Vương Tử Ngược Bắc Em Xuôi Nam
-
Chương 9: Hỏa Xà
Lần đầu tiên biết đến việc này, cộng thêm linh tính nhạy bén của Thống lĩnh Nhạn Quân mách bảo, Khung Dực quyết điều tra kỹ hơn. Hắn không theo đoàn thương nhân Đại Thương trở về ngay trong đêm mà nán lại trong bản, giả say rượu, ngồi uống hết mười vò rượu nếp mật với một nhóm người Hồ, người Dao Tán, cuối cùng moi ra một tin cực kỳ quan trọng.
Trong tất cả những bộ tộc trên núi đều lưu truyền một lời sấm về Hỏa Xà. Không những vậy, lời sấm này còn nhắc đến vận mệnh Đại Thương.
Tuyết Nhạn giấu Hỏa Xà. Hỏa Xà xuất sơn, tộc Hồ sẽ vong, Đại Thương cũng diệt.
"Mình nói cho người nghe, lời sấm này có từ thời ông tổ ông cố của mình rồi. Truyền tới đời của mình, chỉ như là chuyện dọa con nít. Trước giờ mình chưa từng gặp ai tận mắt nhìn thấy Hỏa Xà cả. Người nghe vậy thôi, không cần sợ đâu." Anh bạn Hồ tộc khà khật vỗ vai Khung Dực mà nói.
"Bậy nào, già làng của tộc Dao Tán bọn tao tin lắm, mày đừng có nghe nó."
"Ồ, sao vậy?" Khung Dực lại mở một vò rượu mật, chất rượu sóng sánh đậm đà, thơm lựng. "Trong lời sấm đâu có nhắc tới tộc Dao Tán?"
"Lời sấm này tộc nào cũng có, tộc của ai người nấy tự thay tên vào thôi, hức!" Gã Dao Tán đã say mềm. "Tao say rồi, không... không uống nữa, hức."
Sau lần đó về, Khung Dực cho người đi điều tra lại, quả nhiên trong những người già và đám thương nhân của Khúc Băng cũng có không ít người từng nghe qua câu chuyện trên. Hắn trầm ngâm một hồi, sau cùng vẫn viết một phong thư gửi cho phụ hoàng và Khung Tuấn, báo cáo lại sự việc trên. Phong thư đó đi rồi, mấy tháng sau hắn mới nhận được hồi âm. Kinh đô chỉ ghi vỏn vẹn một câu:
Đã biết, về kinh nói sau.
Khung Dực thấy khó hiểu, thế là vẫn lưu tâm việc này, thỉnh thoảng sẽ lại lôi Kỷ Phong giả dạng thương nhân lên núi nghe ngóng tình hình. Lần nọ, bọn hắn may mắn gặp được một chợ phiên lớn, chỉ họp ba tháng một lần. Chợ vô cùng náo nhiệt, bày bán cơ man nào là khoáng sản, bảo thạch, trang sức làm từ kim loại và đá quý đủ màu. Lúc Kỷ Phong sà vào sạp bán những chiếc dao găm cán bằng đá chạm khắc tỉ mỉ, Khung Dực lại bị một khối đá thô thu hút. Đó là một khối đá không to lắm, chưa mài giũa qua, có vẻ như vừa xẻ ra rồi được đem rao bán ngay. Thịt khối đá có màu lam trong trẻo, nhẹ nhàng, nhìn qua đã biết là hàng thượng phẩm, nếu đem cắt mài thành trang sức, chắc chắn sẽ vô cùng quý hiếm, xinh đẹp.
Khung Dực đem hai bao lúa mạch lớn ra đổi, không đủ. Hắn lột đôi khuyên tai bằng vàng ròng mà hắn hay đeo xuống, vẫn chưa đủ. Rốt cuộc sau một hồi kì kèo ngã giá, cộng với sự trợ giúp của Kỷ Phong, lão già người Hồ lẳng lặng chỉ tay vào đôi ủng da thượng hạng của Khung Dực.
Thành giao.
Hôm đó, vị Thống lĩnh Nhạn Quân đi chân trần về lại thị trấn, khi đến nơi thì hai bàn chân đã sưng phồng, rướm máu, thế nhưng hắn lại cứ ôm khối đá màu lam kia mãi không thôi, vẻ mặt cực kì hài lòng. Chỉ có Kỷ Phong, suốt cả đường đi về vẫn càm ràm tiếc rẻ đôi ủng hạ mát đông ấm kia.
"Ngài rốt cuộc vì sao mua nó hả?"
"Thấy đẹp thì mua thôi!" Khung Dực nhún vai.
"Mua rồi giờ làm gì với nó đây? Cho người mài thành ngọc bội, trang sức?"
Khung Dực gật đầu: "Được, về thị trấn tìm cho ta vài tiệm làm trang sức tốt đi."
Thật ra sau đó, chuyện khối đá kia đã bị Kỷ Phong vứt ra sau đầu, hắn căn bản không còn thời gian mà nghĩ tới. Nguyên nhân là khi trở về Khúc Băng, Nhị vương tử nhà hắn lại đẩy nhanh quá trình xây thành, huấn luyện dân binh. Dưới yêu cầu cao như núi và kỷ luật thép của Khung Dực, thay vì mất cả năm mới tôi luyện ra một lứa dân binh coi cho được thì bây giờ, họ chỉ mất tầm tám tháng.
Khung Dực và Kỷ Phong không hề biết rằng, chỉ vài ngày sau khi bọn họ rời khỏi chợ phiên trên núi kia, đôi hoa tai vàng ròng và cặp ủng da thượng hạng của Khung Dực đã lưu hành tới tay một người. Người đó là một trong các vị đương gia chủ chốt của Hồ tộc, có thể xem là cánh tay phải của tộc chủ Hồ Kha. Hắn xuất thân là trẻ mồ côi lưu lạc khắp nơi, run rủi thế nào đến tận Tuyết Nhạn, may mắn được Hồ Kha nhặt về nuôi, dần dần lại được hắn hết mực tin tưởng, còn ban cho họ Hồ. Hắn theo họ của tộc chủ, chọn cho mình cái tên Nhất Niệm. Hồ Nhất Niệm.
Hồ Nhất Niệm cầm trên tay đôi hoa tai vàng ròng, xem xét kỹ lưỡng. Chế tác tinh xảo, vàng nguyên chất không pha tạp, lại có khắc hoa văn mặt trăng. Đôi ủng da kia cũng là hàng thượng hạng dùng cho tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, thương nhân bình thường không thể nào có được.
Hắn trầm mặc suy nghĩ một lúc rồi lấy ra một cuộn da nhỏ, cầm bút viết lên một dòng chữ ngắn gọn, lại gói cuộn da vào móng của liệp ưng mình nuôi, nâng tay thả đi.
Tới mùa thu, đội dân binh của Khúc Băng đã cứng cáp, việc tuần tra và bảo vệ được kéo dài ra tận chân núi Tuyết Nhạn, thậm chí họ còn cùng Nhạn Quân đi tuần trên sườn núi bên này. Khung Dực hài lòng, bắt đầu tiến hành bước tiếp theo của kế hoạch phòng thủ: nối liền mạch quân sự Khúc Băng với tuyến đồn trú của dải Chinh Sa.
Một sáng mùa thu của năm thứ hai, Khung Dực để lại Kỷ Phong trấn giữ Khúc Băng và Tuyết Nhạn, đem theo một đội thân binh chỉ tầm trăm người, cưỡi khoái mã nhắm hướng mặt trời mọc mà đi. Dải Chinh Sa nằm ở phía đông của Đại Thương, là một dải đất hẹp hình dáng hơi cong cong như trăng non, trải dài từ bắc xuống nam, quanh năm khô cằn, chỉ có gió và cát. Bọn họ ngày đi đêm nghỉ, đến sáng sớm ngày thứ tư thì đến được đồn trú đầu tiên của Chinh Sa, nằm giữa mênh mông cát vàng. Tới nơi, Khung Dực miễn luôn lễ nghi đón tiếp phiền phức của quan trấn thủ, lập tức vào trại, cùng các tướng sĩ cấp cao mang theo bàn bạc cách nối liền hai quân. Họ bàn cả một đêm, chẳng mấy chốc đã thấy bình minh rực rỡ mọc lên từ sa mạc. Khung Dực bước ra nhìn, bỗng chợt quay lại hỏi quan trấn thủ: "Tận cùng của dải Chinh Sa là nơi nào?"
"Bẩm Nhị vương tử, tận cùng dải Chinh Sa là đã đến rìa đông Đại Mạc. Ở đó có một vịnh nước sâu, nơi mà ngựa chúng ta không chạy được, nước đó cũng không uống được."
Là biển cả.
Đại Thương là dân tộc chiến binh lớn lên trên lưng ngựa. Những nơi vó ngựa không thể chạy, nước mà ngựa không thể uống, đối với họ là những nơi không lành, không nên bén mảng. Do vậy, Đại Thương chưa hề phát triển hải quân, cũng không có khái niệm về việc phát triển nhánh này trong quân đội.
"Nếu từ đó tiếp tục đi xuống nữa, có phải sẽ đến núi rừng Mạc Bắc, gần biên giới Kinh Lạc?"
"Bẩm Nhị vương tử, đúng vậy. Vịnh đó cũng nhỏ thôi, chạy dọc theo bờ chừng nửa ngày là sẽ đến núi rừng Mạc Bắc, tuy nhiên đoạn đó núi non hiểm trở, không thể trèo qua, cho nên vẫn phải đi đường chính từ Đại Mạc xuống thì mới tới Kinh Lạc. Phía chúng ta có quân đồn trú Mạc Bắc, phía Kinh Lạc có quân của ải Bạch Vân, rừng mận nằm chắn ngay biên giới."
"Quân đội phía nam hiện nay do phó tướng của lão Lưu Mục nắm giữ đúng không?"
"Vâng, lão tướng Lưu Mục cuối năm vừa rồi đã cáo lão về quê, hiện giờ mảng quân đội phía nam do phó tướng Quảng Ngân Trình nắm giữ."
Khung Dực ngẩng lên nhìn trời, thấp thoáng một cánh liệp ưng chao liệng. Hử, có phải hắn nhìn lầm không? Ưng này trông như ưng của núi rừng Tuyết Nhạn.
Sau khi Khung Dực quay về phương bắc, vài ngày sau tại phương nam xa xôi, Vũ Miên đang ngồi xem một loạt tin tức được dâng lên, trong số đó có cả tin tình báo từ phía bắc. Nàng suy nghĩ một lát rồi hạ bút viết hai dòng hồi âm, xong xuôi lại tiếp tục đọc lá thư tháng này Ngọc Huyên vừa gửi tới. Trước lúc Ngọc Huyên đi, Chu An và Vũ Miên đã căn dặn, thư từ hàng tháng chỉ nói việc nhà, không được nhắc đến việc nước dù là nửa chữ, do đó tuyệt nhiên không lo Đại Thương đọc được gì. Xem thư xong, nàng thay một thân võ phục gọn nhẹ, tóc cũng vấn cao trên đầu, chỉ cài một chiếc trâm bạch ngọc rồi đội khăn, cầm áo choàng bước ra ngoài.
"Đi đến doanh trại bên bờ Hoàng Giang. Cho truyền đội quân trinh sát."
"Rõ, thưa Công chúa!"
Chợt nhớ ra điều cha nàng căn dặn sáng nay, Vũ Miên quay lại nói với người hầu trước khi lên ngựa phóng đi: "Hàng hóa tháng này gửi cho Ngọc Huyên, bỏ vào thêm mười vò rượu mơ cha ủ nhé."
"Thưa vâng."
"À, để riêng hai vò, gửi cho Đại vương tử Khung Tuấn."
"Sao ạ? À... vâng, vâng."
Chẳng mấy chốc, thu vàng đã bắt đầu phai, rừng cây dần dần trút lá. Một tối nọ, Khung Dực ngồi bên bệ cửa sổ trên tòa gác cao nhất của quân doanh Khúc Băng đưa mắt nhìn ra, đã thấy trận tuyết đầu mùa chầm chậm rơi xuống, hoa tuyết trắng lất phất bay. Trên này đổ tuyết sớm, cũng phải nửa tháng nữa, tuyết mới rơi xuống Vương Đô.
Mùa đông năm đó ông trời thương tình, dù cho tuyết sớm nhưng thời tiết lại không quá lạnh. Các bộ tộc trên núi cũng chống chọi được qua năm mới, do vậy Nhạn Quân và người dân Khúc Băng cũng có thể yên ổn đón giao thừa. Những ngày giáp Tết rỗi rãi, Khung Dực chán, lại cải trang thành thường dân rồi lên núi, vào bản đi chợ xuân. Chợ xuân ngày giáp Tết còn náo nhiệt hơn phiên chợ họp ba tháng một lần mà hắn từng đi, nhiều mặt hàng hơn, có những món đặc sản của miền núi, có cả quần áo nhiều màu sắc và hoa văn sặc sỡ. Khung Dực lật qua lật lại mớ quần áo một hồi, vẫn thấy mặc đơn giản một chút, màu trang nhã một chút coi sao vẫn được mắt hơn. Vả lại, vải vóc này dệt thô quá, cứng xơ xác, nói sao cũng không bằng tơ lụa mềm mại phương nam.
Dạo chơi chán, Khung Dực, Kỷ Phong và nhóm thân binh tạt vào một chiếu rượu của người Kỉ Di. Nghe xung quanh kháo nhau tối nay bốn bộ tộc lớn gồm Hồ, Nùng, Kỉ Di và Dao Tán có lễ hội cúng bái Hỏa Xà, Khung Dực nhất mực đòi ở lại. Chiếu bên cạnh, một nam nhân Hồ tộc lặng lẽ ngồi uống rượu, ăn thịt khô, có lúc làm như vô tình quét mắt qua nhóm "thương nhân" Đại Thương này.
Trái với không khí náo nhiệt, vui vẻ của phiên chợ Tết, lễ hội cúng bái Hỏa Xà này lại mang màu sắc thần bí, trang nghiêm, thậm chí đối với người không quen thuộc thì còn có phần rùng rợn. Già làng của bốn bộ tộc lớn đều mặc áo lễ đi đầu, theo sau là từng đoàn rước của mỗi bộ tộc. Ra đến bãi đất trung tâm, tất cả đều quỳ xuống, từng già làng lại tiến lên dâng phần tế phẩm, múa bài múa rước xà, đám rước cũng rì rầm hát theo những câu hát của dị tộc mà Khung Dực nghe không hiểu. Sau khi bốn bộ tộc hoàn tất phần dâng lễ, từ trên dốc núi phía xa, một con Hỏa Xà làm bằng vải màu đỏ rực, được chống bằng nhiều thanh tre bên dưới có người cầm, từ từ "trườn" xuống. Đám người điều khiển Hỏa Xà uốn lượn vài vòng rồi há cái miệng đỏ lòm ra, từ từ "nuốt" phần sính lễ đó vào bụng. Xong, Hỏa Xả cuộn mình nằm im, bốn già làng tiến vào từ bốn góc, bắt đầu châm lửa. Thì ra dưới đất đã xếp sẵn củi, rưới sẵn dầu, một khi châm lửa là cháy. Ngọn lửa bốc lên hừng hực, hắt bóng lên đoàn người đang nhảy múa xung quanh, tiếng nổ lép bép hòa cùng giọng ca ma mị lầm rầm, nghe qua vừa quỷ dị, vừa não nề khó tả.
Khi ngọn lửa kia còn chưa cháy hết, Khung Dực đã huých Kỷ Phong, hất đầu ra hiệu. Về thôi.
"Kỷ Phong, nhớ đàn sói lửa mà chúng ta đụng phải hai năm trước lúc đi đón Ngọc Huyên không?"
Kỷ Phong gật đầu: "Thuộc hạ cũng vừa nghĩ đến bọn chúng."
"Không ngoại trừ khả năng thứ buộc bọn chúng rời khỏi vạt rừng phía sườn tây Tuyết Nhạn chính là con Hỏa Xà này."
Kỷ Phong giật mình: "Theo kích thước của con Hỏa Xà giả trong lễ tế lúc này thì, con thật chắc phải to hơn."
Khung Dực không đáp, chìm sâu vào suy nghĩ. Nếu thật sự có một con rắn lớn như vậy, tại sao trước giờ chưa ai nhìn thấy?
Vừa ra khỏi khu lễ hội, lúc đi ngang qua chợ, bọn họ đụng mặt nam nhân Hồ tộc ban nãy.
"Các vị mang gì lên đây đổi thế?" Nam nhân cười cười nhìn Khung Dực.
"Là lúa mạch loại tốt đấy." Khung Dực tỉnh bơ.
"Ồ, xem ra còn chưa đổi hết à? Ta lấy hết chỗ lúa mạch này, thế nào?"
Dù sao bọn hắn khiêng hàng lên bản đã mệt, bận về nếu đỡ phải khiêng thì tội gì không đổi. Kỷ Phong lập tức gật đầu: "Đổi thế nào?"
Nam nhân lấy từ trong túi ra một vật lấp lánh ánh kim: "Món này thì sao?"
Là đôi hoa tai bằng vàng ròng của Khung Dực lần trước dùng đổi lấy phiến đá màu lam nọ.
Kỷ Phong hơi biến sắc, trái lại Khung Dực tỉnh rụi: "Món này không cần, có ủng da thượng hạng không?"
Hồ Nhất Niệm bật cười: "Ủng da thì có đấy, nhưng không đổi đâu."
Nói qua nói lại một hồi, Khung Dực lười khuân vác nên cũng thành giao, lấy lại đôi hoa tai vàng. Đôi bên ai đi đường nấy, kẻ xuống núi, người tiếp tục đi sâu vào bản.
Đi một lát, Khung Dực quay lại nhìn.
Hồ Nhất Niệm, đương gia Hồ tộc.
Bên kia, Hồ Nhất Niệm cũng vừa quay lưng.
Khung Dực, Nhị vương tử Đại Thương.
Trong tất cả những bộ tộc trên núi đều lưu truyền một lời sấm về Hỏa Xà. Không những vậy, lời sấm này còn nhắc đến vận mệnh Đại Thương.
Tuyết Nhạn giấu Hỏa Xà. Hỏa Xà xuất sơn, tộc Hồ sẽ vong, Đại Thương cũng diệt.
"Mình nói cho người nghe, lời sấm này có từ thời ông tổ ông cố của mình rồi. Truyền tới đời của mình, chỉ như là chuyện dọa con nít. Trước giờ mình chưa từng gặp ai tận mắt nhìn thấy Hỏa Xà cả. Người nghe vậy thôi, không cần sợ đâu." Anh bạn Hồ tộc khà khật vỗ vai Khung Dực mà nói.
"Bậy nào, già làng của tộc Dao Tán bọn tao tin lắm, mày đừng có nghe nó."
"Ồ, sao vậy?" Khung Dực lại mở một vò rượu mật, chất rượu sóng sánh đậm đà, thơm lựng. "Trong lời sấm đâu có nhắc tới tộc Dao Tán?"
"Lời sấm này tộc nào cũng có, tộc của ai người nấy tự thay tên vào thôi, hức!" Gã Dao Tán đã say mềm. "Tao say rồi, không... không uống nữa, hức."
Sau lần đó về, Khung Dực cho người đi điều tra lại, quả nhiên trong những người già và đám thương nhân của Khúc Băng cũng có không ít người từng nghe qua câu chuyện trên. Hắn trầm ngâm một hồi, sau cùng vẫn viết một phong thư gửi cho phụ hoàng và Khung Tuấn, báo cáo lại sự việc trên. Phong thư đó đi rồi, mấy tháng sau hắn mới nhận được hồi âm. Kinh đô chỉ ghi vỏn vẹn một câu:
Đã biết, về kinh nói sau.
Khung Dực thấy khó hiểu, thế là vẫn lưu tâm việc này, thỉnh thoảng sẽ lại lôi Kỷ Phong giả dạng thương nhân lên núi nghe ngóng tình hình. Lần nọ, bọn hắn may mắn gặp được một chợ phiên lớn, chỉ họp ba tháng một lần. Chợ vô cùng náo nhiệt, bày bán cơ man nào là khoáng sản, bảo thạch, trang sức làm từ kim loại và đá quý đủ màu. Lúc Kỷ Phong sà vào sạp bán những chiếc dao găm cán bằng đá chạm khắc tỉ mỉ, Khung Dực lại bị một khối đá thô thu hút. Đó là một khối đá không to lắm, chưa mài giũa qua, có vẻ như vừa xẻ ra rồi được đem rao bán ngay. Thịt khối đá có màu lam trong trẻo, nhẹ nhàng, nhìn qua đã biết là hàng thượng phẩm, nếu đem cắt mài thành trang sức, chắc chắn sẽ vô cùng quý hiếm, xinh đẹp.
Khung Dực đem hai bao lúa mạch lớn ra đổi, không đủ. Hắn lột đôi khuyên tai bằng vàng ròng mà hắn hay đeo xuống, vẫn chưa đủ. Rốt cuộc sau một hồi kì kèo ngã giá, cộng với sự trợ giúp của Kỷ Phong, lão già người Hồ lẳng lặng chỉ tay vào đôi ủng da thượng hạng của Khung Dực.
Thành giao.
Hôm đó, vị Thống lĩnh Nhạn Quân đi chân trần về lại thị trấn, khi đến nơi thì hai bàn chân đã sưng phồng, rướm máu, thế nhưng hắn lại cứ ôm khối đá màu lam kia mãi không thôi, vẻ mặt cực kì hài lòng. Chỉ có Kỷ Phong, suốt cả đường đi về vẫn càm ràm tiếc rẻ đôi ủng hạ mát đông ấm kia.
"Ngài rốt cuộc vì sao mua nó hả?"
"Thấy đẹp thì mua thôi!" Khung Dực nhún vai.
"Mua rồi giờ làm gì với nó đây? Cho người mài thành ngọc bội, trang sức?"
Khung Dực gật đầu: "Được, về thị trấn tìm cho ta vài tiệm làm trang sức tốt đi."
Thật ra sau đó, chuyện khối đá kia đã bị Kỷ Phong vứt ra sau đầu, hắn căn bản không còn thời gian mà nghĩ tới. Nguyên nhân là khi trở về Khúc Băng, Nhị vương tử nhà hắn lại đẩy nhanh quá trình xây thành, huấn luyện dân binh. Dưới yêu cầu cao như núi và kỷ luật thép của Khung Dực, thay vì mất cả năm mới tôi luyện ra một lứa dân binh coi cho được thì bây giờ, họ chỉ mất tầm tám tháng.
Khung Dực và Kỷ Phong không hề biết rằng, chỉ vài ngày sau khi bọn họ rời khỏi chợ phiên trên núi kia, đôi hoa tai vàng ròng và cặp ủng da thượng hạng của Khung Dực đã lưu hành tới tay một người. Người đó là một trong các vị đương gia chủ chốt của Hồ tộc, có thể xem là cánh tay phải của tộc chủ Hồ Kha. Hắn xuất thân là trẻ mồ côi lưu lạc khắp nơi, run rủi thế nào đến tận Tuyết Nhạn, may mắn được Hồ Kha nhặt về nuôi, dần dần lại được hắn hết mực tin tưởng, còn ban cho họ Hồ. Hắn theo họ của tộc chủ, chọn cho mình cái tên Nhất Niệm. Hồ Nhất Niệm.
Hồ Nhất Niệm cầm trên tay đôi hoa tai vàng ròng, xem xét kỹ lưỡng. Chế tác tinh xảo, vàng nguyên chất không pha tạp, lại có khắc hoa văn mặt trăng. Đôi ủng da kia cũng là hàng thượng hạng dùng cho tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, thương nhân bình thường không thể nào có được.
Hắn trầm mặc suy nghĩ một lúc rồi lấy ra một cuộn da nhỏ, cầm bút viết lên một dòng chữ ngắn gọn, lại gói cuộn da vào móng của liệp ưng mình nuôi, nâng tay thả đi.
Tới mùa thu, đội dân binh của Khúc Băng đã cứng cáp, việc tuần tra và bảo vệ được kéo dài ra tận chân núi Tuyết Nhạn, thậm chí họ còn cùng Nhạn Quân đi tuần trên sườn núi bên này. Khung Dực hài lòng, bắt đầu tiến hành bước tiếp theo của kế hoạch phòng thủ: nối liền mạch quân sự Khúc Băng với tuyến đồn trú của dải Chinh Sa.
Một sáng mùa thu của năm thứ hai, Khung Dực để lại Kỷ Phong trấn giữ Khúc Băng và Tuyết Nhạn, đem theo một đội thân binh chỉ tầm trăm người, cưỡi khoái mã nhắm hướng mặt trời mọc mà đi. Dải Chinh Sa nằm ở phía đông của Đại Thương, là một dải đất hẹp hình dáng hơi cong cong như trăng non, trải dài từ bắc xuống nam, quanh năm khô cằn, chỉ có gió và cát. Bọn họ ngày đi đêm nghỉ, đến sáng sớm ngày thứ tư thì đến được đồn trú đầu tiên của Chinh Sa, nằm giữa mênh mông cát vàng. Tới nơi, Khung Dực miễn luôn lễ nghi đón tiếp phiền phức của quan trấn thủ, lập tức vào trại, cùng các tướng sĩ cấp cao mang theo bàn bạc cách nối liền hai quân. Họ bàn cả một đêm, chẳng mấy chốc đã thấy bình minh rực rỡ mọc lên từ sa mạc. Khung Dực bước ra nhìn, bỗng chợt quay lại hỏi quan trấn thủ: "Tận cùng của dải Chinh Sa là nơi nào?"
"Bẩm Nhị vương tử, tận cùng dải Chinh Sa là đã đến rìa đông Đại Mạc. Ở đó có một vịnh nước sâu, nơi mà ngựa chúng ta không chạy được, nước đó cũng không uống được."
Là biển cả.
Đại Thương là dân tộc chiến binh lớn lên trên lưng ngựa. Những nơi vó ngựa không thể chạy, nước mà ngựa không thể uống, đối với họ là những nơi không lành, không nên bén mảng. Do vậy, Đại Thương chưa hề phát triển hải quân, cũng không có khái niệm về việc phát triển nhánh này trong quân đội.
"Nếu từ đó tiếp tục đi xuống nữa, có phải sẽ đến núi rừng Mạc Bắc, gần biên giới Kinh Lạc?"
"Bẩm Nhị vương tử, đúng vậy. Vịnh đó cũng nhỏ thôi, chạy dọc theo bờ chừng nửa ngày là sẽ đến núi rừng Mạc Bắc, tuy nhiên đoạn đó núi non hiểm trở, không thể trèo qua, cho nên vẫn phải đi đường chính từ Đại Mạc xuống thì mới tới Kinh Lạc. Phía chúng ta có quân đồn trú Mạc Bắc, phía Kinh Lạc có quân của ải Bạch Vân, rừng mận nằm chắn ngay biên giới."
"Quân đội phía nam hiện nay do phó tướng của lão Lưu Mục nắm giữ đúng không?"
"Vâng, lão tướng Lưu Mục cuối năm vừa rồi đã cáo lão về quê, hiện giờ mảng quân đội phía nam do phó tướng Quảng Ngân Trình nắm giữ."
Khung Dực ngẩng lên nhìn trời, thấp thoáng một cánh liệp ưng chao liệng. Hử, có phải hắn nhìn lầm không? Ưng này trông như ưng của núi rừng Tuyết Nhạn.
Sau khi Khung Dực quay về phương bắc, vài ngày sau tại phương nam xa xôi, Vũ Miên đang ngồi xem một loạt tin tức được dâng lên, trong số đó có cả tin tình báo từ phía bắc. Nàng suy nghĩ một lát rồi hạ bút viết hai dòng hồi âm, xong xuôi lại tiếp tục đọc lá thư tháng này Ngọc Huyên vừa gửi tới. Trước lúc Ngọc Huyên đi, Chu An và Vũ Miên đã căn dặn, thư từ hàng tháng chỉ nói việc nhà, không được nhắc đến việc nước dù là nửa chữ, do đó tuyệt nhiên không lo Đại Thương đọc được gì. Xem thư xong, nàng thay một thân võ phục gọn nhẹ, tóc cũng vấn cao trên đầu, chỉ cài một chiếc trâm bạch ngọc rồi đội khăn, cầm áo choàng bước ra ngoài.
"Đi đến doanh trại bên bờ Hoàng Giang. Cho truyền đội quân trinh sát."
"Rõ, thưa Công chúa!"
Chợt nhớ ra điều cha nàng căn dặn sáng nay, Vũ Miên quay lại nói với người hầu trước khi lên ngựa phóng đi: "Hàng hóa tháng này gửi cho Ngọc Huyên, bỏ vào thêm mười vò rượu mơ cha ủ nhé."
"Thưa vâng."
"À, để riêng hai vò, gửi cho Đại vương tử Khung Tuấn."
"Sao ạ? À... vâng, vâng."
Chẳng mấy chốc, thu vàng đã bắt đầu phai, rừng cây dần dần trút lá. Một tối nọ, Khung Dực ngồi bên bệ cửa sổ trên tòa gác cao nhất của quân doanh Khúc Băng đưa mắt nhìn ra, đã thấy trận tuyết đầu mùa chầm chậm rơi xuống, hoa tuyết trắng lất phất bay. Trên này đổ tuyết sớm, cũng phải nửa tháng nữa, tuyết mới rơi xuống Vương Đô.
Mùa đông năm đó ông trời thương tình, dù cho tuyết sớm nhưng thời tiết lại không quá lạnh. Các bộ tộc trên núi cũng chống chọi được qua năm mới, do vậy Nhạn Quân và người dân Khúc Băng cũng có thể yên ổn đón giao thừa. Những ngày giáp Tết rỗi rãi, Khung Dực chán, lại cải trang thành thường dân rồi lên núi, vào bản đi chợ xuân. Chợ xuân ngày giáp Tết còn náo nhiệt hơn phiên chợ họp ba tháng một lần mà hắn từng đi, nhiều mặt hàng hơn, có những món đặc sản của miền núi, có cả quần áo nhiều màu sắc và hoa văn sặc sỡ. Khung Dực lật qua lật lại mớ quần áo một hồi, vẫn thấy mặc đơn giản một chút, màu trang nhã một chút coi sao vẫn được mắt hơn. Vả lại, vải vóc này dệt thô quá, cứng xơ xác, nói sao cũng không bằng tơ lụa mềm mại phương nam.
Dạo chơi chán, Khung Dực, Kỷ Phong và nhóm thân binh tạt vào một chiếu rượu của người Kỉ Di. Nghe xung quanh kháo nhau tối nay bốn bộ tộc lớn gồm Hồ, Nùng, Kỉ Di và Dao Tán có lễ hội cúng bái Hỏa Xà, Khung Dực nhất mực đòi ở lại. Chiếu bên cạnh, một nam nhân Hồ tộc lặng lẽ ngồi uống rượu, ăn thịt khô, có lúc làm như vô tình quét mắt qua nhóm "thương nhân" Đại Thương này.
Trái với không khí náo nhiệt, vui vẻ của phiên chợ Tết, lễ hội cúng bái Hỏa Xà này lại mang màu sắc thần bí, trang nghiêm, thậm chí đối với người không quen thuộc thì còn có phần rùng rợn. Già làng của bốn bộ tộc lớn đều mặc áo lễ đi đầu, theo sau là từng đoàn rước của mỗi bộ tộc. Ra đến bãi đất trung tâm, tất cả đều quỳ xuống, từng già làng lại tiến lên dâng phần tế phẩm, múa bài múa rước xà, đám rước cũng rì rầm hát theo những câu hát của dị tộc mà Khung Dực nghe không hiểu. Sau khi bốn bộ tộc hoàn tất phần dâng lễ, từ trên dốc núi phía xa, một con Hỏa Xà làm bằng vải màu đỏ rực, được chống bằng nhiều thanh tre bên dưới có người cầm, từ từ "trườn" xuống. Đám người điều khiển Hỏa Xà uốn lượn vài vòng rồi há cái miệng đỏ lòm ra, từ từ "nuốt" phần sính lễ đó vào bụng. Xong, Hỏa Xả cuộn mình nằm im, bốn già làng tiến vào từ bốn góc, bắt đầu châm lửa. Thì ra dưới đất đã xếp sẵn củi, rưới sẵn dầu, một khi châm lửa là cháy. Ngọn lửa bốc lên hừng hực, hắt bóng lên đoàn người đang nhảy múa xung quanh, tiếng nổ lép bép hòa cùng giọng ca ma mị lầm rầm, nghe qua vừa quỷ dị, vừa não nề khó tả.
Khi ngọn lửa kia còn chưa cháy hết, Khung Dực đã huých Kỷ Phong, hất đầu ra hiệu. Về thôi.
"Kỷ Phong, nhớ đàn sói lửa mà chúng ta đụng phải hai năm trước lúc đi đón Ngọc Huyên không?"
Kỷ Phong gật đầu: "Thuộc hạ cũng vừa nghĩ đến bọn chúng."
"Không ngoại trừ khả năng thứ buộc bọn chúng rời khỏi vạt rừng phía sườn tây Tuyết Nhạn chính là con Hỏa Xà này."
Kỷ Phong giật mình: "Theo kích thước của con Hỏa Xà giả trong lễ tế lúc này thì, con thật chắc phải to hơn."
Khung Dực không đáp, chìm sâu vào suy nghĩ. Nếu thật sự có một con rắn lớn như vậy, tại sao trước giờ chưa ai nhìn thấy?
Vừa ra khỏi khu lễ hội, lúc đi ngang qua chợ, bọn họ đụng mặt nam nhân Hồ tộc ban nãy.
"Các vị mang gì lên đây đổi thế?" Nam nhân cười cười nhìn Khung Dực.
"Là lúa mạch loại tốt đấy." Khung Dực tỉnh bơ.
"Ồ, xem ra còn chưa đổi hết à? Ta lấy hết chỗ lúa mạch này, thế nào?"
Dù sao bọn hắn khiêng hàng lên bản đã mệt, bận về nếu đỡ phải khiêng thì tội gì không đổi. Kỷ Phong lập tức gật đầu: "Đổi thế nào?"
Nam nhân lấy từ trong túi ra một vật lấp lánh ánh kim: "Món này thì sao?"
Là đôi hoa tai bằng vàng ròng của Khung Dực lần trước dùng đổi lấy phiến đá màu lam nọ.
Kỷ Phong hơi biến sắc, trái lại Khung Dực tỉnh rụi: "Món này không cần, có ủng da thượng hạng không?"
Hồ Nhất Niệm bật cười: "Ủng da thì có đấy, nhưng không đổi đâu."
Nói qua nói lại một hồi, Khung Dực lười khuân vác nên cũng thành giao, lấy lại đôi hoa tai vàng. Đôi bên ai đi đường nấy, kẻ xuống núi, người tiếp tục đi sâu vào bản.
Đi một lát, Khung Dực quay lại nhìn.
Hồ Nhất Niệm, đương gia Hồ tộc.
Bên kia, Hồ Nhất Niệm cũng vừa quay lưng.
Khung Dực, Nhị vương tử Đại Thương.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook