Tuổi Thanh Xuân Bên Nhau
C62: Chàng Thiếu Niên Đớn Hèn

Năm hai đại học, tôi rảnh rỗi không có việc gì làm nên hay nghĩ linh tinh. Nếu Dư Hoài bỗng dưng xuất hiện dưới ký túc xá chúng tôi thì tôi sẽ có phản ứng gỉ nhỉ? Nếu không phải cậu ấy đến tìm tôi mà đến tham gia cuộc họp lớp cấp ba thì sao? Nếu ngay cả đến họp lớp cũng không tham gia mà chỉ là tôi tình cờ nhìn thấy cậu ấy trên đường phố Bắc Kinh thì sao?

Tổng thể có hai phương án: "Vung một cái tát tạm biệt thanh xuân" và " Tỉnh bơ là đỉnh cao của trả thù". Có lúc lại cảm thấy bi ai cho sự ảo tưởng của mình. Bởi lẽ tôi và Dư Hoài không là gì của nhau cả, thậm chí lời cậu ấy định nói với tôi có lẽ là đáp án cho câu "Mình có đồng ý giúp cậu đưa bức thư tình này cho Lăng Tường Tây hay không?". Sự thân mật càn rỡ truyền đến từ điện thoại kia có lẽ chỉ là sự càn rỡ mà tôi tưởng tượng ra mà thôi.

Đám β sẽ chẳng tức giận vì Dư Hoài không từ mà biệt, tôi thì dựa vào cái gì chứ.

Cứ như thế, tôi lăn qua lăn lại trên giường suy nghĩ, buổi tối mùa hè không có điều hòa, chỉ vì một suy nghĩ lạc quan trong phút chốc mà mồ hôi đầy dính dớp đầy mình, giây phút tiếp theo lại vì một tưởng tượng bi quan mà lạnh lẽo đến tận tim.

Nghĩ nhiều rồi cũng mệt, mệt rồi sẽ không nghĩ nổi nữa.

Thế nhưng xa cách nhiều năm, không may mảy chuẩn bị gì đã gặp phải cậu ấy, bỗng nhiên tôi không có bất kỳ phản ứng nào nổi.

Đến hai từ "Dư Hoài" tôi cũng không cất nổi.

"Chị ơi?" Lâm Phàm đi ra từ nhà vệ sinh, gọi tôi từ sau lưng.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy may mắn vì bố mẹ tôi ly hôn như lúc này, nếu không ở đâu ra Lâm Phàm?

Lâm Phàm nhìn tôi, lại nhìn Dư Hoài đang đứng ngây người một chỗ, bỗng dưng hạ thấp giọng hỏi tôi: "Đến chỗ khác làm quen lại đi, nếu không sau này trong đám cưới biết ăn nói thế nào, chẳng lẽ bảo là lần đầu tiên gặp mặt chú rể ở wc? Quá mất mặt."

"Não em bị đâm kim sắt đâm cho hai phát rổi hả?" Tôi giận quá bật cười.

Cười xong, cuôi cùng cũng sống lại.

Cuối cùng tôi chẳng nói gi, chẳng làm gì, cười gật đầu với Dư Hoài sau đó đỡ Lâm Phàm về phòng bệnh.

Tiếc nuối duy nhất đó là Lâm Phàm đi quá chậm, tôi luôn cảm thấy có một ánh nhìn đang thiêu đốt sau lưng tôi.

Tôi không ngoảnh lại. Không phài vì sợ nhìn thấy cậu ấy mà chỉ sợ cậu ấy thực ra chẳng nhìn tôi.

"Chị ơi, chuyện gì thế? Mùa xuân của chị đến rồi hả?" Lâm Phàm ngồi trên gường, dây dưa không chịu nằm xuống.

"Ngủ ngay cho chị."

"Anh chàng kia ngoại hình được đấy, có điều nhìn giống như sinh viên giống em, chị nhất định phải hỏi rõ đấy, nếu không khó xử đấy. Nữ kiếm nhiều tiền hơn nam, già nhanh hơn nam, gia đình như thế không thể ổn định."

Tôi duỗi tay ra, nhẹ nhàng chọc vào lớp thạch cao quấn trên cổ nó.


Lâm Phàm đau đến mức ngã thẳng xuống giường.

No. 328

Cuối cùng cũng thu xếp ổn thỏa thằng bé này, tôi vươn vai giãn gân giãn cốt, xách túi đựng bát canh rỗng đi ra ngoài. Dư Hoài đứng ngay trước cửa.

Chúng tôi ngây ra nhìn nhau một lúc, cậu ấy mặc chiếc áo phông đen, tôi mặc áo sơ mi trắng, tư thế ấy nhìn qua rất giống với thiên sứ đứng chặn ở cửa phòng bệnh kiên quyết không cho tử thần bước vào cửa.

Cuối cùng vẫn là tôi đầu hàng mở miệng trước, giọng nói rất nhẹ, sợ ảnh hưởng đến bệnh nhân khác trong phòng.

"Mình nghe nói cậu đi Mỹ, sao lại về thế?"

Bảy năm không gặp, câu nói đầu tiên lại nhạt nhẽo đến thế.

Đúng thế, nếu không còn cỏ thể thế nào, đây nào phải diễn phim truyền hình.

Chúng tôi ngồi xuống chiếc ghế dài hồi chiều tôi và bố ngồi nói chuyện. Bệnh viện vào ban đêm thật yên tĩnh, những ồn áo náo động ban ngày che lấp đi bản chất của nó - cầu nối giữa sự sống và cái chết, khiến con người ta chẳng thể nào nghiêm túc nổi.

Thế nên ban đêm khi ngẩng đầu lên nhìn chữ thập đỏ sẽ chợt nhận ra bản thân nhỏ bé đến nhường nào.

"Mình nghỉ hè." Dư Hoài nói: "Một năm không về nhà rồi, mẹ mình ốm, mình không yên tâm nên về thăm bà."

Không biết tại sao tôi cảm thấy cậu ấy hơi căng thẳng.

"Bệnh gì thế? Có nặng nghiêm trọng không?"

"Nhiễm trùng đường tiểu."

Tôi ngây người, lại phát hiện bản thân không thể nào nhớ nổi bác gái chỉ có duyên một lần gặp mặt ấy rồi.

"Thế giờ tính sao, mỗi tuần lọc máu một lần à?"

Dư Hoài gật đầu: "Thực ra đã thay thận một lần rồi."

Tôi chớp chớp mắt: "Thế không phải sẽ có chuyển biến tốt sao? Mình nghe nói rất nhiều người xếp hàng mấy năm mà không đợi được thận để ghép, mẹ cậu như thế thật sự rất may mắn, trời không tuyệt đường người, cái này chỉ có thể chứng minh tương lai sẽ ngày càng tốt hơn, cậu đừng quá lo lắng."

Cậu ấy quay đầu nhìn tôi, nhưng tôi lại không đọc nổi ánh mắt của cậu ấy.


Dư Hoài nhìn tôi một hồi, chợt bật cười, nói: "Đúng, nhất định sẽ ngày càng tốt lên."

Giữa chúng tôi xuất hiện sự im lặng.

"Mình còn nhớ thời cấp ba, bố cậu hình như vẫn luôn làm việc ở Châu Phi, bây giờ đã về chưa?" Tôi bắt đầu tìm chủ đề nói.

"ừ, lớn tuổi rồi, xin điều về nước. Mang theo cơ thể đầy bệnh tật, tháng trước cũng nhập viện rồi."

Cậu ấy sao lại đen đủi thế này?

Tôi hơi hơi không dám song vẫn tiếp tục hỏi: "Nghiêm trọng không?"

"Không có gì, không phải bệnh nặng gì, do mệt mỏi quá độ, ngất một lần, nghỉ ngơi một chút là ổn, ông ấy xuất viện từ lâu rồi."

Tôi thở một hơi dài, gật gật đầu.

Dường như không còn lời gì để nói nữa.

Hoặc giả như, có quá nhiều lời để nói nhưng lại bởi do mỗi lời chôn giữ đã quá lâu rồi, từng chữ tách rời, dồn thành một đống khiến cho suy nghĩ rối loạn. Bọn chúng đều mềm nhũn, dù cho có sôi ùng ục trong lục phủ ngũ tạng cũng không thể nào xuyên qua da mặt lúc nào cũng mang nụ cười được luyện trong suốt bảy năm qua.

"Mình nghe nói cậy mở một phòng làm việc. Khá đấy nhỉ." Dư Hoài bỗng xoa đầu tôi.


Vỗ đến mức cả người đều run rẩy. Mùa hè oi bức, lòng bàn tay cậu ấy ẩm ướt, tôi lại không hề tránh đi.

Tôi lắc đầu, cười khiêm tốn: "Cậu nghe ai nói hả? Công việc nho nhỏ, sống qua ngày mà thôi, chẳng phải là do không bám nổi chân ở đất Bắc Kinh nên mới về sao, không ăn bám vào bố mẹ là tốt lắm rồi."

Dư Hoài lại nghẹn lời, vừa xong định nói gì đó nhưng bị những lời nay của tôi chặn lại.

Chủ đề nói này mấy lần bị ngắt giữa chừng ròi.

Hai cô cậu học sinh năm ấy không giữ liên lạc, nay sắp đến đầu ba mươi cả rồi, cách bấy nhiêu năm như thế, muốn hỏi thăm đôi chút về đối phương song chỉ sợ đối phương cũng lười nói.

Huống hồ, cậu ấy muốn hỏi tôi thật sao? Tôi cười.


"Cậu tính về bao lâu thì đi?"

Cậu ấy cúi đầu nhìn chiếc giày bóng rổ của mình, dường như đang suy nghĩ gì, hồi lâu mới cười nói: "Tuần sau, tuần sau là đi rồi."

"Gấp thế, vất vả nhỉ. Cuộc sống ở Mỹ tốt chứ?"

"Tốt, rất tốt."

Tôi gật đầu.

Tôi biết tiếp theo mình nên nói gì.

Tôi nên nói, rảnh thì cùng đi ăn một bữa đi, chúc mẹ cậu sớm ngày hồi phục.

Tôi nên nói, bảo trọng, thế mình đi trước nhé, liên lạc sau.

Nhưng tôi không cất nổi lời.

Tôi lại lưu luyến cái cảm giác kề vai ngồi bên nhau, tôi khỗng nỡ miễn cưỡng rời đi. Những sự việc bình thường đến thế, thời khắc này lại trở nên khó khăn đến nhường vậy.

Là điện thoại cậu ấy đã đổ chuông trước. Cậu ấy xin lỗi rồi nhận điện thoại, trong điện thoại có lẽ là bố cậu ấy, hỏi cậu ấy đang ở đâu.

Tôi ra hiệu cậu ấy mau mau về, cậu ấy vừa nghe điện thoại vừa nhìn tôi, giống như muốn nói gì đó nhưng cuối

cũng biến thành quay người rời đi.

Tôi ngồi trến chiếc ghế dài, nhìn bóng lưng quen thuộc ấy dần biến mất nơi dãy phòng bệnh.

Hiện tại tôi đã thay đôi rât nhiêu rôi, ví dụ như không còn tò mò xem cậu ấy muốn nói gì nữa.

No. 329

Chỉ là dù tôi có bình tĩnh đến mức nào thì khi về đến nhà, việc làm đầu tiên là chạy ngay đến trước tủ quần áo soi gương.

Ấy vậy mà hôm nay tôi lại mặc bộ đồ thể thao màu xanh đậm còn khó chấp nhận hơn cả bộ quần áo ngủ! Dây quần thuộc loại màu trắng! Cái đầu này thì là kiểu gì đây? Lại còn cái khuôn mặt đầy dầu và mồ hôi!

May mà quá buồn ngủ quá mệt, không còn sức sực để mà ủ rũ. Tôi vội tắm qua một cái, đầu còn không kịp sấy đã đổ xuống giường ngủ.

Giữa lúc nửa tỉnh nửa mơ, đoạn đối thoại nhàm chán với cậu ấy tái hiện nhiều lần trong đầu tôi: Biểu cảm phức tạp của cậu ấy, lời nói chán ngắt... còn có cái vỗ vai khích lệ bỗng dưng mà có ấy.

Nghĩ mãi nghĩ mãi liền ngủ mất.

Sự biến mất của Dư Hoài tựa như chiếc ủng thứ nhất ném từ trên lầu xuống. Sự xuất hiện mới của cậu ấy, lại chính là chiếc ủng thứ hai được ném xuống. Sự yên ổn khó nói thành lời này khuấy đảo tôi.


Mời một giờ sáng tôi mới tỉnh dậy, ăn mấy miếng cơm lại bắt đầu một ngày bận rộn. Khi con người ta trở nên bận rộn sẽ khó để nghĩ lăng nhăng, chuyên trị chứng đa sầu đa cảm. Đúng là trời xanh có mắt.

Lúc chỉnh sửa ảnh, trợ lý gọi điện thoại đến, nói rằng nhận được một đơn hàng mới, chụp ảnh cưới, tuần sau khách hàng sẽ bay từ Bắc Kinh đến bàn bạc, chụp ảnh ở đây xong sẽ đi.

"Từ Bắc Kinh đến, chụp ảnh ở đây ư? Chỗ chúng ta có cảnh đẹp gì chứ, bọn họ là người thành phố này à?"

"Tôi không hỏi. Người ta nói sau khi đến sẽ nói chuyện tiếp."

"Cái này không hỏi cái kia cũng không hỏi, thế tôi cần cô có tác dụng gì hả, làm cái loa truyền thanh à?" Suýt nữa tôi đã ném điện thoại.

Cô ấy cũng không sợ, cười ở đầu dây bên kia. Mẹ tôi lại còn nói thầy bói nói tôi có số tài phú, bây giờ tôi đã ngẫm ra rằng tại sao đại đa số thầy bói đều mù. Trước khi người khác mắng bọn họ, bản thân họ trước tiên phải chặt đứt nguy cơ.

Ban ngày cô Tề đi làm hộ lý, cho nên buổi tối chỉ có tôi và bố ăn cơm cùng nhau.

Do đề tài "Dư Hoài" gặp phải sự phản ứng kịch liệt của tôi nên hôm nay khi gặp tôi bố có chút mất bình tĩnh.

Chúng tôi đối diện nhau, và từng miếng cơm vào miệng, bỗng dưng bố tìm được đề tài nói: "Sau khi Lâm Phàm xuất viện mấy ngày cũng nên đến trường, phòng mới sửa sang cũng hòm hòm rồi, nó vừa đi chúng ta cũng chuyển luôn. Mấy bài thi, sách vở trong phòng con nhiều thành cả xếp, mấy hôm trước bố và dì Tề phải sắp xếp cả một buổi chiều mới xong."

"Dạ!" Tôi gật đầu.

"Con giữ lại đồ của bạn cùng bàn nhiều thật đó." Bố tôi cười.

Tôi ngây người, phút chốc thẹn quá hóa giận.

"Ai cho bố động vào đồ của con!" Tôi như bị giẫm vào đuôi xù lông lên: "Đều là người sắp nghỉ hưu cả rồi nghỉ ngơi chút không được sao? Thu dọn đồ đạc thì thu dọn đồ đạc, sao còn lật ra xem làm gì! Bố nhàn nhã quá thì xuống dưới lầu luyện thái cực quyền, tập nhảy "Bị thương không nổi" không được sao?"

Tôi không quan tâm phản ứng của bố, chỉ cắm đầu xông vào căn phòng kia của tôi.

Bao nhiêu năm trôi qua, ngăn kéo của tôi chưa nghiên cứu ra một chú mèo máy Doraemon.

Khi tôi mở ngăn kéo ra, không ngờ lại nhìn thấy trên cùng ngăn kéo đựng một quyển sách toán học được bọc cẩn thận.

Góc sách đã bị mài quăn, ngả vàng, gáy sách sắp long ra đến nơi được tôi lấy băng dính gắn lại cẩn thận.

Chỉ vỉ sáu chữ ở phía trên. Bốn chữ viết đúng, hai chữ viết sai:

Lớp năm năm nhất Dư Hoài

Tay tôi nhẹ nhàng chạm vào bìa sách.

"Còn cần bố phải lật ra sao, đều viết hết cả trên bìa rồi kìa." Bố tối đứng ngoài cửa vô cùng tủi thân mà biện bạch.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương