Việc Máu
-
Chương 39
Nhân viên tiếp tân của Bonnie Fox, chẳng bao giờ thôi cau mày, bảo McCaleb rằng bác sĩ đã ở trong phòng phẫu thuật ghép tạng suốt buổi chiều nên chắc hẳn phải hai ba tiếng nữa mới đến lại. McCaleb suýt nữa đã chửi thề thành tiếng nhưng rồi ông để lại số điện thoại của Graciela và bảo cái bà suốt ngày cau có rằng ông cần Fox gọi lại càng sớm càng tốt, lúc mấy giờ cũng được. Ông đã toan gác máy nhưng rồi lại ngẫm nghĩ gì đó.
“Này, ai nhận tim vậy?”
“Cái gì?”
“Chị nói suốt buổi chiều bác sĩ ở trong phòng mổ. Bệnh nhân nào vậy? Có phải cậu bé không?”
“Tôi rất tiếc. Tôi không có quyền bàn về các bệnh nhân khác với ông,” cái bà luôn cau có đáp.
“Được rồi,” ông nói. “Vậy chị chỉ cần bảo đảm là bà ấy sẽ gọi cho tôi.”
Suốt mười lăm phút sau McCaleb đi đi lại lại giữa phòng khách và nhà bếp, hy vọng viển vông rằng điện thoại sẽ reo và ở đầu dây bên kia sẽ là Fox.
Cuối cùng ông cũng tìm được cách dồn nỗi lo âu sang một ngăn phụ của bộ não để bắt đầu nghĩ về những vấn đề lớn hơn ở trong tầm tay. McCaleb biết ông sẽ phải bắt đầu quyết định nhiều điều, trong đó điều quan trọng nhất là có nên kiếm luật sư hay không. Ông biết Winston nói đúng; tìm người bảo vệ về mặt pháp lý là nước đi khôn ngoan. Nhưng McCaleb không thể tự buộc mình gọi cho Michael Haller Con hay ai khác, buộc mình từ bỏ những kỹ năng của chính mình để rồi trông cậy vào kỹ năng của người khác.
Trong phòng khách, chẳng còn hồ sơ nào trên bàn cà phê nữa. Sau khi đã soi xét xong mớ giấy tờ, ông đã nhét cả lại vào trong túi da cho đến khi trên bàn chỉ còn lại mỗi chồng băng video.
Tuyệt vọng muốn tìm cái gì đó để không phải nghĩ ngợi xem Fox đã nói với ông cụ thể những gì về bệnh nhân kia, ông nhặt cuốn băng nằm trên cùng rồi lại chỗ tivi. Ông nhét nó vào đầu video mà không xem là băng gì. Cũng chẳng quan trọng. Ông chỉ cần một cái gì đó khác để suy nghĩ trong chốc lát.
Nhưng khi đã ngả mình vào sofa, ông lập tức quên bẵng cuốn băng đang được chiếu. Michael Haller Con, ông nghĩ. Phải, anh ta sẽ là một luật sư giỏi. Không giỏi bằng ông bố, Mickey Haller huyền thoại. Nhưng huyền thoại thì chết lâu rồi và ông con đã giành lấy vị trí của ông bố như là một trong những luật sư bào chữa nổi bật và thành công nhất ở Los Angeles. Haller Con sẽ giúp ông qua được đận này, McCaleb biết. Nhưng, dĩ nhiên, chuyện ấy sẽ là sau khi báo chí đã làm cuộc công kích om sòm nhằm thủ tiêu thanh danh ông, sau khi người ta cướp sạch tiền tiết kiệm của ông và bán chiếc Biển Theo Ta. Rồi thì ngay cả khi chuyện đó đã chấm dứt và ông được chứng minh vô tội, ông vẫn sẽ cứ mang theo mình cái vết nhơ bị tình nghi và tội lỗi.
Mang theo mãi mãi.
McCaleb nheo mắt tự hỏi mình đang nhìn gì trên tivi vậy. Ống kính đang tập trung vào cặp chân người nào đó đứng trên một cái bàn. Rồi ông nhận ra đôi bốt đi bộ của chính mình và nhớ ra mình đang thấy cái gì. Buổi thôi miên. Máy vẫn đang quay trong khi McCaleb trèo lên một cái bàn để tháo một trong mấy bóng đèn trên trần. James Noone xuất hiện trong khung mình và với tay lên khi McCaleb chuyền một trong các bóng đèn huỳnh quang dài xuống cho anh ta giữ.
McCaleb túm cái điều khiển nằm trên chỗ gác tay của sofa, nhấn nút tua nhanh về phía trước. Cảm thấy thích thú vì mình đã quên không xem lại buổi thôi miên như đã hứa với đội trưởng Hitchens, McCaleb quyết định sẽ lướt nhanh qua phần chuẩn bị. Ông tua qua phần phỏng vấn sơ bộ và các bài tập thư giãn để chuyển tới phần thực sự thẩm vấn Noone trong trạng thái thôi miên. Ông muốn nghe James Noone kể lại các chi tiết của vụ nã súng và lúc kẻ giết người bỏ chạy.
McCaleb theo dõi với sự tập trung tuyệt đối và nhanh chóng thấy mình đang chịu cũng những tác động có tính thể chất của nỗi thất vọng giống như khi đang tiến hành buổi thôi miên. Noone là một đối tượng thôi miên hoàn hảo. Trước đây hiếm khi nào ông thôi miên một nhân chứng có khả năng nhớ lại một cách chi tiết đến vậy. Nỗi thất vọng nhói buốt kia chỉ là bởi anh ta đã không thể nhìn tay lái xe và biển số chiếc Cherokee đã bị bịt kín.
“Mẹ kiếp,” McCaleb chửi thề to tiếng khi buổi thôi miên được thu băng sắp sửa kết thúc.
Ông đã với tay cầm điều khiển, quyết định tua lại để lần nữa cuộc thẩm vấn, nhưng rồi ông bất thần khựng lại, ngón tay sững lặng trên nút điều khiển.
McCaleb vừa thấy cái gì đó không khớp, cái gì đó ông đã bỏ qua trong buổi thôi miên do ông bị Winston lúc đó đang ngồi cùng làm chia trí.
Ông tua lại cuốn băng nhưng chỉ một đoạn ngắn, rồi cho quay lại mấy câu hỏi cuối mà ông hỏi.
Trên băng, McCaleb đang tóm tắt câu chuyện, hỏi thêm dăm ba điều còn sót lại và vài câu cầu may hơn là thực tế. Ấy chỉ là những câu hú họa, đưa ra với Noone thuần chỉ vì thất vọng. Ông đã hỏi liệu có cái nhãn dính nào trên kính chắn gió của chiếc Cherokee không. Noone bảo không, thế là McCaleb bí chẳng còn gì hỏi nữa. Ông quay sang Winston hỏi, “Còn gì nữa không?”
Thậm chí dù McCaleb đã phá vỡ quy tắc của chính mình khi đặt câu hỏi cho một người ngoài cuộc, Winston vẫn theo quy tắc, không trả lời ra miệng. Chị chỉ lắc đầu ý bảo là không.
“Chị có chắc không?” McCaleb hỏi.
Chị lại lắc đầu bảo không. Thế là McCaleb đưa Noone ra khỏi trạng thái thôi miên.
Nhưng như thế là sai, song lúc đó McCaleb đã bỏ qua. Giờ thì ông đi vòng qua bàn cà phê, cái điều khiển trong tay, chồm lại gần màn hình. Ông tua lại băng một lần nữa để xem lại đoạn đó.
“Đồ chó đẻ,” ông thì thầm sau khi xem xong. “Lẽ ra mày phải trả lời tao, Noone. Mày phải trả lời mới đúng chứ!”
Ông bấm nút eject rồi chộp một cuốn băng khác. Ông gạt chồng băng ra đầy bàn rồi hối hả sục sạo giữa đống hộp nhựa cho đến khi tìm thấy cuốn băng dán nhãn đề Siêu thị Sherman. Ông cho cuốn băng vào đầu video, bắt đầu tua nhanh về phía trước rồi dừng hình lại khi Người Tốt bụng hiện ra trên màn hình.
Cái đầu video không giữ được hình đứng yên, nên McCaleb đồ rằng cái đầu này là loại rẻ tiền chỉ có hai đầu băng. Ông lấy băng ra rồi xem đồng hồ. Bốn giờ bốn mươi. Ông dập cái điều khiển lên nóc tivi rồi xuống bếp gọi điện thoại.
Tony Banks đồng ý thêm một lần nữa ở lại sau giờ làm việc tại Video GraFX Consultants cho đến khi McCaleb tới được đó. Băng qua đáy vùng Thung lũng trên đường 101, ban đầu ông tranh thủ được thời điểm thuận lợi. Hầu hết dòng xe cao điểm đều đi phía ngược lại, những người làm việc trong thành phố trở về nhà trong các cộng đồng dân cư ở vùng Thung Lũng. Nhưng khi ông xuôi xuống xa lộ theo phía Nam, đi qua Đèo Cahuenga để vào Hollywood thì đèn phanh nối nhau dài ngút mắt và ông bị kẹt cứng. Cuối cùng khi ông tấp được chiếc Taurus của Buddy Lockridge vào bãi đỗ xe nhỏ dành cho nhân viên của Video GraFX Consultants thì đã sáu giờ năm phút. Một lần nữa, Tony Banks đích thân ra mở cửa khi McCaleb nhấn chuông đêm.
“Cám ơn, Tony,” McCaleb nói sau lưng Tony Banks trong khi một lần nữa ông được dẫn dọc hành lang để đến một trong các phòng kỹ thuật. “Ở đây anh giúp tôi nhiều lắm.”
“Không có gì.”
Nhưng McCaleb lưu ý thấy trong câu “không có gì” lần này không có nhiều nhiệt tình như lần trước nữa. Họ vào cũng căn phòng đã ngồi lần trước. McCaleb đưa cho anh ta hai cuốn băng mang theo.
“Ở mỗi cuốn trong hai cuốn băng này có một người đàn ông,” ông nói. “Tôi muốn xem liệu có phải cùng một người không.”
“Ý ông là phần mình thì ông không biết.”
“Không chắc. Xem ra thì khác nhau. Nhưng tôi nghĩ có ngụy trang gì đây. Tôi nghĩ đó là cùng một người nhưng tôi muốn biết chắc.”
Banks cho cuốn băng thứ nhất vào đầu video bên trái bảng điều khiển, bật máy lên, thế là vụ cướp và bắn người ở Siêu thị Sherman bắt đầu được chiếu trên màn hình video tương ứng ở trên đầu.
“Người này à?” Banks nói.
“Phải. Đợi khi nào trông rõ nhất thì anh ngừng hình lại.”
Banks ngừng hình ngay lúc kẻ gọi là Người Tốt bụng nhìn trực diện vào camera.
“Thế là thế nào? Tôi cần nhìn nghiêng kia. Đối chiếu trực diện thế này thì khó.”
“Tùy ông thôi.”
Ông đưa cho Banks cuốn băng thứ hai, anh này cho nó vào đầu video bên phải, và chẳng mấy chốc buổi thôi miên được chiếu trên màn hình bên phải.
“Tua lại,” McCaleb nói. “Tôi nghĩ có một chỗ nhìn nghiêng khi hắn ta ngồi xuống.”
Banks tua ngược băng.
“Ông đang làm gì với anh ta trong cuốn này?”
“Thôi miên.”
“Thật á?”
“Lúc ấy thì tôi nghĩ vậy. Nhưng giờ thì tôi nghĩ suốt cả buổi đó hắn toàn chơi tôi mà thôi... ấy đấy.”
Banks ngừng hình lại. Noone đang nhìn sang phải, chắc hẳn là vào cửa phòng thẩm vấn. Banks làm gì đó với các phim và chuột máy tính, thế là hình được phóng to lên, sau đó được làm cho sắc nét hơn. Với ảnh bên tay trái anh ta cũng làm như vậy. Đoạn anh ta ngả người vào ghế, nhìn hai ảnh chụp nghiêng đặt cạnh nhau. Một thoáng sau anh vừa nói vừa mở một cái bút trỏ bằng hồng ngoại rút trong túi áo ra, bật lên.
“Ừm, nước da không khớp. Một gã trông như là dân Mễ.”
“Cái đó thì dễ. Chỉ cần đôi ba tiếng trong phòng tắm nắng là hắn ta có cái vẻ ấy ngay.”
Banks rê chấm đỏ của cây bút trỏ dọc theo sống mũi Người Tốt bụng.
“Nhìn cái triền mũi này,” anh ta nói. “Thấy cái bướu kép không?”
“Phải rồi.”
Chấm đỏ nhảy sang màn hình bên trái và cũng tìm thấy cái bướu kép y như vậy trên triền mũi James Noone.
“Phỏng đoán thì chẳng lấy gì làm khoa học nhưng xem ra cũng chẳng sai lắm đâu,” Banks nói.
“Tôi cũng nghĩ vậy.”
“Mắt thì màu khác nhau nhưng cái đó có thể làm được.”
“Kính sát tròng.”
“Đúng. Còn đây, đường viền hàm dưới của gã bên phải bành ra. Do một thứ gì đấy lắp vào răng, kiểu như miếng bảo vệ răng làm bằng cao su đeo khi ngủ, hay thậm chí nùi giấy ăn kiểu như Brando dùng trong phim Bố Già ấy, dùng mấy thứ đó cũng có thể làm cho hàm dưới trông ra thế.”
McCaleb gật đầu, im lặng lưu ý thêm một mối liên hệ khả dĩ với bộ phim găng tơ kia. Món bánh cannoli và bây giờ có thể là mấy nùi giấy ăn chèn vào trong má.
“Còn tóc thì bao giờ chả đổi được,” lúc đó Banks đang nói. “Thực ra, thằng cha này có vẻ như đội tóc giả.”
Banks rê chấm đỏ dọc theo đường viền tóc của Người Tốt bụng. McCaleb im lặng trách mình sao mãi giờ mới nhìn ra điều đó. Đường viền mái tóc quá hoàn hảo, dấu hiệu rành rành rằng đây là tóc giả.
“Xem ta được gì rồi nhé.”
Banks quay lại bảng điều khiển rồi trở lại khung hình. Đoạn anh ta dùng chuột đóng khung một vùng mới cần làm rõ hơn. Hai bàn tay của Người Tốt bụng.
“Cũng như đám con gái ấy,” Banks nói. “Chúng nó có thể tô son trát phấn, đeo tóc giả, thậm chí làm ngực giả. Nhưng hai bàn tay thì chúng chẳng làm gì được. Hai bàn tay - đôi khi cả hai bàn chân nữa - luôn luôn làm chúng lòi đuôi.”
Khi đã phóng to và đưa vào tâm điểm hai bàn tay của Người Tốt bụng, anh ta chuyển sang bàn điều khiển bên kia cho đến khi phóng to được bàn tay phải của Noone trên màn hình đối diện. Banks đứng thẳng lên để tầm mắt ngang với các màn hình rồi cúi lại gần sát từng màn hình một, chỉ còn cách mươi phân, để săm soi đối chiếu các bàn tay.
“OK, đây, nhìn này.”
McCaleb đứng dậy nhìn chăm chú vào các màn hình.
“Gì vậy?”
“Bàn tay đầu tiên có một vết sẹo nhỏ trên khớp ngón. Ông thấy không, chỗ da đổi màu ấy?”
McCaleb cúi lại gần hình bàn tay phải của Người Tốt bụng.
“Đợi tí,” Banks nói. Anh ta mở một ngăn kéo nơi bàn điều khiển, lấy ra một cái thị kính của dân nhiếp ảnh, loại dùng để nghiên cứu và phóng đại âm bản trên bàn rọi sáng. “Thử cái này xem.”
McCaleb giơ thị kính lên trên khớp đốt ngón tay mà Banks chỉ rồi nhìn xuyên qua thị kính. Ông thấy được một mô sẹo màu trắng hình xoắn trên khớp đốt đó. Mặc dù toàn bộ hình bị méo và mờ, nhưng ông xác định được vết sẹo đó hầu như có dạng dấu chấm hỏi.
“Được rồi,” ông nói. “Ta xem tay kia nào.”
Ông dịch một bước sang bên trái rồi dùng thị kính để định vị cũng khớp đốt ngón tay đó trên bàn tay phải James Noone. Bàn tay không để ở cùng tư thế hay cùng góc độ nhưng vết sẹo dày màu trắng hình xoắn cũng nằm đó. McCaleb giữ yên khung hình mà nghiên cứu thật kỹ cho đến khi tin chắc. Đoạn ông nhắm mắt lại một thoáng. Không nghi ngờ gì nữa. Kẻ trên cả hai màn hình là cùng một người.
“Nó có đấy không?” Banks hỏi.
McCaleb trao lại thị kính cho anh ta.
“Có. Liệu tôi có thể xin một bản của hai màn hình này in ra giấy không?”
Banks đang nhìn màn hình thứ hai qua thị kính.
“Nó cũng có đó,” anh ta nói. “Ừ có chứ, tôi có thể in ra. Để tôi lưu mấy ảnh này vào đĩa rồi đem tới chỗ máy in trong phòng lab. Mất vài phút thôi.”
“Cám ơn anh bạn.”
“Hy vọng là có ích.”
“Có ích hơn anh biết đấy.”
“Nhưng dù sao thì cái tay này hắn làm gì vậy? Hóa trang như một tay người Mễ rồi làm việc thiện?”
“Không hẳn là thiện đâu. Hôm nào đó tôi sẽ kể cho anh toàn bộ chuyện này.”
Banks cho qua rồi đi lại chỗ bàn điều khiển, lưu các ảnh trên màn hình vào một đĩa vi tính, Anh ta tua ngược lại hai cuốn băng và lưu vào đĩa vi tính cả các khung ảnh phần đầu của kẻ trên màn hình.
“Vài phút nữa tôi quay lại,” anh ta vừa nói vừa đứng lên. “E là tôi sẽ phải làm nóng máy cái đã.”
“Này, có cái điện thoại nào tôi dùng được trong khi anh đi không?”
“Trong ngăn kéo bên trái ấy. Bấm số chín trước.”
McCaleb gọi đến nhà Winston thì chỉ nghe máy trả lời. Trong khi nghe giọng ghi âm của chị, ông phân vân không biết có nên để lại tin nhắn không, sợ rằng làm vậy sẽ gậy hậu quả không hay cho Winston nếu người ta chứng minh được rằng chị cộng tác với nghi phạm trong một cuộc điều tra án mạng. Muốn vậy thì một đoạn băng thu lại giọng của ông là đủ. Nhưng ông quyết định rằng những gì ông vừa khám phá trong một giờ trở lại đây đáng để chấp nhận rủi ro này. Ông không muốn ghi vào máy nhắn tin của Winston vì không muốn cứ phải lóng ngóng chờ chị gọi lại. Ông phải hành động. Ông nghĩ ra một kế hoạch hành động nhanh và rồi để lại tin nhắn sau tiếng bíp.
“Jaye, tôi đây. Khi nào gặp chị tôi sẽ giải thích hết với chị nhưng tạm thời chị cứ hãy tin tôi. Tôi biết hung thủ là ai rồi. Là Noone, Jaye ạ, James Noone. Giờ tôi sắp đến địa chỉ hắn đây - địa chỉ trên biên bản nhân chứng ấy. Nếu được thì gặp tôi ở đó. Chừng đó tôi sẽ thuật lại hết cho chị nghe.”
Ông gác máy rồi gọi số máy nhắn tin của Winston. Đoạn ông bấm số máy nhà của chị và gác máy. Nếu may mắn thì Winston sẽ đọc tin nhắn và chẳng mấy chốc sẽ đến địa chỉ của Noone để hỗ trợ mình, McCaleb nghĩ.
McCaleb đặt túi da lên lòng mình, mở ngăn giữa khóa bằng khóa kéo. Hai khẩu súng nằm ở đó, khẩu Sig-Sauer P-228 của chính ông và khẩu HK P7 mà giờ ông biết James Noone đã cài vào dưới thuyền ông. McCaleb thò tay vào túi xách lấy khẩu của mình ra. Ông kiểm tra xem súng còn dùng được không rồi giắt vào thắt lưng quần jeans đang mặc, chỗ thắt lưng. Ông kéo áo vest xuống để che khẩu súng.
“Này, ai nhận tim vậy?”
“Cái gì?”
“Chị nói suốt buổi chiều bác sĩ ở trong phòng mổ. Bệnh nhân nào vậy? Có phải cậu bé không?”
“Tôi rất tiếc. Tôi không có quyền bàn về các bệnh nhân khác với ông,” cái bà luôn cau có đáp.
“Được rồi,” ông nói. “Vậy chị chỉ cần bảo đảm là bà ấy sẽ gọi cho tôi.”
Suốt mười lăm phút sau McCaleb đi đi lại lại giữa phòng khách và nhà bếp, hy vọng viển vông rằng điện thoại sẽ reo và ở đầu dây bên kia sẽ là Fox.
Cuối cùng ông cũng tìm được cách dồn nỗi lo âu sang một ngăn phụ của bộ não để bắt đầu nghĩ về những vấn đề lớn hơn ở trong tầm tay. McCaleb biết ông sẽ phải bắt đầu quyết định nhiều điều, trong đó điều quan trọng nhất là có nên kiếm luật sư hay không. Ông biết Winston nói đúng; tìm người bảo vệ về mặt pháp lý là nước đi khôn ngoan. Nhưng McCaleb không thể tự buộc mình gọi cho Michael Haller Con hay ai khác, buộc mình từ bỏ những kỹ năng của chính mình để rồi trông cậy vào kỹ năng của người khác.
Trong phòng khách, chẳng còn hồ sơ nào trên bàn cà phê nữa. Sau khi đã soi xét xong mớ giấy tờ, ông đã nhét cả lại vào trong túi da cho đến khi trên bàn chỉ còn lại mỗi chồng băng video.
Tuyệt vọng muốn tìm cái gì đó để không phải nghĩ ngợi xem Fox đã nói với ông cụ thể những gì về bệnh nhân kia, ông nhặt cuốn băng nằm trên cùng rồi lại chỗ tivi. Ông nhét nó vào đầu video mà không xem là băng gì. Cũng chẳng quan trọng. Ông chỉ cần một cái gì đó khác để suy nghĩ trong chốc lát.
Nhưng khi đã ngả mình vào sofa, ông lập tức quên bẵng cuốn băng đang được chiếu. Michael Haller Con, ông nghĩ. Phải, anh ta sẽ là một luật sư giỏi. Không giỏi bằng ông bố, Mickey Haller huyền thoại. Nhưng huyền thoại thì chết lâu rồi và ông con đã giành lấy vị trí của ông bố như là một trong những luật sư bào chữa nổi bật và thành công nhất ở Los Angeles. Haller Con sẽ giúp ông qua được đận này, McCaleb biết. Nhưng, dĩ nhiên, chuyện ấy sẽ là sau khi báo chí đã làm cuộc công kích om sòm nhằm thủ tiêu thanh danh ông, sau khi người ta cướp sạch tiền tiết kiệm của ông và bán chiếc Biển Theo Ta. Rồi thì ngay cả khi chuyện đó đã chấm dứt và ông được chứng minh vô tội, ông vẫn sẽ cứ mang theo mình cái vết nhơ bị tình nghi và tội lỗi.
Mang theo mãi mãi.
McCaleb nheo mắt tự hỏi mình đang nhìn gì trên tivi vậy. Ống kính đang tập trung vào cặp chân người nào đó đứng trên một cái bàn. Rồi ông nhận ra đôi bốt đi bộ của chính mình và nhớ ra mình đang thấy cái gì. Buổi thôi miên. Máy vẫn đang quay trong khi McCaleb trèo lên một cái bàn để tháo một trong mấy bóng đèn trên trần. James Noone xuất hiện trong khung mình và với tay lên khi McCaleb chuyền một trong các bóng đèn huỳnh quang dài xuống cho anh ta giữ.
McCaleb túm cái điều khiển nằm trên chỗ gác tay của sofa, nhấn nút tua nhanh về phía trước. Cảm thấy thích thú vì mình đã quên không xem lại buổi thôi miên như đã hứa với đội trưởng Hitchens, McCaleb quyết định sẽ lướt nhanh qua phần chuẩn bị. Ông tua qua phần phỏng vấn sơ bộ và các bài tập thư giãn để chuyển tới phần thực sự thẩm vấn Noone trong trạng thái thôi miên. Ông muốn nghe James Noone kể lại các chi tiết của vụ nã súng và lúc kẻ giết người bỏ chạy.
McCaleb theo dõi với sự tập trung tuyệt đối và nhanh chóng thấy mình đang chịu cũng những tác động có tính thể chất của nỗi thất vọng giống như khi đang tiến hành buổi thôi miên. Noone là một đối tượng thôi miên hoàn hảo. Trước đây hiếm khi nào ông thôi miên một nhân chứng có khả năng nhớ lại một cách chi tiết đến vậy. Nỗi thất vọng nhói buốt kia chỉ là bởi anh ta đã không thể nhìn tay lái xe và biển số chiếc Cherokee đã bị bịt kín.
“Mẹ kiếp,” McCaleb chửi thề to tiếng khi buổi thôi miên được thu băng sắp sửa kết thúc.
Ông đã với tay cầm điều khiển, quyết định tua lại để lần nữa cuộc thẩm vấn, nhưng rồi ông bất thần khựng lại, ngón tay sững lặng trên nút điều khiển.
McCaleb vừa thấy cái gì đó không khớp, cái gì đó ông đã bỏ qua trong buổi thôi miên do ông bị Winston lúc đó đang ngồi cùng làm chia trí.
Ông tua lại cuốn băng nhưng chỉ một đoạn ngắn, rồi cho quay lại mấy câu hỏi cuối mà ông hỏi.
Trên băng, McCaleb đang tóm tắt câu chuyện, hỏi thêm dăm ba điều còn sót lại và vài câu cầu may hơn là thực tế. Ấy chỉ là những câu hú họa, đưa ra với Noone thuần chỉ vì thất vọng. Ông đã hỏi liệu có cái nhãn dính nào trên kính chắn gió của chiếc Cherokee không. Noone bảo không, thế là McCaleb bí chẳng còn gì hỏi nữa. Ông quay sang Winston hỏi, “Còn gì nữa không?”
Thậm chí dù McCaleb đã phá vỡ quy tắc của chính mình khi đặt câu hỏi cho một người ngoài cuộc, Winston vẫn theo quy tắc, không trả lời ra miệng. Chị chỉ lắc đầu ý bảo là không.
“Chị có chắc không?” McCaleb hỏi.
Chị lại lắc đầu bảo không. Thế là McCaleb đưa Noone ra khỏi trạng thái thôi miên.
Nhưng như thế là sai, song lúc đó McCaleb đã bỏ qua. Giờ thì ông đi vòng qua bàn cà phê, cái điều khiển trong tay, chồm lại gần màn hình. Ông tua lại băng một lần nữa để xem lại đoạn đó.
“Đồ chó đẻ,” ông thì thầm sau khi xem xong. “Lẽ ra mày phải trả lời tao, Noone. Mày phải trả lời mới đúng chứ!”
Ông bấm nút eject rồi chộp một cuốn băng khác. Ông gạt chồng băng ra đầy bàn rồi hối hả sục sạo giữa đống hộp nhựa cho đến khi tìm thấy cuốn băng dán nhãn đề Siêu thị Sherman. Ông cho cuốn băng vào đầu video, bắt đầu tua nhanh về phía trước rồi dừng hình lại khi Người Tốt bụng hiện ra trên màn hình.
Cái đầu video không giữ được hình đứng yên, nên McCaleb đồ rằng cái đầu này là loại rẻ tiền chỉ có hai đầu băng. Ông lấy băng ra rồi xem đồng hồ. Bốn giờ bốn mươi. Ông dập cái điều khiển lên nóc tivi rồi xuống bếp gọi điện thoại.
Tony Banks đồng ý thêm một lần nữa ở lại sau giờ làm việc tại Video GraFX Consultants cho đến khi McCaleb tới được đó. Băng qua đáy vùng Thung lũng trên đường 101, ban đầu ông tranh thủ được thời điểm thuận lợi. Hầu hết dòng xe cao điểm đều đi phía ngược lại, những người làm việc trong thành phố trở về nhà trong các cộng đồng dân cư ở vùng Thung Lũng. Nhưng khi ông xuôi xuống xa lộ theo phía Nam, đi qua Đèo Cahuenga để vào Hollywood thì đèn phanh nối nhau dài ngút mắt và ông bị kẹt cứng. Cuối cùng khi ông tấp được chiếc Taurus của Buddy Lockridge vào bãi đỗ xe nhỏ dành cho nhân viên của Video GraFX Consultants thì đã sáu giờ năm phút. Một lần nữa, Tony Banks đích thân ra mở cửa khi McCaleb nhấn chuông đêm.
“Cám ơn, Tony,” McCaleb nói sau lưng Tony Banks trong khi một lần nữa ông được dẫn dọc hành lang để đến một trong các phòng kỹ thuật. “Ở đây anh giúp tôi nhiều lắm.”
“Không có gì.”
Nhưng McCaleb lưu ý thấy trong câu “không có gì” lần này không có nhiều nhiệt tình như lần trước nữa. Họ vào cũng căn phòng đã ngồi lần trước. McCaleb đưa cho anh ta hai cuốn băng mang theo.
“Ở mỗi cuốn trong hai cuốn băng này có một người đàn ông,” ông nói. “Tôi muốn xem liệu có phải cùng một người không.”
“Ý ông là phần mình thì ông không biết.”
“Không chắc. Xem ra thì khác nhau. Nhưng tôi nghĩ có ngụy trang gì đây. Tôi nghĩ đó là cùng một người nhưng tôi muốn biết chắc.”
Banks cho cuốn băng thứ nhất vào đầu video bên trái bảng điều khiển, bật máy lên, thế là vụ cướp và bắn người ở Siêu thị Sherman bắt đầu được chiếu trên màn hình video tương ứng ở trên đầu.
“Người này à?” Banks nói.
“Phải. Đợi khi nào trông rõ nhất thì anh ngừng hình lại.”
Banks ngừng hình ngay lúc kẻ gọi là Người Tốt bụng nhìn trực diện vào camera.
“Thế là thế nào? Tôi cần nhìn nghiêng kia. Đối chiếu trực diện thế này thì khó.”
“Tùy ông thôi.”
Ông đưa cho Banks cuốn băng thứ hai, anh này cho nó vào đầu video bên phải, và chẳng mấy chốc buổi thôi miên được chiếu trên màn hình bên phải.
“Tua lại,” McCaleb nói. “Tôi nghĩ có một chỗ nhìn nghiêng khi hắn ta ngồi xuống.”
Banks tua ngược băng.
“Ông đang làm gì với anh ta trong cuốn này?”
“Thôi miên.”
“Thật á?”
“Lúc ấy thì tôi nghĩ vậy. Nhưng giờ thì tôi nghĩ suốt cả buổi đó hắn toàn chơi tôi mà thôi... ấy đấy.”
Banks ngừng hình lại. Noone đang nhìn sang phải, chắc hẳn là vào cửa phòng thẩm vấn. Banks làm gì đó với các phim và chuột máy tính, thế là hình được phóng to lên, sau đó được làm cho sắc nét hơn. Với ảnh bên tay trái anh ta cũng làm như vậy. Đoạn anh ta ngả người vào ghế, nhìn hai ảnh chụp nghiêng đặt cạnh nhau. Một thoáng sau anh vừa nói vừa mở một cái bút trỏ bằng hồng ngoại rút trong túi áo ra, bật lên.
“Ừm, nước da không khớp. Một gã trông như là dân Mễ.”
“Cái đó thì dễ. Chỉ cần đôi ba tiếng trong phòng tắm nắng là hắn ta có cái vẻ ấy ngay.”
Banks rê chấm đỏ của cây bút trỏ dọc theo sống mũi Người Tốt bụng.
“Nhìn cái triền mũi này,” anh ta nói. “Thấy cái bướu kép không?”
“Phải rồi.”
Chấm đỏ nhảy sang màn hình bên trái và cũng tìm thấy cái bướu kép y như vậy trên triền mũi James Noone.
“Phỏng đoán thì chẳng lấy gì làm khoa học nhưng xem ra cũng chẳng sai lắm đâu,” Banks nói.
“Tôi cũng nghĩ vậy.”
“Mắt thì màu khác nhau nhưng cái đó có thể làm được.”
“Kính sát tròng.”
“Đúng. Còn đây, đường viền hàm dưới của gã bên phải bành ra. Do một thứ gì đấy lắp vào răng, kiểu như miếng bảo vệ răng làm bằng cao su đeo khi ngủ, hay thậm chí nùi giấy ăn kiểu như Brando dùng trong phim Bố Già ấy, dùng mấy thứ đó cũng có thể làm cho hàm dưới trông ra thế.”
McCaleb gật đầu, im lặng lưu ý thêm một mối liên hệ khả dĩ với bộ phim găng tơ kia. Món bánh cannoli và bây giờ có thể là mấy nùi giấy ăn chèn vào trong má.
“Còn tóc thì bao giờ chả đổi được,” lúc đó Banks đang nói. “Thực ra, thằng cha này có vẻ như đội tóc giả.”
Banks rê chấm đỏ dọc theo đường viền tóc của Người Tốt bụng. McCaleb im lặng trách mình sao mãi giờ mới nhìn ra điều đó. Đường viền mái tóc quá hoàn hảo, dấu hiệu rành rành rằng đây là tóc giả.
“Xem ta được gì rồi nhé.”
Banks quay lại bảng điều khiển rồi trở lại khung hình. Đoạn anh ta dùng chuột đóng khung một vùng mới cần làm rõ hơn. Hai bàn tay của Người Tốt bụng.
“Cũng như đám con gái ấy,” Banks nói. “Chúng nó có thể tô son trát phấn, đeo tóc giả, thậm chí làm ngực giả. Nhưng hai bàn tay thì chúng chẳng làm gì được. Hai bàn tay - đôi khi cả hai bàn chân nữa - luôn luôn làm chúng lòi đuôi.”
Khi đã phóng to và đưa vào tâm điểm hai bàn tay của Người Tốt bụng, anh ta chuyển sang bàn điều khiển bên kia cho đến khi phóng to được bàn tay phải của Noone trên màn hình đối diện. Banks đứng thẳng lên để tầm mắt ngang với các màn hình rồi cúi lại gần sát từng màn hình một, chỉ còn cách mươi phân, để săm soi đối chiếu các bàn tay.
“OK, đây, nhìn này.”
McCaleb đứng dậy nhìn chăm chú vào các màn hình.
“Gì vậy?”
“Bàn tay đầu tiên có một vết sẹo nhỏ trên khớp ngón. Ông thấy không, chỗ da đổi màu ấy?”
McCaleb cúi lại gần hình bàn tay phải của Người Tốt bụng.
“Đợi tí,” Banks nói. Anh ta mở một ngăn kéo nơi bàn điều khiển, lấy ra một cái thị kính của dân nhiếp ảnh, loại dùng để nghiên cứu và phóng đại âm bản trên bàn rọi sáng. “Thử cái này xem.”
McCaleb giơ thị kính lên trên khớp đốt ngón tay mà Banks chỉ rồi nhìn xuyên qua thị kính. Ông thấy được một mô sẹo màu trắng hình xoắn trên khớp đốt đó. Mặc dù toàn bộ hình bị méo và mờ, nhưng ông xác định được vết sẹo đó hầu như có dạng dấu chấm hỏi.
“Được rồi,” ông nói. “Ta xem tay kia nào.”
Ông dịch một bước sang bên trái rồi dùng thị kính để định vị cũng khớp đốt ngón tay đó trên bàn tay phải James Noone. Bàn tay không để ở cùng tư thế hay cùng góc độ nhưng vết sẹo dày màu trắng hình xoắn cũng nằm đó. McCaleb giữ yên khung hình mà nghiên cứu thật kỹ cho đến khi tin chắc. Đoạn ông nhắm mắt lại một thoáng. Không nghi ngờ gì nữa. Kẻ trên cả hai màn hình là cùng một người.
“Nó có đấy không?” Banks hỏi.
McCaleb trao lại thị kính cho anh ta.
“Có. Liệu tôi có thể xin một bản của hai màn hình này in ra giấy không?”
Banks đang nhìn màn hình thứ hai qua thị kính.
“Nó cũng có đó,” anh ta nói. “Ừ có chứ, tôi có thể in ra. Để tôi lưu mấy ảnh này vào đĩa rồi đem tới chỗ máy in trong phòng lab. Mất vài phút thôi.”
“Cám ơn anh bạn.”
“Hy vọng là có ích.”
“Có ích hơn anh biết đấy.”
“Nhưng dù sao thì cái tay này hắn làm gì vậy? Hóa trang như một tay người Mễ rồi làm việc thiện?”
“Không hẳn là thiện đâu. Hôm nào đó tôi sẽ kể cho anh toàn bộ chuyện này.”
Banks cho qua rồi đi lại chỗ bàn điều khiển, lưu các ảnh trên màn hình vào một đĩa vi tính, Anh ta tua ngược lại hai cuốn băng và lưu vào đĩa vi tính cả các khung ảnh phần đầu của kẻ trên màn hình.
“Vài phút nữa tôi quay lại,” anh ta vừa nói vừa đứng lên. “E là tôi sẽ phải làm nóng máy cái đã.”
“Này, có cái điện thoại nào tôi dùng được trong khi anh đi không?”
“Trong ngăn kéo bên trái ấy. Bấm số chín trước.”
McCaleb gọi đến nhà Winston thì chỉ nghe máy trả lời. Trong khi nghe giọng ghi âm của chị, ông phân vân không biết có nên để lại tin nhắn không, sợ rằng làm vậy sẽ gậy hậu quả không hay cho Winston nếu người ta chứng minh được rằng chị cộng tác với nghi phạm trong một cuộc điều tra án mạng. Muốn vậy thì một đoạn băng thu lại giọng của ông là đủ. Nhưng ông quyết định rằng những gì ông vừa khám phá trong một giờ trở lại đây đáng để chấp nhận rủi ro này. Ông không muốn ghi vào máy nhắn tin của Winston vì không muốn cứ phải lóng ngóng chờ chị gọi lại. Ông phải hành động. Ông nghĩ ra một kế hoạch hành động nhanh và rồi để lại tin nhắn sau tiếng bíp.
“Jaye, tôi đây. Khi nào gặp chị tôi sẽ giải thích hết với chị nhưng tạm thời chị cứ hãy tin tôi. Tôi biết hung thủ là ai rồi. Là Noone, Jaye ạ, James Noone. Giờ tôi sắp đến địa chỉ hắn đây - địa chỉ trên biên bản nhân chứng ấy. Nếu được thì gặp tôi ở đó. Chừng đó tôi sẽ thuật lại hết cho chị nghe.”
Ông gác máy rồi gọi số máy nhắn tin của Winston. Đoạn ông bấm số máy nhà của chị và gác máy. Nếu may mắn thì Winston sẽ đọc tin nhắn và chẳng mấy chốc sẽ đến địa chỉ của Noone để hỗ trợ mình, McCaleb nghĩ.
McCaleb đặt túi da lên lòng mình, mở ngăn giữa khóa bằng khóa kéo. Hai khẩu súng nằm ở đó, khẩu Sig-Sauer P-228 của chính ông và khẩu HK P7 mà giờ ông biết James Noone đã cài vào dưới thuyền ông. McCaleb thò tay vào túi xách lấy khẩu của mình ra. Ông kiểm tra xem súng còn dùng được không rồi giắt vào thắt lưng quần jeans đang mặc, chỗ thắt lưng. Ông kéo áo vest xuống để che khẩu súng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook