹp nữa. Y liền hít một hơi, vận công phu co rút xương lại, xương cốt toàn thân rút lại chạm nhau, các đầu xương không còn chổ nào xa rời, nhẹ nhàng luồn vào trong động.
Chu Trường Linh đang dựa lưng vào vách đá ngủ say, mơ thấy đang ở nhà mở tiệc, gia nhân đầy tớ ra vào, người quen tâng bốc, thật là uy phong khoái hoạt, đột nhiên đầu vai có ai vỗ nhẹ, choàng tỉnh dậy, mở mắt ra, thấy một bóng người cao lớn chắn ngay trước mặt. Chu Trường Linh nhảy nhổm lên, đầu óc chưa được tỉnh táo hoàn toàn, kêu lên:
- Ngươi... ngươi...
Trương Vô Kỵ mỉm cười:
- Chu bá bá, tôi đây, Trương Vô Kỵ đây mà.
Chu Trường Linh vừa mừng vừa sợ, vừa hận vừa tức, nhìn y hồi lâu mới nói:
- Ngươi cao lớn quá rồi. Hừ, sao bấy lâu nay ngươi không ra đây nói chuyện với ta? Ta cầu khẩn thế nào ngươi cũng không lý đến là sao?
Trương Vô Kỵ nhếch mép:
- Tôi sợ bác hành hạ tôi.
Chu Trường Linh tay phải chộp ra, thi triển cầm nã thủ pháp, nắm chặt đầu vai y, sẵng giọng hỏi:
- Thế sao hôm nay lại không sợ nữa?
Đột nhiên lòng bàn tay nóng bỏng, không kìm nổi cánh tay giật một cái, vội buông ra, ngực ngâm ngẩm đau, sợ quá lùi lại ba bước, ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn y, lắp bắp:
- Ngươi... ngươi... công phu này là gì thế?
Từ khi luyện thành Cửu Dương thần công đây là lần đầu Trương Vô Kỵ sử dụng thấy uy lực đến thế, Chu Trường Linh là cao thủ bậc nhất vậy mà bị thần công của y chấn động phải buông tay. Thấy Chu Trường Linh mặt mày hốt hoảng kinh sợ, trong lòng đắc ý, cười nói:
- Bác thấy công phu này ra sao?
Chu Trường Linh chưa hoàn hồn ấp úng:
- Cái này... cái này là công phu gì thế?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Đó là Cửu Dương thần công.
Chu Trường Linh kinh hãi, hỏi lại:
- Làm thế nào mà ngươi luyện thành?
Trương Vô Kỵ không dấu diếm việc làm sao trị bệnh cho con bạch viên, lấy được kinh thư từ trong bụng nó thế nào, rồi theo đó mà tu tập kể lại từ đầu chí cuối.
Câu chuyện đó chỉ khiến cho Chu Trường Linh thêm đố kỵ, lại thêm tức tối, nghĩ thầm: "Ta ở trên tuyệt phong này năm năm qua biết bao khổ sở, còn thằng tiểu tử này lại luyện thành tuyệt thế thần công". Y chẳng nghĩ đến chính mình mưu toan hại người nên mới bị rơi vào đây, cũng chẳng nhớ đến cái ơn năm năm qua đối phương hái trái cây cho mình ăn, không sót ngày nào mới nuôi y sống đến hôm nay, chỉ nghĩ là thằng nhỏ này sao may mắn quá, còn mình xui xẻo, thực là chẳng công bằng chút nào, nên cố dằn cơn giận, cười hề hề hỏi lại:
- Thế bộ Cửu Dương chân kinh đó đâu rồi? Cho ta xem một tí được không?
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Cho ngươi xem một tí thì đã sao, không lẽ chỉ một chốc ngươi nhớ hết được sao?" liền nói:
- Tôi chôn ở trong động, ngày mai tôi đem ra cho bác coi.
Chu Trường Linh nói:
- Ngươi cao lớn như thế, làm sao chui lọt qua cái hang?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Cái hang đó cũng không hẹp lắm đâu, chỉ cần co rút mình lại dùng sức ẩy một cái, là qua được ngay.
Chu Trường Linh hỏi lại:
- Thế ngươi xem ta có chui qua được không?
Trương Vô Kỵ gật đầu:
- Để mai mình thử xem sao, bên trong động rộng lớn lắm, chứ ở trên cái bình đài nho nhỏ này quả thật là không vui chút nào.
Y nghĩ thầm nếu mình vận công ép đầu vai, xương sườn, mông và những khớp xương, may ra có thể giúp y chui lọt qua cái hang. Chu Trường Linh cười nói:
- Tiểu huynh đệ, ngươi thật tốt, người quân tử không nhớ chuyện ác cũ, trước đây ta có nhiều điều không phải với cậu, xin cậu lượng thứ cho.
Nói xong vái dài một cái. Trương Vô Kỵ vội vàng hoàn lễ, nói:
- Chu bá bá không phải đa lễ, ngày mai mình cùng nhau nghĩ cách rời khỏi nơi này.
Chu Trường Linh mừng quá, hỏi:
- Ngươi bảo có thể rời khỏi đây ư?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Khỉ vượn có thể trèo ra trèo vào thì mình cũng làm được.
Chu Trường Linh nói:
- Vậy sao mình không ra sớm hơn?
Trương Vô Kỵ mỉm cười:
- Trước kia tôi không nghĩ tới chuyện ra khỏi đây, e ngại người ta hà hiếp, bây giờ thì không còn sợ nữa rồi nên nghĩ đến chuyện về thăm thái sư phụ và các sư bá, sư thúc.
Chu Trường Linh cười ha hả, vỗ tay nói:
- Hay quá, hay quá.
Y lùi lại hai bước, đột nhiên trượt chân, chao đi một cái kêu lên:
- Ối chà.
Chân y đạp vào khoảng không, từ trên mỏm đá rơi tõm xuống bên dưới. Y vì vui mừng quá hóa ra sơ sẩy, sự việc xảy ra thật độ ngột, Trương Vô Kỵ kinh hoảng vội cúi xuống nhìn, gọi lớn:
- Chu bá bá, bác có sao không?
Chỉ nghe từ bên dưới vọng lên hai tiếng rên thật yếu ớt. Trương Vô Kỵ mừng quá, nghĩ thầm: "May quá bác ta không rơi hẳn xuống đáy, nhưng chắc cũng bị thương". Nghe tiếng rên không quá mấy trượng, y nhìn kỹ hơn, thì may sao dưới huyền nhai này có một cây tùng mọc nhô ra, Chu Trường Linh rơi nằm vắt ngang thân cây, không động đậy. Trương Vô Kỵ xét hình thế này, với công lực hiện tại, y có thể nhảy xuống bế Chu Trường Linh nhảy trở lên không mấy khó khăn, bèn hít một hơi, nhắm ngay một cành cây to bằng bắp tay nhẹ nhàng nhảy xuống.
Chân y còn cách cành cây khoảng chừng nửa thước, bất ngờ cành cây đó rơi ngay xuống dưới, ở trên không trung làm gì có chỗ nào để mượn sức, dù y luyện thành thần công tuyệt đỉnh, nhưng người chứ đâu phải chim chóc, nên làm thế nào mà bay trở lên được? Trong đầu y xẹt qua như một ánh chớp, lập tức hiểu ngay: "Thì ra Chu Trường Linh lại dùng gian kế hại ta, y đánh gãy cành cây, cầm trên tay, đợi ta vừa nhảy xuống liền buông tay cho cành cây rơi xuống". Y hiểu được như thế thì đã muộn, thân hình tiếp tục rơi thẳng xuống dưới.
Chu Trường Linh ở trên cái bình đài nho nhỏ đó hơn năm năm, diện tích không quá mươi trượng, ở đó dù cành cây ngọn cỏ, một hòn đá, một viên sỏi cũng đều biết rõ. Y trong đêm tối giả vờ trượt chân bị thương, định rằng Trương Vô Kỵ sẽ nhảy xuống cứu, quả nhiên gian kế của y thành công khiến cho Trương Vô Kỵ rơi xuống vực sâu vạn trượng.
Chu Trường Linh cười ha hả, nghĩ thầm: "Hôm nay cho tên tiểu tử đó thành một đống thịt nát mới thỏa cái mối hận năm năm qua của ta". Y níu cái dây leo ở bên cạnh cây tùng, nhảy ngược trở lên huyền nhai tự nhủ: "Kỳ trước ta không chui lọt vào trong hang được, cũng vì quá gấp gáp nên dùng sức quá mạnh nên mới gãy xương sườn. Tên tiểu tử này thân thể còn to cao hơn ta nhiều, nếu y qua được thì mình cũng sẽ qua được. Ta lấy được Cửu Dương Chân Kinh rồi sẽ tìm đường trở về, sau này luyện thành thần công, vô địch thiên hạ, không phải sướng lắm sao? Ha ha, ha ha".
Y càng nghĩ càng đắc ý, liền theo cái hang đó mà chui vào, chẳng mấy chốc đã đến chỗ năm năm trước đây bị gãy xương sườn. Y trong bụng chỉ có một ý nghĩ duy nhất: "Tên tiểu tử đó cao to hơn ta mà chui lọt, thì ta nhất định cũng sẽ lọt". Nghĩ thế cũng đúng nhưng có một điểm y chưa nghĩ tới là Trương Vô Kỵ đã luyện thành phép rút xương trong Cửu Dương thần công.
Y bình tâm tĩnh khí tại chỗ hẹp của cái hang đó từng tấc, từng tấc trườn tới, quả nhiên so với năm năm trước đi thêm được hơn một trượng, thế nhưng đến đây rồi dù dùng lực cách nào để tiến thêm nửa tấc cũng không thể được. Y biết nếu lại làm mạnh cũng chỉ đi vào vết xe đổ năm năm trước, ắt sẽ lại gãy thêm vào cái xương sườn nên định thần, hết sức thở ra cho kỳ hết, quả nhiên người thu nhỏ lại một chút, lại tiến vào thêm được ba thước nữa. Thế nhưng vì y nhịn thở nên người mỗi lúc một ngộp, tim đập như trống hộ đê, dường như muốn xỉu, biết là không ổn, chỉ còn nước trở ra rồi tính sau.
Nào ngờ khi tiến vào chân có thể tựa vào những chỗ lồi lõm trên hang đá mà đạp, lúc trở ra không có gì để tựa cả. Khi tiến vào y giơ hai tay thẳng về trước để cho dễ thu hẹp hai vai, bây giờ hai tay bị bốn bề đá giữ chặt không thể nào mở ra nên không có một chút lực khí nào, trong bụng vẫn nghĩ: "Tại sao tiểu tử đó thân thể to lớn hơn mình nhiều mà lại có thể qua lọt, mình phải qua được. Tại sao mình lại bị kẹt ở đây, sao lại như thế được?".
Y có ngờ đâu có những chuyện không ai ngờ tới, nên một người văn tài võ công đều ở mức thượng thừa, thông minh cơ trí vào bậc nhất, nay bị kẹt trong cái sơn động hun hút này, tiến không được mà lui cũng không xong.
Trương Vô Kỵ bị trúng gian kế của Chu Trường Linh từ trên mỏm núi rơi thẳng xuống, nhất thời hối hận không để đâu cho hết: "Trương Vô Kỵ ơi là Trương Vô Kỵ, ngươi là một tên tiểu tử thực vô dụng. Ngươi đã biết Chu Trường Linh gian trá không ai bằng, vậy mà vừa gặp đã bị y lừa, thật đáng chết, đáng chết".
Y tự mắng mình đáng chết nhưng lại hết sức mong được sống, chân khí trong cơ thể lưu động, vận kình cố nhảy lên, cốt để giảm bớt sức rơi xuống, may ra rơi xuống tới đất không tan xương nát thịt. Thế nhưng đang ở trên không rơi vùn vụt, đâu có do mình, không có một chút lực nào có thể dựa vào, chỉ thấy bên tai gió vù vù thổi, trong khoảnh khắc hai mắt nhức nhối, ánh sáng từ tuyết trắng bên dưới phản chiếu vào.
Y biết rằng sống hay chết cũng ở phút này, thấy cách khoảng một trượng có một đống tuyết, lúc này đâu còn phân biệt được là tuyết hay là một khối đá màu trắng, nên đang trên không liền lộn ba vòng, nhắm ngay đống tuyết đó lao vào. Thân hình y xeo xéo một hình vòng cung, chân trái đã điểm vào, nghe ầm một tiếng cả người rơi ngập vào đống tuyết. Y khổ luyện Cửu Dương thần công hơn năm năm, nay mới phát sinh uy lực, mượn sức phản đạn của đống tuyết, búng người lên cao. Thế nhưng y rơi từ trên cao vạn trượng xuống đất sức ghê gớm là dường nào, thấy đùi đau nhói, cả hai xương đùi đều gãy cả.
Y bị thương tuy nặng nhưng đầu óc vẫn tỉnh, thấy củi cỏ bay tung tóe, hóa ra cái khối tuyết đó là nơi nông gia chứa rơm và củi, không khỏi kêu thầm: "Nguy hiểm quá, nguy hiểm quá. Nếu như đống này không phải là củi và rơm, mà là một tảng đá lớn, thì cái mạng của Trương Vô Kỵ đã ô hô rồi". Y dùng hai tay chầm chậm bò ra khỏi đống củi, lăn về phía mặt tuyết, xem lại vết thương, hít một hơi, tiếp lại chỗ gãy của xương đùi, nghĩ thầm: "Ta phải nằm đây không động đậy gì ít nhất một tháng mới có thể đi lại được. Thế nhưng nơi đây không có gì cả, đành phải lấy tay làm chân chứ không lẽ chịu nằm đây chết đói hay sao?".
Y nghĩ tiếp: "Đống củi rơm này do nông gia tích trữ, chung quanh hẳn phải có người ở". Y đã định kêu lên gọi người ta tới cứu, nhưng nghĩ lại: "Trên đời này kẻ ác thật nhiều, ta một mình nằm trên bãi tuyết dưỡng thương cũng được. Nếu kêu lên lại gặp ác nhân tới, hóa chẳng khốn khổ hay sao?". Nghĩ thế y bèn lặng yên nằm trên bãi tuyết chờ cho xương đùi từ từ liền lại.
Y nằm như thế ba ngày, bụng đói sôi lên từng chập. Y biết rằng tiếp cốt những ngày đầu không được cử động, nếu như chỗ gãy lệch đi, cả đời sẽ đi khập khiễng, thành thử bề gì cũng cố nhịn, không dám cử động chút nào, đến khi đói quá không còn chịu nổi thì bốc vài nắm tuyết bỏ vào mồm. Trong ba ngày đó y chỉ nghĩ: "Từ nay trở đi ta ở trên đời chuyện gì cũng phải cẩn thận, không để cho kẻ ác lừa mình nữa. Ngày sau chắc gì còn được may mắn, gặp đại nạn mà lại không chết như thế này".
Đến chiều ngày thứ tư, y nằm yên vận công, thấy trong lòng trống không minh lãng, toàn thân thoải mái, vết thương trên đùi tuy nặng thật, việc luyện thần công dường như vẫn tiến triển đều. Đang trong cảnh tịch mịch, bỗng nghe từ xa truyền tới mấy tiếng chó sủa, rồi càng lúc càng gần, hiển nhiên những con chó này đang đuổi theo một con dã thú. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi: "Không lẽ đâu là những con ác khuyển của Chu Cửu Chân tỉ tỉ nuôi chăng? Ồ, những con chó dữ đó đã bị Chu bá bá đánh chết rồi, nhưng đã lâu năm, chắc nàng ta lại nuôi chó khác".
Y chăm chú nhìn trong bãi tuyết, thấy một người đang chạy như bay, đằng sau có ba con chó vừa đuổi theo vừa sủa vang. Người đó rõ ràng đã hết hơi kiệt sức, bước chân loạng choạng, chạy vài bước lại ngã một cái, nhưng vì sợ nanh nhọn vuốt sắc của bầy chó dữ nên vẫn chạy thục mạng. Trương Vô Kỵ nghĩ đến mấy năm trước mình cũng bị bầy chó vây cắn, nên trong ngực không khỏi sôi lên.
Y có ý ra tay cứu người nọ, chỉ khổ là hai chân bị gãy không thể đi lại bỗng nghe người kia kêu lên thảm thiết, nằm lăn ra đất, hai con chó đã cắn vào y không nhả. Trương Vô Kỵ giận dữ kêu lên:
- Chó dữ, lại đây xem nào.
Ba con chó nghe thấy tiếng người, chạy vọt tới đánh hơi thấy Trương Vô Kỵ không phải người quen, đứng lại sủa lên mấy tiếng rồi xông vào cắn. Trương Vô Kỵ thò tay ra, búng cho mỗi con một cái vào đầu, ba con chó liền lăn ra chết ngay lập tức. Y không ngờ một cái búng nhè nhẹ lại có thể giết được ba con chó, không khỏi thầm kinh hãi uy lực của Cửu Dương thần công.
Y nghe thấy người kia rên rỉ hết sức yếu ớt, liền hỏi:
- Này vị đại ca kia, anh bị ác khuyển cắn có đau lắm không?
Người kia đáp:
- Tôi... tôi... chắc không xong... tôi... tôi
Trương Vô Kỵ nói:
- Hai chân tôi bị gãy không thể nào đi được. Xin anh cố gắng bò lại đây, tôi xem vết thương anh ra sao.
Người kia đáp:
- Vâng... vâng...
Y thở hổn hển cố hết sứt lết đến, lết một đoạn lại nghỉ một lát, nhưng khi đến còn cách Trương Vô Kỵ chừng một trượng thì kêu "A" lên một tiếng, nằm phục xuống bất động. Hai người còn cách nhau quá xa, một người không qua được, người kia cũng lại nằm yên, Trương Vô Kỵ hỏi:
- Đại ca, anh bị thương ở chỗ nào?
Người kia đáp:
- Tôi... ở ngực, ở bụng... bị chó cắn... lòi ruột ra.
Trương Vô Kỵ kinh hoảng, biết rằng nếu vỡ bụng, ruột đã lòi ra thì không sao sống được, hỏi thêm:
- Vì cớ gì mà bầy ác khuyển này đuổi theo anh thế?
Người nọ đáp:
- - Tôi... ban đêm đi săn heo rừng, để... để khỏi phá rẫy, gặp đại tiểu thư nhà họ Chu... nói chuyện với một công tử dưới gốc cây, dại dột đến gần xem ai... tôi... ối chao...
Y kêu lên một tiếng, rồi không còn động tĩnh gì nữa.
Tuy y nói chưa hết câu nhưng Trương Vô Kỵ mười phần cũng đoán ra được tám chín, hẳn là Chu Cửu Chân và Vệ Bích nửa đêm ra ngoài gặp nhau, để làm sao người nhà quê này trông thấy, nên Chu Cửu Chân liền thả chó ra cắn chết y. Vô Kỵ còn đang tức giận, bỗng nghe tiếng vó ngựa từ xa vọng đến, có tiếng người huýt còi liên tiếp, chính là tiếng Chu Cửu Chân gọi bầy ác khuyển.
Tiếng chân đến gần, hai người cưỡi ngựa chạy đến, trên lưng một nam một nữ. Người đàn bà đột nhiên kêu lên:
- Ồ, sao các Bình Tây tướng quân lại chết cả thế này?
Giọng nói chính là Chu Cửu Chân. Những con chó nàng ta nuôi đều được phong danh hiệu tướng quân chẳng khác gì hồi trước. Người cưỡi ngựa đi cùng chính là Vệ Bích. Y tung mình nhảy xuống, lạ lùng nói:
- Có hai người chết ở đây nữa.
Trương Vô Kỵ trong lòng đã định bụng: "Nếu các ngươi định đến hại ta, đối đế lắm ta sẽ ra tay không nể nang gì nữa". Chu Cửu Chân thấy người nhà quê vỡ bụng lòi ruột, chết trông thật ghê rợn, còn Trương Vô Kỵ thì y phục rách bươm không thể nào rách hơn, đầu tóc bù xù, mặt đầy râu ria, nằm trên mặt tuyết không cục cựa, xem ra cũng đã bị chó cắn chết rồi. Nàng lại không muốn dây dưa ở đây lâu, phí thì giờ cùng Vệ Bích đàm tình thuyết ái, nên nói:
- Biểu ca, đi thôi. Hai tên chân lấm tay bùn này trước khi chết còn giết chết mất ba tướng quân của em.
Nàng quay đầu ngựa, chạy vọt về hướng tây. Vệ Bích thấy cả ba con chó đều chết, trong bụng hơi lạ lùng, nhưng thấy Chu Cửu Chân giục ngựa chạy xa rồi, không kịp coi kỹ hơn, cũng vội vàng nhảy lên lưng ngựa chạy theo.
Trương Vô Kỵ nghe tiếng cười trong trẻo của Chu Cửu Chân từ xa vọng lại, trong bụng hết sức giận dữ, năm năm trước đối với nàng kính trọng chẳng khác gì thần tiên, chỉ cần nàng chỉ ngón tay, bảo y lên núi đao hay nhảy vào chảo dầu, y cũng không do dự. Hôm nay gặp lại, không hiểu vì sao, lòng thấy dửng dưng, cái mị lực của nàng ta hoàn toàn biến mất. Trương Vô Kỵ nghĩ chắc vì mình công phu tu tập Cửu Dương Chân Kinh, hoặc vì tìm ra được chuyện nàng đối với mình lắm điều gian trá nên ra như thế. Y có biết đâu con trai ở trên đời, phần lớn ai cũng qua cái cầu mối tình đầu mê say, yêu một người quên ăn bỏ ngủ, không kể sống chết. Thế nhưng mối tình ấy cũng qua nhanh như bọt nước, về sau nhớ lại cái say mê của mình thuở nào, không khỏi tự cười thầm.
Lúc đó bụng y đói đến kêu lên ục ục, chỉ muốn xé một cái đùi chó ra ăn tươi nuốt sống, nhưng lại sợ Vệ Bích và Chu Cửu Chân quay trở lại, thấy y chưa chết, lại xua đám tướng quân của nàng tới cắn, mình đang gãy chân, chưa chắc đã chống cự nổi.
Tảng sáng hôm sau, một con chim kên kên thấy dưới đất có người chết, chó chết, ở trên không bay vòng vòng mấy lần, rồi đáp xuống rỉa thịt. Con chim này chắc tới số, người chết chó chết không ăn, lại đậu ngay trên mặt Trương Vô Kỵ. Trương Vô Kỵ giơ tay chộp ngay đầu nó, chỉ bóp nhẹ là con chim chết ngay, vui mừng nói:
- Quả đúng là bữa ăn sáng từ trên trời rơi xuống.
Nhổ sạch lông con chim, xé chiếc đùi ra gặm nhồm nhoàm, tuy là thịt sống nhưng vì đói đã ba ngày nên ăn cũng thấy ngon.
Con chim đầu y chưa ăn hết, một con thứ hai đã bay xuống. Cũng nhờ thế Trương Vô Kỵ có thịt chim kên kên mà ăn để nằm trên mặt tuyết dưỡng thương, đợi cho xương đùi liền lại. Luôn mấy ngày liền, chỗ đồng không mông quạnh này không có một bóng người đi qua, bên cạnh y chỉ có ba con chó chết, một xác người. Cũng may là trời đang mùa đông, khí hậu thật lạnh, các xác chết đó không rữa thối, cảnh tịch mịch sống một mình y cũng đã quen nên không lấy gì làm khổ.
Quá trưa hôm đó, y vận qua một lượt nội công, trên đầu thấy có hai con kên kên bay vòng vòng qua lại, một hồi thật lâu, nhưng không dám đáp xuống. Bỗng thấy một con chim bay sà xuống, thế nhưng đến cách Trương Vô Kỵ chừng ba thước thì lại chuyển hướng bay vọt lên, thân pháp quay mình thật là đẹp mắt. Y tự nhiên nghĩ thầm: "Cái lối bẻ hướng này, nếu có thể dùng vào trong võ công, khi tập kích đối phương khó mà phòng bị, một lần tấn công không trúng, thì mình đã vọt ra xa rồi, kẻ địch khó mà trả đòn".
Cuốn Cửu Dương Chân Kinh mà y tập luyện chỉ hoàn toàn liên hệ đến nội công và yếu chỉ võ học, nhưng công kích phòng bị thì một nửa chiêu cũng không nhắc tới. Chính thế mà năm xưa Giác Viễn đại sư luyện thành thần công, khi bị Tiêu Tương Tử và Hà Túc Đạo tấn công chỉ vụng về, luống cuống, không biết cách nào chống trả. Trương Tam Phong cũng nhờ Dương Quá dạy cho bốn chiêu nên mới đối địch được với Doãn Khắc Tây. Trương Vô Kỵ từ bé đã học võ công, căn bản hơn xa Giác Viễn và Trương Tam Phong khi còn trẻ, thế nhưng Tạ Tốn dạy cho y cũng chỉ toàn là yếu quyết của quyền thuật, không có pháp môn nào thực dụng.
Trương Vô Kỵ bây giờ mới biết được cái khổ tâm của nghĩa phụ, ông ta một thân võ công bác đại tinh thâm, nếu như truyền thụ giải thích theo đúng trình tự từng bước từng bước, thì dạy hai chục năm chưa chắc đã hết, nên thấy thời gian gần nhau không bao nhiêu, nên chỉ dạy cho y nhớ những yếu quyết của võ công thượng thừa, sau này sẽ tự mình lãnh ngộ. Còn quyền thuật mà Trương Vô Kỵ học đúng ra, chỉ có ba mươi hai thế Võ Đương trường quyền mà cha y đã dạy cho khi lênh đênh trên chiếc bè. Y biết rằng từ nay ngoài việc liên tục tham tập Cửu Dương thần công, muốn tinh tiến hơn nữa, y phải làm sao dung hợp được nội công thượng thừa với những võ công mà Tạ Tốn truyền thụ cho. Do đó mỗi khi nhìn thấy hoa trên cành rơi xuống đất, cây kỳ lạ vươn lên trời, cả đến động tác của loài chim loài thú, biến hóa của gió của mây, y đều đối chiếu với võ công chiêu số.
Lúc này y nhìn thấy những con kên kên bay vòng vòng lên xuống, biến đổi nhiều tư thế khác nhau, càng nhìn càng xuất thần, bỗng thấy từ xa có tiếng chân người đi trên mặt tuyết, cước bộ nhẹ nhàng, xem chừng là một nữ nhân.
Trương Vô Kỵ quay đầu nhìn lại, thấy một cô gái tay cầm giỏ tre, băng băng đi tới. Cô ta thấy trên mặt tuyết có người chết, chó chết, kêu "Ủa" một tiếng, ngạc nhiên đứng lại xem. Trương Vô Kỵ nhìn kỹ, thấy cô ta tuổi chừng mười bảy, mười tám, áo vải trâm gai, chỉ là một thôn nữ nghèo nàn. Mặt cô ta đen đủi, sưng u từng cục, hình dáng thật là xấu xí, chỉ có đôi mắt có chút linh hoạt, thân hình cũng thon nhỏ thướt tha.
Cô ta tới gần thấy Trương Vô Kỵ giương mắt nhìn, hơi kinh hoảng, hỏi:
- Ngươi... ngươi chưa chết à?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Xem ra chưa chết.
Người hỏi đã không thông, người đáp lại cũng ngộ nghĩnh, hai người nghĩ ra, cùng nhịn không nổi cười ồ lên. Cô gái hỏi:
- Thế ngươi chưa chết, sao lại nằm ỳ ra đây làm gì vậy? Làm ta sợ hết hồn.
Trương Vô Kỵ đáp:
- Tôi từ trên núi rơi xuống, hai đùi gãy cả rồi, chỉ có nước nằm ở đây thôi.
Thiếu nữ kia lại hỏi thêm:
- Thế người này là đồng bạn của ngươi ư? Sao lại có thêm ba con chó chết?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Ba con chó này ác quá, cắn chết vị đại ca này, nhưng chúng nó cũng chết luôn.
Cô gái kia nói:
- Ngươi nằm đây rồi làm sao mà sống? Bụng có đói không?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Dĩ nhiên là đói, nhưng tôi không cử động được, đành nằm đây đến đâu hay đó.
Thiếu nữ mỉm cười, lấy trong giỏ ra hai cái bánh bao đưa cho y. Trương Vô Kỵ nói:
- Đa tạ cô nương.
Y nhận lấy, nhưng chưa ăn. Cô gái hỏi:
- Ngươi sợ bánh của ta có thuốc độc à? Sao chưa ăn?
Trong hơn năm năm qua, Trương Vô Kỵ chỉ đôi lần nói chuyện với Chu Trường Linh vài câu trong hang núi, chẳng có ý vị gì, ngoài ra chưa có cơ duyên nói chuyện với ai nửa lời, bây giờ thấy cô gái này tuy mặt mũi xấu xí, nhưng ăn nói lại có duyên, trong bụng hoan hỉ, liền nói:
- Vì là bánh cô nương cho tôi, nên chưa nỡ ăn.
Câu nói đó có vài phần đùa cợt, y trước nay thực thà, ăn nói chưa bao giờ có giọng lưỡi lém lỉnh, nay trước mặt cô gái này, bỗng thấy cởi mở thoải mái, không hiểu vì đâu buột miệng nói ra. Cô gái kia nghe thế, lập tức nổi giận, hứ một tiếng. Trương Vô Kỵ thấy lòng hối hận, vội vàng cầm bánh ăn, nhưng vì hấp tấp nên nghẹn ở cổ, ho lên sù sụ.
Thiếu nử đổi giận làm vui, nói:
- Đáng kiếp cái đồ ăn tham. Thứ người xấu như ma mà bụng dạ còn không tốt, hèn gì trời chẳng hại. Ai đời người khác không gãy chân, chỉ có nhà ngươi lại gãy cả hai cái đùi chó chết này.
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Ta năm năm nay không chải đầu cạo râu, quả đúng là xấu như ma, nhưng nhà ngươi cũng có đẹp hơn ai, hai đứa tám lượng nửa cân, thờn bơn méo miệng lại còn chê trai lệch mồm". Thế nhưng câu đó y đâu dám nói ra, vội vàng nghiêm mặt nói:
- Tôi nằm đây đã chín ngày trời, may quá mới có cô nương đi qua, cô lại cho tôi bánh, thật là cảm ơn.
Cô gái bĩu môi:
- Ta hỏi ngươi, sao người khác chẳng ai gãy chân, lại chỉ có mình ngươi gãy đùi? Ngươi không trả lời ta lấy bánh lại đó.
Trương Vô Kỵ thấy cô ta chúm chím cười, ánh mắt lộ ra thần sắc thực là tinh ma, trong bụng không khỏi rung động: "Sao mắt cô ta lại giống mẹ mình đến thế. Khi mẹ mình sắp chết đến nơi còn đánh lừa lão hòa thượng chùa Thiếu Lâm, cũng lộ ra ánh mắt như thế". Nghĩ như vậy, nhịn không nổi nước mắt doanh tròng, lã chã rơi xuống.
Cô gái nọ kêu "Ồ" một tiếng, nói:
- Thôi ta không đòi lại bánh đâu, đừng khóc nữa. Hóa ra ngươi là một thằng ngốc vô tích sự.
Trương Vô Kỵ đáp:
- Không phải tôi sợ mất cái bánh đâu, mà vì tôi nghĩ đến một chuyện trong lòng.
Cô gái kia vốn đã quay mình ra đi được hai bước, nghe câu đó vội ngừng lại, quay đầu hỏi:
- Tâm sự gì? Một tên đầu óc đần độn như ngươi mà cũng có chuyện lòng ư?
Trương Vô Kỵ thở dài nói:
- Tôi nghĩ đến mẹ tôi, người mẹ đã chết rồi.
Thiếu nữ nọ cười rộ lên, nói:
- Trước kia mẹ ngươi hay cho ngươi ăn bánh, có phải không?
Trương Vô Kỵ nói:
- Mẹ tôi thường cho tôi ăn bánh, thế nhưng tôi nghĩ đến bà ấy cũng vì khi cô cười, rất giống mẹ tôi.
Cô gái giận dữ:
- Đồ chết toi, bộ ta già lắm ư? Già giống mẹ ngươi chứ gì?
Nói xong nhặt dưới đất một cây củi, đánh vào người Trương Vô Kỵ hai cái. Trương Vô Kỵ muốn cướp cây củi đó thì thật dễ dàng, nhưng nghĩ thầm: "Cô ta đâu biết mẹ ta trẻ trung xinh đẹp, tưởng mẹ mình cũng xấu xí ghê tởm như con, giận cũng phải". Đợi cô ta đánh xong mới nói:
- Khi mẹ tôi qua đời, tướng mạo thật là dễ coi.
Cô gái sầm mặt lại:
- Ngươi cười ta xấu xí, bộ không muốn sống nữa hay sao? Để ta kéo chân ngươi cho biết.
Nói xong cúi xuống, làm như muốn kéo chân y. Trương Vô Kỵ kinh hoảng, xương đùi y bị gãy mới vừa bắt đầu liền, nếu cô ta kéo một cái thì bao nhiêu công lao bấy lâu nay đổ xuống sông xuống biển, vội cầm một nắm tuyết, chỉ đợi nếu cô ta đụng tới chân mình, lập tức sẽ bắn vào huyệt đạo nơi mi tâm, đánh cho cô ta bất tỉnh.
Cũng may cô ta chỉ dọa y vậy thôi, thấy y biến sắc, nói:
- Thấy ngươi sợ hết hồn hết vía, ai bảo ngươi dám trêu ta?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Tôi mà có ý trêu ghẹo cô nương thì đùi tôi lành rồi, gãy lại ba lần, không bao giờ khỏi nữa, cả đời sẽ là đứa què chân.
Thiếu nữ cười khúc khích nói:
- Thế thì được rồi.
Nàng ngồi xuống cạnh Trương Vô Kỵ, nói:
- Mẹ ngươi là người thật xinh đẹp, sao lại đem ra ví với ta? Không lẽ ta cũng dễ coi ư?
Trương Vô Kỵ thừ người, nói:
- Tôi cũng không biết vì nguyên do gì, chỉ thấy là cô giống mẹ tôi. Tuy cô không dễ coi như mẹ tôi nhưng tôi lại thích nhìn cô.
Cô gái cong ngón tay giữa nhè nhẹ cốc vào trán y hai cái, cười:
- Con ngoan ơi, vậy ngươi gọi ta là mẹ đi nào.
Nói xong hai câu đó, chợt thấy bất nhã, cô ta vội bịt mồm quay đầu đi chỗ khác, nhưng cũng nhịn không nổi cười lên thành tiếng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook