[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian
-
Chương 43
Cả con đường đi vào trong thành
phố như được ai đó vẽ lại. Nắng dường như trong hơn. Gió dường như du
dương hơn. Tôi nhìn khung cảnh của hàng quán với một nụ cười mỉm không
biết từ đâu đến. Vẫn là những đứa trẻ vòi vĩnh mẹ quà bánh. Vẫn tiếng í
ới của những người rao bán hàng. Vẫn là cái hàng bán áo quần với từng
chồng vải vóc sắp đổ và cô bán hàng đội nón quai thao trong nhà. Mùi
húng quế của phở tràn vào mũi tôi. Nồi nước sôi ùng ục vừa lướt qua
chiếc xe ngựa, rồi đến một hàng bán bánh đúc, bánh dừa, một hàng xôi
dừa, một hàng tào phớ với từng bát nhỏ bằng lòng bàn tay thêm mật ong
cực thích mắt, hàng kẹo dẻo đang được người bán uốn nắn tạo mọi
hình thù…
Có cái gì đó về sự tự do khiến thế giới quanh tôi nó thay đổi.
Và đánh thức lại nỗi nhớ nhà lâu nay bị bắt chôn vùi.
Tôi nhìn đống đồ ăn vặt của thời xưa mà nhớ con đường trước cửa trường cũng nhộn nhịp hàng quán không kém. Nào là bác Tư bán bánh tráng trộn hay cho tôi và Hường thêm một quả trứng cút. Rồi cái hàng kem ống lâu lâu mới xuất hiện mà ngon mê li. Cũng như là hàng phá lấu khiến nửa lũ học sinh trường táo tháo rượt suốt một tuần.
Còn lúc về nhà, bố sẽ đang làm món gì đó. Cái hồi bố tôi muốn mở một tiệm bún riêu, cả gia đình đã ăn chừng mười hai kiểu bún riêu khác nhau cho bảy buổi tối trong tuần. Nhưng bình thường, khi tôi mơ về căn nhà lười biếng trong bụi chiều, bố sẽ làm trứng tráng, canh mồng tơi và rau muống xào tỏi vắt chanh. Mẹ sẽ về trễ, nhưng mẹ sẽ mua thêm món gì đó ăn chơi cho cả nhà. Như là bánh su kem, đúng rồi, tiệm bánh su kem bên bệnh viện của mẹ, không tên, nhưng tự làm những chiếc bánh nho nhỏ ngọt ngào nhất.
Ăn tối và nghe tiếng thời sự từ phòng khách trong căn bếp bé tí, bố sẽ ngồi đố thơ hai mẹ con, mẹ sẽ hỏi tôi hôm nay học gì (mẹ chẳng bao giờ nhớ nổi thời khóa biểu của tôi), giáo viên thế nào, học có khó không. Và trong mơ, tôi không bao giờ đáp lời họ. Cho dù tâm can có kêu gào đòi tôi trả lời mẹ, hay nói bất cứ thứ gì để hai người họ biết tôi ở đây, rằng tôi vẫn ở bên cạnh họ, vẫn đang ăn một bữa cơm gia đình tưởng như không bao giờ thay đổi này; tôi không thể. Vì cuối cơn ác mộng, tôi nhận ra cái chỗ ngồi của tôi là trống khống, và thực sự, tôi đang tắm trong mồ hôi lạnh, giữa một căn phòng tràn đầy những người mình không hề quen biết. Rằng tôi đang cách xa nhà cả trăm năm chiều dài thời gian.
Tôi đang mơ đi mơ lại giấc mộng đó suốt một tuần, đến mức tôi bắt đầu sợ ngủ mỗi lần kẻnh báo giờ ngủ của gia nhân kêu lên. Tôi sẽ nằm đó, nhìn lên trần nhà, nước mắt không mời cũng tràn xuống hai mí mắt. Cuối cùng, chị Lý Hồng sẽ ôm tôi, để tôi có thể ngủ thiếp đi trong chốc lát trước khi giật mình tỉnh dậy giữa màn đêm khuya khoắt.
Xen vào đó là hình ảnh của những thứ tôi không nghĩ rằng mình sẽ nhớ đến thế này. Nào là căn nhà bé tí đông nghịt của bà ngoại, nơi cả gia đình bên mẹ tôi ở. Hồi mới cưới đến lúc tôi năm tuổi, gia đình tôi nằm chung trong cái gian nhỏ vốn là kho trên tầng áp mái. Cái cửa sổ phòng không có nổi cái màn che, để mỗi sáng ánh nắng cứ nhằm thằng vào tôi mà chiếu, khiến tôi không thể ngủ nướng nổi. Rồi lúc làm vệ sinh buổi sáng thì phải xếp hàng trước phòng tắm tự chế ở sân sau sau khi cái phòng tắm duy nhất của nhà bị hỏng ống nước nghiêm trọng mà chẳng ai chịu lấy tiền đi sửa. Nếu bạn là người may mắn ‘được’ tắm sau Cậu Trí thì không có thứ nước hoa, nước tắm nào có thể khiến bạn ngửi được suốt cả ngày hôm ấy. Cơm tối thì lũ em họ thế nào cũng ăn vụng trước, lâu lâu quên không đóng nồi để con mèo trèo lên ăn nốt.
Nhưng cái bàn ăn của gia đình Hồ, cái cách nó quá chỉn chu, quá đẹp đẽ, quá thừa mứa làm tôi nhớ đến một cái bàn ăn quá đông đúc, quá thiếu thốn, quá chật hẹp của bà ngoại. Và rồi, đứng trong góc căn phòng sáng trưng đó, tôi lại tiếp tục khóc, cầu xin ai đó có thể đưa tôi ra khỏi cơn ác mộng này. Ai đó sẽ thả tôi về giữa căn bếp của bố và mẹ, hay giữa đống tạp nham mà đứa bé năm tuổi tên Linh từng ghét cay ghét đắng.
Đến một hôm trưa nắng, khi cả hai đang vùi đầu giặt thêm những cái áo màu tím, chị Lý Hồng cầm lấy tay tôi:
“ Em lại đang khóc đấy à. “
Tôi lúc đó mới giật mình. Và quả thật, một giọt nước mắt lại rơi xuống từ khóe mắt. Mặt tôi đỏ lên vì ngượng, tự dưng khóc thế này, không khác gì một đứa con nít.
Nhưng mà tôi có phải là người lớn đâu?
“ Em.. em.. “ _ tôi dụi mắt, nhìn sang chỗ khác, cảm thấy ánh mắt quan tâm của chị ấy vẫn đang gắn vào mình. Rồi bỗng dưng, tôi nhận ra cái bóng của mình trong thùng nước. Nó xanh xao và gầy nhom, với đôi mắt đang sưng lên.
Một giọt nước mắt không mời rơi chõm vào giữa hình bóng ấy.
“ Nhớ nhà phải không? “ _ chị xoa nhẹ cổ tay tôi, hương huệ phang phảng. Tại sao chị ấy luôn có mùi thơm như vậy cho dù chỉ là một người hầu nhỉ?
Chị Lý Hồng tách từng ngón tay đang đóng chặt của tôi ra. Rồi cuối cùng, ánh mắt hai người cũng gặp nhau. Tôi nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe của mình phản ánh trong chị, thấy đứa bé bên trong đang lộ rõ hơn bao giờ hết: một đứa bé ngây ngô, ngu ngốc và sầu thảm.
“ Cho dù có nhớ nhà đi chăng nữa, em không thể bắt bản thân như thế này được. Em cũng tự thấy mình rồi đó, giống người hay giống ma hơn? Cha mẹ em có muốn em như thế này không? Có thể em giờ không thể gặp họ nữa, em vẫn phải sống vì họ. “ _ giọng chị nhỏ đi _ “ nếu muốn gặp lại họ, em phải bảo bản thân là mình sẽ vượt qua mọi chuyện, em sẽ sống và em sẽ không từ bỏ cuộc đời này! “
Tôi vẫn nhớ ánh mắt người bạn mình lúc đó, nó dữ dội như một cơn bão tháng bảy, một ánh mắt khiến tôi đã lạnh sống lưng trong thoáng chốc. Rồi nó biến mất nhanh hơn gió tháng chín, để lại mùi hương hoa huệ dịu dàng đằng sau.
Từ lúc đó, tôi biết mình phải làm gì. Tôi phải trở về tương lai, tôi phải gặp lại hai ông bà già nhà tôi, gặp lại Hường, gặp lại lũ em họ thích ăn vụng và cả cái trường trung bình của trung bình, gặp lại bác Tư, đi men theo những con đường ít ỏi bóng cây của Cầu Sắt, những bức tường trắng khổng lồ nơi gia đình Hoàng Kim tộc sống hay mùi oi bức, tởm lợm của Ổ Chuột.
Và giờ đây, tôi đang đi những bước đầu tiên hồi hương. Tôi sẽ không ngừng lại cho dù bất cứ lí do gì.
“ Dừng bên này đi! “ _ Hồ Tử Duy nói vọng ra trước.
“ Hả?! “ _ mắt tôi trố lên.
Tên quí tử ngồi dậy ngáp:
“ Đi uống rượu chút. “
Bác tài dừng lại thật, vội vàng mở cửa sau cho tên này đi xuống.
Vết thương xuyên bụng vừa gần lành và quyết định đi uống rượu ngay lập tức? Tự hỏi tên này có muốn sống hay không đây. Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng đành đi xuống theo.
‘ Ba con lợn ‘, cái bảng trước cửa một quán rượu hai tầng ghi rõ ràng, ba cái mông lợn còn được vẽ bên dưới. Cho dù có một cái tên không quá đẹp, nơi này có vẻ rất ổn, đang giữa trưa một ngày trong tuần mà đông khách đến tất cả bàn bên ngoài. Những chiếc bàn tre vàng ươm làm quán có một không khí vui nhộn khó tả.
Hồ Quí Tử nhìn tôi đứng bên cạnh hắn với một ánh mắt khó hiểu, như thể hắn chẳng hiểu tôi đang làm gì. Tôi ngẩng đầu đáp trả ánh mắt đó chẳng ngại ngùng:
“ Tôi không là người hầu của anh nữa. Đừng quên nhé. “
Hai bên lại cò cưa nhìn nhau. Cuối cùng anh ta cũng nhún vai. Mỉm cười, cái cảm giác không phải cúi đầu trước người khác quả thật tuyệt vời.
Có cái gì đó về sự tự do khiến thế giới quanh tôi nó thay đổi.
Và đánh thức lại nỗi nhớ nhà lâu nay bị bắt chôn vùi.
Tôi nhìn đống đồ ăn vặt của thời xưa mà nhớ con đường trước cửa trường cũng nhộn nhịp hàng quán không kém. Nào là bác Tư bán bánh tráng trộn hay cho tôi và Hường thêm một quả trứng cút. Rồi cái hàng kem ống lâu lâu mới xuất hiện mà ngon mê li. Cũng như là hàng phá lấu khiến nửa lũ học sinh trường táo tháo rượt suốt một tuần.
Còn lúc về nhà, bố sẽ đang làm món gì đó. Cái hồi bố tôi muốn mở một tiệm bún riêu, cả gia đình đã ăn chừng mười hai kiểu bún riêu khác nhau cho bảy buổi tối trong tuần. Nhưng bình thường, khi tôi mơ về căn nhà lười biếng trong bụi chiều, bố sẽ làm trứng tráng, canh mồng tơi và rau muống xào tỏi vắt chanh. Mẹ sẽ về trễ, nhưng mẹ sẽ mua thêm món gì đó ăn chơi cho cả nhà. Như là bánh su kem, đúng rồi, tiệm bánh su kem bên bệnh viện của mẹ, không tên, nhưng tự làm những chiếc bánh nho nhỏ ngọt ngào nhất.
Ăn tối và nghe tiếng thời sự từ phòng khách trong căn bếp bé tí, bố sẽ ngồi đố thơ hai mẹ con, mẹ sẽ hỏi tôi hôm nay học gì (mẹ chẳng bao giờ nhớ nổi thời khóa biểu của tôi), giáo viên thế nào, học có khó không. Và trong mơ, tôi không bao giờ đáp lời họ. Cho dù tâm can có kêu gào đòi tôi trả lời mẹ, hay nói bất cứ thứ gì để hai người họ biết tôi ở đây, rằng tôi vẫn ở bên cạnh họ, vẫn đang ăn một bữa cơm gia đình tưởng như không bao giờ thay đổi này; tôi không thể. Vì cuối cơn ác mộng, tôi nhận ra cái chỗ ngồi của tôi là trống khống, và thực sự, tôi đang tắm trong mồ hôi lạnh, giữa một căn phòng tràn đầy những người mình không hề quen biết. Rằng tôi đang cách xa nhà cả trăm năm chiều dài thời gian.
Tôi đang mơ đi mơ lại giấc mộng đó suốt một tuần, đến mức tôi bắt đầu sợ ngủ mỗi lần kẻnh báo giờ ngủ của gia nhân kêu lên. Tôi sẽ nằm đó, nhìn lên trần nhà, nước mắt không mời cũng tràn xuống hai mí mắt. Cuối cùng, chị Lý Hồng sẽ ôm tôi, để tôi có thể ngủ thiếp đi trong chốc lát trước khi giật mình tỉnh dậy giữa màn đêm khuya khoắt.
Xen vào đó là hình ảnh của những thứ tôi không nghĩ rằng mình sẽ nhớ đến thế này. Nào là căn nhà bé tí đông nghịt của bà ngoại, nơi cả gia đình bên mẹ tôi ở. Hồi mới cưới đến lúc tôi năm tuổi, gia đình tôi nằm chung trong cái gian nhỏ vốn là kho trên tầng áp mái. Cái cửa sổ phòng không có nổi cái màn che, để mỗi sáng ánh nắng cứ nhằm thằng vào tôi mà chiếu, khiến tôi không thể ngủ nướng nổi. Rồi lúc làm vệ sinh buổi sáng thì phải xếp hàng trước phòng tắm tự chế ở sân sau sau khi cái phòng tắm duy nhất của nhà bị hỏng ống nước nghiêm trọng mà chẳng ai chịu lấy tiền đi sửa. Nếu bạn là người may mắn ‘được’ tắm sau Cậu Trí thì không có thứ nước hoa, nước tắm nào có thể khiến bạn ngửi được suốt cả ngày hôm ấy. Cơm tối thì lũ em họ thế nào cũng ăn vụng trước, lâu lâu quên không đóng nồi để con mèo trèo lên ăn nốt.
Nhưng cái bàn ăn của gia đình Hồ, cái cách nó quá chỉn chu, quá đẹp đẽ, quá thừa mứa làm tôi nhớ đến một cái bàn ăn quá đông đúc, quá thiếu thốn, quá chật hẹp của bà ngoại. Và rồi, đứng trong góc căn phòng sáng trưng đó, tôi lại tiếp tục khóc, cầu xin ai đó có thể đưa tôi ra khỏi cơn ác mộng này. Ai đó sẽ thả tôi về giữa căn bếp của bố và mẹ, hay giữa đống tạp nham mà đứa bé năm tuổi tên Linh từng ghét cay ghét đắng.
Đến một hôm trưa nắng, khi cả hai đang vùi đầu giặt thêm những cái áo màu tím, chị Lý Hồng cầm lấy tay tôi:
“ Em lại đang khóc đấy à. “
Tôi lúc đó mới giật mình. Và quả thật, một giọt nước mắt lại rơi xuống từ khóe mắt. Mặt tôi đỏ lên vì ngượng, tự dưng khóc thế này, không khác gì một đứa con nít.
Nhưng mà tôi có phải là người lớn đâu?
“ Em.. em.. “ _ tôi dụi mắt, nhìn sang chỗ khác, cảm thấy ánh mắt quan tâm của chị ấy vẫn đang gắn vào mình. Rồi bỗng dưng, tôi nhận ra cái bóng của mình trong thùng nước. Nó xanh xao và gầy nhom, với đôi mắt đang sưng lên.
Một giọt nước mắt không mời rơi chõm vào giữa hình bóng ấy.
“ Nhớ nhà phải không? “ _ chị xoa nhẹ cổ tay tôi, hương huệ phang phảng. Tại sao chị ấy luôn có mùi thơm như vậy cho dù chỉ là một người hầu nhỉ?
Chị Lý Hồng tách từng ngón tay đang đóng chặt của tôi ra. Rồi cuối cùng, ánh mắt hai người cũng gặp nhau. Tôi nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe của mình phản ánh trong chị, thấy đứa bé bên trong đang lộ rõ hơn bao giờ hết: một đứa bé ngây ngô, ngu ngốc và sầu thảm.
“ Cho dù có nhớ nhà đi chăng nữa, em không thể bắt bản thân như thế này được. Em cũng tự thấy mình rồi đó, giống người hay giống ma hơn? Cha mẹ em có muốn em như thế này không? Có thể em giờ không thể gặp họ nữa, em vẫn phải sống vì họ. “ _ giọng chị nhỏ đi _ “ nếu muốn gặp lại họ, em phải bảo bản thân là mình sẽ vượt qua mọi chuyện, em sẽ sống và em sẽ không từ bỏ cuộc đời này! “
Tôi vẫn nhớ ánh mắt người bạn mình lúc đó, nó dữ dội như một cơn bão tháng bảy, một ánh mắt khiến tôi đã lạnh sống lưng trong thoáng chốc. Rồi nó biến mất nhanh hơn gió tháng chín, để lại mùi hương hoa huệ dịu dàng đằng sau.
Từ lúc đó, tôi biết mình phải làm gì. Tôi phải trở về tương lai, tôi phải gặp lại hai ông bà già nhà tôi, gặp lại Hường, gặp lại lũ em họ thích ăn vụng và cả cái trường trung bình của trung bình, gặp lại bác Tư, đi men theo những con đường ít ỏi bóng cây của Cầu Sắt, những bức tường trắng khổng lồ nơi gia đình Hoàng Kim tộc sống hay mùi oi bức, tởm lợm của Ổ Chuột.
Và giờ đây, tôi đang đi những bước đầu tiên hồi hương. Tôi sẽ không ngừng lại cho dù bất cứ lí do gì.
“ Dừng bên này đi! “ _ Hồ Tử Duy nói vọng ra trước.
“ Hả?! “ _ mắt tôi trố lên.
Tên quí tử ngồi dậy ngáp:
“ Đi uống rượu chút. “
Bác tài dừng lại thật, vội vàng mở cửa sau cho tên này đi xuống.
Vết thương xuyên bụng vừa gần lành và quyết định đi uống rượu ngay lập tức? Tự hỏi tên này có muốn sống hay không đây. Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng đành đi xuống theo.
‘ Ba con lợn ‘, cái bảng trước cửa một quán rượu hai tầng ghi rõ ràng, ba cái mông lợn còn được vẽ bên dưới. Cho dù có một cái tên không quá đẹp, nơi này có vẻ rất ổn, đang giữa trưa một ngày trong tuần mà đông khách đến tất cả bàn bên ngoài. Những chiếc bàn tre vàng ươm làm quán có một không khí vui nhộn khó tả.
Hồ Quí Tử nhìn tôi đứng bên cạnh hắn với một ánh mắt khó hiểu, như thể hắn chẳng hiểu tôi đang làm gì. Tôi ngẩng đầu đáp trả ánh mắt đó chẳng ngại ngùng:
“ Tôi không là người hầu của anh nữa. Đừng quên nhé. “
Hai bên lại cò cưa nhìn nhau. Cuối cùng anh ta cũng nhún vai. Mỉm cười, cái cảm giác không phải cúi đầu trước người khác quả thật tuyệt vời.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook