Xa Gần Cao Thấp
-
31: Tương Lai Ở Đâu
Tương lai ở đâu
......
Từ ngày 30 đến ngày 15 tháng giêng, Du Nhậm đã liên lạc với Bạch Mão Sinh tổng cộng hai lần ở quầy bán quà vặt trong trường.
Số lần ít ỏi ấy không phải lỗi của Bạch Mão Sinh, mà là Du Nhậm không muốn mượn điện thoại của Hà Điền Điền - người duy nhất trong lớp có điện thoại di động.
Cô không còn lựa chọn nào khác ngoài xếp hàng trong quán bán quà vặt, hồi hộp chờ những bạn đứng trước mặt nhanh nhanh nói xong.
Có học sinh tỏ ra ngây thơ, chỉ liên lạc với bố mẹ chưa đến hai phút để xin tiền mua tài liệu, mua quần áo.
Có học sinh thì không nói được mấy lời, chỉ biết khóc lớn với đầu dây bên kia: "Chỉ còn mấy tháng nữa là đến kỳ thi đại học, con cảm thấy mình thật vô dụng, chắc chắn con sẽ không đậu được vào một trường đại học tốt."
Cũng có học sinh đang yêu, chỉ dám kín đáo do ngại ánh mắt xuyên thấu của cô bán hàng và của bà đội trưởng đội bảo vệ trường học: "Ước gì em sớm được thi vào trường của anh", "Không phải trường anh vào học muộn sao? Đến trường em thăm một chút cũng được."
Du Nhậm vừa sốt ruột nhìn đồng hồ tính giờ lên lớp hoặc buổi tự học, vừa giả vờ bình tĩnh cầu nguyện Mão Sinh có thời gian nghe điện thoại.
Trong hai lần liên lạc trước đây, một lần Bạch Mão Sinh xin lỗi vì không thể về Bách Châu gặp Du Nhậm: "Mẹ mình vẫn phải nằm viện thêm vài tháng." Lần khác cô lắp bắp, khó khăn lắm mới khiến Du Nhậm hiểu ra trong tình huống hoá đơn điện thoại ngày càng tăng: Ấn Tú cũng đến gặp mẹ Mão Sinh.
Mỗi khi nhắc đến Ấn Tú, trái tim Du Nhậm như thắt lại, không phải vì cô nhỏ nhen, mà là trực giác tình cảm của cô gái đã phát triển, cô cầm điện thoại ho một cái, ngước mắt lên thấy bà đội trưởng đang ngồi ngay ngắn giả vờ liếc nhìn TV: "Chị ấy thật có tình nghĩa, mình rất an tâm vì mẹ cậu đã lấy được khoản bồi thường, không rơi vào tay người khác..."
Du Nhậm muốn bày tỏ mình nhớ cậu rất nhiều, nhưng chỉ có thể nói: "Xin lỗi Mão Sinh, ở trường mình không có máy tính nên chỉ có thể đọc tin nhắn vào cuối tuần.
Trưa Chủ nhật mẹ sẽ đón mình về..." Cô ngừng lại một lúc, Bạch Mão Sinh hiểu: "Mình sẽ đợi điện thoại của cậu, đừng sốt ruột.
Chỉ cần chờ đến khi mẹ mình xuất viện, mình sẽ quay lại trường kịch Bách Châu."
Khi Bạch Mão Sinh hỏi tình hình của cô ở trường, Du Nhậm chợt nhận ra cô không còn gì để nói, chỉ là "rất tốt", vừa dứt lời, tiếng chuông vang lên.
Du Nhậm nhanh chóng nói "Tạm biệt Mão Sinh", trả tiền rồi chạy đến giảng đường.
Tình hình ở trường của Du Nhậm không phải "rất tốt", mà là bị mắc kẹt giữa hai gọng kìm là giáo viên và phụ huynh.
Chủ nhiệm lớp là thầy giáo dạy toán, thầy thường không tham gia hướng dẫn chọn lớp khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, nhưng thầy thuyết phục Du Nhậm nên chọn lớp thiên về tự nhiên: "Dễ có điểm cao, chỉ cần kết quả đúng là sẽ được điểm." Khoa học xã hội thì không giống thế, dù tốn công vô ích viết những đoạn văn dài dằng dặc, đến cuối cùng thể nào cũng có lý do bị trừ điểm.
Giáo viên của lớp thực nghiệm cũng để ý Du Nhậm, công nhận rằng cô gái bỏ lỡ dịp may vào lớp thực nghiệm trong bài kiểm tra xếp lớp này rất "có tầm ảnh hưởng về sau".
Từ ngữ không hề ghê gớm, nhưng cụm "có tầm ảnh hưởng về sau" thường dùng để khen các bạn nam nhiều hơn, hiện tại có thể coi là lời khen rất cao khi dùng để miêu tả Du Nhậm.
Giáo viên chủ nhiệm lớp thực nghiệm khối tự nhiên còn bớt chút thì giờ gặp và trò chuyện với Du Nhậm, chủ yếu là giáo viên nói, đại ý là "Chăm chỉ học tập, kiên trì vững bước, cánh cửa lớp thực nghiệm luôn mở rộng chào đón em."
Nhưng Du Nhậm có suy tính khác, thay vì học những môn mà cô phải vất vả lắm mới học giỏi như khoa học tự nhiên, Du Nhậm lại mong muốn được học các môn xã hội mà mình yêu thích.
Vừa chớm tiết lộ suy nghĩ này với Du Hiểu Mẫn, cô đã bị mẹ nạt: "Xã hội cái gì mà xã hội? Phải gió à?".
truyện xuyên nhanh
Trong suy nghĩ của thám hoa khối khoa học tự do của huyện, "dăm ba thứ" khoa học xã hội xét cho cùng chỉ là khả năng viết và khả năng hiểu cộng thêm chút khả năng ghi nhớ, không liên quan gì đến "kỹ thuật" cả.
Bước đệm cho kỹ thuật là toán, lý, hóa, sinh, đó mới chính là đỉnh cao của IQ và logic.
Sau chuyến trở về từ bệnh viện tỉnh, mối quan hệ của hai mẹ con về cơ bản đã dịu lại như xưa, nhưng khúc dạo đầu của chiến tranh lạnh đã bắt đầu.
Vì không nói cho Du Hiểu Mẫn, Du Nhậm và Hoài Phong Niên tóc xoăn đã nhìn nhau khi điền vào nguyện vọng phân môn học, trở thành hai người duy nhất trong top 30 học sinh đứng đầu khoá đăng ký thi khối khoa học xã hội.
Điểm số của Tóc Xoăn đã được cải thiện, mục tiêu vẫn kiên định như cũ: "Điểm môn tự nhiên của mình cùng lắm có thể cho phép mình đỗ trường Đại học Bách Châu, nhưng điểm môn xã hội sẽ khiến mình bước chân vào bốn trường đại học hàng đầu Bắc Kinh".
Khi nói về kỹ thuật, Tóc Xoăn càng không hề lo xa: "Mình rất giỏi gói hoành thánh, không lo đói cơm ăn".
Tuy là nguyện vọng cá nhân của học sinh, nhưng sự lựa chọn của Du Nhậm vẫn khiến toàn khoá chấn động.
Hà Điền Điền - người cứ tưởng sẽ "cô đi đường cô, tôi đi đường tôi" với Du Nhậm sau khi chia môn học - cũng chọn khối khoa học xã hội, cô nàng khó chịu và bức bách suốt nhiều ngày trước sự thật này.
Du Nhậm cũng bị giáo viên bộ môn và chủ nhiệm lớp luân phiên oanh tạc, gọi ra tâm sự riêng.
Du Nhậm như một tội nhân bị thẩm vấn trong nhiều hội trường, cô ngồi thẳng lưng trong văn phòng giải thích lý do cho sự lựa chọn của mình: "Nếu nhà trường ban hành văn kiện của Đảng và Nhà nước, trên đó ghi rõ rằng 'Học khoa học xã hội là con đường chết, chúng tôi kịch liệt kêu gọi học sinh đăng ký học tự nhiên' thì em sẽ chấp nhận".
Những thứ như triển vọng việc làm hay thê đội xung kích trạng nguyên cấp tỉnh và thành phố của trường đều không liên quan gì đến Du Nhậm, cô chỉ làm theo trái tim mình mách bảo, đồng thời cũng cảm thấy mơ hồ, thấy không chắc chắn trước mục tiêu của tương lai.
Cuối cùng tin tức đến tai Du Hiểu Mẫn, phó viện trưởng lập tức đến trường Số 8 lý luận với Du Nhậm bất chấp hội nghị hành chính đang diễn ra.
Chiến tuyến nói chuyện bằng nghĩa bóng và nghĩa đen của hai mẹ con mở rộng từ tình yêu cho đến lựa chọn môn học, Du Nhậm mỉm cười, thuyết phục người mẹ đang tức giận đến xanh xám cả mặt: "Dù học môn xã hội, con vẫn tự tin bản thân có thể thi đỗ trường top, con thiên về con đường chuyên ngành nghiên cứu học thuật hơn, ưu tiên các môn xã hội.
Mẹ khuyên con học y, con sợ máu.
Tin học máy tính, con không hứng thú với lập trình.
Nếu mẹ nói con cũng có thể đăng ký những môn xã hội liên quan đến tài chính, thì nói thẳng ra, mẹ ơi, mẹ chỉ quan tâm đến tiền."
Một khi con gái đã quyết tâm, dù Du Hiểu Mẫn có lôi Nhậm Tụng Hồng hay Du Văn Chiêu vào cũng vô ích, cuối cùng, nói đến chuyện cắt giảm học phí đại học và chi phí sinh hoạt, Du Nhậm nhướng mày: "Thật à mẹ? Nếu biết sớm, con đã chọn đi theo bố ngay lúc bố mẹ ly hôn".
Ba "lưỡi rìu" người lớn hay dùng để thuyết phục con cái chính là: "Chỉ muốn tốt cho con", "Con sẽ hối hận" và "Sau này đừng trách mẹ không nói trước".
Toàn thân Du Nhậm như có ngọn lửa râm ran ngứa ngáy.
Tiễn người mẹ phó viện trưởng hay thở ngắn than dài đi, Du Nhậm đứng trên hành lang lớp học, nhìn công trường xây dựng ngoài trường với cặp mắt xa xăm thật lâu, ánh hoàng hôn đỏ rực rơi xuống giữa hai tòa nhà hiện đại cao chót vót giữa tầng mây...!Trong tim nao lên một nỗi tẻ ngắt của người anh hùng cô đơn sau trận chiến đẫm máu.
Tương lai cô sẽ ở đâu? Tương lai của Mão Sinh sẽ ở đâu? Còn cả Viên Liễu thông minh lanh lợi sẽ đi về phương nào?
"Cậu thất tình à?" Hoài Phong Niên cho Du Nhậm một miếng kẹo cao su, cô dựa vào lan can, ngẩng đầu thổi bóng: "Thất tình còn hơn chưa từng có tình yêu, như mình vậy, cuộc sống của mình ngoài học hành ra chỉ còn lại gói hoành thánh."
Du Nhậm nhìn Tóc Xoăn, chợt nhận ra ngay cả chiều cao của Hoài Phong Niên cũng vượt xa mình chỉ trong nửa năm.
Cô nghiến răng: "Không thất tình, chỉ là không gặp được thôi."
Đây là lần đầu tiên cô gián tiếp thừa nhận tình yêu, ánh mắt rơi vào khu làng trong thành nơi xa hơn, cô nghĩ đến Viên Liễu bị trì hoãn tiến độ học tập, sau đó nhìn về một thành phố tỉnh mà cô không thể trông thấy: "Hoài Phong Niên, phải đến khi nào chúng ta mới có cuộc sống mình mong muốn?"
Không có những quy định quản lý nghiêm ngặt trong khuôn viên trường, không có những đề thi ùn ùn kéo đến như bánh xe lăn, không bị người khác gây áp lực về sự lựa chọn của riêng mình và được mãi mãi ở bên người mình thích, hoạ chăng sẽ tốt biết bao?
Hoài Phong Niên quay người nhìn xuống lầu: "Hừm, trước tiên cậu phải đi bộ ra khỏi trường Số 8, hướng tới trường đại học, toà nhà này cách cổng trường đại học 800 mét, chúng ta còn phải đi bộ 800 ngày.
Ối..." Hoài Phong Niên vươn tay ra bắt gọng kính tuột xuống, chỉ nghe thấy một tiếng lạo xạo nhỏ, gọng kính tròn rơi xuống tầng một và vỡ toang.
Tóc Xoăn nheo mắt nhìn xuống đất, dụi mắt nhìn Du Nhậm đang ngây ra: "Nhìn xem, đến cả cặp kính còn hân hoan hơn mình.
Hơn 400 tệ đấy! Mình phải gói bao nhiêu chiếc hoành thánh lớn nhân rau tể mới bù được đây?"
Không bị che đậy bởi cặp kính, khuôn mặt Hoài Phong Niên trông càng thêm trẻ con.
Du Nhậm nhịn cười: "Đi, mình giúp cậu đi mượn một cặp kính vài ngày."
Hoàng hôn màu máu đã chìm xuống phía sau những tòa nhà cao tầng trước mắt, chỉ nhô lên phân nửa đường đỏ.
Đèn đường bật sáng, những người con xa quê lần lượt trở về căn nhà nhỏ tạm bợ trong khu làng trong thành, trong đó có những khách nữ thuê nhà của Viên Huệ Phương.
Trước khi xách những túi mì xào, hoành thánh và mì lạnh lên gác, họ thấy bé Viên Liễu đang nằm úp cầm bút viết chữ dưới ngọn đèn đường: "Ôi bé Liễu, còn bé mà đã biết chữ sao? Quả đúng là một sinh viên đại học tương lai."
Viên Liễu ngước lên cười, sau đó nhìn Viên Huệ Phương trong cửa hàng nhượng quyền China Unicom, thấy mẹ nhìn chằm chằm TV không động đậy, cô bé yên tâm tiếp tục cúi đầu ôn lại những chữ được Du Nhậm dạy.
"Chữ 'Nhậm' này của em, nét phẩy phía trên không thể viết thành nét ngang." Ấn Tú bưng bát giữ nhiệt cũng quay lại, kéo chiếc ghế gấp đến ngồi cạnh Viên Liễu: "Nào, để chị nắm tay em viết."
Những đốt ngón tay thon dài của cô nắm lấy bàn tay mũm mĩm nhỏ xinh của Viên Liễu: "Nào, nét phẩy.
Đúng rồi, lại một lần nữa, phẩy."
Sau khi luyện tập ba lần, Viên Liễu cuối cùng cũng viết đúng chữ "Nhậm" của Du Nhậm.
Viên Huệ Phương thò đầu ra khỏi chiếc TV, lịch sự chào Ấn Tú: "Hôm nay tan làm sớm à?"
Ấn Tú đã trở thành một trong những khách thuê nhà cao cấp ổn định nhất của Viên Huệ Phương, Ấn Tú trả tiền đúng hạn, vệ sinh sạch sẽ, không gây rắc rối, khiến Viên Huệ Phương càng ngày càng hài lòng với Ấn Tú, cách nói chuyện cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Trong ngôi nhà bốn tầng của Viên Huệ Phương, không gây rắc rối nghĩa là không cãi nhau vì một giọt dầu gội, không xích mích vì một đôi tất rách và không đến tận cửa nhà kiếm chuyện.
Đây là những phẩm chất hoàn hảo của một người thuê nhà hoàn mỹ, quan trọng nhất là không liếc mắt đưa tình với Lưu Mậu Tùng.
Viên Huệ Phương biết rõ Lưu Mậu Tùng có những suy nghĩ "vượt ranh giới" về Ấn Tú.
Nhưng phàm là một người phụ nữ có bộ ngực lớn hơn Viên Huệ Phương, eo thon hơn hoặc trên mặt không có tàn nhang lốm đốm vàng vọt, Lưu Mậu Tùng luôn có những suy nghĩ kiểu này hay kiểu khác.
Dưới chân ông xỏ đôi giày da 1.000 tệ, trên thân khoác chiếc áo 1.500 tệ, trên đầu bôi nửa cân gel tóc đều không phải để lấy lòng Viên Huệ Phương, mà là vì "thể diện" của gia đình này.
"Làm gì có người đàn ông nào ở độ tuổi như tôi ăn mặc rách nát luộm thuộm? Viên Huệ Phương, nếu bà không cầu kỳ, tôi càng phải nên cầu kỳ.
Nếu không, người ta đến nhà chúng ta xem sẽ tưởng đây là một khu dân nghèo." Mậu Tùng có lý do chính đáng.
Vì vậy, nửa tháng trước ông ta ăn mặc chỉnh tề, lén lút gõ cửa phòng Ấn Tú, chen vào với lý do kiểm tra trần nhà bị dột và hỏi Ấn Tú có muốn "làm bạn" với ông ta không?
Đây chính là nét giản đơn của Lưu Mậu Tùng, những chuyện kinh tởm như tằng tịu nam nữ trong con mắt của vợ ông đều được gói gọn rất không lừa già dối trẻ bằng cách chiết khấu một nửa tiền thuê nhà mỗi năm kèm lời sĩ diện cũ rích: "làm bạn".
Nếu khách thuê nhà xinh đẹp đồng ý "làm bạn", ông sẽ đưa ra viễn cảnh rằng: "Anh đã đá con mụ già đó, em làm vợ anh nhé".
Ấn Tú không bị thủ đoạn của ông ta mắc lừa, ấy là chưa kể đến năm nếp nhăn ở khóe mắt có thể kẹp chặt ruồi chết và hàm răng vàng khè do cắn thuốc lá để lại của ông ta.
Chỉ riêng cách ông ta quát mắng Viên Liễu như một ông già đã khiến cô cảm thấy ghê tởm.
Khi Lưu Mậu Tùng ngồi xuống giường Ấn Tú bắt đầu "tiếp thị" tình cảm, Ấn Tú ngay tức khắc mở cửa phòng bước ra ngoài.
Cô đến cửa hàng China Unicom nói với Viên Huệ Phương: "Anh Lưu vào phòng em kiểm tra vì nói trần phòng em bị dột, em đến chỗ chị ngồi đợi một lát nhé."
Viên Huệ Phương càng đánh giá cao thái độ tỉnh táo và nhạy bén của Ấn Tú, lập tức hào phóng rót cho Ấn Tú một tách trà đã ủ sáu năm, xỏ chân vào đôi dép bông dẫm lên cầu thang dốc "ầm ầm ầm".
15 phút sau, bà quay lại với một nắm keo xịt tóc trên đầu ông chồng, mặt đỏ bừng sau như vừa trải qua một trận chiến ác liệt, miệng chửi: "Mẹ thằng chó lo chuyện bao đồng."
Sau đó hỏi Ấn Tú: "Em có bạn trai chưa?"
Ấn Tú nói chưa, khách trong nhà hàng coi thường cô, đầu bếp thì cô không thích, họ chỉ suốt ngày muốn làm những chuyện bậy bạ với cô hầu bàn.
"Em vẫn muốn tìm một người tử tế."
Viên Huệ Phương rất đồng tình, lại khen ngợi Ấn Tú: "Không ngờ một cô gái như em khá là 'nội công'.
"Nội công" là một phương ngữ Bách Châu, chủ yếu chỉ một người đức độ đoan trang.
Viên Huệ Phương còn nói thêm một câu tâm sự thật lòng giữa hai chị em gái với nhau: "Sau này nếu có ai đến gây sự với em, em cứ nói cho chị Viên." Như thể một mối quan hệ nhờ đó đã được thiết lập.
Sau khi Ấn Tú dạy xong cách viết nét phẩy cho bé Viên Liễu, cô mở hộp cơm, đẩy đến trước mặt đứa trẻ: "Hôm nay là bánh bao rau mầm và thịt đông, em ăn đi." Bạch Mão Sinh không ở Bách Châu, cô không thể ăn hết số thức ăn mang về, thế là bé Viên Liễu được lộc.
Viên Huệ Phương rót chén trà cho cô: "Em cứ khách sáo, lúc nào cũng đem cho con bé đồ ăn."
Viên Huệ Phương không màng đến chiếc TV, chỉ kéo một chiếc ghế nhựa đến cùng ngồi dưới ngọn đèn đường: "Chị định nửa năm nữa sẽ cho con bé lên lớp 1, tuy chưa từng đi học mẫu giáo nhưng trông có vẻ sẽ là nhân tài."
Được Ấn Tú mời, bà cũng cầm một cái bánh bao lên ăn: "Bánh bao của Phúc Lâm Giang đúng là khác biệt." Vừa ăn vừa chê trách cô gia sư không mất tiền thuê của Viên Liễu: "Cô gái đó nói là thích dạy con bé học, nhưng hơn nửa tháng nay không thấy đến.
Biết ngay mà, một đứa nhỏ như vậy sao có thể kiên trì được."
Ấn Tú nói có lẽ người ta học trường Số 8 cũng bận.
Cô xé bánh bao ra, nhìn Viên Liễu ăn nheo mắt lại, vươn tay vuốt tóc cô bé: "Tóc của đứa nhỏ này đẹp quá."
Là một người có mái tóc vàng úa và lơ thơ, mẹ nuôi Viên Huệ Phương sững sờ, cười khô khốc: "Trẻ nhỏ, sức khoẻ còn tốt." Bà đổi chủ đề: "Người bạn trắng trẻo và cao cao ấy của em đâu? Lâu lắm không thấy đến."
Ấn Tú nói gia đình cô ấy có chút chuyện, dạo này đang ở tỉnh lỵ.
Nghĩ đến biểu cảm vừa oan ức vừa kinh ngạc của Bạch Mão Sinh sau khi bị cô hôn ngày hôm đó, trong ánh mắt Ấn Tú xao động một nụ cười.
Hôm đó cô mỉm cười suốt quãng đường từ tỉnh về, Bạch Mão Sinh nắm gấu áo đưa cô đến bến xe thì đỏ mặt không nói gì.
Sau khi tiễn Ấn Tú lên xe, Bạch Mão Sinh nói từ ngoài vào: "Chị không được nói với Du Nhậm đâu đấy."
"Cái đó còn tùy thái độ của em." Ấn Tú đáp lại, đáng tiếc bị ngăn cách bởi tấm kính, nếu không cô sẽ lại muốn xoa đầu Bạch Mão Sinh.
"Nói mới nhớ, đúng là xung quanh người đẹp chỉ toàn là người đẹp." Viên Huệ Phương cảm thán khi nhớ lại cô gái cao cao: "Nét mặt, đôi mắt, bàn tay và đôi chân đều giống như bước xuống từ trên sân khấu." Thấy Viên Liễu đã ăn đến miếng thịt đông thứ ba, Viên Huệ Phương vỗ vào tay con: "Ăn thế thôi Tiểu Liễu, đây là bữa tối của cô Ấn."
Viên Liễu rụt ngón tay lại, bỏ vào miệng mút, có chút sợ hãi nhìn Ấn Tú và mẹ.
Ấn Tú cười dịu dàng: "Ăn đi, chị ăn rồi." Khi còn nhỏ, cô từng cùng mẹ và người bạn trai nào đó của mẹ ra ngoài ăn, người không hay được ăn thịt như cô gắp một lúc bốn miếng sườn, bị mẹ gõ đôi đũa vào đầu: "Có biết lịch sự không?"
Bây giờ cô được thường xuyên ăn sườn, không cần sống khép nép chỉ vì ánh mắt của mẹ hay người khác nữa, nhưng thuê nhà thế này không phải chuyện cả đời.
Phải mua nhà, phải tự hầm một nồi sườn trong căn bếp nhà mình, phải đóng cửa mặc kệ thế giới mỗi khi đi làm về, sẽ không ai đến trước cửa nói rằng trần nhà mình bị dột chỉ để thò bàn tay vào mông mình.
Giờ đây Ấn Tú càng cảm thấy kiếm tiền rất quan trọng, tiền là tương lai, tiền là phẩm giá.
Khu làng nghèo trước mắt Ấn Tú hoá thành những mảng lốm đốm màu xám đen xanh dưới ánh đèn đường, trên mặt đường vẫn tồn động vài vũng nước thải chưa thấm đi hết.
Trước ngõ là một thế giới mới gọn gàng và trang nhã, nơi ánh đèn sáng rực giữa những hiện đại và huyền bí.
Cô chợt nhìn thấy Bạch Mão Sinh đang xách một chiếc túi trong chiếc áo trắng quần đen giữa dòng người qua lại.
Những tưởng mình gặp ảo giác, Ấn Tú nhìn kỹ hơn, bỗng nghe Viên Liễu gọi: "A, chị Bạch." Nhưng không thấy Du Nhậm, Viên Liễu có vẻ hơi thất vọng.
Bạch Mão Sinh đến gần, trước tiên chào Viên Huệ Phương, sau đó nhéo khuôn mặt hình quả táo của Viên Liễu, lấy trong túi ra một chiếc bánh ngọt nhỏ đưa cho cô bé: "Đây, mang cho em ăn."
Viên Huệ Phương nói: "Ôi, mấy đứa ai cũng khách sáo." Bà nhanh chóng bảo Viên Liễu cảm ơn Bạch Mão Sinh.
Hai tay xách túi, Bạch Mão Sinh đứng trước mặt Ấn Tú, nhìn vào mắt cô rồi gãi đầu nhìn đi chỗ khác, đôi mắt đen láy ánh lên vẻ ngượng ngùng: "Ấn...!Chị Ấn, em tìm chị có chút chuyện."
Tay cầm chiếc bánh bao rau mầm của Ấn Tú run run: "Được, vào phòng nói chuyện."
.......
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook