Việt Ma Tân Lục
-
Quyển 4 - Chương 1-2: Việt ma cổ lục
Gia Huy nhìn đồng hồ, mới hơn bảy giờ nhưng trong rừng đã tối om, âm u và bí hiểm. Ba người Gia Huy, Lan Phương và Vân Vân đốt một đống lửa lớn, sau đó ngồi vây xung quanh. Đêm bao trùm cánh rừng Tây Nguyên sâu thẳm, tiếng gió thổi u u rờn rợn. Lan Phương nhìn quanh, bất giác rùng mình. Đây là lần đầu tiên cô đi vào rừng hoang đáng sợ như thế này. Cô ngồi sát đống lửa, tay lăm lăm chiếc súng điện mini phòng thân. Gia Huy tiếp thêm gỗ vào lửa rồi nhanh nhẹn lấy mấy hộp đồ trong ba lô ra.
Chuyện này là thế nào? Tại sao ba người lại ở nơi rừng hoang núi thẳm giữa đại ngàn Tây Nguyên thế này?
Số là, sau khi rời khỏi Đà Lạt, tổ đội vừa được thành lập của bọn họ quyết định đi Tây Nguyên; nơi đây còn hoang vu, hẻo lánh, có những cánh rừng bạt ngàn thâm u và đầy những câu chuyện ma quỷ rùng rợn, chắc chắn sẽ giúp ích cho hành trình của bọn họ. Vì lẽ đó mà ba người lập tức lên đường.
Nhưng đâu dễ để đặt được chân vào khu rừng âm u này. Bọn họ đã phải hỏi đường, đi rất sâu vào những buôn làng còn chưa từng nghe đến bao giờ. Càng đi sâu, khoảng cách giữa những mái nhà càng nới giãn ra, các buôn làng hẻo lánh, nghèo nàn, và lạc hậu.
Họ đã bị người dân nghi kỵ, xua đuổi, phải mất rất nhiều công sức thuyết phục mới được tin tưởng đôi chút. Vì ở nơi xa xôi hẻo lánh, chỉ có một vài người biết chút ít tiếng Kinh nên bọn họ giao tiếp rất vất vả. Phải dùng đến cả ngôn ngữ hình thể, vừa nói vừa múa may chân tay mãi, cuối cùng ba người cũng biết được, sâu trong cánh rừng này có một oan hồn thường xuyên trêu chọc, dọa dẫm, thậm chí lừa gạt người ta vào sâu trong rừng thiêng nước độc, rồi không thể trở ra được nữa.
Nghe chuyện này, cả ba đều vô cùng hào hứng, lập tức lên đường. Có một người bản địa tình nguyện dẫn họ vào rừng, nhưng chập tối người đó nhất quyết quay về buôn, không chịu ở lại đây.
Vì nguyên nhân đó mà nhóm Gia Huy, Lan Phương và Vân Vân có mặt ở đây, trong cánh rừng thâm u đại ngàn này. Gia Huy mở một chiếc túi, lấy bánh mì và xúc xích. Anh nhanh nhẹn lấy mấy lát bánh và mấy cái xúc xích rồi đưa phần còn lại cho hai bạn đồng hành.
– Ở đây đáng sợ quá.
– Phương, nhìn đằng kia kìa, hình như có ai ấy. – Vân Vân khều Lan Phương.
Lan Phương quay qua, chỉ thấy những bóng cây mang hình thù kỳ dị như đang nhảy múa, ngọn gió lạnh lẽo va vào những tán cây phát ra tiếng ù ù. Cô bất giác run lên.
– Chị Vân Vân, đừng trêu em!
Vân Vân cười giòn tan.
– Em đi bắt ma mà lại sợ ma? Kể chuyện này ra người ta cười thối mũi đấy!
– Chị Vân Vân!
Lan Phương đỏ mặt. Đúng vậy! Từ cổ chí kim chắc có mỗi mình cô đi bắt ma mà vẫn sợ ma. Thực ra nhìn những thứ rùng rợn, máu me, không sợ mới là lạ. Gia Huy nhai lát bánh mì, mỉm cười.
– Tại Lan Phương sống trong nhà suốt nên thế thôi, tầm mấy tháng nữa có khi còn dọa được cả ma ấy chứ.
Cả ba người cùng bật cười. Vân Vân ngồi không thì hơi chán, nên lên tiếng.
– Nhà Gia Huy có gì vui kể nghe coi.
Gia Huy gãi gãi đầu. Đột nhiên nhớ ra một thứ, anh liếc nhìn Lan Phương rồi cười tủm tỉm.
– Có chuyện ma, ai nghe không?
Cả Lan Phương và Vân Vân đều nhìn Gia Huy. Lan Phương hỏi.
– Sao trước giờ chưa bao giờ nghe anh nhắc đến việc nhà anh cũng bị ma ám?
Vân Vân lập tức gật đầu phụ họa. Gia Huy xua tay.
– Không, nhà anh không bị ma ám. – Sau khi kết thành một nhóm, ba người cũng thay đổi xưng hô cho thân mật hơn. – Khi cho anh bộ chuông, bố anh cũng đưa thêm mấy cuốn sách cổ. Có một cuốn tên là “Việt ma cổ lục” ghi chép những câu chuyện ma quái, kỳ dị của Việt Nam mình.
– Có vẻ thú vị nhỉ? – Vân Vân hào hứng.
– Trong đó có rất nhiều câu chuyện, nhưng ấn tượng nhất là mấy chuyện cổ theo kiểu lý giải nguồn gốc của các trò chơi dân gian, các bài đồng dao cổ.
– Ồ! – Cả Vân Vân và Lan Phương cùng đồng thanh kêu lên, vẻ hết sức ngạc nhiên.
– Ngạc nhiên lắm đúng không? Lúc đọc cuốn sách đó em cũng thấy ấn tượng vì có nhiều trò ngày bé cứ chơi thôi, hay những bài đồng dao có vẻ vô nghĩa nhưng có vần điệu nên cứ đọc cho vui miệng. Không ngờ trong cuốn “Việt ma cổ lục” lại ghi chép những câu chuyện rùng rợn, ma quái liên quan đến mấy thứ này.
Vân Vân cười ồ.
– Đục khoét tuổi thơ à?
Nghe câu đó, Lan Phương và Gia Huy cũng bật cười theo.
Rừng đêm tối thẫm, tiếng gió thổi u u, ánh lửa bập bùng khiến những tán lá chập chờn đu đưa trong gió. Thảng hoặc, xa xa vọng lại âm thanh u ám như tiếng cú kêu. Đột nhiên gần đó có tiếng xào xạc như tiếng bước chân người trên lá khô, Lan Phương giật bắn mình, căng mắt nhìn vào màn đêm nhưng không thấy gì cả. Rồi cô dịch người, ngồi sát cạnh Vân Vân, cố trấn an bản thân. Chẳng mấy chốc câu chuyện của Gia Huy đã cuốn hút cô, khiến cô quên đi âm thanh xào xạc như có như không kia. Câu chuyện đầu tiên mà Gia Huy kể lại từ cuốn “Việt ma cổ lục” có tên “Dung dăng dung dẻ”.
Chuyện kể rằng, ở một ngôi làng nọ, có một cô gái nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Cô mười ba, mười bốn tuổi; vô số đám đến nhà muốn hỏi cưới, nhưng cha mẹ cô đều từ chối. Mặc dù nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn muốn cô được gả cho nơi xứng đáng.
Một ngày kia, có một tú tài nghèo trên đường lên kinh ứng thí đã đi qua làng cô. Người này vô tình vào nhà cô gái xin nước uống. Cô gái tuổi trăng tròn xinh đẹp còn hơn vầng trăng trên trời múc cho vị tú tài nghèo một gáo nước. Nhìn cổ tay nhỏ nhắn, trắng trẻo của cô gái lộ ra khỏi ống tay áo màu nâu, trái tim tú tài biết mình đã tìm được ý trung nhân cả đời này rồi.
Mượn cớ đi đường xa, mệt nhọc, tú tài đã xin ở nhờ nhà cô gái vài hôm. Vì có lệ đi sớm, lên đến kinh vẫn còn dư ra tầm một tháng ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, nên vị tú tài kia thầm tính sẽ xin nghỉ lại gia đình cô gái ít ngày rồi mới đi tiếp.
Cô gái xinh đẹp, tính nết dịu dàng. Vị tú tài có học thức, tài hoa, tướng mạo ôn hòa, nho nhã. Hai người trẻ tuổi ở gần nhau sớm chiều. Cô gái ngưỡng mộ tú tài giỏi giang, uyên bác; tú tài say đắm dung nhan như đóa hoa chớm nở của cô.
Tú tài trọ nhờ nhà cô gái gần một tuần rồi phải lên đường. Đêm trước ngày lên đường, tú tài hẹn khi nào đỗ đạt vinh quy sẽ bảo cha mẹ đưa lễ sang xin cưới cô. Cô gái thẹn đỏ cả mặt, e ấp gật đầu.
Bẵng đi mấy tháng, đột nhiên người ta thấy cái bụng cô gái xinh đẹp nhất vùng lùm lùm. Cha mẹ tra hỏi mấy ngày trời, cô mới khai ra đó là con của vị tú tài nọ. Cha mẹ cô khóc hết nước mắt. Tú tài đó tài giỏi thì sao, nho nhã thì sao, bọn họ còn không biết quê quán người ta ở đâu?
Họ chẳng biết một chút tin tức gì về vị tú tài đó. Người kia giờ đang ở đâu? Thi có đỗ đạt không hay thất bại rồi? Cô gái buồn bã đến võ vàng.
Hơn chín tháng kể từ ngày vị tú tài kia rời đi, cô gái sinh ra một trai, một gái. Hai đứa trẻ đều xinh đẹp, kháu khỉnh. Cô gái mong nhớ vị tú tài nên ngày một gầy mòn. Cô cũng không dám ra khỏi nhà vì sợ ánh nhìn soi mói của hàng xóm láng giềng. Cô gái xinh đẹp nhất vùng, bao nhiêu người đến dạm hỏi đều không được, vậy mà nay chửa hoang với một kẻ không rõ tông tích. Cha mẹ cô gái cũng không còn mặt mũi nhìn ai nữa.
Sinh con hơn một năm thì cô gái qua đời vì quá buồn bã, đau lòng. Vị tú tài năm xưa đã hoàn toàn bặt vô âm tín. Cha mẹ cô gái nuôi hai đứa trẻ. Nhưng ba năm sau, hai người cũng lần lượt qua đời. Lúc này hai đứa trẻ bơ vơ không cha không mẹ đến sống cùng cậu mợ của nó. Người cậu này là em trai của cô gái, mới lấy vợ được một năm. Mợ của hai đứa trẻ mãi chưa có con nên thấy hai đứa trẻ côi cút, không còn chỗ nương tựa thì cũng đồng ý nhận nuôi.
Nhưng gia đình cậu mợ hai đứa trẻ cũng rất nghèo khó, nuôi miệng ăn còn vất vả nữa là thêm hai đứa trẻ. Vì vậy mà mới bốn tuổi, chúng đã phải tập quét dọn sân nhà, ra vườn nhổ cỏ, hái rau. Hai đứa trẻ trắng trẻo, bụ bẫm chẳng mấy chốc gầy còm, đen nhẻm đi.
Cứ như vậy khoảng nửa năm, người mợ ngày càng cảm thấy khó chịu vì hai đứa cháu đằng chồng này, nhưng chị ta cũng chẳng biết tống khứ đi đâu nên dồn tất cả tức giận vào chúng. Hai đứa trẻ bé như nắm cơm suốt ngày quần quật làm việc, cơm ăn không đủ no, quần áo mặc không đủ ấm, vậy mà còn bị mợ đánh mắng suốt ngày.
Một ngày kia, người mợ đột nhiên buồn nôn, chị ta đi nhờ người có kinh nghiệm xem giúp, sau mấy năm lấy chồng cuối cùng cũng đã có mang. Chị ta mừng lắm. Nhưng về đến nhà, nhìn thấy hai đứa trẻ lại khiến chị ta sôi máu. Bọn chúng đang ăn cơm, mặc quần áo nhà chị ta, sau này còn con chị ta nữa cơ mà? Vì vậy, hai đứa trẻ tội nghiệp lại bị lôi ra giữa nhà, bị quất tới tấp bằng roi mây xát ớt. Chúng kêu khóc ầm ĩ xin tha nhưng người mợ kia càng đánh càng điên tiết, đến mức khi cậu của chúng trở về thì mông hai đứa trẻ đã đầy máu.
Mợ của chúng vứt cái roi vào góc nhà, quát.
– Tối nay cho chúng mày nhịn cơm. Xuống bếp, mau!
Chuyện này là thế nào? Tại sao ba người lại ở nơi rừng hoang núi thẳm giữa đại ngàn Tây Nguyên thế này?
Số là, sau khi rời khỏi Đà Lạt, tổ đội vừa được thành lập của bọn họ quyết định đi Tây Nguyên; nơi đây còn hoang vu, hẻo lánh, có những cánh rừng bạt ngàn thâm u và đầy những câu chuyện ma quỷ rùng rợn, chắc chắn sẽ giúp ích cho hành trình của bọn họ. Vì lẽ đó mà ba người lập tức lên đường.
Nhưng đâu dễ để đặt được chân vào khu rừng âm u này. Bọn họ đã phải hỏi đường, đi rất sâu vào những buôn làng còn chưa từng nghe đến bao giờ. Càng đi sâu, khoảng cách giữa những mái nhà càng nới giãn ra, các buôn làng hẻo lánh, nghèo nàn, và lạc hậu.
Họ đã bị người dân nghi kỵ, xua đuổi, phải mất rất nhiều công sức thuyết phục mới được tin tưởng đôi chút. Vì ở nơi xa xôi hẻo lánh, chỉ có một vài người biết chút ít tiếng Kinh nên bọn họ giao tiếp rất vất vả. Phải dùng đến cả ngôn ngữ hình thể, vừa nói vừa múa may chân tay mãi, cuối cùng ba người cũng biết được, sâu trong cánh rừng này có một oan hồn thường xuyên trêu chọc, dọa dẫm, thậm chí lừa gạt người ta vào sâu trong rừng thiêng nước độc, rồi không thể trở ra được nữa.
Nghe chuyện này, cả ba đều vô cùng hào hứng, lập tức lên đường. Có một người bản địa tình nguyện dẫn họ vào rừng, nhưng chập tối người đó nhất quyết quay về buôn, không chịu ở lại đây.
Vì nguyên nhân đó mà nhóm Gia Huy, Lan Phương và Vân Vân có mặt ở đây, trong cánh rừng thâm u đại ngàn này. Gia Huy mở một chiếc túi, lấy bánh mì và xúc xích. Anh nhanh nhẹn lấy mấy lát bánh và mấy cái xúc xích rồi đưa phần còn lại cho hai bạn đồng hành.
– Ở đây đáng sợ quá.
– Phương, nhìn đằng kia kìa, hình như có ai ấy. – Vân Vân khều Lan Phương.
Lan Phương quay qua, chỉ thấy những bóng cây mang hình thù kỳ dị như đang nhảy múa, ngọn gió lạnh lẽo va vào những tán cây phát ra tiếng ù ù. Cô bất giác run lên.
– Chị Vân Vân, đừng trêu em!
Vân Vân cười giòn tan.
– Em đi bắt ma mà lại sợ ma? Kể chuyện này ra người ta cười thối mũi đấy!
– Chị Vân Vân!
Lan Phương đỏ mặt. Đúng vậy! Từ cổ chí kim chắc có mỗi mình cô đi bắt ma mà vẫn sợ ma. Thực ra nhìn những thứ rùng rợn, máu me, không sợ mới là lạ. Gia Huy nhai lát bánh mì, mỉm cười.
– Tại Lan Phương sống trong nhà suốt nên thế thôi, tầm mấy tháng nữa có khi còn dọa được cả ma ấy chứ.
Cả ba người cùng bật cười. Vân Vân ngồi không thì hơi chán, nên lên tiếng.
– Nhà Gia Huy có gì vui kể nghe coi.
Gia Huy gãi gãi đầu. Đột nhiên nhớ ra một thứ, anh liếc nhìn Lan Phương rồi cười tủm tỉm.
– Có chuyện ma, ai nghe không?
Cả Lan Phương và Vân Vân đều nhìn Gia Huy. Lan Phương hỏi.
– Sao trước giờ chưa bao giờ nghe anh nhắc đến việc nhà anh cũng bị ma ám?
Vân Vân lập tức gật đầu phụ họa. Gia Huy xua tay.
– Không, nhà anh không bị ma ám. – Sau khi kết thành một nhóm, ba người cũng thay đổi xưng hô cho thân mật hơn. – Khi cho anh bộ chuông, bố anh cũng đưa thêm mấy cuốn sách cổ. Có một cuốn tên là “Việt ma cổ lục” ghi chép những câu chuyện ma quái, kỳ dị của Việt Nam mình.
– Có vẻ thú vị nhỉ? – Vân Vân hào hứng.
– Trong đó có rất nhiều câu chuyện, nhưng ấn tượng nhất là mấy chuyện cổ theo kiểu lý giải nguồn gốc của các trò chơi dân gian, các bài đồng dao cổ.
– Ồ! – Cả Vân Vân và Lan Phương cùng đồng thanh kêu lên, vẻ hết sức ngạc nhiên.
– Ngạc nhiên lắm đúng không? Lúc đọc cuốn sách đó em cũng thấy ấn tượng vì có nhiều trò ngày bé cứ chơi thôi, hay những bài đồng dao có vẻ vô nghĩa nhưng có vần điệu nên cứ đọc cho vui miệng. Không ngờ trong cuốn “Việt ma cổ lục” lại ghi chép những câu chuyện rùng rợn, ma quái liên quan đến mấy thứ này.
Vân Vân cười ồ.
– Đục khoét tuổi thơ à?
Nghe câu đó, Lan Phương và Gia Huy cũng bật cười theo.
Rừng đêm tối thẫm, tiếng gió thổi u u, ánh lửa bập bùng khiến những tán lá chập chờn đu đưa trong gió. Thảng hoặc, xa xa vọng lại âm thanh u ám như tiếng cú kêu. Đột nhiên gần đó có tiếng xào xạc như tiếng bước chân người trên lá khô, Lan Phương giật bắn mình, căng mắt nhìn vào màn đêm nhưng không thấy gì cả. Rồi cô dịch người, ngồi sát cạnh Vân Vân, cố trấn an bản thân. Chẳng mấy chốc câu chuyện của Gia Huy đã cuốn hút cô, khiến cô quên đi âm thanh xào xạc như có như không kia. Câu chuyện đầu tiên mà Gia Huy kể lại từ cuốn “Việt ma cổ lục” có tên “Dung dăng dung dẻ”.
Chuyện kể rằng, ở một ngôi làng nọ, có một cô gái nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Cô mười ba, mười bốn tuổi; vô số đám đến nhà muốn hỏi cưới, nhưng cha mẹ cô đều từ chối. Mặc dù nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn muốn cô được gả cho nơi xứng đáng.
Một ngày kia, có một tú tài nghèo trên đường lên kinh ứng thí đã đi qua làng cô. Người này vô tình vào nhà cô gái xin nước uống. Cô gái tuổi trăng tròn xinh đẹp còn hơn vầng trăng trên trời múc cho vị tú tài nghèo một gáo nước. Nhìn cổ tay nhỏ nhắn, trắng trẻo của cô gái lộ ra khỏi ống tay áo màu nâu, trái tim tú tài biết mình đã tìm được ý trung nhân cả đời này rồi.
Mượn cớ đi đường xa, mệt nhọc, tú tài đã xin ở nhờ nhà cô gái vài hôm. Vì có lệ đi sớm, lên đến kinh vẫn còn dư ra tầm một tháng ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, nên vị tú tài kia thầm tính sẽ xin nghỉ lại gia đình cô gái ít ngày rồi mới đi tiếp.
Cô gái xinh đẹp, tính nết dịu dàng. Vị tú tài có học thức, tài hoa, tướng mạo ôn hòa, nho nhã. Hai người trẻ tuổi ở gần nhau sớm chiều. Cô gái ngưỡng mộ tú tài giỏi giang, uyên bác; tú tài say đắm dung nhan như đóa hoa chớm nở của cô.
Tú tài trọ nhờ nhà cô gái gần một tuần rồi phải lên đường. Đêm trước ngày lên đường, tú tài hẹn khi nào đỗ đạt vinh quy sẽ bảo cha mẹ đưa lễ sang xin cưới cô. Cô gái thẹn đỏ cả mặt, e ấp gật đầu.
Bẵng đi mấy tháng, đột nhiên người ta thấy cái bụng cô gái xinh đẹp nhất vùng lùm lùm. Cha mẹ tra hỏi mấy ngày trời, cô mới khai ra đó là con của vị tú tài nọ. Cha mẹ cô khóc hết nước mắt. Tú tài đó tài giỏi thì sao, nho nhã thì sao, bọn họ còn không biết quê quán người ta ở đâu?
Họ chẳng biết một chút tin tức gì về vị tú tài đó. Người kia giờ đang ở đâu? Thi có đỗ đạt không hay thất bại rồi? Cô gái buồn bã đến võ vàng.
Hơn chín tháng kể từ ngày vị tú tài kia rời đi, cô gái sinh ra một trai, một gái. Hai đứa trẻ đều xinh đẹp, kháu khỉnh. Cô gái mong nhớ vị tú tài nên ngày một gầy mòn. Cô cũng không dám ra khỏi nhà vì sợ ánh nhìn soi mói của hàng xóm láng giềng. Cô gái xinh đẹp nhất vùng, bao nhiêu người đến dạm hỏi đều không được, vậy mà nay chửa hoang với một kẻ không rõ tông tích. Cha mẹ cô gái cũng không còn mặt mũi nhìn ai nữa.
Sinh con hơn một năm thì cô gái qua đời vì quá buồn bã, đau lòng. Vị tú tài năm xưa đã hoàn toàn bặt vô âm tín. Cha mẹ cô gái nuôi hai đứa trẻ. Nhưng ba năm sau, hai người cũng lần lượt qua đời. Lúc này hai đứa trẻ bơ vơ không cha không mẹ đến sống cùng cậu mợ của nó. Người cậu này là em trai của cô gái, mới lấy vợ được một năm. Mợ của hai đứa trẻ mãi chưa có con nên thấy hai đứa trẻ côi cút, không còn chỗ nương tựa thì cũng đồng ý nhận nuôi.
Nhưng gia đình cậu mợ hai đứa trẻ cũng rất nghèo khó, nuôi miệng ăn còn vất vả nữa là thêm hai đứa trẻ. Vì vậy mà mới bốn tuổi, chúng đã phải tập quét dọn sân nhà, ra vườn nhổ cỏ, hái rau. Hai đứa trẻ trắng trẻo, bụ bẫm chẳng mấy chốc gầy còm, đen nhẻm đi.
Cứ như vậy khoảng nửa năm, người mợ ngày càng cảm thấy khó chịu vì hai đứa cháu đằng chồng này, nhưng chị ta cũng chẳng biết tống khứ đi đâu nên dồn tất cả tức giận vào chúng. Hai đứa trẻ bé như nắm cơm suốt ngày quần quật làm việc, cơm ăn không đủ no, quần áo mặc không đủ ấm, vậy mà còn bị mợ đánh mắng suốt ngày.
Một ngày kia, người mợ đột nhiên buồn nôn, chị ta đi nhờ người có kinh nghiệm xem giúp, sau mấy năm lấy chồng cuối cùng cũng đã có mang. Chị ta mừng lắm. Nhưng về đến nhà, nhìn thấy hai đứa trẻ lại khiến chị ta sôi máu. Bọn chúng đang ăn cơm, mặc quần áo nhà chị ta, sau này còn con chị ta nữa cơ mà? Vì vậy, hai đứa trẻ tội nghiệp lại bị lôi ra giữa nhà, bị quất tới tấp bằng roi mây xát ớt. Chúng kêu khóc ầm ĩ xin tha nhưng người mợ kia càng đánh càng điên tiết, đến mức khi cậu của chúng trở về thì mông hai đứa trẻ đã đầy máu.
Mợ của chúng vứt cái roi vào góc nhà, quát.
– Tối nay cho chúng mày nhịn cơm. Xuống bếp, mau!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook