Xa Gần Cao Thấp
-
Chương 7
Xin lỗi
......
Nhiều học sinh học kịch rất ghen tị với Bạch Mão Sinh.
Con nhà người ta được học vỡ lòng với máy ghi âm, TV cùng những tay mơ, diễn viên nghiệp dư và người nhà, còn Bạch Mão Sinh, khi cổ họng vẫn chưa phát triển hoàn toàn đã học được từ Vương Lệ - người suýt chút nữa đã "hoa mai nở lần hai" trong sự nghiệp.
Hoa mai nở lần hai ấy cũng đã nở một bông hoa, nên với tư cách là diễn viên trụ cột hạng nhất kiêm phó đoàn trưởng đoàn Việt kịch thành phố, đại biểu Quốc hội và uỷ viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, các vở kịch của Vương Lê đều rất ăn khách, thậm chí tiếng hò reo vang mãi tận Thượng Hải và Hàng Châu.
Tuy mọi người đều đang kiếm tiền và nhân tài hí kịch đang dần lụi tàn, nhưng nếu đến trường Hí khúc Bách Châu hoặc chọn trong đoàn kịch cẩn thận, một Côn Sinh* nổi tiếng như Vương Lê vẫn có thể chọn những mầm giống tốt làm học sinh.
Bất ngờ thay, Vương Lê lại đưa một cô bé sáu, bảy tuổi là Bạch Mão Sinh vào đoàn kịch, tranh thủ dạy cô bé vào thời gian buổi chiều sau khi tan làm.
*Côn Sinh (坤生): Là diễn viên nữ đóng vai nam.
Ngược lại, có Can Đán (乾旦) là diễn viên nam đóng vai nữ trên sân khấu hí kịch.
Cô bé xinh xắn, đôi mắt long lanh rất có hồn nhưng lại rụt rè nhát gan, mới đầu cô bé chỉ ngồi xổm trong góc phòng tập không nói câu nào, Vương Lê bưng tách trà chậm rãi hớp, sau đó nói: "Con không chịu học? Thế thôi, về nhà học đi."
Bạch Mão Sinh đứng dậy, trong khi tay chân không biết nên đặt lên đâu, cô bé đột nhiên bám lấy tấm rèm bên cạnh, hát một đoạn "Kim tiêu thành toàn ân nghĩa phối" trong "Tây Sương Ký", ban đầu, thật quái lạ, cô bé càng hát càng to hơn, trong trẻo và du dương, giọng điệu ngâm chữ mang cảm giác ngọt ngào thanh thoát, biết vô thức đè tiết tấu khi hát đến "Tương tư mù quáng đến cùng vẫn khổ tận cam lai".
Vương Lê nhìn chằm chằm Bạch Mão Sinh cho đến khi hát xong, không nhìn ra chiều sâu cảm xúc trong ánh mắt ra sao.
Cuối cùng, cô nhìn tấm rèm đã bị kéo xuống một nửa và rũ xuống sàn, hỏi: "Còn biết hát gì nữa?"
"Còn có 'Trâm Ngọc Tím', 'Lương Chú', 'Bàn Thê Tác Thê..." Bạch Mão Sinh cúi đầu gãi mặt, duỗi tay đếm ca đoạn, cô thường nghe mẹ Triệu Lan hát đủ các ca đoạn, thế là quen tai, bất giác chỉ cần mở miệng cũng có thể hát.
Trong đó có "Tây Sương Ký" là được nghe nhiều nhất.
"Sư phụ là hát Sinh, con cũng sẵn lòng học?"
"Sẵn lòng." Nghe khí thế này, Vương Lê nhận ra có chút hào hứng.
Vương Lê bước tới trước mặt cô bé, ngắm nhìn một lúc: "Quả thực là một nhân tài hát Sinh."
Bạch Mão Sinh bắt đầu với những kiến thức cơ bản như tập xoạc, tập võ hí, dần dần học đến cử chỉ và ánh mắt, đồng thời luyện tập cách vận dụng hơi thở và đóng mở giọng với Vương Lê.
Nếu có người trong nghề đi ngang qua, cô sẽ dừng lại quan sát một lúc, nói: "Cô Vương à, cô dạy còn chuẩn hơn trong Trường Hí khúc."
"Nếu không có kỹ năng cơ bản vững chắc, sớm muộn gì cũng sẽ lung lay." Vương Lê thản nhiên đáp.
"Con nhà ai kia?" Có người quen hỏi.
"Con gái của A Lan." Vương Lê lúc này mới cười, hốc mắt vốn sâu hơn người thường cũng ấm áp hẳn lên.
"Thảo nào, hai chị em là đồng môn mà."
Nhưng chỉ cần cô bé mắc lỗi, Vương Lê sẽ giơ chiếc thước phẳng dài nửa mét lên gõ vào cánh tay cô bé.
Không thể nói là đánh nhẹ, sau mỗi nhát gõ, cánh tay của Bạch Mão Sinh luôn hằn lên một vết đỏ.
Đứa trẻ này không chịu được bị đánh, mỗi lần chịu đòn đều khóc sướt mướt, vừa sụt sịt vừa tiếp tục luyện cho xong.
Vương Lệ thích điểm này ở cô bé, nếu không hết mình yêu ca kịch thì cô bé đã co cẳng chạy vì bị cô đánh từ lâu.
Nhưng Vương Lê cũng sợ đánh cô bé đến nỗi bỏ chạy, nên sau mỗi buổi tập thứ Sáu hàng tuần lúc 7 giờ tối, hai cô trò luôn rẽ qua ba con đường đến một quán ăn vặt.
Vương Lê ăn rất ít, phần lớn đồ ăn đều tọt vào bụng Bạch Mão Sinh.
Cô bé có thể ăn ba lồng bánh bao canh trứng cua, sau đó thậm chí có thể ăn thêm nửa bát mì nắp nồi, nửa bát còn lại cho Vương Lê ăn là vừa hay hết.
Ăn xong, Vương Lê đưa Bạch Mão Sinh đến bến xe buýt: "Về đi." Bạch Mão Sinh không biết, đã bao nhiêu lần Vương Lê nhìn gáy cô bé ngủ gà ngủ gật trong xe, sau đó theo dõi cô bé đi thật xa rồi mới bước bộ về ký túc xá của đoàn.
Bạch Mão Sinh về nhà hỏi mẹ: "Có phải học phí gia sư chúng ta đưa cho cô Vương đắt lắm không mẹ?"
Ánh mắt mẹ Triệu Lan chuyển động: "Sao vậy?"
Sau đó không cần hỏi nữa, chỉ cần sờ bụng là biết con gái đã ăn quá nhiều: "Sư phụ con kiếm không được bao nhiêu tiền, con nên ăn ít đi."
"Sư phụ nói một người ăn no, cả nhà không đói*, vậy là đủ." Cứ thế, Bạch Mão Sinh dần dần mong chờ những buổi ăn uống với sư phụ vào tối thứ Sáu, nghi thức này diễn ra suốt trong hơn bảy năm.
Vương Lê vẫn còn độc thân, nhưng Bạch Mão Sinh rất hiểu phép lịch sự, không hỏi sư phụ những điều không nên hỏi.
Chỉ là trong thâm tâm rất tò mò, tại sao Vương Lê từ dung mạo đến tư thái đều hơn người lại chưa kết hôn? Nếu cô Vương sinh con gái, không biết sẽ xinh đẹp đến nhường nào.
*Một người ăn no, cả nhà không đói (一人吃饱全家不饿): Người sống một mình, không con, không chồng, không vợ, chỉ cần ăn đủ cho một thân là cả nhà không ai đói.
Dù có lý trí đến đâu vẫn sẽ có ngày buột miệng.
Bạch Mão Sinh vừa qua sinh nhật lần thứ mười ba, hôm đó kết thúc buổi tập kịch, cô bé lấy sô cô la được Lưu Mậu Nhiên tặng từ trong cặp ra đưa cho sư phụ: "Sư phụ, hôm nay con thấy sư phụ hơi mệt, sư phụ ăn một ít bồi bổ năng lượng đi ạ."
Vương Lê mỉm cười nhận lấy sô cô la, mở ra, bẻ một miếng bỏ vào miệng: "Vậy sư phụ thưởng thức quà của con nhé." Nhai một lúc, Vương Lê thu dọn quần áo, kiểm tra phòng tập: "Đi thôi, sư phụ dẫn con đến bến xe."
"Không cần đâu sư phụ.
Con đã học cấp hai, có thể tự đi được, không xa lắm đâu.
Hơn nữa hôm nay mẹ con sẽ đợi con ở đó, tối nay con sẽ đến nhà chú ăn tối." Bạch Mão Sinh không nhìn thấy sắc mặt Vương Lê cứng đờ, sau đó nói: "Vậy được, đi đường cẩn thận."
Sắc trời đã tối đen khi hai cô trò bước ra khỏi rạp hát, Vương Lê gấp cổ áo cho Bạch Mão Sinh, đầu ngón tay lạnh buốt chạm vào cổ cô bé, Bạch Mão Sinh lập tức co rúm vì lạnh.
Chợt nhớ ra không có ai gấp cổ áo cho sư phụ: "Sư phụ, sao sư phụ không kết hôn? Nếu sư phụ có một đứa con thì tốt biết mấy?"
Vương Lê từ lâu đã tâm lặng như nước trước những câu hỏi như vậy: "Sư phụ đã kết hôn với hí kịch." Ban đầu định quay người về khu ký túc xá, nhưng cô vẫn nắm tay Bạch Mão Sinh: "Đi thôi, sư phụ vẫn nên đưa con đến bến xe thì hơn."
Trong ấn tượng của Bạch Mão Sinh, chỉ thấy sư phụ và mẹ Triệu Lan gặp mặt nhau một lần.
Lần đó Triệu Lan dẫn con gái đến ký túc xá của Vương Lê bái làm thầy, quà cáp chất đống đến đầu gối: "Đứa nhỏ này...!chỉ có thể nhờ chị dạy." Vương Lê chỉ hỏi: "Đứa nhỏ tên gì? "
"Bạch Mão Sinh." Triệu Lan nhìn đứa bé: "Không giống Lão Bạch chỗ nào, cũng không biết là giống ai."
Hai người đi đến bến xe, Bạch Mão Sinh vẫn đang huyên thuyên: "Giáo viên dạy toán lại phạt con đứng, nói là con kéo điểm trung bình của cả lớp xuống, Du Nhậm rất tốt bụng, còn nói cuối tuần con đến nhà bạn ấy để bạn ấy giúp học..."
"Sư phụ...!Con lại nhận được ba bức thư tình.
Lần này không phải từ trường Nhân tài, là từ trường Trung học Số 2.
Hai bạn nữ và một bạn nam.
Hm...!thư của các bạn nữ không được tính là thư tình nhỉ...!chỉ là họ muốn làm bạn..." Đến cả chuyện nhận thư tình, Bạch Mão Sinh cũng kể cho Vương Lê nghe, nhưng lại không nói với mẹ Triệu Lan.
Mà sau khi Vương Lê đọc những bức thư tình đó, cười thì cô vẫn cười, nhưng cái gì nên đánh thì vẫn cứ đánh.
Bạch Mão Sinh có một niềm tin không thể giải thích được đối với sư phụ, có thể vì vô số chiếc bánh bao canh trứng cua, cũng có thể vì nhiều nhát đánh bằng thước.
Bến xe đông nghịt người vào lúc bảy giờ tối đầu xuân, trên bệ đứng toàn là những người ăn bận dày cộp, họ khoác trên mình những chiếc áo khoác bông màu đỏ, đen và xanh, phả ra những luồng hơi thở trắng xoá, phân tán dưới ánh đèn đường.
Mái tóc dài của Triệu Lan vén ra sau tai, thân hình mảnh dẻ được che chắn cẩn thận trong chiếc áo khoác dài màu trắng.
Cô cầm túi đứng ở rìa đám đông, bỗng quay đầu lại, thấy hai cô trò dắt tay nhau đi tới, Triệu Lan sững sờ trong giây lát, sau đó mỉm cười với Vương Lê: "Lần nào cũng để chị phải vất vả."
Vương Lê nói "Không thành vấn đề", hai người đứng đối mặt nhau một lúc, ngay cả Bạch Mão Sinh cũng cảm thấy kỳ quái.
Lúc này, Vương Lê lấy ra một hộp quà từ trong túi xách đưa cho Triệu Lan: "Em đến nhà anh trai ăn tiệc sinh nhật phải không? Đây là món quà lần trước chị tiện đường biểu diễn trên Thượng Hải mua về, coi như quà sinh nhật vậy."
Mặt Triệu Lan mất tự nhiên: "Cái này...!không cần khách sáo như vậy."
"Cần mà." Vương Lê nhất quyết nhét quà vào tay Triệu Lan: "Năm mạng của em, chị chọn chiếc màu đỏ để cầu may." Cô xoa đôi bàn tay dễ lạnh cóng, vẫy tay chào hai mẹ con: "Đi đây."
Bạch Mão Sinh phát hiện tấm lưng lúc đó của sư phụ quả đúng là "thân dài ngọc đứng" hay thấy trong hí kịch, thực sự rất tịch mịch, trong khi mẹ cô như đang nghiêng đầu lau nước mắt.
Cô chưa bao giờ nhìn thấy mẹ khóc kể từ ngày cha cô qua đời.
Đêm đó trong bữa tiệc tụ họp ở nhà chú cô, Triệu Lan cũng chỉ miễn cưỡng gồng mình để đương đầu.
Sau khi về nhà, cô một mình mở hộp quà trong phòng ngủ, nhìn thấy món quà được Vương Lê tiện đường mua, là một chiếc khăn lụa LV màu đỏ và chai nước hoa "Poison" màu đỏ của Dior.
Triệu Lan mở lọ nước hoa ra ngửi, hương thơm hoa nhài tràn ngập tim phổi cô.
Cô ngước nhìn cánh cửa khóa chặt, đặt món quà lên tủ đầu giường.
"Mão Sinh, làm bài tập xong ngủ sớm đi." Triệu Lan biết thói làm bài tập lề mề của Bạch Mão Sinh, nhưng cô cũng hiểu đứa trẻ tập kịch xong đã mệt mỏi, vừa tập kịch vừa học hành thật là khó cho con bé.
Cho nên cô không yêu cầu quá cao về việc học của con gái, chỉ mong con gái không trượt là được.
Điểm thi đầu vào của Bạch Mão Sinh không thể vào được trường Nhân tài, bản thân Triệu Lan cũng chỉ là nhân viên của Cục Văn hóa, chồng Triệu Lan tuy trước khi qua đời từng là một doanh nhân có chút thành đạt, nhưng người đi trà nguội, những mối quan hệ của ông không còn giúp ích được gì.
Sau đó, chính Vương Lê là người đã nộp giấy đi cửa sau cho Bạch Mão Sinh lên lớp.
Là sư tỷ muội đồng hành cùng nhau trên sân khấu ba năm.
Nể tình hát đi hát lại "Tây Sương Ký" biết bao lần, chỉ cần Triệu Lan mở miệng, Vương Lê nhất định sẽ dốc hết sức có thể.
Nhưng Triệu Lan chỉ nhắc đến mỗi chuyện Bạch Mão Sinh học hí kịch.
Còn chuyện cô trăn trở tìm người giúp đưa con vào trường Nhân tài không hiểu sao lại đến tai Vương Lê, sư tỷ không nói không rằng, chỉ giải quyết xong trong nháy mắt.
Triệu Lan mất ngủ vào đêm sinh nhật của chính mình, trằn trọc nhiều lần, cuối cùng đứng dậy đi đến phòng Bạch Mão Sinh, chui vào giường của con gái.
Nào ngờ, cô bé vừa nghĩ tới các chị gái em gái trong trường Nhân tài và những người theo đuổi mình đến từ trường Số 2 cũng đã tỉnh, sau khi nghĩ về sư phụ một lúc, cô bé quay lại chui vào lòng mẹ: "Mẹ..."
"Tại sao sư phụ không kết hôn?" Bạch Mão Sinh biết không nên hỏi, đây là điều Triệu Lan ngăn không cho con hỏi.
"..." Triệu Lan không nói gì, ôm con gái chặt hơn, thì thầm: "Có lẽ...!không ai thích hợp."
"Nhưng sư phụ xinh đẹp đến vậy, dáng người cũng rất tuyệt vời, sư phụ đối xử với trẻ con rất tốt và tốt với con nhất." Mí mắt của Bạch Mão Sinh bắt đầu đánh nhau, lẩm bẩm nói xong, dần dần chìm vào giấc ngủ trong vòng tay an toàn của mẹ.
Triệu Lan nhìn bóng tối, biểu cảm khi nói chuyện hơn mười năm trước của Vương Lê vẫn hiện rõ mồn một trong tâm trí cô: "Nếu kết hôn, em sẽ không hát kịch nữa?"
"Ừ, em sẽ chuyển sang Phòng Tuyên truyền trong Cục Văn hóa." Khi đó Triệu Lan mới 23 tuổi, vừa có được tiếng tăm nhưng đã sớm nhìn thấu những trở ngại trong ca kịch, cô xin nghỉ việc đổi nghề với lý do kết hôn.
Nhưng bạn diễn của cô, một đàn chị đồng hành từ trường kịch cho đến đoàn kịch đã gần chục năm, đã níu giữ cô lại: "Hay là...!đi hát thêm vài năm nữa sau đó kết hôn cũng chưa muộn.
Em còn trẻ quá, vừa đạt được thành tựu đã rời đi, thật đáng tiếc."
"Hát thêm bao nhiêu năm nữa mới có thể kết hôn với chị?" Lời nói của Triệu Lan khiến Vương Lê im bặt.
Đã hát "Tây Sương Ký" quá nhiều lần, không biết cô đã rơi vào giấc mộng của Thôi Oanh Oanh hay là Thôi Oanh Oanh đang phủ đời cô.
Sau khi xuống sân khấu, đối mặt với Vương Lê không hề nhúc nhích chút nào, Triệu Lan tức giận rồi đi yêu.
Lão Bạch không tồi, lại là nhà giàu mới nổi, cưới được hoa đán trong đoàn kịch cũng là chuyện rất đáng tự hào.
Sự kết hợp của hai người rất tâm đầu ý hợp trong mắt người ngoài, tuy tỏ ra tự nhiên trong đoàn kịch, nhưng thực chất rất khó xử.
Năm đó tại tiệc cưới của Triệu Lan, Vương Lê ngồi trong góc phòng, nâng ly chúc mừng đôi vợ chồng, cô nói: "Là tôi có lỗi với sư muội, tự phạt ba chén."
Trong phòng có người hò hét: "Nên phạt sư muội ba chén.
Không phải A Lan đã rút khỏi kịch của Vương Lê sao? Đúng, Lão Bạch cũng phải uống ba chén, mầm giống tốt trong suốt 50 năm của đoàn Việt kịch Bách Châu chúng tôi đã bị cậu bắt đi..."
Vương Lê mỉm cười nhìn sư muội trong lớp trang điểm nhẹ, nâng chén lên bất chấp tiếng reo hò của những người khác: "Những năm qua, tôi chăm sóc sư muội chưa chu đáo, phạt một chén." Uống hết một chén, mặt cô nhuốm hồng.
"Tôi vẫn chưa giúp sư muội đoạt giải Hoa Mai, phạt thêm một chén." Vương Lê uống vội vàng, khuôn mặt nhuốm hồng đã đỏ bừng.
Chén thứ ba, cô không nói lý do, chỉ nói một câu: "Cuối cùng, chị có lỗi với em." Ngửa cổ lên, đặt cốc xuống, đến cả đôi mắt cũng đỏ hoe.
"Vương Lê cừ quá..." Mọi người vỗ tay, Triệu Lan nhìn vào đôi mắt đỏ rực lấp lánh làn nước của sư tỷ, giây phút đó cô bắt đầu hối hận vì sự bốc đồng của mình.
Đời người tại thời đại đó rất khó quay đầu, Triệu Lan cắm đầu cắm cổ bước đi hơn mười năm, ôm Bạch Mão Sinh đang say giấc trong đêm tối, hai hàng nước mắt lăn xuống từ khóe mi.
.......
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook