Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 141: “Tặc quân lại đến”

Chuyện thái độ với quân Pháp rốt cuộc cũng có câu trả lời. Diêu thiếu đúng là phái hết miệng lưỡi để thuyết phục triều đình, và kết quả coi như đã được hoạch định rồi. Kết quả cuối cùng đó là sẽ tăng viện hết cỡ cho Hoang Diệu để tên này có thể đánh chiếm lại Sài Gòn tạo nên điều kiện thuận lợi hơn trên bàn đàm phán.

Vấn đề tiếp theo đó chính là việc cải cách rồi, tất nhiên là lúc này tuy phe cải cách chiếm ưu thế nhưng không thể nào chơi theo kiểu một ngày thay đổi một thể chế được. Muốn thay đổi cũng phải có người đi làm việc chứ, Vậy nên kế hoạch cải cách 5 năm lần thứ nhất được vạch ra với mục tiêu đặt vào cải cách kinh tế và quân sự. Cùng với một số cải cách nhỏ trong giáo dục. Điều này thì Diêu thiếu chịu rồi, giáo dục là một thứ rất khó thay đổi bởi vì nếu thay đổi giáp dục là thay đổi cả một hệ thống giáo dục, nó còn liên quan đến hoàng quyền rất mạnh. Rất may là Tự Đức hứa sẽ ủng hộ các Viện khoa học của Diêu thiếu đã mở ra tại Vạn Ninh và sẽ mở tiếp ở Thái Nguyên. Quan viên các bộ, ngành liên quan sẽ có thời gian nhất định thay phiên nhau du học ở đây. Bên cạnh đó Tự Đức cũng ủng hộ cho Diêu thiếu một số lượng tri thức trẻ nhất định tham gia đào tạo chuyên sâu tại đó.

Tất nhiên sau đó sẽ là một thời gian dài đánh giá kết quả xem có khả thi hay không. Thật ra ai cũng biết đó là khả thi, nhưng cái Tự Đức muốn nhìn thấy là những trường học đậm chất Âu hóa này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến hoàng quyền. Nói cho cùng thì Tự Đức vẫn là một vị quân chủ chuyên chế.

Việc cải cách quân đội thì xuôn sẻ hơn nhiều, thí dụ Cải cách triệt để của Vạn Ninh và bán cải cách của Hoàng Diệu đều có kết quả khả quan. Mà Vạn Ninh quân đội càng được chứng minh là rất thành công trong cải cách. Cính vì thế Tự Đức đồng ý mở thêm một khu vực cải cách triệt để nữa đó chính là kinh đô Huế với lực lượng là Kinh quân và Long võ quân cộng thêm thủy sư Huế. Tất nhiên số lượng Tân quân cải cách không cần nhiều như trước đây. Ví dụ như chiến tranh vũ khí lạnh toàn tính bằng vạn hay mấy chục Vạn. Nhưng nếu đã làm cải cách với quân đội tinh binh, trang bị mạnh mẽ thì cả Kinh quân chỉ cần hai vạn là đủ. Thủy quân thì 5000 người mà thôi. Thật ra ai chẳng muốn có nhiều hơn quân đội nhưng kinh phí Đại Nam đang hạn hẹp nên đành lựa cơm gắp mắm.

Tất nhiên bản cải cách quân đội là lấy từ Diêu thiếu mà ra. Từ quân trang đến cấp bậc, biên chế, phù hiệu v.v…. Mà Diêu thiếu lại dập y nguyên từ Giải phóng quân mà ra vậy nên số lượng quân Đại Nam thử nghiệm cải cách này tuy ít nhưng kết cấu lại hiện đại nhất hiện nay. Cách phân bậc của binh sĩ thì từ lính trơn cho đến binh nhất, binh nhì, …. Thượng sỹ quan, cấp Úy, cấp tá, rồi cấp Tướng Tất cả đều rất rõ ràng dễ hiểu và dễ hình dung. Còn biê chế quân đội thì từ Tổ đội, tiểu đội, trung đội, đại đội v.v…. cho đến lữ đoàn, sư đoàn v.v…. tất nhiên các mục như Tập đoàn quân, hay cụm tập đoàn quân thì Đại Nam chưa có vì họ không có được đủ quân số như trên.

Nhưng ở Kinh sư dự tính có 20 ngàn quân nên có thể thành lập Quân đoàn gọi là Quân Đoàn Trung Ương. Tất nhiên việc phân chia vùng, căn cứ chiến lược còn là một công việc lâu dài cần bàn luện cụ thể. Nhưng theo ước tính thì Quân đoàn Trung ương sẽ đóng tại “quân Khu thủ đô” mà địa điểm chính là thành Huế.

Còn quân vạn Ninh thì được tính ra thành hai đơn vị. Thứ nhất là lực lượng “Hải Quân Vạn Ninh” với chủ lực là Lữ Đoàn hải quân Vạn Ninh do Phó Đô Đốc hải quân Trần Quang Cán chỉ huy. Thế nhưng ở đây có một điểm khá đặc biệt là Trần Quang Cán lại kiêm quản luôn bộ binh tỉnh Quảng Yên kéo dài từ biên giới với Đại Thanh về Đông Triều. Việc này quả thật hơi có chút lộn xộn nhưng lúc này mắt nhắm mắt mở đành cho qua. Ở Quảng Yên còn có 3 lữ đoàn cần xây dựng. Thứ nhất là Lữ đoàn Quảng Yên 1 và 2 đóng ở Đông triều cho đến Cẩm Phả. Lữ đoàn Quảng Yên 3 đóng tại Móng Cái bảo vệ biên giới. Nói như vậy thì 2 vạn quân biên giới đóng tại Móng cái coi như khai tử. Tất nhiên có thể Quang Cán sẽ chọn một ít trong số này để đào tạo thành tân quân.

Cuối cùng là Sư Đoàn Thái nguyên là sự góp lại của 3 Lữ đoàn, mỗi Lữ hơn ba ngàn người. Tổng chỉ huy là Thiếu tướng Trần Quang Diêu. Vậy là vì cái cải cách cấp bậc này mà Diêu thiếu không thể tự phong cho mình là đại tướng nữa rồi, hắn tụt xuống thiếu tướng quản lý 1 vạn quân. Tất nhiên con mẹ nó Diêu thiếu cong thiếu 7000 quân nữa mới đủ số này.

Hoàng Diệu vì phải đánh Pháp và trông coi Mỹ Tho nếu hòa ước được ký kết nên Tự Đức quyết định hoa cho tên này 20 ngàn tân quân vơi tên gọi Quân đoàn Nam kỳ. Tất nhiên vì là chủ tướng của một Quân đoàn nên Hoàng Diệu sẽ là Trung tướng cao hơn Diêu thiếu một cấp bậc.

Tất nhiên nếu không nhắc đến vị Chuẩn Đô Đốc Nguyễn Chi Long chỉ huy Lữ Đoàn hải quân Kinh Sư thì quá đáng tiếc. Lúc này với sự trấn lột được của Pháp một số lượng lớn chiến hạm thì Hải quân Kinh Sư đã lột xác thành một thế lực của khu vực đấy.

Tất nhiên bên trong các Quân Đoàn, Sư đoàn trên sẽ phân thành các nhóm nhỏ và đánh số thứ tự. Nhưng chính vì những quy định chi tiết rõ ràng, dễ hiểu này thì việc quản lý một đội quân dễ dàng hơn nhiều.

Thật ra lúc này cải cách quân đội Đại Nam lại thấy càng loạn thêm, vì chỉ có ba nơi ở Đại Nam theo chế độ mới còn các tỉnh thành khác vẫn là chế độ cũ. Tất nhiên Tâm lý của Đại Nam quân thần vẫn là làm thử thí điểm thêm một vài nơi đã.

Tất nhiên lần cải cách quân này Vạn Ninh lại có thêm một mối làm ăn, Mấy vạn bộ quan phục, quan trang, cầu vai, phù hiệu các cấp đấy. Mối làm ăn này không nhỏ, đảm bảo nhà máy dệt cùng nhà máy may của Vạn Ninh làm nửa năm không hết việc.

Cải cách quan đội ba nơi trọng điểm diễn ra dễ dàng không có ai ý kiến cả. Nhưng cải cách kinh tế tập trung thương nghiệp lại không dễ dàng. Nói chung tâm lý e ngại đối với ngoại bang vẫn rõ ràng. Cuối cùng thì với sức 9 trâu hai hổ Diêu thiếu cũng thuyết phục được sự mở cửa thương cản Vạn Ninh và Đà Nẵng cho hai thế lực, thứ nhất là thương nhân của đồng minh tương lai Phổ quốc. Tất nhiên các chi tiết về chính sách sẽ được các chuyên gia bàn luận. Thứ hai là các thương gia của Mỹ với sự đảm bảo của K&R thì mới được vào Đại Nam làm ăn.

Sở dĩ có sự tự tin mở cửa này cuối cùng lại trở lại với chiến công thu hết chiến hạm Pháp, khiến triều đình Đại Nam có chút yên tâm hơn về khả năng khống chế hải phận. Diêu thiếu coi đây cũng là kết quả không tồi rồi.

Điểm quan trọng nhất đó chính là cả Tự Đức cùng 4 vị phụ chính đều rất đồng ý với ý kiến tăng cường mua sắm các nhà xưởng của người Phổ hay người Mỹ để tiến hành tự sảng xuất, đầu tiên là cung ứng cho bản thân Đại Nam sau đó tính tớ xuất khẩu.

Vấn đề sửa chữa kinh Đô Huế thì thật ra không phải vấn đề Tự Đức quyết định ở lại Quảng Tri 3 tháng chờ sửa chữa xong xuôi Huế thì mới về. Đồng thời triều đinh ra tay hào phóng 2 vạn lạng bạc giúp cho dân chúng Huế ổn định lại cuộc sống, xây dựng lại nhà cửa. Nói một cách cơ bản thì lần này dân Huế rất nhiều người không kịp chạy nạn mà chỉ trốn trong nhà khiến cho thương vong lớn vô cùng. Máy ngày chiến đấu quân sĩ hai bên không chết là bao mà dân Huế tính đi tính lại đã có hơn 8 ngàn người chết và bị thương. Nói cho cùng chiến tranh người khổ nhất là bách tính.

Tất nhiên là có một vấn đề nhỏ cần bổ xung, Tự Đức quyết định thật nhanh, ngày 16 tháng hai ném Lạc Thành công chúa Nhàn Đức ra khỏi cổng hoàng gia. Ông ta yêu cầu Diêu thiếu thay cha mà rước mụ dì ghẻ này về Vạn Ninh.

Diêu thiếu mặt sạm đen một mảng mà cúi đầu nhận mệnh. Con mẹ nó trên đời lại có chuyện con đi cưới vợ cho bố bao giờ.

Tât nhiên Tự Đức muốn đuổi nhanh Diêu thiếu về Thái Nguyên để hắn dứt điểm Lê Duy Phụng ở Thái Nguyên. Mặc dù lúc này Tự Đức có đến 10 ngàn thanh súng trong tay nhưng hắn vẫn rất lăn tăn chuyện phía bắc. Diêu thiếu cũng hiểu ý mà nhất trí với chuyện này, hắn cần dọn dẹp thật nhanh Thái Nguyên để tái sản xuất.

Thời gian qua rất nhanh ngày 15 phút chốc đã đến, mấy ngay này quả thật Diêu thiếu mệt bở hơi tai vì cái vụ đón dâu hoàng gia. Lằng nhằng không biết bao nhiêu là lề nghi, mua sắm cả một đống tiền để phù hợp điều kiện “nhà gái” đưa ra. Bởi thuyền hải tặc cháy hết rồi, Tự Đức mới rất hào phóng mà lấy ra 40 chiến hạm mới tinh của thủy quân Huế đưa chi Diêu thiếu để cho Diêu thiếu có thể mang theo một ngàn binh vạn Ninh cùng gần 3 ngàn thủy tặc về nhà. Thật ra là Tự Đức có mới nới cũ, một loạt chiến hạm động cơ hơi nước to lớn trong tay làm cho hắn ghét bỏ mấy chiếc chiến Hạm gỗ nhỏ bé này, Vậy ra vị hoàng huynh để 40 chiến chiến hạm làm quà cưới cho em gái.

Nhưng chiến hạm này đối với Hải tặc đó là đang đi xe Dream tàu biến thành cưỡi @ phóng vù vù mà sung sướng không thôi. Đến lúc này thì bọn hải tặc Thái Bình thiên quốc mới lãnh ngộ được sự “hào phóng” của người Việt.

Nhưng sự việc không dừng lại đó vì sáng này 15 thì một hạm đội chiến hạm đông ngẹt lại cập bến Quảng Trị. Từ xa chưa nhìn thấy cờ xí quân chiến hạm ra sao, chỉ thấy cac bóng đen phun khói lù lù tiến đến làm cho quân canh phòng bờ biển đang thần hồn nát thần tính mà đốt phong hỏa đài.

Diêu thiếu lại một lần nữa kinh trang xuất trận mà không kịp chuẩn bị rước dâu. Cái con mẹ nó không ngờ địch nhân nắm được thông tin quá nhanh đi. Vua quan nhà Nguyễn vừa chạy đến Quảng Trị thì chúng cũng đánh đến luôn. Cũng may Diêu thiếu kéo 3 ngàn quân hải tặc về đây nếu không chả lấy gì mà trống được quân địch.

Chiến mã từ Quảng Trị lao vù vù vào Huế báo tin dữ dòi quân cứu viện là Long Võ quân ngay lập qua bờ biển Quảng trị tiếp ứng. Đồng thời đội thủy quân tôm tép chưa mấy ngày luyện tập Lữ đoàn hải Quân Kinh Sư cũng điều động qua. Trong phút chốc cả miền trung lại loạn tùng bậy cả lên. Tất cả đều biết vua đang ở quảng Trị Huế thì chẳng có ai, bảo vệ Huế cái con khỉ gì, ngay cả Kinh quân 4 ngàn người cũng được lên dây cót, chỉ cần Quảng Trị hô một tiếng thì bọn họ sẽ bỏ lại quốc khố tai Huế mà lao qua.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương