Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 161: Dương Tú Ninh cái chết

Tháng năm, Hoàng Diệu Vào triều, sau khi chiếm lại được Sài Gòn Gia Định thì siêu chiến tướng Hoàng Diệu vứt lại đại quân cho Trương Định chuẩn tướng chỉ huy mà một mình vào triều gặp Thái thượng hoàng Tự Đức, Tân Trị hoàng đế cùng ban phụ chính thân thần.

Trung tướng Hoang Diệu đích thân dẫn 100 thân vệ hồi cung với mục đích duy nhất là xin đánh Mỹ Tho. Ông ta không hiểu lắm về tình hình triều đình Huế, bản thân là quân nên ông ta chỉ có một mục tiêu duy nhất là tiêu diệt trọn vẹn quân địch mà thôi. Mà với binh lực hiện tại của Hoàng Diệu tai Nam Kỳ thì có thể dư sức đập tan tuyến phòng thủ yếu ớt 4 ngàn quân của Pháp tại Mỹ Tho. Điều Hoàng Diệu không nghĩ đến đó là tại sao triều đình đưa ra một cái lệnh quái gở đó là dừng lại không tiến công.

Đã năm lần bảy lượt Hoàng diệu thỉnh tấu sớ về triều mong được tiến đánh Mỹ Tho nhưng đều bị bác bỏ, vậy nên ông không thể không đích thân về triều mà cầu xin. Hành động này của Hoàng Diệu rất được Tự Đức cùng ban phụ chính coi trọng. Vì bản thân Hoàng Diệu lúc này tay nắm trọng binh, hoàn toàn có thể ủng binh tự lập một phần. Tất nhiên là không đến nỗi phản triều đình nhưng hoàn toàn có thể nắm chặt lấy binh quyền mà đòi hỏi một phần tự do. Nhưng ông ta không làm vậy mà dám một thân một mình vào triều. Điều này chứng tỏ trong lòng Hoàng Diệu không có sạn mà chỉ một lòng vì việc nước mà thôi. Tất nhiên chính vì thế ông được Tự Đức tán thưởng vô cùng.

Tất nhiên các quan phụ chính cùng Tự Đức sẽ hết lòng giải thích về lý do “hòa” không đánh của triều đình và cũng nói rõ đây là phân tích của Diêu thiếu. Hoàng Diệu tuy rằng rất phục Trần gia và coi mình là môn đồ xuất thân Trần gia nhưng ông có cách nghĩ riêng của mình. Lý do Hoàng Diệu đưa ra đó là:

“ Nếu Pháp có ý đồ muốn hòa hay muốn đàm phán thì họ đã cử sứ giả đến từ tháng tư, vì đi đi lại lại giữa Đại Nam và Pháp với thời buổi có thuyền hơi nước thì không thể kéo dài đến hơn bốn tháng như vậy. Vậy tai sao quân Pháp không có động tĩnh, lý do đơn giản là họ đang điều động binh lực mà đánh úp Đại Nam. Nếu đã như vậy tại sao còn để Mỹ Tho cho Pháp làm bàn đạp đổ quân. Tốt nhất hiện nay là đánh chiếm Mỹ Tho bố trí công sự phòng ngự biển quyết chiến cùng quân Pháp”.

Phân tích của Hoàng Diệu không phải không có lý, vì thế số người quay qua ủng hộ “đánh” không phải là ít. Ít nhất trong ban phụ chính cũng chia hai phe, Tôn Thất Cúc, Lâm Duy Hiệp ủng hộ Hoàng Diệu cách nghĩ mà xin đánh. Đoàn Hữu Trưng và Phạm Phú Thứ vẫn giữ ý hòa. Lý do nhóm “hòa” đảng đưa ra đó là:

“ Pháp tập trung quân là để tạo áp lực trên bàn đàm phán, họ sẽ không tấn công diện rộng khi bàn đàm phán chưa kết thúc, chính vì vậy nếu tấn công Mỹ Tho lúc này sẽ gây nên cảnh hất cẳng Pháp khỏi Đại Nam, lúc đó thì sẽ không còn đàm phán mà là chiến tranh trên diện rộng, có thể Bắc, Trung, Nam đều trở thành chiến trường. Đại Nam đang trong giai đoạn quan trọng của công nghiệp hóa và tái kiến thiết nên rất cần một khoảng thời gian hòa bình”.

Hoàng Diệu nghe xong luận điệu này thì suy nghĩ một hồi mà nói thẳng:

“ Các ông chỉ suy nghĩ trên giấy mà thôi, chiến trường không phải nói chiến là chiến nói hòa là hòa. Cứ cho là các ông muốn cắt Mỹ Tho cho Pháp để đổi lấy yên bình phát triển sau đó sẽ thu hồi. Nhưng cắt có nhiều kiểu cắt, nay đánh xuống sau đó cắt nhượng thì giá sẽ cao hơn là Mỹ Tho vẫn trong tay Pháp sau đó nói đình chiến”

Ý này của Hoàng Diệu cũng đúng, vì nếu Hoàng Diệu tái chiếm Mỹ tho sau đó mới bàn việc cắt nhượng thì bao giờ cũng cao giá hơn là để Mỹ Tho vẫn trong tay Pháp mà đàm phán. Nhưng phe chủ hòa vẫn lăn tăn ở chỗ, liệu vấn đề này có gây nên tức giận quá mức cho người Pháp mà khiến họ không ngồi xuống đàm phán, thay vào đó Pháp sẽ ngay lập tức phát động chiến tranh? Đây là một câu hỏi khá hóc búa.

Cuối cùng triều đình khó xử nên phải gửi thư trưng cầu ý kiến của Vạn Ninh, kẻ đưa ra học thuyết “hòa” cùng người Pháp.

Tháng năm, Diêu thiếu tiễn hạm đội Prussian lên đường đi Koh Kong tiếp nhận quân chính. Tất nhiên đúng theo lời hứa Diêu thiếu điều 2 ngàn tân binh Thái Nguyên đi Koh Kong. Cái này là một sự trừng phạt cho họ vì đã quá dễ bị Tú Ninh khống chế mà bị cướp mất khí giới. Phòng thủ Thái Nguyên với Diêu thiếu chỉ cần 6 ngàn quân là đủ rồi.

Thu hỏi ý kiên triều đình vừa đến nơi, Diêu thiếu đọc chiến báo, đọc tình hình cụ thể của Nam Kỳ thì cắn răng mà nói một câu “ Đánh”.

Lý do đơn giản quá, Hoàng Diệu đánh trận quá máu tanh và quyết tuyệt. Một trận Gia Định ông ta giết đến 1500 người Pháp và 2500 người Phillippine. Trong khí đó hãy nhìn lại lịch sử, một trận đồn Chí Hòa đánh cho thiên hôn địa ám mà quân Pháp chỉ có 12 người chết, 213 người bị thương. Đây đã trở thành nhục quốc thể của Pháp, cũng chính là lý do mà tới tận 4 tháng trời quân Pháp không có động tĩnh gì. Có thể chắc chắn một điều họ đang điều động binh lực ở mẫu quốc cũng như Bắc Phi. Chiến tranh diện rộng là không tránh khỏi, đàm phán là sẽ có, nhưng là sau khi Đại Nam có thể vượt qua được cửa ải này.

Tháng năm Diêu thiếu trình bày ý kiến cũng như dư đoán của mình về triều đình, yêu cầu Đại Nam trù bị chiến tranh ở mức cao nhất có thể. Thêm vào đó tập trung vào công nghiệp, vì vẫn có thể vừa chiến vừa phát triển, chỉ cần quân dân, cả nước đồng lòng thì chuyện này không khó. Hãy nhìn Vn trong chiến tranh chống Mỹ thời hiện đại, vẫn tăng cường sản xuất hậu phương, vẫn có thể anh dũng chiến đấu nơi tiền tuyến.

Tháng năm, Vạn Ninh rơi vào tình thái báo động chuẩn bị chiến tranh cao nhất, tất cả sức người sức dân đều được tập trung đến hạn mức cuối cùng để xây dựng các mục tiêu chiến lược cũng như hoàn thành nốt khu công nghiệp.

Ngoài ra Diêu thiếu còn cố gắng nhờ công ty Đông Ấn Anh tìm hiểu tin tức cũng như binh lực lần này Pháp quốc thả đến Đại Nam. Vấn đề này cực kì quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bố trí phòng thủ của Đại Nam.

Cũng vào trung tuần cuối tháng 5. Khu biệt viện bên bờ sông hương lão giả rung đùi nhấp một ngụm rượu, tâm tình lão hôm nay có vẻ thư thái lại thường.

- Cá đã cắn câu rồi…. Tung thêm một chút tin tức ra ngoài….tọa sơn quan hổ đấu là thứ mà lão thích nhất….

Một bóng đen chấp hành mệnh lệnh rời đi.

Ngày 2 tháng 6, cuối cùng các mật vụ được đặc phái vượt biên qua trung quốc đuổi theo Dương Tú Ninh và thuộc hạ của nàng cũng đã mang tin về tới Vạn Ninh. Nhưng họ mang về lại chính là lá thứ gồm ba chữ “Về nhà thôi” mà Diêu thiếu đã viết. Điều này chứng tỏ các mật vụ đã không thể hoàn thành mệnh lệnh, nhưng quy định của mật vụ rất rõ ràng. Những nhiệm vụ mang tính bắt buộc này thì nếu không hoàn thành thì đừng về Vạn Ninh, hay nói cách khác họ phải cố gắng hết sức trong một khoảng thời gian dài, nếu không có kết quả thì mới nên trở về phụng mệnh.

Nhưng lúc này bọn họ đã về Vạn Ninh, hơn ba phần tư số người đã quay lại, hơn nữa trên tay họ lại còn cầm lá thư mà Diêu thiếu gửi đi, điều này chỉ có thể giải thích rằng các mật vụ này đã chắc chắn nhiệm vụ không thể hoàn thành.

- Khởi bẩm tướng quân, phu nhân đã… tử trận.

Người lính mật vụ rõ ràng là đang hơi run run mà thông báo tin tức này. Hắn quả thật là tên xui xẻo nhất khi thua trong lần oẳn tù tì xem người nào là kẻ thông báo tin dữ trên. Tất nhiên khi thông báo cái loại tin tức này thì không bao giờ có quả ngọt mà ăn cả.

- Ngươi nói cái gì?

Diêu thiếu bật dậy khỏi ghế mà nhào tới tên mật vụ túm cổ áo hắn nhấc lên. Diêu thiếu hỏi như rít qua kẽ răng. Phải biết rằng 3 ngàn quân thủ hạ của Tú Ninh quá tinh nhuệ, cộng thêm được trang bị tốt như vậy, tuy nói là không thể đi qua cái đất nước người đông như kiến ở Trung Hoa, nhưng ít ra tự bảo vệ mình à có thể. Vì sao mới chỉ vảo đất Đại Thanh chỉ hơn một tháng đã tử trận mà thiệt mạng như vậy.

- Bẩm tướng quân, phu nhân và thủ hạ vào Quảng Tây không ngờ một thời gia ngắn có thể tụ binh đến hai vạn. Nhưng theo như các nhân chứng kể lại thì thiếu phu nhân lại dẫn quân công kích Quảng Đông. Nhưng quân của thiếu phu nhân vừa vào đến Triệu Khánh đã gặp tập kích mà tan tác bại trận. Các nhánh quân tan tác mà chạy khắp Quảng Tây, thuộc hạ đã liên hệ cùng rất nhiều nhân chứng tàn quân và xác nhận rằng phu nhân trúng đạn tử vong. Người xạ kích là Đề đốc quảng Đông Lý Chấn.

Tên mật vụ run rẩy nhưng nói năng báo cáo thật hết sức rõ ràng. Đây là điều kiện bắt buộc khi làm mật vụ, dù trước bất kì hoàn cảnh nào đều không được hoảng loạn.

Diêu thiếu thẫn thờ mà ôm trán ngồi xuống ghế, một phát súng hai mạng người. Cả vợ cả con của hắn đều có lẽ lành ít dữ nhiều. Diêu thiếu không hiểu nỏi Lý Chấn là thần thánh phương nào, đánh bại một đạo quân 2 vạn người đâu phải dễ dàng. Hơn nữa bên trong đó còn 3 ngàn tinh binh của tinh binh.

- Lý Chấn là ai? Hắn có bao nhiêu quân? Tình tiết trận chiến các ngươi có điều tra rõ ràng qua chưa? Còn thuộc hạ dòng chính của thiếu phu nhân các ngươi có gặp được ai không?

Diêu thiếu cố trấn tĩnh lại mà hỏi han chi tiết cặn kẽ của tình hình, hắn chưa muốn đưa ra một phán đoán khi chưa đầy đủ thông tin.

- Thưa tướng quân, Lý Chấn là Đề Đốc tỉnh Quảng Đông của Đại Thanh, người này nổi lên từ năm…. Tự Đức thứ 8, xuất thân là một tiểu binh của Đại Thanh sau đó vì bắn chết một tên sĩ quan Thái Bình Thiên quốc mà thăng tiến rất nhanh, lúc này hắn đã là Đề Đốc một tỉnh. Tin tức chi tiết hơn thì chúng thuộc hạ cần thời gian tìm hiểu. Trận phục kích chiến là Lý Chấn đã bố trí sẵn mai phục tại hiểm địa ở phủ Triệu Khánh nơi giáp ranh giữa Quảng Tây và Quảng Đông. Hai vạn tay súng của Lý Chấn bỏ qua quân Hắc Kỳ, Bạch Kỳ mà thiếu phu nhân mới thu dụng mà xông thẳng đến trung doanh cánh quân thủ hạ của thiếu phu nhân…..

Theo như tên mật vụ hồi báo thì các nhân chứng kể lại gần như không có gì khác bệt, sức chiến đấu của quân thủ hạ Dương Tú Ninh rất mạnh, lấy 3 ngàn tay súng cầm cự gần 2 vạn tay súng của Lý Chấn. Lúc này quân Hắc kỳ, Bạch Kỳ quay lại tiếp viện, cộng thêm 3 ngàn quân Hoàn Kỳ từ hậu phương đánh lên thì tình thế cựa hỗn loạn. Nên nhớ 3 ngàn quân Hoàng Kỳ không ngờ lại được Dương Tú Ninh trang bị cho 3 ngàn thanh súng 1835 Neue Korps-Jägerbüchse. Đây chính là súng là Dương Tú Ninh đã chỉ đích danh và yêu cầu trang bị cho tân binh Thái Nguyên Sau đó cô cướp đi. Tình thế chiến đấu trở nên khốc liệt vô cùng vì quả thật thủ hạ của Dương Tú Ninh mạnh đến rối tin rối mù, mà trong tay họ lại có cối Đại Nam M62, súng minire rifle của Pháp.

Nhưng đúng lúc này không ngờ từ khoản cách gần 1000m tên Đề Đốc Quảng Đông Lý Chấn có thể một phát súng chuẩn xác đến kinh hồn mà bắn hạ Dương Tú Ninh. Quân Thái Bình Thiên quốc dư nghiệt thủ hạ của nàng vội vã đem xác của Tú Ninh rút lui. Chính vì thế phòng tuyến quân Tam Kỳ quân trở nê tan hoang mà bị đánh bại.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương