Xuyên Về Làm Tấm
-
Chương 14: Cám vào cung
Sự việc An tần vì báo hiếu cha, nhân ngày giỗ tự mình trèo hái cau bị ngã, không may qua đời gây xôn xao cả làng quê.
Ai cũng tiếc thương cho nàng Tấm hiếu thảo tốt đẹp mà ngắn mệnh. Ngoài vòng lính canh, bà con xóm làng đứng vây kín, tiếng khóc thưa nhặt vang lên thật não lòng. Bên trong nhà lại im lặng kỳ lạ. Thấp thoáng qua rào thưa, người ta có thể thấy cây cau đã đổ rạp, nằm im như một gã tội đồ biết lỗi. Rồi bỗng vang lên tiếng mẹ Cám khóc cầu van xin làm lòng người nghi hoặc.
Tầm hai canh giờ sau, đoàn người khởi kiệu ra về, vị thái giám tóc bạc nổi bật vẫn đi đằng trước, theo sát là kiệu, bên trong phát ra tiếng khóc như thể bị nghẹt mũi, gió đưa mạnh bức rèm hiện ra đôi hài thêu phú quý.
Bà con nhìn nhau kỳ lạ, gạt nước mắt, tôi câu anh câu vô cùng ồn ào:
- Ô thế di thể của bà đâu?
- Tôi không thấy, chỉ thấy người ngồi kiệu, hình như là phụ nữ.
- Kiệu của bà, ai dám ngồi!
- Hay là cái Cám vào cung thay chị.
Lời này vừa buông ra liền làm đám đông sôi sục, hàng ngàn giả thiết về cái chết của Tấm được nêu lên. Ai cũng gật mạnh, cho là mẹ con Dì ghẻ tham sang giàu bày kế giết Tấm đoạt chỗ, chứ quan quân người hầu chết cả rồi sao mà để nàng trèo cau. Người lắm miệng thì kể lại giai thoại lễ hội hùng hồn như thể mình đã đích thân chứng kiến. Chẳng ai để ý cái người vừa thốt ra câu “Cám vào cung” không phải người làng, thoắt cái đã biến mất tăm.
Một hồi náo nhiệt, đám đông thành hội đồng đấu tố. Chỉ đến khi quan trên thông cáo Tấm được triều đình đặc cách cho phép chôn cất nơi quê nhà, bắt đám đông giải tán ai về nhà nấy thì nhà Tấm mới lấy lại được yên tĩnh. Trong nhà, ngoài ngõ đột nhiên vắng vẻ, chỉ còn tiếng khóc ơi hời của Dì là cứ dai dẳng khôn nguôi.
- Dì đừng khóc nữa - Tấm ôm đầu ngồi dậy. Phải nằm yên giả chết cả canh giờ làm cô đau nhừ người.
- A ma.... ma...
- Dì đừng sợ, là con đây!
- Tấm ơi, dì lạy con, con sống khôn thác thiêng, con tha tội cho dì...
- Thật là con mà - Tấm nén cơn tê lại gần Dì - Đây Dì xem, da con ấm lại rồi.
Trong lúc trấn an Dì, Tấm cũng thở ra nhẹ nhõm. Cô vừa đánh cược mạng sống của mình, đánh cược với số phận của Tấm. Sẽ chẳng phải là vô nghĩa hay sao nếu đến nửa chừng nàng Tấm lại chết bất đắc kỳ tử. Phải có một ẩn số trong sự tích nàng Tấm sống lại, và Tấm đã tìm được ẩn số đó.
Thật ra cũng nhờ việc ở thế giới hiện đại, ông nội cô từng bị ngộ độc cá nóc. Loài cá này sinh sống ở biển, ngư dân bắt được khá nhiều, người biết thì bỏ đi, người không biết hoặc tham lam thì đem chế biến. Ông Nội cô không may ăn phải chả cá nóc dẫn đến ngộ độc cấp phải vào viện cấp cứu. Ông đã ngưng thở trong nửa tiếng. Khi bác sỹ chuẩn bị ký vào giấy báo tử, ông đột ngột sống lại. Bác sĩ giải thích trường hợp của ông là ông đã chết lâm sàng, khác với chết thực sự. Việc này được lên trang đầu rất nhiều báo lúc bấy giờ, người nhà sưu tầm lại, Tấm đọc không biết bao lần. Thậm chí trong nhà còn treo mấy bức ảnh cá nóc tô màu rất sống động.
Người hại cô có lẽ khinh thường cô gái quê nghèo khổ, không biết biển là gì nên đã công nhiên để nguyên con cá. Thật là đem lại lợi ích lớn cho Tấm. Cô biết cách ăn để làm sao cơ thể chỉ tiếp nhận lượng độc chịu đựng được. Chỉ không ngờ cô cũng giống ông mình, đã chết lâm sàng một thời gian. Lại nhờ vậy mà thành công qua mặt được đoàn tuỳ giá.
Nghe Tấm ngắn gọn giải thích sự việc chết giả, Dì thẫn thờ cả người, tỉnh táo lại lập tức vaí bàn thờ bố Tấm cả tạ tội, cả tạ ơn phù hộ. Xong lại quay sang khóc thương tâm.
- Còn chuyện gì Dì giấu con sao? Chuyện em Cám là thế nào?
- Thật là đáng tội Dì, nhưng sao trời không đánh chết tôi đi, trời ơi là trời - Đang vật vã, Dì bỗng túm lấy tay Tấm - Phải rồi con vẫn còn là phi tử của Vua, chỉ cần con về cung xin cho nó, con ơi con phải cứu lấy nó, nó là em con, dì lậy con...
Tấm giang tay đỡ người mẹ đang đau khổ, rất kiên nhẫn hỏi rõ.
- Nhưng Dì cần cho con biết đầu đuôi câu chuyện đã.
- Vậy...vậy thì Dì nói.
Lúc con chưa về nhà, có người đã đe dọa Dì, rằng con Cám từng đụng đến quý nhân, tội lớn lắm, nếu không làm theo lời họ, họ sẽ giết nó, làm theo thì bỏ qua...
- Vậy tại sao lại có chuyện sau này - Tấm hình dung vị quý nhân trong lời Dì, làm việc giết người mà ung dung thế...
- Là họ bảo sẽ giữ con Cám để tránh Dì lắm mồm, họ bảo sẽ cho nó giàu sang, có thể một bước lên mây, nhưng họ ác thế có khi nào giết luôn nó.
Tấm thở dàì. Thật là ghen tị cùng Cám , có mẹ tốt biết bao!
- Họ sẽ không làm gì em ấy đâu Dì yên tâm - “Trừ khi chính con ra tay” lời này Tấm không thể nào nói ra. Tự nghĩ cô cũng thấy rùng mình vì sự ác độc cuả nàng Tấm sau này. Hẳn là đằng sau việc đó cũng có một ẩn số cần tìm.
- Dì đứng dậy nào, đêm còn dài, con còn nhiều chuyện cần nói với Dì lắm.
Theo đà đỡ của Tấm, hai mẹ con mò mẫm trong bóng tối ngồi lên giường. Muốn được sự ủng hộ của Dì, cô sẽ phải kể hết những chuyện mà cô từng nghĩ sẽ chôn chặt trong dạ đem theo xuống mồ, kể từ buổi chiều đau lòng ấy.
Ai cũng tiếc thương cho nàng Tấm hiếu thảo tốt đẹp mà ngắn mệnh. Ngoài vòng lính canh, bà con xóm làng đứng vây kín, tiếng khóc thưa nhặt vang lên thật não lòng. Bên trong nhà lại im lặng kỳ lạ. Thấp thoáng qua rào thưa, người ta có thể thấy cây cau đã đổ rạp, nằm im như một gã tội đồ biết lỗi. Rồi bỗng vang lên tiếng mẹ Cám khóc cầu van xin làm lòng người nghi hoặc.
Tầm hai canh giờ sau, đoàn người khởi kiệu ra về, vị thái giám tóc bạc nổi bật vẫn đi đằng trước, theo sát là kiệu, bên trong phát ra tiếng khóc như thể bị nghẹt mũi, gió đưa mạnh bức rèm hiện ra đôi hài thêu phú quý.
Bà con nhìn nhau kỳ lạ, gạt nước mắt, tôi câu anh câu vô cùng ồn ào:
- Ô thế di thể của bà đâu?
- Tôi không thấy, chỉ thấy người ngồi kiệu, hình như là phụ nữ.
- Kiệu của bà, ai dám ngồi!
- Hay là cái Cám vào cung thay chị.
Lời này vừa buông ra liền làm đám đông sôi sục, hàng ngàn giả thiết về cái chết của Tấm được nêu lên. Ai cũng gật mạnh, cho là mẹ con Dì ghẻ tham sang giàu bày kế giết Tấm đoạt chỗ, chứ quan quân người hầu chết cả rồi sao mà để nàng trèo cau. Người lắm miệng thì kể lại giai thoại lễ hội hùng hồn như thể mình đã đích thân chứng kiến. Chẳng ai để ý cái người vừa thốt ra câu “Cám vào cung” không phải người làng, thoắt cái đã biến mất tăm.
Một hồi náo nhiệt, đám đông thành hội đồng đấu tố. Chỉ đến khi quan trên thông cáo Tấm được triều đình đặc cách cho phép chôn cất nơi quê nhà, bắt đám đông giải tán ai về nhà nấy thì nhà Tấm mới lấy lại được yên tĩnh. Trong nhà, ngoài ngõ đột nhiên vắng vẻ, chỉ còn tiếng khóc ơi hời của Dì là cứ dai dẳng khôn nguôi.
- Dì đừng khóc nữa - Tấm ôm đầu ngồi dậy. Phải nằm yên giả chết cả canh giờ làm cô đau nhừ người.
- A ma.... ma...
- Dì đừng sợ, là con đây!
- Tấm ơi, dì lạy con, con sống khôn thác thiêng, con tha tội cho dì...
- Thật là con mà - Tấm nén cơn tê lại gần Dì - Đây Dì xem, da con ấm lại rồi.
Trong lúc trấn an Dì, Tấm cũng thở ra nhẹ nhõm. Cô vừa đánh cược mạng sống của mình, đánh cược với số phận của Tấm. Sẽ chẳng phải là vô nghĩa hay sao nếu đến nửa chừng nàng Tấm lại chết bất đắc kỳ tử. Phải có một ẩn số trong sự tích nàng Tấm sống lại, và Tấm đã tìm được ẩn số đó.
Thật ra cũng nhờ việc ở thế giới hiện đại, ông nội cô từng bị ngộ độc cá nóc. Loài cá này sinh sống ở biển, ngư dân bắt được khá nhiều, người biết thì bỏ đi, người không biết hoặc tham lam thì đem chế biến. Ông Nội cô không may ăn phải chả cá nóc dẫn đến ngộ độc cấp phải vào viện cấp cứu. Ông đã ngưng thở trong nửa tiếng. Khi bác sỹ chuẩn bị ký vào giấy báo tử, ông đột ngột sống lại. Bác sĩ giải thích trường hợp của ông là ông đã chết lâm sàng, khác với chết thực sự. Việc này được lên trang đầu rất nhiều báo lúc bấy giờ, người nhà sưu tầm lại, Tấm đọc không biết bao lần. Thậm chí trong nhà còn treo mấy bức ảnh cá nóc tô màu rất sống động.
Người hại cô có lẽ khinh thường cô gái quê nghèo khổ, không biết biển là gì nên đã công nhiên để nguyên con cá. Thật là đem lại lợi ích lớn cho Tấm. Cô biết cách ăn để làm sao cơ thể chỉ tiếp nhận lượng độc chịu đựng được. Chỉ không ngờ cô cũng giống ông mình, đã chết lâm sàng một thời gian. Lại nhờ vậy mà thành công qua mặt được đoàn tuỳ giá.
Nghe Tấm ngắn gọn giải thích sự việc chết giả, Dì thẫn thờ cả người, tỉnh táo lại lập tức vaí bàn thờ bố Tấm cả tạ tội, cả tạ ơn phù hộ. Xong lại quay sang khóc thương tâm.
- Còn chuyện gì Dì giấu con sao? Chuyện em Cám là thế nào?
- Thật là đáng tội Dì, nhưng sao trời không đánh chết tôi đi, trời ơi là trời - Đang vật vã, Dì bỗng túm lấy tay Tấm - Phải rồi con vẫn còn là phi tử của Vua, chỉ cần con về cung xin cho nó, con ơi con phải cứu lấy nó, nó là em con, dì lậy con...
Tấm giang tay đỡ người mẹ đang đau khổ, rất kiên nhẫn hỏi rõ.
- Nhưng Dì cần cho con biết đầu đuôi câu chuyện đã.
- Vậy...vậy thì Dì nói.
Lúc con chưa về nhà, có người đã đe dọa Dì, rằng con Cám từng đụng đến quý nhân, tội lớn lắm, nếu không làm theo lời họ, họ sẽ giết nó, làm theo thì bỏ qua...
- Vậy tại sao lại có chuyện sau này - Tấm hình dung vị quý nhân trong lời Dì, làm việc giết người mà ung dung thế...
- Là họ bảo sẽ giữ con Cám để tránh Dì lắm mồm, họ bảo sẽ cho nó giàu sang, có thể một bước lên mây, nhưng họ ác thế có khi nào giết luôn nó.
Tấm thở dàì. Thật là ghen tị cùng Cám , có mẹ tốt biết bao!
- Họ sẽ không làm gì em ấy đâu Dì yên tâm - “Trừ khi chính con ra tay” lời này Tấm không thể nào nói ra. Tự nghĩ cô cũng thấy rùng mình vì sự ác độc cuả nàng Tấm sau này. Hẳn là đằng sau việc đó cũng có một ẩn số cần tìm.
- Dì đứng dậy nào, đêm còn dài, con còn nhiều chuyện cần nói với Dì lắm.
Theo đà đỡ của Tấm, hai mẹ con mò mẫm trong bóng tối ngồi lên giường. Muốn được sự ủng hộ của Dì, cô sẽ phải kể hết những chuyện mà cô từng nghĩ sẽ chôn chặt trong dạ đem theo xuống mồ, kể từ buổi chiều đau lòng ấy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook