Vùng Đất Vô Hình
Chương 110: 110: Ở Núi Này Tưởng Thấp Ngắm Núi Nọ Tưởng Cao 1


Trong khi cuộc chiến bên ngoài đang trở nên gay gắt và hỗn loạn thì ở trung tâm trang viên nhà họ Hoàng, tất cả mọi việc đều rất bình thản.

Trong nhà thờ rộng lớn làm bằng thơm mùi gỗ đinh hương lâu năm, các vị khách không mời đều ngồi khoanh chân xếp thành một hàng thẳng.

Khuôn mặt họ đều không hề lộ ra bất kỳ một biểu cảm nào.

Và nếu không có những giọt mồ hôi rơi tí tách, họ không khác gi những pho tượng trong đền chùa là bao.

Trong cái ánh sáng lay lắt của mấy ngọn nến trước mặt năm người, có một đôi mắt màu vàng kỳ dị đang nhìn chăm chú vào họ.

Đôi mắt dường như được tạo nên bởi vô số những hình vẽ lạ lùng, xanh xanh đỏ đỏ quyện vào nhau, ẩn dưới nền vàng hơi chói lên loang loáng.

Một đôi mắt của quỷ.
Lúc ngày ngồi ở phía ngoài cùng bên phải là một bô lão của dòng họ Phạm - Phạm Tông.

Từ năm ba mươi tuổi, Phạm Tông đã ngồi lên trên ghế bô lão của dòng họ Phạm.

Và trong ba vị bô lão hiện tại của dòng họ Phạm thì y là người trẻ nhất.

Thậm chí y chính là người đã viết lại lịch sử khi là người trẻ nhất được cả dòng họ bầu vào chức vị bô lão.

Hai mươi năm sau khi trở thành “Tứ trụ” của dòng họ Phạm, Phạm Tông chính là người được Tru Tiên Trảm Tà Song Phù Đao đạo trưởng đặt nhiều hi vọng nhất trong cuộc chiến với con quỷ hùng mạnh nhất huyện Tân Phúc.

Năm mươi tuổi, hơn ba mươi năm trong nghề, bắt quỷ đã trở thành bản năng và ăn sâu vào máu của y.

Phạm Tông cũng đạt đến độ chín về mọi mặt.


Người ta thường nói “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh".

Có nghĩa là khi người ta tới năm mươi tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hoá, hiểu được mệnh của trời.

Phạm Tông luôn tin rằng với chừng ấy tài năng, chừng ấy kinh nghiệm và sự từng trải, y sẽ là người kết thúc cuộc chiến.

Tên tuổi của y sẽ ghi danh trong sử sách và được người đời nhớ tới tận ngàn năm sau.

Thế nhưng đến lúc đối đầu trực diện với con quỷ rồi, Phạm Tông mới nhận ra ý nghĩ của y thật hão huyền.

Và đây một cuộc chiến cam go nhất của y từ khi mới sinh ra.
*************
Một ngày dài trên cánh đồng cỏ, có hai đứa bé chăn trâu mệt mỏi lững thững dắt trâu đi về.

Đi trước là một đứa trẻ dong dỏng cao, tầm tám chin tuổi.

Nó có cái mũi cao và đôi mắt phượng đẹp lộng lẫy.

Vừa dắt trâu, nó vừa vùi đầu vào quyển sách cũ đã nhăn nheo vàng ố.

Cái miệng hơi giãn ra, như cố nuốt lấy từng chữ một vào bụng.

Đứa trẻ phía sau thì có vẻ bé hơn một tí.

Nó đội một chiếc mũ rộng vành, che đi khuôn mặt non nớt, lúc này đang cố xoa xoa quả ổi xanh không biết hái được ở đâu.

Bất chợt đứa bé đi sau thả dây buộc mũi con trâu đang dắt, đi lên trước hỏi nhỏ: “Cu à, muốn một miếng không?”
Đứa trẻ đi trước lúc này mới rời mắt khỏi quyển sách, nhìn quả ổi xanh trong tay đồng bọn, khinh thường lắc đầu.

Nó lên giọng nhắc nhở: “Ngày mai ta đi học rồi.

Mày không được gọi ta là Cu nữa.” Thế rồi nó dùng quyển sách gõ lên đầu đứa bé: “Đã nói rồi chỉ có đi học mới thoát khổ, chỉ có học giỏi thì trong họ mới trợ cấp, cho ăn ngon mặc ấm.

Kèo à.

mày suốt ngày không học bài, chỉ chơi thì sẽ không thể thoát được kiếp chăn trâu cho bà bác đâu.” Đứa trẻ đi sau lắc đầu nói: “Nhà bác có gì không tốt, có ăn có mặc.

Ngày ngày chăn trâu có gì không vui? Thích trẻo cây thì trèo, muốn tắm sông thì tắm, đừng để trâu vào ăn lúa nhà người ta là được rồi.” Nói xong thằng bé cho luôn quả ổi xanh lên miệng, cắn một miếng nhai rôm rốp.

Xong rồi nó túm con trâu đang muốn chúi đầu vào ruộng lúa, kéo thật mạnh để dẫn trâu đi tiếp.

Thằng bé tên Cu lắc đầu, lại tiếp tục chúi mũi vào quyển sách.

Tối hôm đó, nhà bà bác thằng Kèo làm cỗ.

Khách mời đến đông lắm.


Vì cả làng ai cũng biết bà keo kiệt nên họ cố vác bụng tới ăn.

Dù no dù đói gì cũng đều tới.

Đã mười năm nay bà bác thằng Kèo chưa từng đãi ai bao giờ.

Mãi tới hôm nay đứa con cưới vợ bà mới làm cỗ mới khách.

Nhà chỉ có một mụn con.

Chồng bà thì mất sớm.

Bà toan đi bước nữa, nhưng vì tiếc của nả chồng để lại, lại sợ mất trợ cấp trong họ dành cho đàn bà góa, bà cắn răng chịu đựng suốt mười năm.

Với bản tính tiết kiệm và bủn xỉn, mười năm sau khi chồng mất, bà đã giàu có hơn khối người trong làng.

Con bà cũng lớn, bà dựng vợ cho con trai bằng cách kiếm từ trong đám người xa quê mất mùa vì bão lũ ra một cô gái đói rách.

Bà dẫn về cho cô gái ăn, cho cô gái mặc.

Thế là cô gái nghiễm nhiên trở thành con dâu của bà mà không mất đồng nào.
Con dâu bà cũng tháo vát.

Dù chưa gọi bà là mẹ một ngày nào nhưng việc nhà cô đều giành làm tất.

Cả cỗ cưới vì bà không thuê người ngoài, cô cũng đành cắn răng mà nấu đủ các món.

Đã mấy ngày nay rồi cô không được chợp mắt.

Nào là đi chợ mua thức ăn với mẹ chồng.

Nào là chuẩn bị gạo dầu mắm muối.


Đủ các thứ việc khiến cô cứ quay như chong chóng suốt đêm.

Thế là trong ngày cưới của mình, trong lúc trông nồi xôi và cá kho, cô ngủ gục trên bếp.

Thằng Kéo và thằng Cu thì được bà giao trách nhiệm cho bưng bê và rót nước têm trầu mời khách.

Hai đứa cũng hì hục suốt buổi chiều.

Đến lúc đi qua căn bếp, ngửi thấy mùi xôi và cá kho thơm lừng, thằng Kéo kéo thằng Cu vào góc, nhìn trộm qua cửa sổ.

Hai đứa nhìn nồi xôi và nồi cá trên bếp chảy nước dãi.

Thằng Kèo bảo: “Hay vào mỗi đứa một miếng.” Thằng Cu lắc đầu nguầy nguậy.

Nếu bà bác biết nó ăn vụng, không chỉ đánh mà sẽ còn cấm nó đọc sách.

Nó không thể liều lĩnh vì miếng ăn mà mất cả tương lai được.

Thấy thằng Cu không đồng ý, thằng Kèo lẻn vào bếp một mình.

Nó lén lén bò qua đám rơm nấu, đến trước nồi cá, dùng một cây tăm tre xiên một miếng cá rồi cho vào miệng.

Mặc dù không biết vị miếng cá thế nào, nhưng nhìn cái điệu liếm mép và miệng cười của thằng Kèo, nó biết cá kho ngon lắm.

Thằng Kéo lại làm miếng thứ hai, rồi thứ ba trước con mắt ghen tị của thằng Cu…

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương