Vệ Gia Nữ
5: Quả Mật


Trần Trọng Viễn hít thật sâu, mặc dù bị chính mẹ ruột của mình gây khó dễ, hắn cũng không phải là người hèn nhát tới mức chuẩn bị đánh nhau thì bỏ chạy, huống hồ, trông thấy Vệ Tường chỉ cầm vỏ kiếm.

Hắn nghĩ đến uy danh lừng lẫy của đối phương, đôi mắt mở to, chân trước chân sau, cầm thương lên, đâm về phía trước.
Mũi thương đến gần trước mặt Vệ Tường, nàng lùi một bước, một tay bắt chéo sau lưng, hất vỏ kiếm trong tay lên đánh lệch hướng mũi thương.
Trần Trọng Viễn cảm thấy mình chỉ là ngọn gió trên núi, ý thức, dũng cảm vô biên, nhưng không thế bắt được núi cao.

Mũi thương đâm vào bao nhiêu lần cũng trở thành luồng gió yếu ớt lướt qua ngọn núi.
Tấn công thất bại, tấn công liên tiếp vẫn thất bại, hắn vung thương, thay đổi hướng tấn công.

Võ kiếm gỗ thông thường kia còn chuyển động nhanh hơn mũi thương, nâng lên, quét qua, làm thay đổi thế công của hắn.
"Leng keng." Mũi thương rơi xuống đất, động tác tay Trần Trọng Viễn khựng lại, bất giác mở miệng hít thở.

Vỏ kiếm kia bây giờ đang chĩa vào cuống họng hắn, nếu thật sự đối đầu, giờ phút này hắn đã chết.
Gió mát vờn trên mặt, hắn có thể cảm nhận được mồ hôi đang chảy dài trên trán.

Một cuộc đọ sức hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát, gần như rút cạn toàn bộ tâm tư và sức lực của hắn.
Vệ Tường thu vỏ kiếm.

Ống tay áo đen bị gió thổi, vì động tác của nàng mà như cánh bướm khép lại.

Nàng cười, nói: "Ly Nô, nội công đệ thâm hậu như vậy, đủ thấy hằng ngày chăm chỉ khổ luyện thế nào.

Nhưng mà...!Nhạc đại gia đã dạy đệ đến lúc trưởng thành, đúng chứ?"
Tận mắt chứng kiến sự lợi hại của Vệ Tường, Trần Trọng Viễn có vẻ nghe lời hơn trước rất nhiều.

Hắn cúi nhẹ đầu, sau đó nói: "Thời điểm Đông Đô phế vương gặp họa, Nhạc sư phụ vì cứu người mà bị thương, cánh tay không nhấc lên được, đã trở về Tương Châu dưỡng lão.

Sau này, Hà cung phụng (1) dạy đệ tại nhà."
(1) Cung phụng là người phục vụ trong nhà quan, cung đình.
Tai họa của phế vương xảy ra bốn năm trước, Trần Trọng Viễn khi đó vừa hay chưa trưởng thành.
Vệ Tường gật gù, nói: "Đạo đức trong lòng Nhạc đại gia là khi đệ chưa trưởng thành, ông ấy sẽ không dạy đệ dùng thương xiên chết người.

Người sau đó dạy đệ vì nể sợ danh tiếng Nhạc đại gia và thân phận của đệ, nên không dám tự ý sửa đổi cách dạy.


Vì lẽ đó, thương pháp của đệ chỉ là bộ pháp căn bản để rèn luyện cơ thể, không phải thương pháp giao chiến."
Vuốt ve vỏ kiếm trong tay, nàng nhìn thế gia công tử trước mặt rồi nhoẻn miệng cười.
"Đệ muốn học thương pháp giao chiến thật sự không?"
Thế gia trọng văn không trọng võ, người xung quanh chẳng qua chỉ xem náo nhiệt một lúc.

Đặc biệt là bọn trẻ con, dồn dập vây quanh đó hô hào "Ngũ huynh", "Ngũ thúc", "A Tường tỷ tỷ", "A Tường cô cô".

Toàn bộ những âm thanh ồn ào này không thể lọt vào tai Trần Trọng Viễn.
Hắn đứng lặng người, đương nhiên có chút ngẩn ngơ.
Thuở nhỏ hắn đã thích học võ, dù cha mẹ tạo điều kiện nhưng cũng gặp không ít bất lợi.

Đàn ông ở thế gia khi trưởng thành phải trở thành một người quan tài đức.

Đại bá của hắn hiện là tả Thừa tướng Trung thư tỉnh (2) cao quý, cả ngày cùng bọn người xuất thân nghèo hèn ở Thượng thư lệnh đấu đá một mất một còn.

Vì không muốn gia đình thêm phiền toái, hai vị đường huynh của hắn đã lên núi sống ẩn dật, không dám nhận chức, mà nhận chức cũng khó khăn, hắn muốn tòng quân thì khó càng thêm khó.

Chính vì thế, sau khi Nhạc đại gia rời đi, cha hắn không tiếp tục mời danh sư cho hắn nữa, chờ khi hắn khoảng hai mươi có ý định để hắn huấn luyện bộ khúc bảo vệ gia đình.

Thật ra chỉ để hắn quán xuyến việc vặt của gia tộc giống như tam huynh thôi.
(2) Trung thư tỉnh nằm trong tam tỉnh lục bộ.

Tam tỉnh gồm: Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh, Thượng thư tỉnh.

Lục bộ trực thuộc Thượng thư tỉnh gồm: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ.
Những năm gần đây, hắn vẫn cười và nói với mẹ rằng tương lai muốn làm tướng quân.

Nhưng trên thực tế, hắn quá rõ võ công tầm thường của chính mình, vừa không có người truyền dạy binh pháp, gia cảnh lại như thế, con đường võ thuật đã sớm là đường cùng.
Mãi đến lúc này.
Định Viễn công là cao thủ danh chấn thiên hạ.

Năm đó, một mình nàng cưỡi ngựa, cầm đao hộ tống Tiên đế về kinh.

Nghe nói sau khi xông vào Đông Đô, máu của kẻ thù trên lưng ngựa chảy dài đến tận cửa cung, một thanh chiến đao chém người giết ngựa, thiên binh vạn mã không thể sánh bằng.


Thậm chí, người đời còn truyền tai nhau đao pháp của nàng học từ ma quỷ nơi âm ty...!Bất kể người khác khen chê thế nào, riêng việc nàng vừa lộ ra hai bàn tay đã tuyệt vời đến mức trong mộng Trần Trọng Viễn cũng không dám mơ, đủ xứng với danh tiếng "Bậc thầy võ học" rồi.

Người như vậy lại hỏi hắn "Muốn học không?"
Trần Trọng Viễn nhìn người mẹ đứng cách đó không xa đang cười, nói với mình: "Ly Nô, mau cảm ơn A Tường tỷ tỷ của con! Khó lắm nó mới đồng ý dạy con đó!"
Sự yêu thương chân thành của mẫu thân sao hắn có thể không hiểu! Nuốt cơn nghẹn nơi cổ họng, hắn khuỵu gối, quỳ xuống, hành đại lễ với Vệ Tường rồi dõng dạc cất lời:
"Muốn! Nhờ...!nhờ A Tường tỷ tỷ chỉ dạy đệ!"
Vệ Tường để mặc một thiếu niên Trần gia lấy vỏ kiếm trong tay nghiên cứu, cúi người cười với Ly Nô đệ đệ, nói: "Thật ra học cũng không khó! Ngày mai đệ đi theo ta, trong vòng nửa năm, ta bảo đảm đệ có thể đâm liên tiếp vài người ngã ngựa."
...
Trần Trọng Kiều viết xong phong thư cuối cùng thì bóng cây trong viện cũng lặng lẽ về đến phía Đông.
Ánh hoàng hôn ngoài khung cửa sổ rọi vào phòng, ông thở dài thườn thượt.
"Những bức thư này được gửi đi thì không phải thế gia lôi kéo Vệ gia, mà là Định Viễn công đang nắm giữ Trần gia chúng ta!"
Nhưng ông còn cách nào khác đây? Phu nhân của ông nói lỗi do ông không xem Định Viễn công như con người.

Nhưng hành động của Định Viễn công giống con người chỗ nào chứ? Ánh mắt, miệng lưỡi, hướng mũi đao đều chĩa về của cải thế gia Lưỡng Kinh, chuyện này mà con người có thể làm được sao? Rõ ràng là yêu quái ăn vàng mà!
Thậm chí, Trần Trọng Kiều còn muốn viết hai câu thơ diễn tả nỗi khổ tận tâm can, nhưng nghĩ đến hổ dữ trong nhà lại không thơ ca gì nữa.
"Phu nhân về chưa?"
"Bẩm đại nhân, phu nhân vẫn ở khách viện, chưa về!"
Lúc này, Tứ lão gia Trần gia đi một mạch vào căn phòng thứ hai trong sân, kêu lớn: "Nhị huynh! Nhị huynh! E rằng tên lang phỉ kia có yêu pháp! Cửu lang, Thập lang, Thập Tứ lang, còn có Thất nương, Thập Nhất nương nhà đệ đều mất trí như nhau, cùng ca ngợi nàng ta!"
Trần Trọng Kiều nghe vậy chỉ thoáng nhíu mày, nói: "Kệ đi! Ngày mai nàng ta rời đi rồi! Bọn nhỏ ở nhà suốt ngày, không gặp người ngoài.

Cử chỉ, hành vi của Vệ Trăn không giống người bình thường, đương nhiên sẽ dụ dỗ bọn nhỏ yêu mến.

Sau ngày mai, dạy dỗ lại cho tốt là được!"
"Nhị ca! Ngũ lang đâu?"
"Ngũ lang làm sao?"
"Cửu lang nói với đệ, Ngũ lang muốn đi theo tên lang phỉ kia học võ, còn định đi Đông Đô với nàng ta.

Nhị tẩu đồng ý rồi!"
"Đệ nói cái gì?!" Trần Trọng Kiều trợn trừng mắt, ngón tay lại chạm vào hàng râu dài lổm chổm của mình: "Nhị tẩu đệ đi ôn chuyện xưa với nàng ta.

Sao...!sao lại thành bán cả con mình thế này?"
Trong khách viện, một đám tôi tớ lớn nhỏ đều không thấy bóng dáng, đến Trần Trọng Viễn cũng bị mẹ của mình đuổi đi thu dọn hành lý.

Ngồi dưới gốc cây nở đầy hoa, Thôi thị phẩy nhẹ chiếc quạt trong tay, chậm rãi nói:
"Ly Nô đi theo con, cuối cùng cũng không phải ở trong Trần gia nhỏ bé này lãng phí nửa đời người.

Ta đã có thể yên tâm!"
Nghiêng về một bên, Vệ Tường cầm quả mật ngọt lịm lên, nói:
"Trong vòng hai năm, con sẽ mở thành phụ tại Đại Đồng.

Con thấy tính cách Ly Nô đáng tin, đợi võ nghệ tiến bộ thì có thể ở đó tôi luyện!"
"Mở thành phụ?" Thôi thị quay đầu nhìn Vệ Tường, khẽ nói: "Cách đây nhiều năm, con giành lại Vạn Lý Trường Thành trong tay Man tộc.

Năm trước lại dẫn binh ra Thắng Châu, đuổi giết bọn họ đến tận thâm sơn cùng cốc phía Bắc.

Làm sao bọn họ đồng ý mở thành phụ buôn bán với con chứ?"
Vệ Tường vẫn nhìn quả mật trong tay, trên mặt có nụ cười yếu ớt: "Bây giờ đương nhiên Khả Hãn không muốn.

Không sao, trao đổi một chút là được! Điệt Lạt bộ rất tham vọng, dã tâm chiếm lấy và thay thế Dao Liễn thị.

Năm ngoái, con đã tiêu diệt hai vạn binh tinh nhuệ của Dao Liễn thị, khiến bọn chúng hoảng sợ, bất an.

Hiện tại, con xuôi Nam, tiến vào Đông Đô, tin tức truyền khắp thảo nguyên, dĩ nhiên bọn chúng sẽ buông lỏng cảnh giác mà nghỉ ngơi lấy sức...!Nếu đến cơ hội này Gia Luật thị của Điệt Lạt bộ cũng không nắm được..."
Nàng bỗng dưng vui vẻ hơn, giữa hàng chân mày là sự thoải mái khôn tả: "Vậy cũng tốt thôi! Đúng không, dì Thôi?"
Thôi thị im lặng, đôi mắt đẹp, trong sáng bình tĩnh quan sát hồi lâu mới nói: "A Tường, ta có ngàn vạn lời nói trong lòng nhưng cảm thấy chữ nào cũng nông cạn.

Con...!con lớn rồi, chinh chiến nửa đời người, vô cùng vất vả.

Đông Đô sâu hiểm, mọi việc lộn xộn...!dù sao chăng nữa, con cũng phải dành thời gian suy nghĩ cho bản thân mình."
"Con biết mà!" Đang nói chuyện thì nàng bỏ quả mật vào miệng.

Đột nhiên mặt mũi Vệ Tường nhăn nhó, nàng nâng chung trà, uống liên tiếp mấy ngụm trà đắng nghét, trong khoảnh khắc, mưu kế chiến đấu hay sự quyết đoán đều biến mất, chỉ sót lại vài phần chật vật của tuổi trẻ bồng bột.
Rốt cuộc, Thôi thị cũng phải bật cười: "Quả mật này ta vẫn bắt chước theo cách làm của mẹ con năm đó.

Lúc trước, tỷ muội các con đều thích như báu vật, sao bây giờ lại không ăn được rồi?"
Sợ hãi đẩy đĩa quả mật ra xa, Vệ Tường nghĩ lại còn rùng mình, nói: "Có lẽ do nếm khổ nhiều quá nên con không chịu được vị ngọt này!"
Thôi thị lại lặng yên.
Đoàn tụ với cố nhân dù sao cũng khó tránh nhắc đến chuyện xưa.

Nếu chuyện xưa vui vẻ đương nhiên nụ cười rộng mở.

Còn nếu...!còn nếu nơi chân trời góc bể, từng người đều phải đấu tranh, bây giờ gặp nhau thì luôn cảm thấy không nói nên lời.
Mỗi lời nói đều như thanh đao vô tình.

"A Tường, con...!ở Bắc Cương con có tự do của riêng mình, việc gì phải trở về chốn hồng trần vạn trượng như Đông Đô? Con gái thế gia Lưỡng Kinh bị bắt tiến cung, bọn họ xấu hổ khi phải đối mặt với chuyện này nên cũng không đề cập tới, như thể muốn từ bỏ con cháu nhà mình vậy.

Không muốn cứu người mà muốn sử dụng con như thanh đao, muốn nhìn con và A Vi tỷ muội tranh đấu, lợi dụng lúc Thánh nhân bệnh nặng, không biết sau lưng bọn họ còn làm những việc gì, bây giờ cũng đành thôi.

Trước mắt Thánh nhân đang bị bệnh nặng, A Vi khống chế triều chính, nhưng ta xem triều báo (3), cảm thấy việc A Vi làm đa phần Thánh nhân..."
(3) Triều báo là công báo phát thường nhật.

Trong thực tế, đây là hình thức báo chí sơ khai nhất trong lịch sử nhân loại.
"Người yên tâm, trong lòng con hiểu rõ!"
Đưa tay vỗ nhẹ lên tay Thôi thị.
Bàn tay kia khô cứng, thô ráp, lòng bàn tay đầy những vết chai.
Nhưng lại ấm áp.
"Dì thôi, có ba chuyện con chắc chắc phải hoàn thành vào lần Nam tiến này.

Đầu tiên là mở thành phụ, đón tiếp thương nhân Tây Vực, việc này phải được Thánh nhân chấp nhận.

Thứ hai, Bát bộ người Khương ở Hựu Châu, Hạ Châu, Linh Châu bắt đầu rục rịch, có xu hướng cắt đất tự chủ.

Từ thời tiền Đường đến nay, triều đình luôn dùng kế sách xoa dịu với người Khương, thực tế lại giống như nuôi hổ trong nhà."
Chăm chú lắng nghe, sắc mặt Thôi thị có chút khó xử, chậm rãi lắc đầu, nói: "Bốn châu Tây Bắc có Tiết Đại tướng quân năm nào cũng cầu xin được tấn công người Khương, nhưng chưa được chấp nhận.

Nếu là con...!trong triều sẽ không cho phép con xuất binh đâu!"
Vệ Tường cười ha hả: "Con chỉ nói rằng nuôi hổ trong nhà, nói không chừng trong lòng những người đó, con mới chính là hổ dữ chiếm giữ Bắc Cương.

Nhưng thế gian này chuyện gì cũng phải có người tiên phong, tốt nhất nên dấy binh sớm để phòng sự cố trước khi chúng xảy ra.

Thiên hạ này có rất nhiều người thông minh, càng thông minh càng dự đoán được hỏa hoạn từ sớm, có trăm ngàn cách để đối phó, nhưng khi đã bắt lửa người ngu xuẩn đều bỏ chạy, kẻ chết chỉ toàn là người thông minh."
"Con mà lại coi trọng Bát bộ người Khương vậy ư?"
"Đại Lương không hùng mạnh như lúc còn Tiên đế, người Khương giống như lang sói, linh cẩu ở Bắc Cương, thấy một người mập mạp nhưng không có sức lực, sao có thể không nhào đến cắn xé?"
Ngón tay Thôi thị đang cầm quạt chợt siết chặt.

Nữ hài tử thích leo cây năm nào đã trưởng thành, nhưng lại trưởng thành như thế này đây!
Nàng biết rõ hết thảy những gì mình sắp phải đối mặt mà không sợ hãi chút nào.
Nếu một người vẫn giữ được phong thái điềm tĩnh dù cho bão cát phía trước, đương nhiên nàng đã trải qua vô vàn cơn bão cát.
Vệ Tường lớn lên trong bão cát dĩ nhiên không hiểu tâm tư mềm yếu của Thôi thị lúc này.

Trên mặt nàng thoáng có ý cười, đôi mắt sáng như sao.
"Dì thôi, chẳng lẽ người không muốn biết chuyện thứ ba con muốn hoàn thành ở Đông Đô sao?".

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương