Vô Tiên
-
Quyển 1 - Chương 1: Gió nổi núi Tiên Nhân
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Dịch giả: ông lão câu cá
Ánh chiều khuất dần về tây nhuốm đỏ cả một trời mây. Đâu đó thảng thốt tiếng chim gọi nhau về tổ. Giữa núi non trùng điệp, sương chiều buông, phủ mờ một mảng thung lũng tối tăm.
Trên một ngọn núi, phảng phất có khói bếp lượn lờ, dưới ánh chiều tà, trong một khu nhà xơ xác xuất hiện bóng người nhỏ bé.
"Sư phụ, giờ cơm đến rồi.."
Một thiếu niên chừng mười tuổi tung tăng chạy qua sân, trên người y mặc một bộ đạo bào màu tro quá khổ, hai tay áo sắn cao đang bưng một âu cơm trắng.
Qua ngưỡng cửa, thiếu niên đi vào một gian điện lớn đã có phần tồi tàn, phía trên cảnh cửa đề ba chữ lớn viết theo lối cổ đã loang lổ theo thời gian: Huyền Nguyên Quan
Phòng trong đi ra một lão đạo sĩ, khuôn mặt gầy gò, râu ba chỏm dài, mái tóc xám trắng búi cao.
"Sư phụ, mời người dùng cơm, đệ tử nấu ngon lắm nha."
Thiếu niên mặt mày hớn hở, thần sắc lộ ra một chút bướng bỉnh.
Đôi mày dài lão đạo sĩ khẽ nhích, ánh mắt hòa ái lộ ý cười, miệng haha nói:
"Dù sơn hào, hải vị hay cơm canh đạm bạc với sư phụ đều không quan trọng, duy chỉ có cơm Tiểu Nhất nấu là mỗi ngày sư phụ không thể thiếu."
Thiếu niên gọi là Tiểu Nhất, nghe vậy mặt mày hớn hở, hắn lấy từ trong người ra hai cái bát, xới đầy cơm, từ bên hông rút ra hai đôi đũa trúc. Thầy trò hai người ngồi ăn trên nền nhà, hương cơm chầm chậm tỏa ra.
Nhìn Tiểu Nhất ăn ngấu nghiến, sư phụ đặt bát xuống, mỉm cười nói:
"Người thường, ngũ cốc là để duy trì sự sống, đối với người tu đạo chúng ta, ngoài ngũ cốc còn có thể ăn gió, uống sương. Phải biết ngũ cốc sinh bệnh a, Tiểu Nhất, tại sao không thể từ từ mà ăn, khéo lại nghẹn."
Sư phụ ăn rất ít, nói là ngồi ăn cơm cùng sư phụ chẳng qua là cùng người ngồi nói chuyện mà thôi. Điều này với Tiểu Nhất đã thành thói quen, hắn cười hì hì một tiếng, liếm môi đem hạt cơm dưới cằm bỏ vào miệng nhai nhóp nhép, và thêm một miếng cơm vào miệng, Tiểu Nhất nghiêng đầu, ánh mắt giảo hoạt cười, nói:
"Sư phụ, người xưa nói: Kẻ ăn thịt thì gan dạ mà dũng cảm, người ăn cơm trí tuệ mà khéo léo, xem ra đệ tử là nên ăn nhiều cơm một chút mới được."
Lão đạo sĩ nghe vậy ồ một tiếng, tay vịn râu dài thoáng trầm tư, bừng tỉnh cười, mắng:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi nói hai mà lấy một, chỉ giỏi xuyên tạc."
Lão nói rồi lập tức nghiêm mặt, giọng xa xôi:
"Cổ nhân cũng nói: thần linh vì nuốt khí mà sống. Có khi người ta không ăn uống thì đại đạo mới có hy vọng a."
"Sư phụ, chắc là đệ tử vẫn phải ăn cả thịt nữa, làm một dũng sĩ hành hiệp chuyện nghĩa."
Tiểu Nhất khà khà, đưa câu chuyện chuyển hướng.
Không biết có phải do tâm tư xao động, lão đạo sĩ không để ý Tiểu Nhất, khẽ phân phó:
"Tiểu Nhất, mang hồ lô của ta tới đây, cả đậu tương muối bữa trước lão Lô đem tặng nữa."
"Vâng, con biết."
Tiểu Nhất đáp một tiếng, để bát cơm xuống, chạy ra ngoài. Chỉ chốc lát, hắn đã nhanh như một làn khói chạy trở lại, trong tay còn cầm theo một hồ lô rượu khéo léo cùng một cái hũ bằng gốm.
"Tốt, tốt, đưa hồ lô cho ta, đậu tương muối để xuống đó."
Lão đạo sĩ tiếp nhận hồ lô rượu, ngửa đầu nhấp một ngụm, thở ra "khà" một tiếng thưởng thức hương vị, cầm lên đũa trúc thò vào bình gốm gắp một viên đậu tương cho vào miệng, nhóp nhép nhau, râu dưới cằm theo đó rung rung.
Tiểu Nhất vừa ăn vừa nhìn dáng vẻ sư phụ lúc này không nhịn được lại khà khà cười ra tiếng. Dường như không để ý, lão đạo sĩ tự mình nhấp thêm một ngụm rượu.
Tiểu Nhất ăn cơm với đậu tương rang muối, chốc lát đã hết một bát, hắn xới thêm một bát, nhìn sư phụ vẫn uống rượu, nói:
"Sư phụ à, lão gia uống ít đi một chút kẻo lại say ạ."
"Ừ.. Không sao, sư phụ biết."
Lão đạo sĩ đáp lời, miệng lại không ngừng uống. Có lẽ đã chếnh choáng, ánh mắt lão cũng trở nên phiêu hốt.
Tiểu Nhất và thêm một miếng cơm, thuận miệng hỏi:
"Sư phụ, lão gia ngài thường nói đại đạo, cuối cùng đó là cái gì vậy?"
"Haha.."
Lão đạo sĩ cười một tiếng ý nhị, không biết do hơi men, hay là do vì đậu hơi mặn, lão vuốt râu, giọng xa xôi:
"Thiên đạo không phải là cái gì.. thiên đạo lại là cái gì? Cũng không đúng.... Khụ khụ"
Có lẽ bởi hơi men, hay là tâm thần có phần mê loạn, sau một hồi húng hắng ho, lão đạo sĩ nhẹ lắc đầu, ánh mắt mơ màng hướng ra xa xăm ngoài kia, chỉ là trong đôi mắt mịt mờ ấy, nào thấy đâu ánh hoàng hôn đang bao phủ cả một vùng núi non. Phải chăng tuổi già tinh thần không còn phân minh, cảm xúc vì vậy cũng nặng nề thêm một chút? Khẽ than một tiếng, lão đạo sĩ cười khổ, nói:
"Thiên đạo đến cuối cùng là cái gì, sư phụ mất cả đời khổ sở kiếm tìm cũng đã bảy mươi năm rồi, đến giờ cũng chưa có duyên thấy được. Vất vả bôn ba giữa hồng trần, đến cuối cùng lại vẫn là tay không. Haizz..."
Tiểu Nhất đang thu dọn bát đũa, nụ cười đã thu lại, ánh mắt nghĩ ngợi, cân nhắc, nói:
"Sư phụ, người lại uống nhiều rồi."
Nhìn vị đệ từ tuy có phần gầy gò nhưng thanh tú, lão đạo sĩ trong lòng vui mừng, nhưng nghe những lời ấy, lão ngẩn ra, cười mắng:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi, sư phụ uống vậy mà cho là nhiều sao, chẳng qua rượu không say, người tự say đó thôi."
Tiểu Nhất thấy sư phụ tâm trạng tốt hơn, nhân cơ hội trêu nghẹo:
"Sư phụ, lão nhân gia bản lĩnh quá lợi hại, sau này Tiểu Nhất cũng sẽ lợi hại như sư phụ, sư tổ.. đến lúc đó tổ sư hẳn là sẽ không khiển trách."
Tiểu Nhất vừa nói vừa liếc trộm sư phụ.
Tâm tư đệ tử làm sao giấu được sư phụ, lão đạo sĩ không để ý, cười nói:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi chỉ được cái mau miệng!"
Lão nói xong, lại ngửa cổ uống một hớp rượu.
"Sư phụ uống Thiên Thu Phức đã mấy chục năm, hương vị trước giờ vẫn là trước ngọt sau êm, lại không thiếu sự lạnh lẽo, hung mãnh. Haizz, rượu vẫn vậy, sư phụ lại từng ngày, từng ngày già đi..."
Lão đạo sĩ vừa than, giọng nói thay đổi, có ý vui mừng:
"Chẳng qua, Tiểu Nhất ngày một trưởng thành, haha."
...
Hoàng hôn, gió núi vọt qua đỉnh, xuyên qua ngôi chính điện Huyền Nguyên Quan tiêu điều. Bên trong gian nhà, khuôn mặt nơi pho tượng uy nghi không biết đứng đó đã bao lâu cũng trở nên mơ hồ. Màn trướng hai bên đã không còn nguyên vẹn cũng theo gió chầm chậm tung bay.
Trước điện, lão đạo sĩ nằm ngang trên tấm bồ đoàn, tiếng ngáy đều đều vang lên. Một bóng người bé nhỏ bận rộn giữa cảnh hoàng hôn.
Đắp cho sư phụ một tấm áo đơn, dọn dẹp bát đũa, Tiểu Nhất nhẹ nhàng lui ra bên ngoài. Băng qua đình viện không lấy làm lớn, hắn bước ra phía ngoài tường viện đã đổ nát. Ở đó có một tấm phản đá lớn, là nơi Tiểu Nhất rất ưa thích nán lại. Vén đạo bào bò lên tấm đá, Tiểu Nhất nằm vắt chân chống ngũ, đầu gối lên cánh tay.
Thời tiết lúc này ở vào tháng năm, trong cái nắng cuối ngày có gió núi thổi tới, lướt lên người, táp vào mặt thật dễ chịu. Một vầng trăng giữa bầu trời sao, ánh sáng bàng bạc trải dài trên đỉnh núi, giữa mênh mông, Huyền Nguyên quan tôn nghiêm trông thật tiêu điều. Xa xa, bóng núi mờ ảo, trải dài. Huyền Nguyên Quan nơi này chính là ở trong dãy Thái Bình trải dài ngàn dặm.
Nằm trên tấm phản đá, Tiểu Nhất cảm giác thật thoải mái, ngắm nhìn vô tận bầu trời, loáng thoáng bên tai hỗn tạp tiếng côn trùng, tiếng thú rừng. Mỗi lúc như thế, đôi tròng mắt hắn thật mê say, khuôn mặt nhỏ nhắn cũng nhiều hơn thần thái ổn trọng, lạnh lùng so với cùng lứa.
Từ lúc hiểu chuyện, Tiểu Nhất đã ở cùng sư phụ. Đạo hiệu của sư phụ là Thanh Vân, tên tục gia của người chưa từng nghe thấy, lão đạo sĩ bảo mình đã quên mất.
Chỉ e là sư phụ không muốn nói mà thôi.
Sư phụ kể lại, Huyền Nguyên quan do Huyền Nguyên chân nhân sáng lập trước đây đã hơn một ngàn năm. Huyền Nguyên chân nhân một đời tu đạo đại thành, có người nói ông có thể thăng thiên, độn địa, hô mưa, gọi gió, là một tiên nhân trong mắt người thường. Thời hưng thịnh, Huyền Nguyên quan có môn nhân đông đảo, là nơi hành hương của người thờ đạo trong nước. Năm hai trăm tuổi, Huyền Nguyên chân nhân phi thăng thành tiên, vạn chúng xôn xao, thịnh cảnh chưa từng có. Hậu nhân tạc tượng ông đặt tại Huyền Nguyên quan thờ cúng, kéo dài đạo thống.
Không biết nguyên nhân tại sao, sau khi Huyền Nguyên chân nhân phi thăng, trong đám hậu bối không còn người nào có thể đắc đạo thành tiên, cúng bái cũng dần trở nên thưa thớt, môn nhân cũng chỉ còn biết rời khỏi đạo quán mưu sinh. Huyền Nguyên quan một thời náo nhiệt, cuối cùng trở nên vắng vẻ như chùa bà đanh. Tu tiên, đắc đạo cũng vì thế trở thành truyền thuyết xa xăm.
Sư phụ Thanh Vân đạo trưởng là Huyền Nguyên quan chủ đời thứ hai mươi. Tiểu Nhất hẳn là quan chủ đời thứ hai mươi mốt bởi Thanh Vân đạo trưởng từng nói, Tiểu Nhất là đệ tử của chưởng môn thì cũng là quan chủ kế tiếp. Vậy là trọng trách phục hưng Huyền Nguyên quan cứ như vậy được đặt lên vai một Tiểu Nhất mới mười ba tuổi đầu.
Nghĩ tới đây, khóe miệng Tiểu Nhất không khỏi nhếch lên, hắn nào để tâm đến cái gì gọi là chưởng môn, cái gì gọi là tu tiên, đắc đạo đâu. Hắn chỉ là một người bình thường, coi chuyện thần tiên chẳng qua giống như mấy lão nông bên bàn trả kể chuyện lạ mà thôi. Thử nghĩ trên đời có tiên nhân, thế nhưng hắn chưa từng gặp qua, hiển nhiên hắn sẽ không tuyệt đối tin tưởng chuyện đó. Sư phụ tu hành đã mấy chục năm, ngoài một thân võ công thế tục cùng với y đạo, hắn xem ra sư phụ thành tiên, đắc đạo còn là chuyện xa vời. Mỗi ngày có sư phụ bầu bạn, có cơm ăn no bụng, có thể học lấy bản lĩnh của sư phụ đã chẳng phải rất tốt sao. Mỗi ngày như thế Tiểu Nhất đều lấy làm vui mừng.
Theo lời sư phụ, Tiểu Nhất là được người tìm thấy bên đường. Năm đó Thanh Vân đạo trưởng vân du tứ phương, truy cầu thiên đạo cơ duyên nhưng không có kết quả. Trên đường trở về Huyền Nguyên quan, gặp phải sơn thôn bị lũ phỉ cướp bóc. Một đôi vợ chồng người trong thôn trọng thương, lúc gần chết mới đem Tiểu Nhất nhờ đạo trưởng cứu giúp. Thanh Vân đạo trưởng đúng lúc nghĩ tới việc chưa có người nối nghiệp Huyền Nguyên quan nên nhận lời, thu dưỡng đứa bé đáng thương. Hơn mười năm trời vất vả, cuối cùng nuôi nấng đứa trẻ lớn lên. Vì vậy, đối với Tiểu Nhất, Thanh Vân đạo trưởng có công tái tạo, ân nghĩa ấy khác gì bậc sinh thành.
Lúc Tiểu Nhất được năm, sáu tuổi, Thanh Vân đạo trưởng bắt đầu dốc lòng truyền thụ Huyền Nguyên quan bí truyền. Tiếc là ở tuổi xế chiều, mặc dù Thanh Vân đạo trưởng một đời tu luyện, sức khỏe cũng không còn được như lúc trai tráng, đừng nói đến chuyện phát tài, ngay cả cuộc sống thường ngày cũng dần trở nên quẫn bách. Không còn cách nào khác, lão đạo sĩ đành phải thường xuyên dẫn Tiểu Nhất xuống núi, hai thầy trò tại hương thôn gần đó tiến hành khu quỷ trừ tà kiếm một chút công ơn, thêm vào đó việc bốc thuốc, trị bệnh cũng đem lại chút thù lao dân dã.. Tháng ngày kham khổ nhưng với một Tiểu Nhất vô tư, đó lại là yên ả, thanh bình.
Cuộc sống nơi Huyền Nguyên quan ngàn năm như dòng nước lững lờ, cứ thế trôi đi.
Huyền Nguyên quan tọa lạc trên đỉnh núi cao trên trăm trượng, gọi là đỉnh Tiên Nhân, là một trong mười tám đỉnh núi thuộc Thái Bình sơn. Ngọn Tiên Nhân thế núi hiểm trở, ba phía bắc, đông, tây đều là vách đá dựng đứng. Phía Nam có một con đường dẫn xuống núi, bậc thang được tạc khắc vào đá rộng chừng ba thước, uốn lượn như một con rắn lớn lên tới đỉnh. Đỉnh núi rộng chừng hai, ba mươi trượng, nơi này đặt chính điện Huyền Nguyên quan cùng hơn chục gian nhà liền kể. Chỉ là do quá lâu không được tu sửa, số có thể chắn gió, che mưa ngoại trừ chính điện chỉ còn hai, ba căn nhà xung quanh. Đây cũng là nơi hay thầy trò dùng để sinh hoạt hằng ngày.
Dưới chân núi có một đền thờ bằng đá, trước đây hẳn là cổng lớn của Huyền Nguyên quan. Xung quanh cảnh sắc hoang tàn, đổ nát, những thứ còn lại chỉ dường như cố chứng minh dấu vết của chúng từng tồn tại nơi đây.
Ánh chiều khuất dần về tây nhuốm đỏ cả một trời mây. Đâu đó thảng thốt tiếng chim gọi nhau về tổ. Giữa núi non trùng điệp, sương chiều buông, phủ mờ một mảng thung lũng tối tăm.
Trên một ngọn núi, phảng phất có khói bếp lượn lờ, dưới ánh chiều tà, trong một khu nhà xơ xác xuất hiện bóng người nhỏ bé.
"Sư phụ, giờ cơm đến rồi.."
Một thiếu niên chừng mười tuổi tung tăng chạy qua sân, trên người y mặc một bộ đạo bào màu tro quá khổ, hai tay áo sắn cao đang bưng một âu cơm trắng.
Qua ngưỡng cửa, thiếu niên đi vào một gian điện lớn đã có phần tồi tàn, phía trên cảnh cửa đề ba chữ lớn viết theo lối cổ đã loang lổ theo thời gian: Huyền Nguyên Quan
Phòng trong đi ra một lão đạo sĩ, khuôn mặt gầy gò, râu ba chỏm dài, mái tóc xám trắng búi cao.
"Sư phụ, mời người dùng cơm, đệ tử nấu ngon lắm nha."
Thiếu niên mặt mày hớn hở, thần sắc lộ ra một chút bướng bỉnh.
Đôi mày dài lão đạo sĩ khẽ nhích, ánh mắt hòa ái lộ ý cười, miệng haha nói:
"Dù sơn hào, hải vị hay cơm canh đạm bạc với sư phụ đều không quan trọng, duy chỉ có cơm Tiểu Nhất nấu là mỗi ngày sư phụ không thể thiếu."
Thiếu niên gọi là Tiểu Nhất, nghe vậy mặt mày hớn hở, hắn lấy từ trong người ra hai cái bát, xới đầy cơm, từ bên hông rút ra hai đôi đũa trúc. Thầy trò hai người ngồi ăn trên nền nhà, hương cơm chầm chậm tỏa ra.
Nhìn Tiểu Nhất ăn ngấu nghiến, sư phụ đặt bát xuống, mỉm cười nói:
"Người thường, ngũ cốc là để duy trì sự sống, đối với người tu đạo chúng ta, ngoài ngũ cốc còn có thể ăn gió, uống sương. Phải biết ngũ cốc sinh bệnh a, Tiểu Nhất, tại sao không thể từ từ mà ăn, khéo lại nghẹn."
Sư phụ ăn rất ít, nói là ngồi ăn cơm cùng sư phụ chẳng qua là cùng người ngồi nói chuyện mà thôi. Điều này với Tiểu Nhất đã thành thói quen, hắn cười hì hì một tiếng, liếm môi đem hạt cơm dưới cằm bỏ vào miệng nhai nhóp nhép, và thêm một miếng cơm vào miệng, Tiểu Nhất nghiêng đầu, ánh mắt giảo hoạt cười, nói:
"Sư phụ, người xưa nói: Kẻ ăn thịt thì gan dạ mà dũng cảm, người ăn cơm trí tuệ mà khéo léo, xem ra đệ tử là nên ăn nhiều cơm một chút mới được."
Lão đạo sĩ nghe vậy ồ một tiếng, tay vịn râu dài thoáng trầm tư, bừng tỉnh cười, mắng:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi nói hai mà lấy một, chỉ giỏi xuyên tạc."
Lão nói rồi lập tức nghiêm mặt, giọng xa xôi:
"Cổ nhân cũng nói: thần linh vì nuốt khí mà sống. Có khi người ta không ăn uống thì đại đạo mới có hy vọng a."
"Sư phụ, chắc là đệ tử vẫn phải ăn cả thịt nữa, làm một dũng sĩ hành hiệp chuyện nghĩa."
Tiểu Nhất khà khà, đưa câu chuyện chuyển hướng.
Không biết có phải do tâm tư xao động, lão đạo sĩ không để ý Tiểu Nhất, khẽ phân phó:
"Tiểu Nhất, mang hồ lô của ta tới đây, cả đậu tương muối bữa trước lão Lô đem tặng nữa."
"Vâng, con biết."
Tiểu Nhất đáp một tiếng, để bát cơm xuống, chạy ra ngoài. Chỉ chốc lát, hắn đã nhanh như một làn khói chạy trở lại, trong tay còn cầm theo một hồ lô rượu khéo léo cùng một cái hũ bằng gốm.
"Tốt, tốt, đưa hồ lô cho ta, đậu tương muối để xuống đó."
Lão đạo sĩ tiếp nhận hồ lô rượu, ngửa đầu nhấp một ngụm, thở ra "khà" một tiếng thưởng thức hương vị, cầm lên đũa trúc thò vào bình gốm gắp một viên đậu tương cho vào miệng, nhóp nhép nhau, râu dưới cằm theo đó rung rung.
Tiểu Nhất vừa ăn vừa nhìn dáng vẻ sư phụ lúc này không nhịn được lại khà khà cười ra tiếng. Dường như không để ý, lão đạo sĩ tự mình nhấp thêm một ngụm rượu.
Tiểu Nhất ăn cơm với đậu tương rang muối, chốc lát đã hết một bát, hắn xới thêm một bát, nhìn sư phụ vẫn uống rượu, nói:
"Sư phụ à, lão gia uống ít đi một chút kẻo lại say ạ."
"Ừ.. Không sao, sư phụ biết."
Lão đạo sĩ đáp lời, miệng lại không ngừng uống. Có lẽ đã chếnh choáng, ánh mắt lão cũng trở nên phiêu hốt.
Tiểu Nhất và thêm một miếng cơm, thuận miệng hỏi:
"Sư phụ, lão gia ngài thường nói đại đạo, cuối cùng đó là cái gì vậy?"
"Haha.."
Lão đạo sĩ cười một tiếng ý nhị, không biết do hơi men, hay là do vì đậu hơi mặn, lão vuốt râu, giọng xa xôi:
"Thiên đạo không phải là cái gì.. thiên đạo lại là cái gì? Cũng không đúng.... Khụ khụ"
Có lẽ bởi hơi men, hay là tâm thần có phần mê loạn, sau một hồi húng hắng ho, lão đạo sĩ nhẹ lắc đầu, ánh mắt mơ màng hướng ra xa xăm ngoài kia, chỉ là trong đôi mắt mịt mờ ấy, nào thấy đâu ánh hoàng hôn đang bao phủ cả một vùng núi non. Phải chăng tuổi già tinh thần không còn phân minh, cảm xúc vì vậy cũng nặng nề thêm một chút? Khẽ than một tiếng, lão đạo sĩ cười khổ, nói:
"Thiên đạo đến cuối cùng là cái gì, sư phụ mất cả đời khổ sở kiếm tìm cũng đã bảy mươi năm rồi, đến giờ cũng chưa có duyên thấy được. Vất vả bôn ba giữa hồng trần, đến cuối cùng lại vẫn là tay không. Haizz..."
Tiểu Nhất đang thu dọn bát đũa, nụ cười đã thu lại, ánh mắt nghĩ ngợi, cân nhắc, nói:
"Sư phụ, người lại uống nhiều rồi."
Nhìn vị đệ từ tuy có phần gầy gò nhưng thanh tú, lão đạo sĩ trong lòng vui mừng, nhưng nghe những lời ấy, lão ngẩn ra, cười mắng:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi, sư phụ uống vậy mà cho là nhiều sao, chẳng qua rượu không say, người tự say đó thôi."
Tiểu Nhất thấy sư phụ tâm trạng tốt hơn, nhân cơ hội trêu nghẹo:
"Sư phụ, lão nhân gia bản lĩnh quá lợi hại, sau này Tiểu Nhất cũng sẽ lợi hại như sư phụ, sư tổ.. đến lúc đó tổ sư hẳn là sẽ không khiển trách."
Tiểu Nhất vừa nói vừa liếc trộm sư phụ.
Tâm tư đệ tử làm sao giấu được sư phụ, lão đạo sĩ không để ý, cười nói:
"Tên tiểu tử thối nhà ngươi chỉ được cái mau miệng!"
Lão nói xong, lại ngửa cổ uống một hớp rượu.
"Sư phụ uống Thiên Thu Phức đã mấy chục năm, hương vị trước giờ vẫn là trước ngọt sau êm, lại không thiếu sự lạnh lẽo, hung mãnh. Haizz, rượu vẫn vậy, sư phụ lại từng ngày, từng ngày già đi..."
Lão đạo sĩ vừa than, giọng nói thay đổi, có ý vui mừng:
"Chẳng qua, Tiểu Nhất ngày một trưởng thành, haha."
...
Hoàng hôn, gió núi vọt qua đỉnh, xuyên qua ngôi chính điện Huyền Nguyên Quan tiêu điều. Bên trong gian nhà, khuôn mặt nơi pho tượng uy nghi không biết đứng đó đã bao lâu cũng trở nên mơ hồ. Màn trướng hai bên đã không còn nguyên vẹn cũng theo gió chầm chậm tung bay.
Trước điện, lão đạo sĩ nằm ngang trên tấm bồ đoàn, tiếng ngáy đều đều vang lên. Một bóng người bé nhỏ bận rộn giữa cảnh hoàng hôn.
Đắp cho sư phụ một tấm áo đơn, dọn dẹp bát đũa, Tiểu Nhất nhẹ nhàng lui ra bên ngoài. Băng qua đình viện không lấy làm lớn, hắn bước ra phía ngoài tường viện đã đổ nát. Ở đó có một tấm phản đá lớn, là nơi Tiểu Nhất rất ưa thích nán lại. Vén đạo bào bò lên tấm đá, Tiểu Nhất nằm vắt chân chống ngũ, đầu gối lên cánh tay.
Thời tiết lúc này ở vào tháng năm, trong cái nắng cuối ngày có gió núi thổi tới, lướt lên người, táp vào mặt thật dễ chịu. Một vầng trăng giữa bầu trời sao, ánh sáng bàng bạc trải dài trên đỉnh núi, giữa mênh mông, Huyền Nguyên quan tôn nghiêm trông thật tiêu điều. Xa xa, bóng núi mờ ảo, trải dài. Huyền Nguyên Quan nơi này chính là ở trong dãy Thái Bình trải dài ngàn dặm.
Nằm trên tấm phản đá, Tiểu Nhất cảm giác thật thoải mái, ngắm nhìn vô tận bầu trời, loáng thoáng bên tai hỗn tạp tiếng côn trùng, tiếng thú rừng. Mỗi lúc như thế, đôi tròng mắt hắn thật mê say, khuôn mặt nhỏ nhắn cũng nhiều hơn thần thái ổn trọng, lạnh lùng so với cùng lứa.
Từ lúc hiểu chuyện, Tiểu Nhất đã ở cùng sư phụ. Đạo hiệu của sư phụ là Thanh Vân, tên tục gia của người chưa từng nghe thấy, lão đạo sĩ bảo mình đã quên mất.
Chỉ e là sư phụ không muốn nói mà thôi.
Sư phụ kể lại, Huyền Nguyên quan do Huyền Nguyên chân nhân sáng lập trước đây đã hơn một ngàn năm. Huyền Nguyên chân nhân một đời tu đạo đại thành, có người nói ông có thể thăng thiên, độn địa, hô mưa, gọi gió, là một tiên nhân trong mắt người thường. Thời hưng thịnh, Huyền Nguyên quan có môn nhân đông đảo, là nơi hành hương của người thờ đạo trong nước. Năm hai trăm tuổi, Huyền Nguyên chân nhân phi thăng thành tiên, vạn chúng xôn xao, thịnh cảnh chưa từng có. Hậu nhân tạc tượng ông đặt tại Huyền Nguyên quan thờ cúng, kéo dài đạo thống.
Không biết nguyên nhân tại sao, sau khi Huyền Nguyên chân nhân phi thăng, trong đám hậu bối không còn người nào có thể đắc đạo thành tiên, cúng bái cũng dần trở nên thưa thớt, môn nhân cũng chỉ còn biết rời khỏi đạo quán mưu sinh. Huyền Nguyên quan một thời náo nhiệt, cuối cùng trở nên vắng vẻ như chùa bà đanh. Tu tiên, đắc đạo cũng vì thế trở thành truyền thuyết xa xăm.
Sư phụ Thanh Vân đạo trưởng là Huyền Nguyên quan chủ đời thứ hai mươi. Tiểu Nhất hẳn là quan chủ đời thứ hai mươi mốt bởi Thanh Vân đạo trưởng từng nói, Tiểu Nhất là đệ tử của chưởng môn thì cũng là quan chủ kế tiếp. Vậy là trọng trách phục hưng Huyền Nguyên quan cứ như vậy được đặt lên vai một Tiểu Nhất mới mười ba tuổi đầu.
Nghĩ tới đây, khóe miệng Tiểu Nhất không khỏi nhếch lên, hắn nào để tâm đến cái gì gọi là chưởng môn, cái gì gọi là tu tiên, đắc đạo đâu. Hắn chỉ là một người bình thường, coi chuyện thần tiên chẳng qua giống như mấy lão nông bên bàn trả kể chuyện lạ mà thôi. Thử nghĩ trên đời có tiên nhân, thế nhưng hắn chưa từng gặp qua, hiển nhiên hắn sẽ không tuyệt đối tin tưởng chuyện đó. Sư phụ tu hành đã mấy chục năm, ngoài một thân võ công thế tục cùng với y đạo, hắn xem ra sư phụ thành tiên, đắc đạo còn là chuyện xa vời. Mỗi ngày có sư phụ bầu bạn, có cơm ăn no bụng, có thể học lấy bản lĩnh của sư phụ đã chẳng phải rất tốt sao. Mỗi ngày như thế Tiểu Nhất đều lấy làm vui mừng.
Theo lời sư phụ, Tiểu Nhất là được người tìm thấy bên đường. Năm đó Thanh Vân đạo trưởng vân du tứ phương, truy cầu thiên đạo cơ duyên nhưng không có kết quả. Trên đường trở về Huyền Nguyên quan, gặp phải sơn thôn bị lũ phỉ cướp bóc. Một đôi vợ chồng người trong thôn trọng thương, lúc gần chết mới đem Tiểu Nhất nhờ đạo trưởng cứu giúp. Thanh Vân đạo trưởng đúng lúc nghĩ tới việc chưa có người nối nghiệp Huyền Nguyên quan nên nhận lời, thu dưỡng đứa bé đáng thương. Hơn mười năm trời vất vả, cuối cùng nuôi nấng đứa trẻ lớn lên. Vì vậy, đối với Tiểu Nhất, Thanh Vân đạo trưởng có công tái tạo, ân nghĩa ấy khác gì bậc sinh thành.
Lúc Tiểu Nhất được năm, sáu tuổi, Thanh Vân đạo trưởng bắt đầu dốc lòng truyền thụ Huyền Nguyên quan bí truyền. Tiếc là ở tuổi xế chiều, mặc dù Thanh Vân đạo trưởng một đời tu luyện, sức khỏe cũng không còn được như lúc trai tráng, đừng nói đến chuyện phát tài, ngay cả cuộc sống thường ngày cũng dần trở nên quẫn bách. Không còn cách nào khác, lão đạo sĩ đành phải thường xuyên dẫn Tiểu Nhất xuống núi, hai thầy trò tại hương thôn gần đó tiến hành khu quỷ trừ tà kiếm một chút công ơn, thêm vào đó việc bốc thuốc, trị bệnh cũng đem lại chút thù lao dân dã.. Tháng ngày kham khổ nhưng với một Tiểu Nhất vô tư, đó lại là yên ả, thanh bình.
Cuộc sống nơi Huyền Nguyên quan ngàn năm như dòng nước lững lờ, cứ thế trôi đi.
Huyền Nguyên quan tọa lạc trên đỉnh núi cao trên trăm trượng, gọi là đỉnh Tiên Nhân, là một trong mười tám đỉnh núi thuộc Thái Bình sơn. Ngọn Tiên Nhân thế núi hiểm trở, ba phía bắc, đông, tây đều là vách đá dựng đứng. Phía Nam có một con đường dẫn xuống núi, bậc thang được tạc khắc vào đá rộng chừng ba thước, uốn lượn như một con rắn lớn lên tới đỉnh. Đỉnh núi rộng chừng hai, ba mươi trượng, nơi này đặt chính điện Huyền Nguyên quan cùng hơn chục gian nhà liền kể. Chỉ là do quá lâu không được tu sửa, số có thể chắn gió, che mưa ngoại trừ chính điện chỉ còn hai, ba căn nhà xung quanh. Đây cũng là nơi hay thầy trò dùng để sinh hoạt hằng ngày.
Dưới chân núi có một đền thờ bằng đá, trước đây hẳn là cổng lớn của Huyền Nguyên quan. Xung quanh cảnh sắc hoang tàn, đổ nát, những thứ còn lại chỉ dường như cố chứng minh dấu vết của chúng từng tồn tại nơi đây.
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook