Xuyên Qua Tìm Được Hạnh Phúc
-
Chương 18
Đảo mắt một cái là đến mùng một tết rồi. Cả nhà Lâm Hải hôm nay toàn bộ mặc trang phục mới, màu sắc tươi tắn, rất có không khí tết.
Sáng sớm mùng một tết, ba anh em Cẩn Minh, Cẩn Tuệ, Mẫn Trúc đều quỳ chúc tết cha, nương. Lâm Hải cho bao đỏ là mười văn tiền mỗi người, Dương thị lại đưa một hà bao, bên trong mỗi hà bao có một chiếc vòng tay bằng bạc có mắt xích làm dài thêm một đoạn có thể nới ra để khi lớn vẫn đeo được.
Cả ba chiếc vòng đều khắc tên bên trong, của Cẩn Minh có chữ "Minh", Cẩn Tuệ chữ "Tuệ", Mẫn Trúc là chữ "Trúc". Ở đuôi cả ba vòng đều có chữ "Phúc", ý là mong muốn của Lâm Hải và Dương thị là cả ba đứa con đều luôn được hạnh phúc.
Cả ba người nhất tề quỳ xuống cảm ơn cha nương mình, sau đó vui vẻ đeo vòng cho nhau.
Dương thị nhìn ba đứa con nói:" đây là năm đầu tiên chúng ta chuyển lên trấn ở, cha và nương muốn tặng các con một kỷ niệm, mong các con mãi mãi tương thân tương ái như bây giờ, tuy ba mà một. Cũng là hy vọng cả nhà chúng ta tương lai một ngày tốt hơn".
Cả ba đều mỉm cười kiên định gật đầu, Cẩn Minh ôm đệ đệ, muội muội nói:" cha nương, con sẽ cố gắng thành tài, không phụ kỳ vọng mà hai người dành cho con. Con cũng sẽ luôn bảo vệ nhị đệ và tiểu muội, cha nương yên tâm".
Cẩn Tuệ cũng hạ quyết tâm theo:" con cũng sẽ cố gắng lớn thật nhanh, kiếm thật nhiều tiền để hiếu kính cha nương. Con cũng sẽ kiếm tiền để khi đại ca đỗ đạt công danh sẽ làm tiệc thật náo nhiệt". Cẩn Tuệ vẫn còn nhớ rõ lời nói của mình khi bốn tuổi, tuy lúc đó bản thân còn nhỏ, nhưng những hình ảnh cha nương vất vả, muội muội sinh non, cả nhà bị hắt hủi, tâm Cẩn Tuệ lại không quên được.
Mẫn Trúc thì cười hì hì nói:" con sẽ trở thành tiểu quản gia giữ tiền cho nhị ca, con cũng sẽ bồi đại ca đọc sách".
Cả nhà nghe Mẫn Trúc nói thì cười ồ lên làm Mẫn Trúc có chút ngượng ngùng. Nàng có nói gì sai đâu? Đây là chuyện nàng sẽ dụng tâm mà làm đấy.
Vì cả nhà đang ở trên trấn, nên sẽ qua Dương gia chúc tết trước, ngày mai Lâm Hải sẽ dẫn các con về lại thôn Linh Khê chúc tết họ hàng sau.
Khi gia đình Lâm Hải đến nhà Dương lão gia tử, mọi người cũng đã đông đủ ở chính phòng. Dương Lão gia tử và Ngô thị đang ngồi trên ghế lớn ở chính phòng cho con cháu chúc tết.
Lần lượt là bốn con trai, bốn nàng dâu. Sau đó là các cháu trai, cháu gái.
Dương gia giờ chỉ có Dương Diễm mười bốn tuổi và Dương Trà Hương mười tuổi là còn nhỏ nên vẫn ở nhà, còn hai người là Dương Linh và Dương Khuê đều đã gả đi. Nhưng Dương Diễm năm nay cũng mười bốn tuổi rồi, đến tuổi bắt đầu nghị hôn.
Vì con gái, cháu gái ở Dương gia rất ít nên Mẫn Trúc được thương yêu, nuông chiều tuyệt đối. Cũng may tâm tính của Mẫn Trúc là người trưởng thành, chứ thực chất chỉ là một tiểu hài tử, với sự cưng chiều không có điểm dừng như vậy của người lớn thì chưa chắc đã là đứa trẻ ngoan.
Sau khi một nhà lớn nhỏ Dương gia chúc tết phu thê Dương lão gia tử xong mới đến nhà Lâm Hải.
Mọi người chúc tết Dương lão gia tử và Ngô thị xong lại quay qua chúc lẫn nhau, ồn ào náo nhiệt như vậy mất khoảng một canh giờ mới xong. Mọi người tụ tập lại nói chuyện về lá trà, về hương liệu.
Ba đồi trà mà cả nhà phí không ít công sức dốc lòng trồng, qua tháng tư sẽ bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên. Mọi người bây giờ đều là háo hức mong chờ. Đúng lý ra, lá trà sẽ thu hoạch vào giữa tháng hai, đầu tháng ba. Nhưng Mẫn Trúc nói tháng tư trăm hoa đều đã nở hết, hương hoa mới thấm vào lá trà. Dương lão gia tử nghe cũng có lý, nên sẽ thử nghiệm xem sao. Dù sao cũng đã quyết tâm muốn tạo ra loại trà riêng của Dương gia.
Các giống cây ăn quả mà Dương gia trồng đều mua loại đã tầm hai đến ba tuổi, mọi người lại dốc lòng chăm sóc, nên đầu xuân đã thấy rất nhiều nụ hoa. Mong là mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
....
Tết nguyên tiêu năm nay phu thê Dương Bảo thay cả nhà dắt tất cả mấy đứa nhỏ trong nhà đi thả đèn, dạo hội hoa đăng. Tất cả đều chơi đến cao hứng, Cẩn Minh từ lúc ra khỏi cửa luôn nắm tay Mẫn Trúc không rời, chưa bao giờ thả tay muội muội ra, thật cẩn thận che chở cho Mẫn Trúc. Mẫn Trúc là lần đầu tiên được tham dự náo nhiệt ở cổ đại, hết sức lạ lẫm. Tuy không có các loại đèn điện đủ màu sắc, nhưng các loại lồng đèn thủ công hình bươm bướm, hình ông sao, hình con thỏ, hình cá chép, hình chuồn chuồn, hình hoa sen... Muôn hình vạn dạng, làm cho Mẫn Trúc ngắm nhìn đến phát ngốc luôn rồi. Ở thế giới hiện đại, các loại đèn thủ công này hầu như là không còn thấy ở các cửa hàng nữa, thay vào đó là các loại đèn điện tử...
Đi bộ một hồi mỏi chân, Mẫn Trúc kéo kéo góc áo Cẩn Minh rồi giơ hai tay lên, Cẩn Minh cười cười rồi cúi xuống ôm Mẫn Trúc lên, tiếp tục theo sau mọi người. Đi được một lúc thì đến lượt Dương Trí ôm Mẫn Trúc, Dương Trí ôm Mẫn Trúc tới một cửa hàng có treo đố đèn, cùng Cẩn Minh đoán đố đèn, Mẫn Trúc cũng cao hứng mà đoán.
Dương Trí lẩm nhẩm một câu:" bằng cái hạt cây, ba gian nhà đầy, còn tràn ra sân?" sau đó trầm tư suy nghĩ.
Mẫn Trúc cười cười, ôm cổ Dương Trí, thì thầm vào tai biểu ca:" biểu ca, cái câu đố này là đố mẹo đó, muội có đọc trong một quyển sách du ký về các câu đố. Nhưng câu này muội chưa đọc qua, biểu ca nghĩ xem cái gì mà có thể tràn đầy cả ra ngoài được? Không phải có câu " ánh mặt trời tràn trên các cánh đồng" sao? Nhưng cái này lại chỉ tràn ba gian phòng."
Dương Trí nhãn tình sáng lên:" là cái đèn dầu!"
Ông chủ cửa hàng vui vẻ đưa cái đèn lồng hình đầu hổ cho Dương Trí:" công tử đoán trúng rồi, cái đèn này của công tử".
Dương Trí vui vẻ nhận đèn đưa cho Dương Bách.
Cẩn Minh nhìn theo ánh mắt Mẫn Trúc thấy cái đèn hình con cá chép bèn đến đọc câu đố trên cái đèn đó:"con gì mang được miếng gỗ lớn, nhưng không mang được hòn sỏi?"
Lần này cả nhà và mọi người xung quanh đều suy tư. Con gì mà lạ lùng như vậy?
Cẩn Minh nhìn đèn cá chép được làm tỷ mỉ thì biết muội muội sẽ rất thích, tính Mẫn Trúc rất thích những món đồ tinh xảo, từ khi còn nhỏ xíu muội muội hắn đã yêu thích những món đồ được làm thủ công có kỹ thuật khó rồi. Mày Cẩn Minh nhíu chặt để suy nghĩ, một lúc sau Cẩn Minh cười rạng rỡ nói với ông chủ cửa hàng:" đại bá, đó là con sông!"
Ông chủ cửa hàng cười lớn, gật đầu tán thưởng:" còn nhỏ mà tư duy đã rất tốt rồi, vị tiểu công tử đoán đúng rồi, chính là con sông". Vừa nói ông vừa gỡ đèn cá chép đưa cho Cẩn Minh.
Cẩn Minh cầm đèn cá chép đặt vào trong tay muội muội.
Mẫn Trúc rất là cao hứng, ca ca và biểu ca của nàng đầu óc thật linh hoạt, chỉ cần nhắc nhở chút xíu là thấy được trọng điểm rồi. cầm đèn cá chép trong tay mà Mẫn Trúc thật vui vẻ.
Dương Trí và Cẩn Minh đoán thêm bốn lần nữa cho Dương Diễm, Dương Trà Hương, Dương Ngôn và Cẩn Tuệ mỗi người một chiệc đèn lồng.
Ông chủ cửa hàng lúc này hết vui vẻ nổi rồi, mặt méo xẹo nói nhỏ vào tai Dương Trí:" công tử lưu tình, lão hủ còn phải nuôi một nhà già trẻ nữa". Tuy nói đố đèn có thưởng, nhưng đa số những kẻ có tiền ưa sĩ diện, sẽ mua đèn mua luôn cả đáp án của câu đố, như vậy chủ cửa hàng chỉ phí chút mực mà giá cả tăng gấp đôi, gấp ba. Còn như mấy huynh đệ nhà này, một hơi lấy không của lão sáu cái đèn, lòng lão là đau như bị ai cắt rồi.
Dương Trí và Cẩn Minh cũng chỉ cần sáu cái đèn thôi, nên không có ý định đoán tiếp nữa. Mẫn Trúc thì tâm tình trêu đùa lại nổi lên:" biểu ca, đại ca, muội còn thích cái đèn hoa sen kia nữa, thật là đẹp mắt".
Ông chủ cửa hàng mặt mày tái mét rồi, cái đèn hoa sen đó tốn của ông một lượng bạc đấy, cái đèn đó là tâm điểm của cửa hàng này a. Tiểu tổ tông này, thế nào lại nhìn trúng nó cơ chứ.
Cẩn Minh biết Mẫn Trúc chỉ muốn đùa vui chứ không có tâm tư chiếm tiện nghi của người ta nên nói:" muội chơi nãy giờ cũng mệt rồi, chúng ta đi về thôi".
Dương Trí cũng nhướn mày nhìn Mẫn Trúc cười. Mẫn Trúc bị nhìn thấu tâm tư thì cười hắc hắc nói:" muội mệt rồi, về thôi".
Cả gia đình vui vẻ xách đèn lồng hô hào nhau đi về.
Ông chủ cửa hàng lúc này mới thở ra một hơi:" may quá, đi rồi, còn đoán nữa ta sẽ lỗ vốn mất".
Dương Bảo từ nãy tới giờ chỉ im lặng nhìn hai cháu trai không nói gì, thấy hai người cháu của mình một người lại thông minh hơn một người cũng là rất cao hứng. Phải biết, Dương gia có trở thành thế gia được hay không là trông chờ cả vào Dương Trí. Cẩn Minh cũng tính là một nửa thành viên Dương gia, nên cũng đáng để cao hứng.
Con trai cả của Dương Bảo là Dương Liêm lại rất có thiên phú trong việc buôn bán, Dương Bảo cũng như các ca ca của hắn. Không thúc ép con mình phải học hành làm quan, như lời cha hắn nói " ai có phận người đó, làm quan cũng được, nông dân cũng được, làm công cho người ta hay làm buôn bán cũng được, miễn mọi người trong Dương gia luôn là một thể thống nhất thì dù làm gì cũng tốt cả. Không làm điều trái lương tâm, không buôn gian bán lận, không phóng hỏa, giết người, sống ngẩng cao đầu, thì dù làm gì mọi người trong Dương gia cũng không phản đối".
Mới đây Dương Bảo biết Dương Ngôn, con trai nhỏ của hắn được tiên sinh ở học đường được tiên sinh khen ngợi thì cũng âm thầm hy vọng, con trai của mình cũng có thể thi được cái công danh. Không phải Dương Bảo ghen tị, mà Dương lão gia tử cũng hy vọng trong nhà có thêm người đỗ đạt, nhằm giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia vào chốn quan trường.
Qua giữa tháng hai, hơn bảy trăm mẫu lá trà có từ trước của Dương gia bắt đầu thu hoạch. Mẫn Trúc cũng nhờ ông ngoại thu hoach giúp một mẫu lá trà của mình cùng lúc này. Mẫn Trúc cũng rất khéo léo, nhờ ông ngoại thu hoạch trước ngày học đường cho nghỉ một ngày, sau khi Dương lão gia tử thu hoạch một mẫu lá trà cho Mẫn Trúc xong, ông giúp Mẫn Trúc làm thao tác phơi lá trà một canh giờ vào buổi sáng lúc mặt trời vừa ló dạng. Sau đó thu lại, bỏ vào trong giỏ trúc lớn, lại phủ một lớp vải đen lên.
Dương lão gia tử tuy một bụng nghi hoặc, lá trà không sao khô mà lại đem phơi. Ông nhớ đã giảng cho Mẫn Trúc toàn bộ quy trình hái trà, sao trà, độ lửa rồi mà. Nhưng Dương lão gia tử vẫn giữ quyết định im lặng vì ông nghĩ đã giao cho cháu gái định đoạt một mẫu lá trà này thì ông sẽ đợi thành quả. Nếu Mẫn Trúc thất bại thì sẽ khuyên cháu gái nghĩ cách khác chế biến.
Sáng hôm sau, vì Dương Trí, Dương Khoa, Dương Liêm và Cẩn Minh cũng đi phụ giúp ở đồi trà nên Mẫn Trúc lôi kéo Cẩn Tuệ, Dương Ngôn và Dương Bách phơi lá trà giúp mình, lại tiếp tục phơi một canh giờ như hôm qua. Tiếp đó Mẫn Trúc và Cẩn Tuệ mang số lá trà đã phơi qua hai nắng buổi sớm vào trong bếp.
Hôm nay là Ngô thị, Dương thị và Đỗ thị ở nhà làm cơm. Ngô thị thấy bốn đứa nhỏ, mỗi đứa ôm một giỏ trúc vào bếp thì cười hỏi:" bốn đứa đây là đi đâu?"
Dương Bách nhanh nhảu nói:" nải nải, biểu tỷ nói mang lá trà đi hấp".
Ngô thị, Dương thị và cả Đỗ thị nghe vậy thì sửng sốt. Ngô thị vội giải thích với Mẫn Trúc:" Mẫn Trúc, không phải ông ngoại con đã nói là sao trà sao? Con sao lại mang lá trà tươi đi hấp?"
Mẫn Trúc biết chuyện hấp trà là thập phần quái dị, nhưng muốn làm bạch trà thì phải có bước hấp lá trà này nên vội vã giải thích:" bà ngoại, người giúp con hấp số lá trà ngày đi, con muốn thử nghiệm loại trà mới, người chỉ hấp sơ thôi, đừng hấp quá lâu".
Ngô thị tối qua cũng có nghe Dương lão gia tử nói về chuyện Mẫn Trúc phơi lá trà, Ngô thị nghĩ " nếu lão gia tử không cản con bé, thì mình cũng cứ chiều theo ý cháu gái nhỏ thôi".
Ngô thị gật đầu, sai Dương thị và Đỗ thị bắc nồi hấp ở một lò lớn. Vì cây trà mới trồng hơn một năm, nên cũng không được nhiều búp trà lắm, chỉ hấp năm lượt là đã nhanh chóng hoàn thành. Mẫn Trúc lại chia lá trà đã hấp ra làm hai phần, sau đó lại đảo qua lại một chút cho lá trà nguội bớt.
Khâu sao lá trà là quan trong nhất. Ngô thị là người sao lá trà giúp Mẫn Trúc, dù gì bà cũng đã sao lá trà cả ba chục năm nay, kỹ thuật của bà bây giờ có thể nói là cao tay rồi. Dương thị giúp nương mình chỉnh lửa theo ý Mẫn Trúc.
Mẫn Trúc muốn lửa nhỏ, cháy đều. Dương thị khống chế lửa rất tốt.
Trước khi Ngô thị bỏ lá trà vào sao thù Mẫn Trúc cho hai nắm cách hoa lan vào mẻ đầu tiên. Đợi khi thành phẩm hoàn thành, Ngô thị ngửi thấy mùi trà nhàn nhạt, lại ngửi thấy mùi hương hoa vườn quanh chóp mũi. Ngô thị và Dương thị nhìn nhau, ánh mắt hai người tỏ rõ sự kinh ngạc.
Đợt sao lá trà thứ hai, Mẫn Trúc bỏ vào hai nắm hoa đào. Tuy hoa đào hương thơm rất nhẹ, nhưng vẫn có thể cảm nhận được hương thươm nhẹ nhàng đó quện cùng hương lá trà lan tỏa trong không khí.
Sáng sớm mùng một tết, ba anh em Cẩn Minh, Cẩn Tuệ, Mẫn Trúc đều quỳ chúc tết cha, nương. Lâm Hải cho bao đỏ là mười văn tiền mỗi người, Dương thị lại đưa một hà bao, bên trong mỗi hà bao có một chiếc vòng tay bằng bạc có mắt xích làm dài thêm một đoạn có thể nới ra để khi lớn vẫn đeo được.
Cả ba chiếc vòng đều khắc tên bên trong, của Cẩn Minh có chữ "Minh", Cẩn Tuệ chữ "Tuệ", Mẫn Trúc là chữ "Trúc". Ở đuôi cả ba vòng đều có chữ "Phúc", ý là mong muốn của Lâm Hải và Dương thị là cả ba đứa con đều luôn được hạnh phúc.
Cả ba người nhất tề quỳ xuống cảm ơn cha nương mình, sau đó vui vẻ đeo vòng cho nhau.
Dương thị nhìn ba đứa con nói:" đây là năm đầu tiên chúng ta chuyển lên trấn ở, cha và nương muốn tặng các con một kỷ niệm, mong các con mãi mãi tương thân tương ái như bây giờ, tuy ba mà một. Cũng là hy vọng cả nhà chúng ta tương lai một ngày tốt hơn".
Cả ba đều mỉm cười kiên định gật đầu, Cẩn Minh ôm đệ đệ, muội muội nói:" cha nương, con sẽ cố gắng thành tài, không phụ kỳ vọng mà hai người dành cho con. Con cũng sẽ luôn bảo vệ nhị đệ và tiểu muội, cha nương yên tâm".
Cẩn Tuệ cũng hạ quyết tâm theo:" con cũng sẽ cố gắng lớn thật nhanh, kiếm thật nhiều tiền để hiếu kính cha nương. Con cũng sẽ kiếm tiền để khi đại ca đỗ đạt công danh sẽ làm tiệc thật náo nhiệt". Cẩn Tuệ vẫn còn nhớ rõ lời nói của mình khi bốn tuổi, tuy lúc đó bản thân còn nhỏ, nhưng những hình ảnh cha nương vất vả, muội muội sinh non, cả nhà bị hắt hủi, tâm Cẩn Tuệ lại không quên được.
Mẫn Trúc thì cười hì hì nói:" con sẽ trở thành tiểu quản gia giữ tiền cho nhị ca, con cũng sẽ bồi đại ca đọc sách".
Cả nhà nghe Mẫn Trúc nói thì cười ồ lên làm Mẫn Trúc có chút ngượng ngùng. Nàng có nói gì sai đâu? Đây là chuyện nàng sẽ dụng tâm mà làm đấy.
Vì cả nhà đang ở trên trấn, nên sẽ qua Dương gia chúc tết trước, ngày mai Lâm Hải sẽ dẫn các con về lại thôn Linh Khê chúc tết họ hàng sau.
Khi gia đình Lâm Hải đến nhà Dương lão gia tử, mọi người cũng đã đông đủ ở chính phòng. Dương Lão gia tử và Ngô thị đang ngồi trên ghế lớn ở chính phòng cho con cháu chúc tết.
Lần lượt là bốn con trai, bốn nàng dâu. Sau đó là các cháu trai, cháu gái.
Dương gia giờ chỉ có Dương Diễm mười bốn tuổi và Dương Trà Hương mười tuổi là còn nhỏ nên vẫn ở nhà, còn hai người là Dương Linh và Dương Khuê đều đã gả đi. Nhưng Dương Diễm năm nay cũng mười bốn tuổi rồi, đến tuổi bắt đầu nghị hôn.
Vì con gái, cháu gái ở Dương gia rất ít nên Mẫn Trúc được thương yêu, nuông chiều tuyệt đối. Cũng may tâm tính của Mẫn Trúc là người trưởng thành, chứ thực chất chỉ là một tiểu hài tử, với sự cưng chiều không có điểm dừng như vậy của người lớn thì chưa chắc đã là đứa trẻ ngoan.
Sau khi một nhà lớn nhỏ Dương gia chúc tết phu thê Dương lão gia tử xong mới đến nhà Lâm Hải.
Mọi người chúc tết Dương lão gia tử và Ngô thị xong lại quay qua chúc lẫn nhau, ồn ào náo nhiệt như vậy mất khoảng một canh giờ mới xong. Mọi người tụ tập lại nói chuyện về lá trà, về hương liệu.
Ba đồi trà mà cả nhà phí không ít công sức dốc lòng trồng, qua tháng tư sẽ bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên. Mọi người bây giờ đều là háo hức mong chờ. Đúng lý ra, lá trà sẽ thu hoạch vào giữa tháng hai, đầu tháng ba. Nhưng Mẫn Trúc nói tháng tư trăm hoa đều đã nở hết, hương hoa mới thấm vào lá trà. Dương lão gia tử nghe cũng có lý, nên sẽ thử nghiệm xem sao. Dù sao cũng đã quyết tâm muốn tạo ra loại trà riêng của Dương gia.
Các giống cây ăn quả mà Dương gia trồng đều mua loại đã tầm hai đến ba tuổi, mọi người lại dốc lòng chăm sóc, nên đầu xuân đã thấy rất nhiều nụ hoa. Mong là mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
....
Tết nguyên tiêu năm nay phu thê Dương Bảo thay cả nhà dắt tất cả mấy đứa nhỏ trong nhà đi thả đèn, dạo hội hoa đăng. Tất cả đều chơi đến cao hứng, Cẩn Minh từ lúc ra khỏi cửa luôn nắm tay Mẫn Trúc không rời, chưa bao giờ thả tay muội muội ra, thật cẩn thận che chở cho Mẫn Trúc. Mẫn Trúc là lần đầu tiên được tham dự náo nhiệt ở cổ đại, hết sức lạ lẫm. Tuy không có các loại đèn điện đủ màu sắc, nhưng các loại lồng đèn thủ công hình bươm bướm, hình ông sao, hình con thỏ, hình cá chép, hình chuồn chuồn, hình hoa sen... Muôn hình vạn dạng, làm cho Mẫn Trúc ngắm nhìn đến phát ngốc luôn rồi. Ở thế giới hiện đại, các loại đèn thủ công này hầu như là không còn thấy ở các cửa hàng nữa, thay vào đó là các loại đèn điện tử...
Đi bộ một hồi mỏi chân, Mẫn Trúc kéo kéo góc áo Cẩn Minh rồi giơ hai tay lên, Cẩn Minh cười cười rồi cúi xuống ôm Mẫn Trúc lên, tiếp tục theo sau mọi người. Đi được một lúc thì đến lượt Dương Trí ôm Mẫn Trúc, Dương Trí ôm Mẫn Trúc tới một cửa hàng có treo đố đèn, cùng Cẩn Minh đoán đố đèn, Mẫn Trúc cũng cao hứng mà đoán.
Dương Trí lẩm nhẩm một câu:" bằng cái hạt cây, ba gian nhà đầy, còn tràn ra sân?" sau đó trầm tư suy nghĩ.
Mẫn Trúc cười cười, ôm cổ Dương Trí, thì thầm vào tai biểu ca:" biểu ca, cái câu đố này là đố mẹo đó, muội có đọc trong một quyển sách du ký về các câu đố. Nhưng câu này muội chưa đọc qua, biểu ca nghĩ xem cái gì mà có thể tràn đầy cả ra ngoài được? Không phải có câu " ánh mặt trời tràn trên các cánh đồng" sao? Nhưng cái này lại chỉ tràn ba gian phòng."
Dương Trí nhãn tình sáng lên:" là cái đèn dầu!"
Ông chủ cửa hàng vui vẻ đưa cái đèn lồng hình đầu hổ cho Dương Trí:" công tử đoán trúng rồi, cái đèn này của công tử".
Dương Trí vui vẻ nhận đèn đưa cho Dương Bách.
Cẩn Minh nhìn theo ánh mắt Mẫn Trúc thấy cái đèn hình con cá chép bèn đến đọc câu đố trên cái đèn đó:"con gì mang được miếng gỗ lớn, nhưng không mang được hòn sỏi?"
Lần này cả nhà và mọi người xung quanh đều suy tư. Con gì mà lạ lùng như vậy?
Cẩn Minh nhìn đèn cá chép được làm tỷ mỉ thì biết muội muội sẽ rất thích, tính Mẫn Trúc rất thích những món đồ tinh xảo, từ khi còn nhỏ xíu muội muội hắn đã yêu thích những món đồ được làm thủ công có kỹ thuật khó rồi. Mày Cẩn Minh nhíu chặt để suy nghĩ, một lúc sau Cẩn Minh cười rạng rỡ nói với ông chủ cửa hàng:" đại bá, đó là con sông!"
Ông chủ cửa hàng cười lớn, gật đầu tán thưởng:" còn nhỏ mà tư duy đã rất tốt rồi, vị tiểu công tử đoán đúng rồi, chính là con sông". Vừa nói ông vừa gỡ đèn cá chép đưa cho Cẩn Minh.
Cẩn Minh cầm đèn cá chép đặt vào trong tay muội muội.
Mẫn Trúc rất là cao hứng, ca ca và biểu ca của nàng đầu óc thật linh hoạt, chỉ cần nhắc nhở chút xíu là thấy được trọng điểm rồi. cầm đèn cá chép trong tay mà Mẫn Trúc thật vui vẻ.
Dương Trí và Cẩn Minh đoán thêm bốn lần nữa cho Dương Diễm, Dương Trà Hương, Dương Ngôn và Cẩn Tuệ mỗi người một chiệc đèn lồng.
Ông chủ cửa hàng lúc này hết vui vẻ nổi rồi, mặt méo xẹo nói nhỏ vào tai Dương Trí:" công tử lưu tình, lão hủ còn phải nuôi một nhà già trẻ nữa". Tuy nói đố đèn có thưởng, nhưng đa số những kẻ có tiền ưa sĩ diện, sẽ mua đèn mua luôn cả đáp án của câu đố, như vậy chủ cửa hàng chỉ phí chút mực mà giá cả tăng gấp đôi, gấp ba. Còn như mấy huynh đệ nhà này, một hơi lấy không của lão sáu cái đèn, lòng lão là đau như bị ai cắt rồi.
Dương Trí và Cẩn Minh cũng chỉ cần sáu cái đèn thôi, nên không có ý định đoán tiếp nữa. Mẫn Trúc thì tâm tình trêu đùa lại nổi lên:" biểu ca, đại ca, muội còn thích cái đèn hoa sen kia nữa, thật là đẹp mắt".
Ông chủ cửa hàng mặt mày tái mét rồi, cái đèn hoa sen đó tốn của ông một lượng bạc đấy, cái đèn đó là tâm điểm của cửa hàng này a. Tiểu tổ tông này, thế nào lại nhìn trúng nó cơ chứ.
Cẩn Minh biết Mẫn Trúc chỉ muốn đùa vui chứ không có tâm tư chiếm tiện nghi của người ta nên nói:" muội chơi nãy giờ cũng mệt rồi, chúng ta đi về thôi".
Dương Trí cũng nhướn mày nhìn Mẫn Trúc cười. Mẫn Trúc bị nhìn thấu tâm tư thì cười hắc hắc nói:" muội mệt rồi, về thôi".
Cả gia đình vui vẻ xách đèn lồng hô hào nhau đi về.
Ông chủ cửa hàng lúc này mới thở ra một hơi:" may quá, đi rồi, còn đoán nữa ta sẽ lỗ vốn mất".
Dương Bảo từ nãy tới giờ chỉ im lặng nhìn hai cháu trai không nói gì, thấy hai người cháu của mình một người lại thông minh hơn một người cũng là rất cao hứng. Phải biết, Dương gia có trở thành thế gia được hay không là trông chờ cả vào Dương Trí. Cẩn Minh cũng tính là một nửa thành viên Dương gia, nên cũng đáng để cao hứng.
Con trai cả của Dương Bảo là Dương Liêm lại rất có thiên phú trong việc buôn bán, Dương Bảo cũng như các ca ca của hắn. Không thúc ép con mình phải học hành làm quan, như lời cha hắn nói " ai có phận người đó, làm quan cũng được, nông dân cũng được, làm công cho người ta hay làm buôn bán cũng được, miễn mọi người trong Dương gia luôn là một thể thống nhất thì dù làm gì cũng tốt cả. Không làm điều trái lương tâm, không buôn gian bán lận, không phóng hỏa, giết người, sống ngẩng cao đầu, thì dù làm gì mọi người trong Dương gia cũng không phản đối".
Mới đây Dương Bảo biết Dương Ngôn, con trai nhỏ của hắn được tiên sinh ở học đường được tiên sinh khen ngợi thì cũng âm thầm hy vọng, con trai của mình cũng có thể thi được cái công danh. Không phải Dương Bảo ghen tị, mà Dương lão gia tử cũng hy vọng trong nhà có thêm người đỗ đạt, nhằm giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia vào chốn quan trường.
Qua giữa tháng hai, hơn bảy trăm mẫu lá trà có từ trước của Dương gia bắt đầu thu hoạch. Mẫn Trúc cũng nhờ ông ngoại thu hoach giúp một mẫu lá trà của mình cùng lúc này. Mẫn Trúc cũng rất khéo léo, nhờ ông ngoại thu hoạch trước ngày học đường cho nghỉ một ngày, sau khi Dương lão gia tử thu hoạch một mẫu lá trà cho Mẫn Trúc xong, ông giúp Mẫn Trúc làm thao tác phơi lá trà một canh giờ vào buổi sáng lúc mặt trời vừa ló dạng. Sau đó thu lại, bỏ vào trong giỏ trúc lớn, lại phủ một lớp vải đen lên.
Dương lão gia tử tuy một bụng nghi hoặc, lá trà không sao khô mà lại đem phơi. Ông nhớ đã giảng cho Mẫn Trúc toàn bộ quy trình hái trà, sao trà, độ lửa rồi mà. Nhưng Dương lão gia tử vẫn giữ quyết định im lặng vì ông nghĩ đã giao cho cháu gái định đoạt một mẫu lá trà này thì ông sẽ đợi thành quả. Nếu Mẫn Trúc thất bại thì sẽ khuyên cháu gái nghĩ cách khác chế biến.
Sáng hôm sau, vì Dương Trí, Dương Khoa, Dương Liêm và Cẩn Minh cũng đi phụ giúp ở đồi trà nên Mẫn Trúc lôi kéo Cẩn Tuệ, Dương Ngôn và Dương Bách phơi lá trà giúp mình, lại tiếp tục phơi một canh giờ như hôm qua. Tiếp đó Mẫn Trúc và Cẩn Tuệ mang số lá trà đã phơi qua hai nắng buổi sớm vào trong bếp.
Hôm nay là Ngô thị, Dương thị và Đỗ thị ở nhà làm cơm. Ngô thị thấy bốn đứa nhỏ, mỗi đứa ôm một giỏ trúc vào bếp thì cười hỏi:" bốn đứa đây là đi đâu?"
Dương Bách nhanh nhảu nói:" nải nải, biểu tỷ nói mang lá trà đi hấp".
Ngô thị, Dương thị và cả Đỗ thị nghe vậy thì sửng sốt. Ngô thị vội giải thích với Mẫn Trúc:" Mẫn Trúc, không phải ông ngoại con đã nói là sao trà sao? Con sao lại mang lá trà tươi đi hấp?"
Mẫn Trúc biết chuyện hấp trà là thập phần quái dị, nhưng muốn làm bạch trà thì phải có bước hấp lá trà này nên vội vã giải thích:" bà ngoại, người giúp con hấp số lá trà ngày đi, con muốn thử nghiệm loại trà mới, người chỉ hấp sơ thôi, đừng hấp quá lâu".
Ngô thị tối qua cũng có nghe Dương lão gia tử nói về chuyện Mẫn Trúc phơi lá trà, Ngô thị nghĩ " nếu lão gia tử không cản con bé, thì mình cũng cứ chiều theo ý cháu gái nhỏ thôi".
Ngô thị gật đầu, sai Dương thị và Đỗ thị bắc nồi hấp ở một lò lớn. Vì cây trà mới trồng hơn một năm, nên cũng không được nhiều búp trà lắm, chỉ hấp năm lượt là đã nhanh chóng hoàn thành. Mẫn Trúc lại chia lá trà đã hấp ra làm hai phần, sau đó lại đảo qua lại một chút cho lá trà nguội bớt.
Khâu sao lá trà là quan trong nhất. Ngô thị là người sao lá trà giúp Mẫn Trúc, dù gì bà cũng đã sao lá trà cả ba chục năm nay, kỹ thuật của bà bây giờ có thể nói là cao tay rồi. Dương thị giúp nương mình chỉnh lửa theo ý Mẫn Trúc.
Mẫn Trúc muốn lửa nhỏ, cháy đều. Dương thị khống chế lửa rất tốt.
Trước khi Ngô thị bỏ lá trà vào sao thù Mẫn Trúc cho hai nắm cách hoa lan vào mẻ đầu tiên. Đợi khi thành phẩm hoàn thành, Ngô thị ngửi thấy mùi trà nhàn nhạt, lại ngửi thấy mùi hương hoa vườn quanh chóp mũi. Ngô thị và Dương thị nhìn nhau, ánh mắt hai người tỏ rõ sự kinh ngạc.
Đợt sao lá trà thứ hai, Mẫn Trúc bỏ vào hai nắm hoa đào. Tuy hoa đào hương thơm rất nhẹ, nhưng vẫn có thể cảm nhận được hương thươm nhẹ nhàng đó quện cùng hương lá trà lan tỏa trong không khí.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook