Quả nhiên hành động của Trịnh thị khựng lại, chiếc trâm cài giữa tóc mai khe khẽ đung đưa, cả người đều khựng lại không động đậy.
Nhưng chỉ một lúc như thế thôi rồi lại nhanh chóng trở lại trạng thái, giọng điệu Trịnh thị bình thường, hỏi: “Ngũ đệ con, hắn vừa mới đi, bên chỗ Khương Đường thế nào rồi, có thiếu thốn thứ gì không?”
Lục Cẩm Dao: “Không thiếu thứ gì cả, con và An Dương quận chúa đầu tư vào phố ăn vặt của Khương Đường, chuyện kinh doanh cũng khá được, mẫu thân cũng có thể đi xem, Cẩm Đường Cư cũng có gian hàng ở phố ăn vặt, mỗi một gian hàng nhỏ đều có trúc xanh vây quanh san sát, đợi đến mùa đông là hoa mai sẽ nở. Những chuyện khác thì không có gì cả, con thấy khí sắc của nàng ấy rất tốt, ngày khác con sẽ dẫn Chiêu ca nhi đi thăm xem sao.”
Trịnh thị nghe cả lúc lâu mà cũng không nghe được lời muốn nghe, nên đành phải bảo: “Con là người từng trải, chuyện gì nên nhắc nhở chỉ bảo thì nhắc nhở đôi chút, tuổi nàng ấy còn nhỏ, thứ gì cũng đều không hiểu, chớ đừng chậm trễ…”
Nếu đã rời khỏi hầu phủ thì không có đạo lý quay lại nữa, cho dù Gia Minh đế đã kế vị thì vẫn thế.
Hơn nữa đã chia nhà rồi, giờ đây Cố Kiến Châu mới là người làm chủ là đương gia của phủ Vĩnh Ninh hầu.
Có đôi khi Trịnh thị nhớ đến chuyện xưa, đã từng oán giận Hàn thị, nhưng lại lấy làm vui vì hầu phủ xảy ra chuyện nên đứa con trai út có thể thành thân với Khương Đường, ngày dài mới thấy được lòng người, tốt với xấu bây giờ mới có thể thấy được một hai.
Nếu Khương Đường ở hầu phủ thì chắc chắn sẽ rất náo nhiệt, nhưng cách trở xa xôi nên bà chẳng làm gì được.
Trịnh thị lo rằng Khương Đường nhỏ tuổi nên không biết bản thân có thai, rồi lại không biết kiêng khem thế nào, thứ gì cũng dám ăn.
Lục Cẩm Dao không khỏi bật cười: “Mẫu thân đã nói từ lâu rồi mà, có điều con cũng muốn lắm, nhưng bây giờ vẫn chưa tin tốt, mâu thân phải đợi thôi, tạm thời để Chiêu ca nhi ở bên người nhiều thêm, người chớ chê ghét thằng bé đấy.”
Trịnh thị giả vờ tức giận: “Chỉ có con mồm mép, ta chê ghét lúc nào.”
Theo Trịnh thị thấy thì Lục Cẩm Dao vô cùng giỏi giang, nắm giữ được, người cũng khéo léo, không phải nói khéo léo là không tốt, tóm lại là nói chuyện với nàng ấy thoải mái dễ chịu, gần như mặt nào cũng giỏi giang.
Bất là làm con dâu hay là làm chủ mẫu đều không có chỗ chê.
Vẫn luôn là như thế, chuyện chia tách với nhà mẹ đẻ hiển nhiên là cố ý.
Trịnh thị không kìm được lòng nói: “Bên phía phủ Bình Dương hầu… suy cho cùng là nhà mẹ đẻ của con, ta là mẹ chồng không dễ nói gì, có điều người làm phụ mẫu nào có ai không thương con đâu, con bỏ quá đi.”
Nhà mẹ đẻ là đường lui của con dâu, Lục Cẩm Dao vẫn nên để lại cho mình một con đường lui mới tốt.
Lục Cẩm Dao biết không giấu nổi nên nàng cúi đầu xuống đáp: “Chuyện này lòng con đã quyết, mẫu thân đừng khuyên nữa.”
Nói nàng ấy là kẻ không biết ơn nghĩa cũng được, vong ơn phụ nghĩa cũng đành, tóm lại lời đã thốt ra rồi, nàng ấy không hối hận.
Thật ra rất dễ để nghĩ thông, cho dù Khương Đường biết có Cố Kiến Sơn ở đây thì người của hầu phủ cũng sẽ không mất mạng, nhưng đến Đại Lý Tự, tới cầu xin Tiền Tùng Minh, đi móc nối quan hệ,… những điều này đều là thật.
Những chuyện này dễ dàng lắm sao?
Còn có Chiêu ca nhi, một khi xảy ra chuyện thì Khương Đường cũng không cách nào thoát được, chính vì lý do như thế nên mới có thể nhìn thấy lòng người, nữ nhi xuất giá có thể vứt bỏ thì vứt bỏ, người hữu dụng mới là nữ nhi tốt.
Trịnh thị không khuyên bảo tiếp nữa, sau này lúc ra khỏi nhà bảo vệ hơn chút, dù hầu phủ không còn huy hoàng như ngày xưa nữa nhưng là chủ mẫu của phủ cũng chẳng phải người có thể để dị nghị bừa bãi được.
Kể cả khi chuyện này trôi qua rồi thì Lục Cẩm Dao vẫn bảo Cố Ninh Chiêu tới Thọ An Đường ở mấy ngày, cũng để Trịnh thị bớt buồn rầu, Trịnh thị đương nhiên bằng lòng.
Con trẻ trong phủ ít ỏi, chỉ có mình Cố Ninh Chiêu nên bất luận ở viện nào cũng đều là cục vàng.
Nam Hương tiễn Lục Cẩm Dao ra khỏi viện, nha hoàn của Thọ An Đường không có ai chuộc thân cả, bên cạnh Trịnh thị vẫn còn mấy người ấy, đến cả người của phòng bếp nhỏ cũng đều là người ban đầu.
Lục Cẩm Dao hỏi sức khỏe Trịnh thị dạo này thế nào.
Nam Hương đáp: “Phủ y cứ hai ngày tới chuẩn mạnh một lần, về cơ bản thì vẫn tốt, chỉ là tuổi tác đã cao nên luôn ngủ ít, ban đêm rất dễ tỉnh, ăn uống vẫn tốt, có điều chắc chắn là không ăn nhiều được như người trẻ tuổi.”
Người tuổi cao đều như thế cả, Trịnh thị ăn sung mặc sướng nhiều năm như thế bây giờ lại nhàn hạ không có việc gì để làm, nên năng để Chiêu ca nhi tới ở bên mấy ngày, cũng có thể ăn uống nhiều hơn.
Lục Cẩm Dao nói: “Cách thời gian đi ra ngoài mua ít đồ ăn đi, cứ ăn giống nhau mãi rồi sẽ ăn chán thôi, món cháo Trạng Nguyên lão phu nhân chắc chắn sẽ thích ăn.”
Bởi vì đó là cửa hàng của Khương Đường.
Nam Hương cảm tạ lời nhắc nhở của Lục Cẩm Dao.
Còn một điều nữa Lục Cẩm Dao không nói, nàng cảm thấy Khương Đường như thế này có hơi giống với Trường Ninh Hầu phu nhân, cuộc sống có chút cô hơn, thế nên ban sáng có hỏi nàng ấy sau này tính sao.
Cứ chia cách hai nơi mãi cũng không tốt.
Khương Đường nói nhỏ với nàng ấy rằng định bụng để thương đội tới Tây Bắc kiểm tra trước, nếu có thể thành thì bản thân sẽ tới đó.
Nếu không thành thì lại đợi mấy năm nữa.
Nếu chuyện buôn bán mà không làm được thì chắc chắn ở đó chẳng có gì cả, người ít thì không nói mà cũng không thích hợp để người ở lâu dài.
Trấn thủ Tây Bắc cực khổ, Cố Kiến Sơn cũng vất vả, nhưng Khương Đường cũng sẽ không vì để gần hắn hơn một chút mà đổ toàn bộ số bạc cực khổ kiếm được trong trăm năm này vào đó, ở gần nhau là tốt nhưng có tình cũng không thể uống no nước được, cả gia đình như thế phải phát tiền ăn hằng tháng, những cái như cơm ăn áo mặc có cái nào không cần đến tiền.
Hơn nữa sau khi tới Tây Bắc thì vẫn còn cách Cố Kiến Sơn rất xa, chỉ có điều trước đây quay về phải mất mười ngày nửa tháng, tới Liêu Thành có lẽ chỉ cần đến một ngày rưỡi thôi.
Vì một ngày rưỡi này, không muốn Cố Kiến Sơn phải vất vả nên Khương Đường quyết định tự đến.
Lục Cẩm Dao có thể hiểu được loại cảm giác ấy, khi nàng ấy mang thai thì Cố Kiến Châu tới Điền Nam, đi rất lâu mới quay về, nàng ấy đã quên mất bản thân vượt qua thế nào rồi.
Khương Đường không cần phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, lại không vướng bận người nhà mẹ đẻ, có thể đi thì đi thôi.
Bên phía mẹ chồng, Lục Cẩm Dao vẫn không biết nghĩ gì, dù sao thì cũng chẳng quản nổi, đến khi Khương Đường quyết định xong xuôi, giúp đỡ thu dọn hành lý là đủ rồi, đến khi ấy rồi nói cũng không muộn.
Cũng đâu phải sau này không quay về đâu.
Khương Đường cũng có nói với Lục Cẩm Dao rằng Cố Kiến Sơn đã đi hơn mười ngày nên chắc hẳn hiện giờ đã sắp đến Tây Bắc rồi.
Thương đội mà Lưu Đại Lang dẫn đi đã đi sớm hơn một chút, bấy giờ có lẽ cũng đã đi về hướng Tây Bắc rồi.
Không biết con đường này liệu có đi suôn sẻ hay không.
Năm trăm lượng bạc đó, nếu có thể thành thì nàng có thể tìm người khác đầu tư tiền vào đó, Khương Đường hy vọng là người làm đầu tiên.
Đi làm ăn kinh doanh là một chuyện vô cùng nguy hiểm đáng sợ, đi Nam về Bắc, mang theo không ít tiền bạc và hàng hóa, có rất nhiều thứ không thể ngấm mưa. Trên đường còn có cả đạo tặc, có điều bây giờ vẫn tính là thời điểm khá tốt, tân hoàng đăng cơ, hạ lệnh điều tra triệt để tham quan nhũng nhiễu, sơn tặc thổ phỉ, Triệu Chân đã từng chịu khổ trước đó ở đây nên điều tra cực kỳ nghiêm ngặt, thế nên đường đi Lĩnh Nam khá là dễ đi.
Điều duy nhất phải lo lắng chính là không để bị lừa, dốc hết sức mua hàng hóa vừa rẻ vừa có chất lượng tốt.
Chuyến này còn thuận lợi hơn trước.
Dưới trướng hắn có bốn người, tuổi tác đều lớn hơn hắn, lại cộng thêm ba người của Ngô Chi với bốn tiêu đầu, có người giúp đỡ, lại không có chất vấn gây khó dễ, nên thuận lợi hơn nhiều so với khi trước.
Khương Đường đưa cho hắn năm trăm lượng bạc, tính để làm tiền vốn lần này, ngoại trừ tiền thuê xe đi lại, ăn uống, bạc ở khác trạm thì số còn lại đều để mua hàng hóa.
Lúc Lưu Đại Lang nói chuyện với nương của hắn có nói rằng làm ăn có lãi thì cũng có lỗ, nhưng làm việc cho Khương Đường thì hắn vẫn dốc hết sức lực để làm.
Khương Đường đối xử với nhà hắn rất tốt, hắn coi như tỷ tỷ ruột thịt, nếu không có Khương Đường thì có lẽ Lưu Đại Lang hắn lúc này đang lo buồn chuyện cưới vợ.
Bạc trong nhà không đủ, chỗ ở cũng không đủ, đệ đệ và muội muội đều còn nhỏ, lúc ăn cơm còn ăn nhanh hơn cả hắn, nào có ai đồng ý gả cho hắn chứ.
Còn bây giờ, thấy được phong cảnh các nơi, có bạc bên người nên cũng không cần đâm lo chuyện cưới vợ sinh con, có lẽ qua hai năm nữa còn có thể mua được căn nhà mới, đón cả nhà vào ở.
Vừa nghĩ như thế, Lưu Đại Lang bèn cảm thấy hai năm này sống chẳng uổng phí.
Còn mấy người Ngô Chi đa phần là chăm sóc cho hắn, lúc mới đầu không nghĩ hắn mười bốn, mà trông giống kẻ mười sáu mười bảy tuổi, hỏi ra thì mới hay.
Người đông nên trên đường đi có người chăm lo, lúc đến nơi, Lưu Đại Lang bèn thể hiện sự lão luyện không giống với người cùng lứa tuổi.
Có câu nói rằng con nhà nghèo đảm đương việc nhà từ sớm.
Câu này chẳng sai chút nào.
Ở bên ngoài Lưu Đại Lang toàn dùng đại danh, tên là Lưu Dương, không phải là người nhà đặt cho mà sau này tự hắn đã đổi, có nghĩa là giương buồm ra khơi.
Đến chỗ đặt hàng thì bảo: “Tiền đặt cọc đưa cho ngươi trước, đồ đạc thì đưa đến quán trọ Lai Phúc tìm Lưu Dương là được.”
Bận bịu cả buổi sáng, đã mua được vải vóc, kim chỉ, hương liệu, đường… một đống đồ ngổn ngang lỉnh kỉnh.
Đường và hương liệu đều là đồ tốt, giá thành không hề rẻ, vải bố có vải bông cũng có vài cuộn tơ lụa màu sắc rực rỡ, là Bội Lan Tĩnh Mặc làm chủ chọn lựa, tóm lại không thể bỏ hết đống trứng vào một cái làn được, thứ gì cũng đều phải mua một ít.
Ở lại đây hai ngày, đến giữa trưa hôm cuối cùng, Lưu Dương nói với mọi người rằng: “Những thứ đồ này không ít, đến chiều các ngươi tự đi quanh xem xem có thứ gì thích hay không, có thể mua ít đi mang về.”
Đây coi như là cách nói khéo léo có thể mang ít hàng hóa đến nơi đó bán.
Nhưng mà không thích hợp mang quá nhiều, dẫu sao thì những cái như tiêu đầu, xe ngựa đều là Khương Đường tiêu bạc.
Làm việc phải rút tay co chân là được, nhưng chiếm hơn nửa chỗ thì tuyệt đối không được.
Ngô Chi không ngờ còn có kiểu chuyện tốt này, có điều nàng ấy mới tới hầu phủ không lâu nên trên người tổng cộng không có mấy nhiêu bạc, lại sợ không mua được đồ thế nên chỉ mua ít khăn tay và hà bao, trên xe ngựa còn có thể thêm vài mũi kim, cho dù không bán đi được thì đến khi về phủ rồi từ từ thêu.
Bội Lan và Tĩnh Mặc cũng là lần đầu tiên thấy chuyện này, vừa thấy mới lạ lại vừa thấy sợ.
Nhưng lại không muốn để lỡ mất cơ hội như thế này, bèn chọn vài đồ trang sức bạc không quá đắt rồi dùng dùng hộp nhỏ đựng lại, để sát bên người, sợ rằng trên đường có đạo tặc cướp giật.
May mà dọc đường tới Tây Bắc bình an vô sự.
Đầu tháng sáu, cả đoàn người cuối cùng cũng đã tới Liêu Thành.
Cảnh sắc khác hẳn hoàn toàn, trái lại có không ít người, tháng sáu cũng không nóng như mùa hè của Thịnh Kinh, cơ mà vẫn nóng.
Thứ gì cũng đều có, mọi người vốn cứ tưởng là nơi hoang vu hẻo lánh, dân chúng thì y như kẻ mọi rợ, nhưng trông lại không khác mấy so với thành trấn bình thường.
Trên đường có những sạp hàng bán đồ, cũng có đủ kiểu đủ loại cửa hàng.
Lưu Đại Lang không hề dừng lại ở Liêu Thành, sau khi đưa văn thư cho hộ vệ ở cổng thành xem xong thì tiếp tục đi về hướng Bắc, đến Việt Thành.
Đây là thành mới do tướng sĩ Tây Bắc dựng lên, người còn ít hơn nhiều so với Liêu Thành, nhìn ngó xung quanh thì đa số là người của tộc Hồ.
Cái này rất dễ phân biệt, nhìn tướng mạo mắt mày sâu hơn của người tộc Hồ, làn da cũng ngăm đen hơn đôi chút, tuy ăn vận áo quần của người triều này nhưng nhìn hành vi cử chỉ, vừa nhìn là biết không phải người tộc gốc.
Hai nước giao hảo, nên không có cái kiểu nói chẳng phải tộc ta thì tất có lòng riêng, nhưng Lưu Dương muốn kiếm được nhiều tiền hơn, đã giết nhiều huynh đệ ta như thế nên bèn làm thịt mấy người này vậy.
Đến nơi rồi đi tìm quán trọ để ở trước đã, sau đó thì kiểm kê hàng hóa, chuẩn bị bán cho người của tộc Hồ.
Lần đầu tiên tới Việt Thành, không có khách quen nên chỉ có thể đi theo cách đơn giản nhất.
Bày bán hàng tại chỗ.
Nhưng những thứ đồ quen thuộc của Trung nguyên lại đắt hàng một cách lạ thường. Cũng cực kỳ dễ bán.
Đến cả những chiếc khăn tay Ngô Chi mang đến cũng bán hết sạch trong một buổi chiều.
Nàng ấy mua một văn tiền một chiếc, chỉ mang có hai trăm chiếc đến, nhưng những chiếc khăn tay này lại đổi được rất nhiều lông thú, phô mai.
Người tộc Hồ vẫn chưa quen dùng tiền, nên chỉ có thể dùng cách lấy vật đổi vật nguyên thủy nhất.
Bọn họ đều lấy thứ đồ tốt nhất ra để trao đổi, da lông thú, thịt khô, cùng với bảo thạch, ngọc thành.
Có đôi khi Lưu Dương không nắm chắc những thứ đồ này rốt cuộc có đáng tiền hay không, nhưng Bội Lan và Tĩnh Mặc ở sau lưng sẽ gõ gõ vào lưng hắn, nếu thích hợp thì gõ hai cái, không thích hợp thì gõ một cái, nên những đồ thế này nhanh chóng được bán đi.
Người tộc Hồ mỉm cười ôm đường, hương liệu, vải bố quay về, còn Lưu Dương thì nhanh chóng quay về quán trọ cất kỹ đồ đạc.
Cả hai bên hẳn là đều tưởng mình kiếm được nhiều.
Lưu Dương là một trong những thương nhân lần đầu tới Việt Thành, đồ đạc bán rất nhanh chóng.
Ngôn ngữ của ngữ triều với Hồ tộc khác nhau, nhưng ra hiệu thì cũng có thể nghe hiểu, hương liệu dùng như thế nào, cắt may y phục ra sao.
Người cho tiền thì là ông lớn, Lưu Dương chỉ hận không thể coi mấy người này làm tổ tông để cung phụng.
Bán đồ xong, Lưu Dương đưa ít đồ đến phủ tri thủ ở đây, không phải quá đắt đỏ, chỉ mong có được mối quan hệ tốt.
Đương nhiên không phải lấy tên của hắn mà là của Khương Đường.
Cũng không nhắc là nương tử của Cố Kiến Sơn, chỉ nói là người làm ăn từ Thịnh Kinh đến, hy vọng có thể bao bọc nhiều thêm.
Nhưng chỉ một lúc như thế thôi rồi lại nhanh chóng trở lại trạng thái, giọng điệu Trịnh thị bình thường, hỏi: “Ngũ đệ con, hắn vừa mới đi, bên chỗ Khương Đường thế nào rồi, có thiếu thốn thứ gì không?”
Lục Cẩm Dao: “Không thiếu thứ gì cả, con và An Dương quận chúa đầu tư vào phố ăn vặt của Khương Đường, chuyện kinh doanh cũng khá được, mẫu thân cũng có thể đi xem, Cẩm Đường Cư cũng có gian hàng ở phố ăn vặt, mỗi một gian hàng nhỏ đều có trúc xanh vây quanh san sát, đợi đến mùa đông là hoa mai sẽ nở. Những chuyện khác thì không có gì cả, con thấy khí sắc của nàng ấy rất tốt, ngày khác con sẽ dẫn Chiêu ca nhi đi thăm xem sao.”
Trịnh thị nghe cả lúc lâu mà cũng không nghe được lời muốn nghe, nên đành phải bảo: “Con là người từng trải, chuyện gì nên nhắc nhở chỉ bảo thì nhắc nhở đôi chút, tuổi nàng ấy còn nhỏ, thứ gì cũng đều không hiểu, chớ đừng chậm trễ…”
Nếu đã rời khỏi hầu phủ thì không có đạo lý quay lại nữa, cho dù Gia Minh đế đã kế vị thì vẫn thế.
Hơn nữa đã chia nhà rồi, giờ đây Cố Kiến Châu mới là người làm chủ là đương gia của phủ Vĩnh Ninh hầu.
Có đôi khi Trịnh thị nhớ đến chuyện xưa, đã từng oán giận Hàn thị, nhưng lại lấy làm vui vì hầu phủ xảy ra chuyện nên đứa con trai út có thể thành thân với Khương Đường, ngày dài mới thấy được lòng người, tốt với xấu bây giờ mới có thể thấy được một hai.
Nếu Khương Đường ở hầu phủ thì chắc chắn sẽ rất náo nhiệt, nhưng cách trở xa xôi nên bà chẳng làm gì được.
Trịnh thị lo rằng Khương Đường nhỏ tuổi nên không biết bản thân có thai, rồi lại không biết kiêng khem thế nào, thứ gì cũng dám ăn.
Lục Cẩm Dao không khỏi bật cười: “Mẫu thân đã nói từ lâu rồi mà, có điều con cũng muốn lắm, nhưng bây giờ vẫn chưa tin tốt, mâu thân phải đợi thôi, tạm thời để Chiêu ca nhi ở bên người nhiều thêm, người chớ chê ghét thằng bé đấy.”
Trịnh thị giả vờ tức giận: “Chỉ có con mồm mép, ta chê ghét lúc nào.”
Theo Trịnh thị thấy thì Lục Cẩm Dao vô cùng giỏi giang, nắm giữ được, người cũng khéo léo, không phải nói khéo léo là không tốt, tóm lại là nói chuyện với nàng ấy thoải mái dễ chịu, gần như mặt nào cũng giỏi giang.
Bất là làm con dâu hay là làm chủ mẫu đều không có chỗ chê.
Vẫn luôn là như thế, chuyện chia tách với nhà mẹ đẻ hiển nhiên là cố ý.
Trịnh thị không kìm được lòng nói: “Bên phía phủ Bình Dương hầu… suy cho cùng là nhà mẹ đẻ của con, ta là mẹ chồng không dễ nói gì, có điều người làm phụ mẫu nào có ai không thương con đâu, con bỏ quá đi.”
Nhà mẹ đẻ là đường lui của con dâu, Lục Cẩm Dao vẫn nên để lại cho mình một con đường lui mới tốt.
Lục Cẩm Dao biết không giấu nổi nên nàng cúi đầu xuống đáp: “Chuyện này lòng con đã quyết, mẫu thân đừng khuyên nữa.”
Nói nàng ấy là kẻ không biết ơn nghĩa cũng được, vong ơn phụ nghĩa cũng đành, tóm lại lời đã thốt ra rồi, nàng ấy không hối hận.
Thật ra rất dễ để nghĩ thông, cho dù Khương Đường biết có Cố Kiến Sơn ở đây thì người của hầu phủ cũng sẽ không mất mạng, nhưng đến Đại Lý Tự, tới cầu xin Tiền Tùng Minh, đi móc nối quan hệ,… những điều này đều là thật.
Những chuyện này dễ dàng lắm sao?
Còn có Chiêu ca nhi, một khi xảy ra chuyện thì Khương Đường cũng không cách nào thoát được, chính vì lý do như thế nên mới có thể nhìn thấy lòng người, nữ nhi xuất giá có thể vứt bỏ thì vứt bỏ, người hữu dụng mới là nữ nhi tốt.
Trịnh thị không khuyên bảo tiếp nữa, sau này lúc ra khỏi nhà bảo vệ hơn chút, dù hầu phủ không còn huy hoàng như ngày xưa nữa nhưng là chủ mẫu của phủ cũng chẳng phải người có thể để dị nghị bừa bãi được.
Kể cả khi chuyện này trôi qua rồi thì Lục Cẩm Dao vẫn bảo Cố Ninh Chiêu tới Thọ An Đường ở mấy ngày, cũng để Trịnh thị bớt buồn rầu, Trịnh thị đương nhiên bằng lòng.
Con trẻ trong phủ ít ỏi, chỉ có mình Cố Ninh Chiêu nên bất luận ở viện nào cũng đều là cục vàng.
Nam Hương tiễn Lục Cẩm Dao ra khỏi viện, nha hoàn của Thọ An Đường không có ai chuộc thân cả, bên cạnh Trịnh thị vẫn còn mấy người ấy, đến cả người của phòng bếp nhỏ cũng đều là người ban đầu.
Lục Cẩm Dao hỏi sức khỏe Trịnh thị dạo này thế nào.
Nam Hương đáp: “Phủ y cứ hai ngày tới chuẩn mạnh một lần, về cơ bản thì vẫn tốt, chỉ là tuổi tác đã cao nên luôn ngủ ít, ban đêm rất dễ tỉnh, ăn uống vẫn tốt, có điều chắc chắn là không ăn nhiều được như người trẻ tuổi.”
Người tuổi cao đều như thế cả, Trịnh thị ăn sung mặc sướng nhiều năm như thế bây giờ lại nhàn hạ không có việc gì để làm, nên năng để Chiêu ca nhi tới ở bên mấy ngày, cũng có thể ăn uống nhiều hơn.
Lục Cẩm Dao nói: “Cách thời gian đi ra ngoài mua ít đồ ăn đi, cứ ăn giống nhau mãi rồi sẽ ăn chán thôi, món cháo Trạng Nguyên lão phu nhân chắc chắn sẽ thích ăn.”
Bởi vì đó là cửa hàng của Khương Đường.
Nam Hương cảm tạ lời nhắc nhở của Lục Cẩm Dao.
Còn một điều nữa Lục Cẩm Dao không nói, nàng cảm thấy Khương Đường như thế này có hơi giống với Trường Ninh Hầu phu nhân, cuộc sống có chút cô hơn, thế nên ban sáng có hỏi nàng ấy sau này tính sao.
Cứ chia cách hai nơi mãi cũng không tốt.
Khương Đường nói nhỏ với nàng ấy rằng định bụng để thương đội tới Tây Bắc kiểm tra trước, nếu có thể thành thì bản thân sẽ tới đó.
Nếu không thành thì lại đợi mấy năm nữa.
Nếu chuyện buôn bán mà không làm được thì chắc chắn ở đó chẳng có gì cả, người ít thì không nói mà cũng không thích hợp để người ở lâu dài.
Trấn thủ Tây Bắc cực khổ, Cố Kiến Sơn cũng vất vả, nhưng Khương Đường cũng sẽ không vì để gần hắn hơn một chút mà đổ toàn bộ số bạc cực khổ kiếm được trong trăm năm này vào đó, ở gần nhau là tốt nhưng có tình cũng không thể uống no nước được, cả gia đình như thế phải phát tiền ăn hằng tháng, những cái như cơm ăn áo mặc có cái nào không cần đến tiền.
Hơn nữa sau khi tới Tây Bắc thì vẫn còn cách Cố Kiến Sơn rất xa, chỉ có điều trước đây quay về phải mất mười ngày nửa tháng, tới Liêu Thành có lẽ chỉ cần đến một ngày rưỡi thôi.
Vì một ngày rưỡi này, không muốn Cố Kiến Sơn phải vất vả nên Khương Đường quyết định tự đến.
Lục Cẩm Dao có thể hiểu được loại cảm giác ấy, khi nàng ấy mang thai thì Cố Kiến Châu tới Điền Nam, đi rất lâu mới quay về, nàng ấy đã quên mất bản thân vượt qua thế nào rồi.
Khương Đường không cần phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, lại không vướng bận người nhà mẹ đẻ, có thể đi thì đi thôi.
Bên phía mẹ chồng, Lục Cẩm Dao vẫn không biết nghĩ gì, dù sao thì cũng chẳng quản nổi, đến khi Khương Đường quyết định xong xuôi, giúp đỡ thu dọn hành lý là đủ rồi, đến khi ấy rồi nói cũng không muộn.
Cũng đâu phải sau này không quay về đâu.
Khương Đường cũng có nói với Lục Cẩm Dao rằng Cố Kiến Sơn đã đi hơn mười ngày nên chắc hẳn hiện giờ đã sắp đến Tây Bắc rồi.
Thương đội mà Lưu Đại Lang dẫn đi đã đi sớm hơn một chút, bấy giờ có lẽ cũng đã đi về hướng Tây Bắc rồi.
Không biết con đường này liệu có đi suôn sẻ hay không.
Năm trăm lượng bạc đó, nếu có thể thành thì nàng có thể tìm người khác đầu tư tiền vào đó, Khương Đường hy vọng là người làm đầu tiên.
Đi làm ăn kinh doanh là một chuyện vô cùng nguy hiểm đáng sợ, đi Nam về Bắc, mang theo không ít tiền bạc và hàng hóa, có rất nhiều thứ không thể ngấm mưa. Trên đường còn có cả đạo tặc, có điều bây giờ vẫn tính là thời điểm khá tốt, tân hoàng đăng cơ, hạ lệnh điều tra triệt để tham quan nhũng nhiễu, sơn tặc thổ phỉ, Triệu Chân đã từng chịu khổ trước đó ở đây nên điều tra cực kỳ nghiêm ngặt, thế nên đường đi Lĩnh Nam khá là dễ đi.
Điều duy nhất phải lo lắng chính là không để bị lừa, dốc hết sức mua hàng hóa vừa rẻ vừa có chất lượng tốt.
Chuyến này còn thuận lợi hơn trước.
Dưới trướng hắn có bốn người, tuổi tác đều lớn hơn hắn, lại cộng thêm ba người của Ngô Chi với bốn tiêu đầu, có người giúp đỡ, lại không có chất vấn gây khó dễ, nên thuận lợi hơn nhiều so với khi trước.
Khương Đường đưa cho hắn năm trăm lượng bạc, tính để làm tiền vốn lần này, ngoại trừ tiền thuê xe đi lại, ăn uống, bạc ở khác trạm thì số còn lại đều để mua hàng hóa.
Lúc Lưu Đại Lang nói chuyện với nương của hắn có nói rằng làm ăn có lãi thì cũng có lỗ, nhưng làm việc cho Khương Đường thì hắn vẫn dốc hết sức lực để làm.
Khương Đường đối xử với nhà hắn rất tốt, hắn coi như tỷ tỷ ruột thịt, nếu không có Khương Đường thì có lẽ Lưu Đại Lang hắn lúc này đang lo buồn chuyện cưới vợ.
Bạc trong nhà không đủ, chỗ ở cũng không đủ, đệ đệ và muội muội đều còn nhỏ, lúc ăn cơm còn ăn nhanh hơn cả hắn, nào có ai đồng ý gả cho hắn chứ.
Còn bây giờ, thấy được phong cảnh các nơi, có bạc bên người nên cũng không cần đâm lo chuyện cưới vợ sinh con, có lẽ qua hai năm nữa còn có thể mua được căn nhà mới, đón cả nhà vào ở.
Vừa nghĩ như thế, Lưu Đại Lang bèn cảm thấy hai năm này sống chẳng uổng phí.
Còn mấy người Ngô Chi đa phần là chăm sóc cho hắn, lúc mới đầu không nghĩ hắn mười bốn, mà trông giống kẻ mười sáu mười bảy tuổi, hỏi ra thì mới hay.
Người đông nên trên đường đi có người chăm lo, lúc đến nơi, Lưu Đại Lang bèn thể hiện sự lão luyện không giống với người cùng lứa tuổi.
Có câu nói rằng con nhà nghèo đảm đương việc nhà từ sớm.
Câu này chẳng sai chút nào.
Ở bên ngoài Lưu Đại Lang toàn dùng đại danh, tên là Lưu Dương, không phải là người nhà đặt cho mà sau này tự hắn đã đổi, có nghĩa là giương buồm ra khơi.
Đến chỗ đặt hàng thì bảo: “Tiền đặt cọc đưa cho ngươi trước, đồ đạc thì đưa đến quán trọ Lai Phúc tìm Lưu Dương là được.”
Bận bịu cả buổi sáng, đã mua được vải vóc, kim chỉ, hương liệu, đường… một đống đồ ngổn ngang lỉnh kỉnh.
Đường và hương liệu đều là đồ tốt, giá thành không hề rẻ, vải bố có vải bông cũng có vài cuộn tơ lụa màu sắc rực rỡ, là Bội Lan Tĩnh Mặc làm chủ chọn lựa, tóm lại không thể bỏ hết đống trứng vào một cái làn được, thứ gì cũng đều phải mua một ít.
Ở lại đây hai ngày, đến giữa trưa hôm cuối cùng, Lưu Dương nói với mọi người rằng: “Những thứ đồ này không ít, đến chiều các ngươi tự đi quanh xem xem có thứ gì thích hay không, có thể mua ít đi mang về.”
Đây coi như là cách nói khéo léo có thể mang ít hàng hóa đến nơi đó bán.
Nhưng mà không thích hợp mang quá nhiều, dẫu sao thì những cái như tiêu đầu, xe ngựa đều là Khương Đường tiêu bạc.
Làm việc phải rút tay co chân là được, nhưng chiếm hơn nửa chỗ thì tuyệt đối không được.
Ngô Chi không ngờ còn có kiểu chuyện tốt này, có điều nàng ấy mới tới hầu phủ không lâu nên trên người tổng cộng không có mấy nhiêu bạc, lại sợ không mua được đồ thế nên chỉ mua ít khăn tay và hà bao, trên xe ngựa còn có thể thêm vài mũi kim, cho dù không bán đi được thì đến khi về phủ rồi từ từ thêu.
Bội Lan và Tĩnh Mặc cũng là lần đầu tiên thấy chuyện này, vừa thấy mới lạ lại vừa thấy sợ.
Nhưng lại không muốn để lỡ mất cơ hội như thế này, bèn chọn vài đồ trang sức bạc không quá đắt rồi dùng dùng hộp nhỏ đựng lại, để sát bên người, sợ rằng trên đường có đạo tặc cướp giật.
May mà dọc đường tới Tây Bắc bình an vô sự.
Đầu tháng sáu, cả đoàn người cuối cùng cũng đã tới Liêu Thành.
Cảnh sắc khác hẳn hoàn toàn, trái lại có không ít người, tháng sáu cũng không nóng như mùa hè của Thịnh Kinh, cơ mà vẫn nóng.
Thứ gì cũng đều có, mọi người vốn cứ tưởng là nơi hoang vu hẻo lánh, dân chúng thì y như kẻ mọi rợ, nhưng trông lại không khác mấy so với thành trấn bình thường.
Trên đường có những sạp hàng bán đồ, cũng có đủ kiểu đủ loại cửa hàng.
Lưu Đại Lang không hề dừng lại ở Liêu Thành, sau khi đưa văn thư cho hộ vệ ở cổng thành xem xong thì tiếp tục đi về hướng Bắc, đến Việt Thành.
Đây là thành mới do tướng sĩ Tây Bắc dựng lên, người còn ít hơn nhiều so với Liêu Thành, nhìn ngó xung quanh thì đa số là người của tộc Hồ.
Cái này rất dễ phân biệt, nhìn tướng mạo mắt mày sâu hơn của người tộc Hồ, làn da cũng ngăm đen hơn đôi chút, tuy ăn vận áo quần của người triều này nhưng nhìn hành vi cử chỉ, vừa nhìn là biết không phải người tộc gốc.
Hai nước giao hảo, nên không có cái kiểu nói chẳng phải tộc ta thì tất có lòng riêng, nhưng Lưu Dương muốn kiếm được nhiều tiền hơn, đã giết nhiều huynh đệ ta như thế nên bèn làm thịt mấy người này vậy.
Đến nơi rồi đi tìm quán trọ để ở trước đã, sau đó thì kiểm kê hàng hóa, chuẩn bị bán cho người của tộc Hồ.
Lần đầu tiên tới Việt Thành, không có khách quen nên chỉ có thể đi theo cách đơn giản nhất.
Bày bán hàng tại chỗ.
Nhưng những thứ đồ quen thuộc của Trung nguyên lại đắt hàng một cách lạ thường. Cũng cực kỳ dễ bán.
Đến cả những chiếc khăn tay Ngô Chi mang đến cũng bán hết sạch trong một buổi chiều.
Nàng ấy mua một văn tiền một chiếc, chỉ mang có hai trăm chiếc đến, nhưng những chiếc khăn tay này lại đổi được rất nhiều lông thú, phô mai.
Người tộc Hồ vẫn chưa quen dùng tiền, nên chỉ có thể dùng cách lấy vật đổi vật nguyên thủy nhất.
Bọn họ đều lấy thứ đồ tốt nhất ra để trao đổi, da lông thú, thịt khô, cùng với bảo thạch, ngọc thành.
Có đôi khi Lưu Dương không nắm chắc những thứ đồ này rốt cuộc có đáng tiền hay không, nhưng Bội Lan và Tĩnh Mặc ở sau lưng sẽ gõ gõ vào lưng hắn, nếu thích hợp thì gõ hai cái, không thích hợp thì gõ một cái, nên những đồ thế này nhanh chóng được bán đi.
Người tộc Hồ mỉm cười ôm đường, hương liệu, vải bố quay về, còn Lưu Dương thì nhanh chóng quay về quán trọ cất kỹ đồ đạc.
Cả hai bên hẳn là đều tưởng mình kiếm được nhiều.
Lưu Dương là một trong những thương nhân lần đầu tới Việt Thành, đồ đạc bán rất nhanh chóng.
Ngôn ngữ của ngữ triều với Hồ tộc khác nhau, nhưng ra hiệu thì cũng có thể nghe hiểu, hương liệu dùng như thế nào, cắt may y phục ra sao.
Người cho tiền thì là ông lớn, Lưu Dương chỉ hận không thể coi mấy người này làm tổ tông để cung phụng.
Bán đồ xong, Lưu Dương đưa ít đồ đến phủ tri thủ ở đây, không phải quá đắt đỏ, chỉ mong có được mối quan hệ tốt.
Đương nhiên không phải lấy tên của hắn mà là của Khương Đường.
Cũng không nhắc là nương tử của Cố Kiến Sơn, chỉ nói là người làm ăn từ Thịnh Kinh đến, hy vọng có thể bao bọc nhiều thêm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook