Việt Ma Tân Lục
-
Quyển 4 - Chương 6: Úp lá khoai
“Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống xình
Úi chà, úi da!”
Tiếng trẻ con hát véo von, rộn ràng. Một đám trẻ quây tròn, giơ tay ra, những bàn tay đen nhẻm ngửa lên. Giữa vòng tròn là một người lớn nhưng khuôn mặt ngô nghê. Bọn trẻ hát vang bài đồng dao. Đến cuối bài, đứa trẻ lớn xác ở giữa chỉ vào đứa nào trong vòng tròn thì đứa đó thua, sẽ bị đứng ra ngoài, chơi hết một lượt sẽ bị nắm tai nhảy ếch một vòng quanh sân.
Buổi chiều mùa hè nóng nực, bọn trẻ con mặt mũi, quần áo lấm lem cùng vui vẻ chơi trò úp lá khoai, trong đó nổi bật nhất chính là đứa trẻ lớn xác đứng giữa vòng tròn. Nó năm nay đã mười bảy tuổi nhưng ngốc nghếch nên hằng ngày, sau khi ra đồng làm việc về lại trốn đi chơi cùng lũ trẻ lau nhau trong làng. Nó tên là Nam nhưng mọi người gần như đã quên tên của nó, toàn gọi nó là thằng Đần. Thằng Đần nghe thế cũng chỉ hềnh hệch cười.
Nó hiền khô, lại khỏe như trâu nên thường cõng kiệu lũ trẻ con khắp làng, hoặc làm đủ mọi việc cho bọn trẻ nên bọn trẻ con cả cái làng này đều quý mến nó, rất thích chơi với nó.
Hôm nay bọn nó đang chơi trò úp lá khoai. Lũ trẻ hát đồng dao, còn thằng Đần đứng giữa vòng tròn, trên mặt vẫn là nụ cười ngờ nghệch thường ngày.
- Đần, mày có về ăn cơm không thì bảo?
Tiếng quát ầm ĩ, bọn trẻ nghe thấy liền túa ra, đứng một bên, thằng Đần hốt hoảng không biết trốn vào đâu. Nó cúi gằm, mắt nhìn xuống bàn chân bẩn thỉu, lấm lem. Bà nó tay cầm cái roi nhỏ lom khom đi về phía này.
- Mày đi suốt ngày, có về không hả?
Bà thằng Đần giơ roi lên huơ huơ trong không trung, thằng Đần sợ run, vội lạch bạch chạy về. Lũ trẻ nhìn dáng chạy như con vịt bầu của thằng Đần mà cười ầm ĩ. Bà nó chắp tay sau lưng, chậm chạp đi về.
Bố mẹ thằng Đần mất sớm, nó ở cùng bà nội, chỉ có hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bà nó và nó ở trong căn nhà lợp mái lá nhỏ gần bờ sông. Bà nó đã già nhưng vẫn phải chăm lo cho đứa cháu ngờ nghệch. Mỗi lần nhìn nó như đứa trẻ không bao giờ lớn, bà nó lại thở dài, không biết sau này bà chết thì nó ra sao? Trời sinh voi nhưng trời có sinh cỏ đâu.
Bà hay cầm roi dọa nó, nhưng chẳng mấy khi đánh, vì thằng Đần tuy mải chơi nhưng ngoan ngoãn, nghe lời, cũng rất thương bà nội. Thằng Đần bị bà gọi thì chạy ù về nhà. Nó bắc niêu cơm trong bếp ra, gắp mấy quả cà trong chum đặt lên chiếc mâm gỗ nứt nẻ, rồi bưng mâm cơm đặt ra giữa hiên. Hai bà cháu nó nghèo nên thường ăn cơm từ sớm, khi vẫn còn ánh mặt trời để tiết kiệm dầu. Chập choạng tối là đã đi ngủ, sáng sớm hôm sau bà sẽ gọi nó dậy, bảo nó làm gì nó sẽ đi làm nấy, có khi làm thông trưa để chiều về sớm chơi với bọn trẻ con trong làng.
Mãi lâu sau bà nó mới về đến nhà. Bà bỏ cái roi vào góc nhà, tay đấm đấm lưng, miệng lầm bầm than.
- Già rồi, mỏi quá!
- Ăn cơm, bà ơi!
Thằng Đần gọi to, bà nó chậm chạp đi ra hiên, ngồi xuống manh chiếu rách, nhìn đứa cháu đã mười sáu, mười bảy. Bằng tuổi ấy con nhà người ta đã lấy vợ có con cả rồi, mà thằng Đần cháu bà thì vẫn như đứa trẻ lên năm, lên sáu, ngốc nghếch, khờ khạo. Sức khỏe bà càng ngày càng kém, mỗi năm một gần đất xa trời, nhìn cháu mà chua xót. Thằng Đần nào biết suy nghĩ của bà nó, vui vẻ ăn mấy bát cơm no căng bụng rồi hớn hở chạy vào ổ của nó trong góc nhà, khoanh tròn, chuẩn bị ngủ một giấc no say đến sớm mai đi cày.
Bà nó nhấm nháp mãi mới hết lưng cơm, ăn xong lại lấy miếng trầu bỏm bẻm nhai. Lúc này trời đã nhá nhem, bà nó vừa nhai trầu vừa bưng mâm cơm ra con sông sau nhà rửa bát. Ngày còn sống, bố thằng Đần có làm mấy cái bậc bằng đá để giặt giũ, rửa ráy bên bờ sông này. Con sông nhỏ, hiền hòa, nước trong vắt quanh năm. Bà nó khua khua cái xơ mướp xuống dòng nước, chậm chạp rửa từng cái bát.
Rửa xong mâm bát, bà nó đứng dậy, nhưng đột nhiên sây sẩm mặt mày, trời đất bỗng tối sầm, bà nó lảo đảo, suýt chút nữa ngã nhào xuống sông. Mở mắt ra, thấy mình vẫn đứng trên bờ, tay bưng mâm bát, bà nó lẩm bẩm tạ ơn trời phật phù hộ độ trì.
Trời đã tối, mắt bà thằng Đần lại mờ, nhìn xuống nước thấy một vệt đen lớn đang lay động không ngừng làm bà nó không hiểu ra sao, nheo mắt nhìn cho kỹ. Nhưng mắt bà đã mờ lắm rồi, chỉ nhìn thấy đó là một vệt đen to cứ không ngừng loang rộng, lung lay như bóng cây trong gió. Bà thằng Đần ngẩng đầu nhìn lên, chỉ có mấy cành cây thưa thớt lá. Bà nheo mắt, một con quạ đang đậu trên cành cây, nhìn bà chăm chú, đôi mắt đen thẫm như đầm nước nhìn xoáy vào mắt bà. Bà thằng Đần nổi cả da gà, vội nhắm chặt mắt rồi mở ra để nhìn cho rõ, chỉ có mấy cành cây khô nỏ trước mắt bà, làm gì có con quạ nào.
Bà thằng Đần lẩm bẩm trong miệng, bê mâm bát vào nhà. Mắt bà đã mờ như vậy, làm sao thấy được mắt con quạ đang nhìn mình? Chắc là trời tối, nhìn bóng cành cây rồi tưởng tượng linh tinh. Nhưng quạ là điềm xui, kể cả có tưởng tượng ra thì cũng chẳng tốt lành gì. Bà thằng Đần thở dài, châm mấy que hương, lầm bầm khấn khứa, cầu cho ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Bà ngần này tuổi rồi, xảy ra chuyện gì cũng không tiếc, chỉ lo cho đứa cháu ngây dại mà thôi.
Lúc bà thằng Đần đi rồi, con quạ trên cành cây vỗ cánh phành phạch. Nó bay lên không trung, lượn một vòng quanh căn nhà mái lá tồi tàn của bà cháu thằng Đần. Đôi mắt con quạ đen thẫm chiếu thẳng xuống hai con người yếu ớt trong đó. Rồi, nó vỗ mạnh cánh, bay đi…
Mấy ngày sau, cuộc sống của thằng Đần và bà nó vẫn diễn ra như mọi ngày, chuyện con quạ tối hôm đó bà nó cũng đã quên, không còn bận tâm nữa.
Buổi tối, hai bà cháu đang ngồi bên hiên ăn cơm, trời đã chập choạng, thằng Đần chuẩn bị buông bát chui vào ổ ngủ như mọi ngày thì ngoài cổng có một người đi vào. Người này mặc bộ quần áo màu nâu sẫm, mái tóc dài buộc gọn ra đằng sau, đôi mắt đen láy, khuôn mặt gầy gò. Ông ta đi thẳng đến chỗ hai bà cháu thằng Đần đang ngồi. Bà thằng Đần không biết là ai thì lên tiếng hỏi.
- Chào bác, bác tìm ai đấy?
- Cháu bà bị như này từ lúc mới sinh ra hả?
Bà thằng Đần ngớ người, không hiểu ông khách này là ai mà hỏi thế, nhưng tính thật thà, chất phác, bà gật đầu.
- Vâng, cháu nó tội nghiệp từ bé.
Ông khách nhìn thằng Đần chằm chằm làm thằng Đần sờ sợ. Nó buông bát cơm, lấm lét tìm cách núp sau lưng bà. Bà nó cũng buông bát.
- Bác ở nơi khác đến à?
Người khách không trả lời câu hỏi của bà thằng Đần, chỉ thở dài rồi nói.
- Tôi có thể chữa bệnh này cho nó, coi như làm phúc cho hai bà cháu nhà bà.
Mắt bà thằng Đần sáng bừng lên, vội lập cập đứng dậy.
- Mời bác ngồi, bác uống chén nước. -Bà quay qua thằng Đần đang ngồi nép ở một góc chiếu. -Đi rót cho bác chén nước.
Thằng Đần nghe bà sai thì đứng bật dậy, chạy thẳng vào trong nhà rót một cốc vối tướng bưng ra. Nhưng nó không dám đưa trực tiếp cho ông khách lạ, mà đưa cho bà để bà nó mời khách. Người này có đôi mắt rất lạ, lại cứ nhìn nó chằm chằm nên nó tự dưng cảm thấy sợ hãi một cách bản năng. Nó rót nước xong thì chui tọt vào cái ổ rơm quen thuộc, thấy yên tâm hơn.
Bà nó với ông khách nói mấy câu gì đó thì thấy bà nó đi vào, giọng khàn khàn, già nua.
- Đi bắt con gà mái mơ cho bà.
Thằng Đần vốn ngoan ngoãn, bà bảo vậy thì nó chạy đi ngay. Hai bà cháu nó nuôi một con gà mái mơ để đẻ trứng, không biết bà nó định bắt gà làm gì? Thằng Đần cầm cánh con gà đi vào thì thấy ông khách lạ đang đứng giữa sân, trời đã tối nên không nhìn rõ mặt, chỉ thấy bóng người tối đen. Thằng Đần cụp mắt, chạy thẳng vào bếp, nơi bà nó ngồi. Trên bếp rạ là nồi nước đang mấp máy sôi. Bà nó nhìn thằng Đần, ánh mắt sáng bừng, lấp lánh.
- Đần ơi, con ơi, cuối cùng con cũng có hy vọng rồi.
Thằng Đần chẳng hiểu gì, nó giậm giậm hai chân xuống đất để đuổi muỗi. Nước sôi, bà sai nó giữ chặt con gà. Bà nó cầm con dao, lầm bầm.
- Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác, hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác.
Bà thằng Đần nhổ ít lông ở gần tai con gà, lưỡi dao nhọn hoắt lia một đường, dòng máu đỏ thẫm từ tai con gà mái mơ phun ra, bắn cả vào người thằng Đần, nó phẩy phẩy tay khiến máu gà chảy nhoe nhoét cả hai cánh tay. Con gà chưa chết hẳn, ra sức vùng vẫy, máu gà theo đó văng tung tóe. Hai cánh nó quạt mạnh, chân đạp cả vào chiếc bát sành dưới đất, cái bát lăn mấy vòng, rơi xuống sân vỡ tan tành. Thằng Đần giữ chặt con gà cho khỏi giãy, bà nó nhìn con gà ngắc ngoải chết dần, thở dài, lẩm bẩm.
- Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác. Đừng trách tao.
Rồi bà bảo thằng Đần nhúng con gà vào nồi nước sôi, sau đó hai bà cháu cùng vặt lông. Vặt xong lại bỏ con gà vào nồi nước để luộc. Bà nó sai nó cầm mấy hào đi mua chai rượu với ít vàng hương. Thằng Đần ngoan ngoãn lao vút đi ngay. Lúc đi qua sân nó vẫn thấy ông khách đứng giữa sân, tối thẫm giống như một cái cột đen ngòm.
Bà thằng Đần sắp mâm, con gà luộc đặt trong đĩa, chén gạo, chén muối, chén nước, chén rượu, vàng hương đủ cả. Bà nó châm mấy cây nến, ánh nến cháy chiếu sáng khoảng hiên chật chội. Bà nó kính cẩn chắp tay mời người khách lạ, người đó gật đầu, đi lại chỗ mâm cúng.
Thằng Đần đã ăn no cơm cà rồi, nhưng nhìn con gà luộc béo ngậy trên mâm, nó cứ nuốt nước bọt ừng ực, quên cả nỗi sợ ông khách lạ. Còn bà nó chắp tay đứng một bên, kính cẩn, chăm chú dõi theo từng động tác của ông khách.
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống xình
Úi chà, úi da!”
Tiếng trẻ con hát véo von, rộn ràng. Một đám trẻ quây tròn, giơ tay ra, những bàn tay đen nhẻm ngửa lên. Giữa vòng tròn là một người lớn nhưng khuôn mặt ngô nghê. Bọn trẻ hát vang bài đồng dao. Đến cuối bài, đứa trẻ lớn xác ở giữa chỉ vào đứa nào trong vòng tròn thì đứa đó thua, sẽ bị đứng ra ngoài, chơi hết một lượt sẽ bị nắm tai nhảy ếch một vòng quanh sân.
Buổi chiều mùa hè nóng nực, bọn trẻ con mặt mũi, quần áo lấm lem cùng vui vẻ chơi trò úp lá khoai, trong đó nổi bật nhất chính là đứa trẻ lớn xác đứng giữa vòng tròn. Nó năm nay đã mười bảy tuổi nhưng ngốc nghếch nên hằng ngày, sau khi ra đồng làm việc về lại trốn đi chơi cùng lũ trẻ lau nhau trong làng. Nó tên là Nam nhưng mọi người gần như đã quên tên của nó, toàn gọi nó là thằng Đần. Thằng Đần nghe thế cũng chỉ hềnh hệch cười.
Nó hiền khô, lại khỏe như trâu nên thường cõng kiệu lũ trẻ con khắp làng, hoặc làm đủ mọi việc cho bọn trẻ nên bọn trẻ con cả cái làng này đều quý mến nó, rất thích chơi với nó.
Hôm nay bọn nó đang chơi trò úp lá khoai. Lũ trẻ hát đồng dao, còn thằng Đần đứng giữa vòng tròn, trên mặt vẫn là nụ cười ngờ nghệch thường ngày.
- Đần, mày có về ăn cơm không thì bảo?
Tiếng quát ầm ĩ, bọn trẻ nghe thấy liền túa ra, đứng một bên, thằng Đần hốt hoảng không biết trốn vào đâu. Nó cúi gằm, mắt nhìn xuống bàn chân bẩn thỉu, lấm lem. Bà nó tay cầm cái roi nhỏ lom khom đi về phía này.
- Mày đi suốt ngày, có về không hả?
Bà thằng Đần giơ roi lên huơ huơ trong không trung, thằng Đần sợ run, vội lạch bạch chạy về. Lũ trẻ nhìn dáng chạy như con vịt bầu của thằng Đần mà cười ầm ĩ. Bà nó chắp tay sau lưng, chậm chạp đi về.
Bố mẹ thằng Đần mất sớm, nó ở cùng bà nội, chỉ có hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bà nó và nó ở trong căn nhà lợp mái lá nhỏ gần bờ sông. Bà nó đã già nhưng vẫn phải chăm lo cho đứa cháu ngờ nghệch. Mỗi lần nhìn nó như đứa trẻ không bao giờ lớn, bà nó lại thở dài, không biết sau này bà chết thì nó ra sao? Trời sinh voi nhưng trời có sinh cỏ đâu.
Bà hay cầm roi dọa nó, nhưng chẳng mấy khi đánh, vì thằng Đần tuy mải chơi nhưng ngoan ngoãn, nghe lời, cũng rất thương bà nội. Thằng Đần bị bà gọi thì chạy ù về nhà. Nó bắc niêu cơm trong bếp ra, gắp mấy quả cà trong chum đặt lên chiếc mâm gỗ nứt nẻ, rồi bưng mâm cơm đặt ra giữa hiên. Hai bà cháu nó nghèo nên thường ăn cơm từ sớm, khi vẫn còn ánh mặt trời để tiết kiệm dầu. Chập choạng tối là đã đi ngủ, sáng sớm hôm sau bà sẽ gọi nó dậy, bảo nó làm gì nó sẽ đi làm nấy, có khi làm thông trưa để chiều về sớm chơi với bọn trẻ con trong làng.
Mãi lâu sau bà nó mới về đến nhà. Bà bỏ cái roi vào góc nhà, tay đấm đấm lưng, miệng lầm bầm than.
- Già rồi, mỏi quá!
- Ăn cơm, bà ơi!
Thằng Đần gọi to, bà nó chậm chạp đi ra hiên, ngồi xuống manh chiếu rách, nhìn đứa cháu đã mười sáu, mười bảy. Bằng tuổi ấy con nhà người ta đã lấy vợ có con cả rồi, mà thằng Đần cháu bà thì vẫn như đứa trẻ lên năm, lên sáu, ngốc nghếch, khờ khạo. Sức khỏe bà càng ngày càng kém, mỗi năm một gần đất xa trời, nhìn cháu mà chua xót. Thằng Đần nào biết suy nghĩ của bà nó, vui vẻ ăn mấy bát cơm no căng bụng rồi hớn hở chạy vào ổ của nó trong góc nhà, khoanh tròn, chuẩn bị ngủ một giấc no say đến sớm mai đi cày.
Bà nó nhấm nháp mãi mới hết lưng cơm, ăn xong lại lấy miếng trầu bỏm bẻm nhai. Lúc này trời đã nhá nhem, bà nó vừa nhai trầu vừa bưng mâm cơm ra con sông sau nhà rửa bát. Ngày còn sống, bố thằng Đần có làm mấy cái bậc bằng đá để giặt giũ, rửa ráy bên bờ sông này. Con sông nhỏ, hiền hòa, nước trong vắt quanh năm. Bà nó khua khua cái xơ mướp xuống dòng nước, chậm chạp rửa từng cái bát.
Rửa xong mâm bát, bà nó đứng dậy, nhưng đột nhiên sây sẩm mặt mày, trời đất bỗng tối sầm, bà nó lảo đảo, suýt chút nữa ngã nhào xuống sông. Mở mắt ra, thấy mình vẫn đứng trên bờ, tay bưng mâm bát, bà nó lẩm bẩm tạ ơn trời phật phù hộ độ trì.
Trời đã tối, mắt bà thằng Đần lại mờ, nhìn xuống nước thấy một vệt đen lớn đang lay động không ngừng làm bà nó không hiểu ra sao, nheo mắt nhìn cho kỹ. Nhưng mắt bà đã mờ lắm rồi, chỉ nhìn thấy đó là một vệt đen to cứ không ngừng loang rộng, lung lay như bóng cây trong gió. Bà thằng Đần ngẩng đầu nhìn lên, chỉ có mấy cành cây thưa thớt lá. Bà nheo mắt, một con quạ đang đậu trên cành cây, nhìn bà chăm chú, đôi mắt đen thẫm như đầm nước nhìn xoáy vào mắt bà. Bà thằng Đần nổi cả da gà, vội nhắm chặt mắt rồi mở ra để nhìn cho rõ, chỉ có mấy cành cây khô nỏ trước mắt bà, làm gì có con quạ nào.
Bà thằng Đần lẩm bẩm trong miệng, bê mâm bát vào nhà. Mắt bà đã mờ như vậy, làm sao thấy được mắt con quạ đang nhìn mình? Chắc là trời tối, nhìn bóng cành cây rồi tưởng tượng linh tinh. Nhưng quạ là điềm xui, kể cả có tưởng tượng ra thì cũng chẳng tốt lành gì. Bà thằng Đần thở dài, châm mấy que hương, lầm bầm khấn khứa, cầu cho ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Bà ngần này tuổi rồi, xảy ra chuyện gì cũng không tiếc, chỉ lo cho đứa cháu ngây dại mà thôi.
Lúc bà thằng Đần đi rồi, con quạ trên cành cây vỗ cánh phành phạch. Nó bay lên không trung, lượn một vòng quanh căn nhà mái lá tồi tàn của bà cháu thằng Đần. Đôi mắt con quạ đen thẫm chiếu thẳng xuống hai con người yếu ớt trong đó. Rồi, nó vỗ mạnh cánh, bay đi…
Mấy ngày sau, cuộc sống của thằng Đần và bà nó vẫn diễn ra như mọi ngày, chuyện con quạ tối hôm đó bà nó cũng đã quên, không còn bận tâm nữa.
Buổi tối, hai bà cháu đang ngồi bên hiên ăn cơm, trời đã chập choạng, thằng Đần chuẩn bị buông bát chui vào ổ ngủ như mọi ngày thì ngoài cổng có một người đi vào. Người này mặc bộ quần áo màu nâu sẫm, mái tóc dài buộc gọn ra đằng sau, đôi mắt đen láy, khuôn mặt gầy gò. Ông ta đi thẳng đến chỗ hai bà cháu thằng Đần đang ngồi. Bà thằng Đần không biết là ai thì lên tiếng hỏi.
- Chào bác, bác tìm ai đấy?
- Cháu bà bị như này từ lúc mới sinh ra hả?
Bà thằng Đần ngớ người, không hiểu ông khách này là ai mà hỏi thế, nhưng tính thật thà, chất phác, bà gật đầu.
- Vâng, cháu nó tội nghiệp từ bé.
Ông khách nhìn thằng Đần chằm chằm làm thằng Đần sờ sợ. Nó buông bát cơm, lấm lét tìm cách núp sau lưng bà. Bà nó cũng buông bát.
- Bác ở nơi khác đến à?
Người khách không trả lời câu hỏi của bà thằng Đần, chỉ thở dài rồi nói.
- Tôi có thể chữa bệnh này cho nó, coi như làm phúc cho hai bà cháu nhà bà.
Mắt bà thằng Đần sáng bừng lên, vội lập cập đứng dậy.
- Mời bác ngồi, bác uống chén nước. -Bà quay qua thằng Đần đang ngồi nép ở một góc chiếu. -Đi rót cho bác chén nước.
Thằng Đần nghe bà sai thì đứng bật dậy, chạy thẳng vào trong nhà rót một cốc vối tướng bưng ra. Nhưng nó không dám đưa trực tiếp cho ông khách lạ, mà đưa cho bà để bà nó mời khách. Người này có đôi mắt rất lạ, lại cứ nhìn nó chằm chằm nên nó tự dưng cảm thấy sợ hãi một cách bản năng. Nó rót nước xong thì chui tọt vào cái ổ rơm quen thuộc, thấy yên tâm hơn.
Bà nó với ông khách nói mấy câu gì đó thì thấy bà nó đi vào, giọng khàn khàn, già nua.
- Đi bắt con gà mái mơ cho bà.
Thằng Đần vốn ngoan ngoãn, bà bảo vậy thì nó chạy đi ngay. Hai bà cháu nó nuôi một con gà mái mơ để đẻ trứng, không biết bà nó định bắt gà làm gì? Thằng Đần cầm cánh con gà đi vào thì thấy ông khách lạ đang đứng giữa sân, trời đã tối nên không nhìn rõ mặt, chỉ thấy bóng người tối đen. Thằng Đần cụp mắt, chạy thẳng vào bếp, nơi bà nó ngồi. Trên bếp rạ là nồi nước đang mấp máy sôi. Bà nó nhìn thằng Đần, ánh mắt sáng bừng, lấp lánh.
- Đần ơi, con ơi, cuối cùng con cũng có hy vọng rồi.
Thằng Đần chẳng hiểu gì, nó giậm giậm hai chân xuống đất để đuổi muỗi. Nước sôi, bà sai nó giữ chặt con gà. Bà nó cầm con dao, lầm bầm.
- Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác, hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác.
Bà thằng Đần nhổ ít lông ở gần tai con gà, lưỡi dao nhọn hoắt lia một đường, dòng máu đỏ thẫm từ tai con gà mái mơ phun ra, bắn cả vào người thằng Đần, nó phẩy phẩy tay khiến máu gà chảy nhoe nhoét cả hai cánh tay. Con gà chưa chết hẳn, ra sức vùng vẫy, máu gà theo đó văng tung tóe. Hai cánh nó quạt mạnh, chân đạp cả vào chiếc bát sành dưới đất, cái bát lăn mấy vòng, rơi xuống sân vỡ tan tành. Thằng Đần giữ chặt con gà cho khỏi giãy, bà nó nhìn con gà ngắc ngoải chết dần, thở dài, lẩm bẩm.
- Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác. Đừng trách tao.
Rồi bà bảo thằng Đần nhúng con gà vào nồi nước sôi, sau đó hai bà cháu cùng vặt lông. Vặt xong lại bỏ con gà vào nồi nước để luộc. Bà nó sai nó cầm mấy hào đi mua chai rượu với ít vàng hương. Thằng Đần ngoan ngoãn lao vút đi ngay. Lúc đi qua sân nó vẫn thấy ông khách đứng giữa sân, tối thẫm giống như một cái cột đen ngòm.
Bà thằng Đần sắp mâm, con gà luộc đặt trong đĩa, chén gạo, chén muối, chén nước, chén rượu, vàng hương đủ cả. Bà nó châm mấy cây nến, ánh nến cháy chiếu sáng khoảng hiên chật chội. Bà nó kính cẩn chắp tay mời người khách lạ, người đó gật đầu, đi lại chỗ mâm cúng.
Thằng Đần đã ăn no cơm cà rồi, nhưng nhìn con gà luộc béo ngậy trên mâm, nó cứ nuốt nước bọt ừng ực, quên cả nỗi sợ ông khách lạ. Còn bà nó chắp tay đứng một bên, kính cẩn, chăm chú dõi theo từng động tác của ông khách.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook