Vô Tình Ta Thành Tiên
-
Chương 1
Mấy đám mây trắng lơ lửng trôi giữa bầu trời xanh, ánh nắng chiếu rát cả da đầu, tiếng ve kêu khàn hơn hồi đầu hè rất nhiều.
Phía trước là Thúy Vân Lang*.
*翠云廊 hành lang Thúy Vân hay còn được gọi là "Đại lộ Hoàng Bạch", là một hành lang xanh bao gồm gần một vạn cây bách cổ thụ xanh tươi, là hệ thống giao thông đường bộ cổ xưa nhất và được bảo tồn tốt nhất cho đến nay ở tỉnh Quảng Nguyên, Trung Quốc.
*翠云廊 hành lang Thúy Vân hay còn được gọi là "Đại lộ Hoàng Bạch", là một hành lang xanh bao gồm gần một vạn cây bách cổ thụ xanh tươi, là hệ thống giao thông đường bộ cổ xưa nhất và được bảo tồn tốt nhất cho đến nay ở tỉnh Quảng Nguyên, Trung Quốc.
Tống Du sải chân, ngẩng đầu nhìn lên. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo chỉ đủ một người đi qua, một bên là ruộng còn một bên là đất, con đường dẫn đến đạo quán bao phủ dưới những tán cây bách già ngàn năm.
Cây bách là cây bách già cổ thụ, đường cũng là đường xưa nhiều năm, không cần sau này mới có thể trở thành lịch sử, dù là ở thời đại này thì chúng cũng đã hơn ngàn năm tuổi.
Đây là đường Kim Dương, nó được xây dựng vào thời nhà Ngu để mở đường từ Dật Châu đến đồng bằng Quan Trung. Người xưa có thói quen trồng cây hai bên đường, mục đích là để đánh dấu phương hướng, mọi người thấy hàng cây hai bên đường thì sẽ không bị lạc. Cũng từ thời nhà Ngu, triều đình bắt đầu trồng cây bách ở hai bên đường Kim Dương, có thời điểm hai bên đường Kim Dương trồng hơn mười vạn cây bách, nhìn từ xa như bị bao phủ bởi một hàng mây xanh biếc. Vì vậy nên mới được gọi là Thúy Vân Lang.
Đi thêm vài bước nữa, tới trước Thúy Vân Lang thì càng thấy rõ hơn.
Bây giờ đang lúc hạ sang thu, cây bách cổ lộ ra màu xanh xám độc đáo, nhiều năm qua không có ai cắt tỉa, cành cây tự do mọc ra đan xen vào nhau, ngay cả ánh nắng cũng chỉ có thể khó khăn xuyên thấu qua những lá cây xanh tốt, con đường loang lổ những vệt sáng và tối xen kẽ.
Con đường phía dưới là những phiến đá xếp lại, chẳng hề bằng phẳng, mỗi phiến đá có chiều cao không giống nhau, lát đá cũng không được kín kẽ nên thường xuyên xuất hiện những khe hở.
Tống Du dừng bước, nhìn lại phía sau.
Đi được cả buổi, từ lâu đã không còn thấy ngọn núi và đạo quán quen thuộc nữa.
Tống Du vẫn chăm chú nhìn, vẻ mặt yên tĩnh.
Hôm qua nói chuyện với sư phụ xong, sáng nay đã thu dọn hành lý, tạm biệt sư phụ và Lão Bát Ca trong đạo quán, khăn gói lên đường. Nửa ngày đi được bốn mươi dặm, cuối cùng đi tới con đường nổi tiếng này.
Nhưng mà nên đi chỗ nào?
Sư phụ không nói cho hắn, hắn cũng không biết.
“…”
Một lúc lâu sau, Tống Du mới thu hồi tầm mắt.
Hay là cứ tiếp tục đi về phía trước.
Chưa được vài bước đã bước lên Thúy Vân Lang, cảm giác giữa lòng bàn chân chạm đất trở nên cứng rắn, ánh nắng cũng bị che mất hơn phân nửa.
Tống Du không quay đầu lại, vững vàng đi về phía trước, cả ngày chỉ chú ý tới cảnh vật bên đường.
Con đường ở thời đại này có tác dụng không thua kém gì với đường cao tốc ở đời sau, nối liền Dật Châu và đồng bằng Quan Trung, còn xây cả tường ngăn cách tương tự như hàng rào bảo vệ của đường cao tốc đời sau, nhưng mà nghìn năm trải qua sương gió khiến nó nhìn hơi cũ kỹ.
Dù vậy, nó vẫn là huyết mạch giao thông thời bấy giờ.
Tống Du tinh tế cảm nhận con đường cổ xưa này, cảm nhận hình ảnh chân thực của Thúy Vân Lang ở thời đại này.
Chốc chốc có tiếng chuông leng keng, có một đội buôn đi qua hắn, bóng người lần lượt đan xen dưới tán cây bách, hai bên quan sát nhau. Chốc chốc lại nghe tiếng vó ngựa từ xa đến gần, mang theo tiết tấu đặc biệt của thời đại này, người đưa thư của quan phủ đánh ngựa chạy vụt qua.
Thỉnh thoảng cũng sẽ gặp người khuân vác.
Đây là điều duy nhất Tống Du có thể bắt kịp và vượt qua.
Người khuân vác ở Dật Châu gầy gò như da bọc xương, toàn thân đen thui, lưng vác hàng hóa ngay cả người khỏe mạnh cũng khó mà vác nổi, chống cây gậy tre, cúi đầu yên lặng đi về phía trước, toàn thân đã cạn kiệt sức lực, nào có tinh lực dồi dào mà quan tâm tới chuyện bên cạnh?
May mà có cây bách già che mát.
Cây bách già này cũng không có ai dám chặt.
Từ triều đại trước, triều đình đã ra lệnh bảo vệ những cây bách già, cấm quân dân chặt phá, quan viên khi nào rời chức thì chuyển giao cho người kế nhiệm kiểm soát cây bách già.
Nghe đồn ở đây núi cao hiểm trở, Thúy Vân Lang được xây dựng vào thời nhà Ngu, lúc đó cây bách gia xanh lá um tùm, thông thường cây nhiều năm tuổi sẽ thành tinh, thậm chí ban đêm người buôn đi ngang qua còn nghe thấy cây bách già bên cạnh nói chuyện với hắn.
Cũng không phải là không thể…
Những cái cây này che nắng che mưa hơn một nghìn hai trăm năm, có biết bao nhiêu người từng đi qua chúng? Chỉ cần nghe thôi cũng học được cách nói chuyện.
Tống Du thật sự rất muốn nghe chúng nói chuyện với mình.
Nhưng tiếc là không có.
Con đường này chỉ có một mình hắn đi, nhất định sẽ rất trầm lặng.
Như thế không biết đã bao lâu, đếm được bốn tòa nhà ven đường, dự định đi tiếp hai mươi dặm nữa. Hắn tìm thấy ánh nắng xuyên qua khe hở giữa những tán lá của cây bách già, rõ ràng nó nghiêng về phía tây một chút.
Tống Du có hơi mệt mỏi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook