Tuổi Thanh Xuân Bên Nhau
C42: Điểm Đứt Gãy

No.228

Năm ngày sau là đến ngày họp phụ huynh.

Kết quả kì thi cuối kì không áp lực như kì thi giữa kì, có thể là do niềm hân hoan của kì nghỉ làm vơi đi nỗi hoang mang, lo lắng; rời khỏi lớp học chật chội, không còn phải tiến hành so sánh trực quan trần trụi với những người xung quanh, lòng người tự khắc sẽ dễ chịu, thoải mái đi rất nhiều.

Sau khi đi họp phụ huynh về, bố tôi nói Trương Bình biểu dương tôi có tiến bộ rất nhiều. Tôi giành lấy bảng xếp hạng chi chít chữ, ngồi quỳ xuống xem đi xem lại kĩ càng.

Toán điểm tối đa là 150, thế mà tôi thi được tận 120. Cần phải biết rằng : lần trước thi Toán, điểm của tôi chỉ ngấp nghé quanh mức tám mươi mấy điểm, có khi còn không đạt được nữa kìa!

Còn điểm những môn khác không chênh lệnh với điểm thi giữa kì là mấy, song thông qua tính toán của tôi, lần này đại khái tôi nằm trong top ba mươi mấy, lên được tận hơn mười bậc.

Tôi ôm tờ giấy bảng xếp hạng, sướng đến mức không ngậm được miệng, khoảnh khắc này chỉ muốn chạy nhanh vào phòng gửi tin nhắn cho Dư Hoài.

"Đúng rồi, Cảnh Cảnh, bố có nói chuyện một chút với thầy Trương. Cả bố và thầy của con đều thấy con rất có năng lực, lúc phân ban lớp 11 nếu đăng kí ban xã hội, lên một trình khác là không có gì khó cả, cố gắng nổ lực hết sức, có lẽ còn có thể thi đỗ những trường tầm cỡ như đại học chính pháp Trung Quốc đó.

Tôi đang rảo bước về phòng, bước chân phải dừng lại.

"Vâng, còn có nửa học kì nữa mà, lúc khác nói đi a." Tôi nhoẻn cười.

No. 229

Kì nghỉ đông đến một cách rền rã.

Mùa đông nơi này thật sự là quá lạnh, cả kì nghỉ tôi đều không có ý định ra ngoài. Mỗi ngày đều ngủ đến hơn mười giờ mới dậy, vệ sing cá nhân xong thì ăn cho xong bữa sáng, dẫu hiệu suất học tập có thấp lè tè tôi vẫn cứng đầu ngồi vào bàn học, hoàn thành "kế hoạch học tập" mà bản thân đã anh dũng lập ra hồi mới nghỉ đông.

Lúc mới nghỉ đông, tôi đã chạy ra chợ bán sỉ sách lớn nhất thành phố, mua sách Toán Lý Hóa và sách bài tập của học kì sau về nhà.

Tất nhiên bản thân tôi đâu có cần cù, chăm chỉ thế, nguyên nhân lập ra kế hoạch học tập ngoài việc tôi thường thích "làm lại người từ đầu" và quy hoạch cuộc đời ra, chính là sự khích lệ của kết quả thi cuối kì và sự đốc thúc của Dư Hoài.

Sau khi tôi gửi tin nhắn "báo tin vui" cho Dư Hoài, Dư Hoài đáp lại thế này: Cậu còn có thể thi tốt hơn nữa!

Đối với sự tin tưởng tuyệt đối đó của Dư Hoài, tôi đặt hết ý chí học hành vào học kì sau, tôi sẽ chứng minh tôi cũng có thể học ban tự nhiên, dẫu ...

... Ngốc hơn người khác.

Cứ bay trước đã được rồi mà!

Bố tôi lại thuyết phục tôi trong bữa cơm tối, mỗi ngày cùng Lâm Phàm tiến hành kế hoạch mùa đông chạy thể dục buổi sáng ... Đùa gì chứ. Đối diện với bàn ăn và cái bản mặt cười trên nỗi đau khổ của người khác của Lâm Phàm, tôi chỉ đành lén lút nhắm mắt bất lực.

Cái thằng bé Lâm Phàm chưa đến mười tuổi này, cái mà nó có là sinh lực.

Năm ngoái, không biết là cơ quan Thể Thái hay Phúc Thái gì đó bỏ tiền ra lắp đặt bao nhiêu thiết bị luyện tập sức khỏe đầy màu sắc ở khu chúng tôi, hình thành một khu vui chơi mô hình nhỏ, đồng thời nhanh chóng dấy lên một cuộc chiến giữa quần thể bọn trẻ ranh và quần thể những cụ già. Bạn bè của Lâm Phàm tuy sống ở gần đây nhưng gần khu tôi cũng có một trường cấp một, vào kì nghỉ đông, bọn trẻ ở đó coi luôn nơi đây là địa điểm tụ họp, nhờ đó Lâm Phàm cũng quen biết thêm không ít bạn mới, mỗi ngày đều tung tăng chạy xuống đó chơi mấy tiếng đồng hồ mới về nhà. Những ngày tuyết rơi nhiều, gió Bắc hú, thằng bé cũng có thể chơi biến thành cái bánh bao thịt nóng hôi hổi.

Sức sống hừng hực này với tâm thế âm u, ủ rủ của một học sinh cấp ba như tôi, moioc ngày không ngồi trước tivi trầm ngâm thì cũng lại ngồi trước bàn học khổ tâm suy nghĩ, hình thành sự đối nghịch vô cùng rõ ràng.

Nhưng những ngày tháng đẹp đẽ của Lâm Phàm nhanh chóng kết thúc. Tuần thứ hai sau kì nghỉ đông, cô Tề đã đăng kí cho nó một lớp học Olympic Toán, một lớp tiếng Anh và một lớp Teakwondo mà gần đây vô số học viên với vô số độ tuổi khác nhau lũ lượt đăng kí.

Trong đầu, tôi mường tượng ra hình ảnh thằng bé giá đỗ đó hét lên một tiếng, điên cuồng đá vỡ bản gỗ, nhưng ngay trong mấy giây sau đó, nước mắt rơi lả chả, ôm chân rồi co quắp lại như con tôm.

Không ngờ, chưa vui mừng được mấy giây, tôi biết được người bố thân yêu của mình vẫn chưa từ bỏ "dã tâm", cũng đăng kí cho tôi một "slot".

Thế nên, tôi và thằng bé mới đứng đến vai, dưới thời tiết lạnh căm căm cùng nhau đi đến phòng triễn lãm thành phố học võ. Lâm Phàm mặc bộ quần áo võ màu trắng, tràn đầy sức sống, nhìn cũng ra dáng lắm. Còn tôi thì....

"Chị ơi, đẹp lắm mà. Chị mặc nhìn giống quần áo phòng tắm hơi lắm."

Tiết học Teakwondo của tôi cũng là tiết học cuối cùng. Bởi vì đa số học viên đều là trẻ con, cơ thể còn mềm dẻo, co dãn dây chằng chỉ là chuyện vặt vãnh, còn tôi, khoảnh khắc xoạc chân ấy, có thể nói là thảm hơn cô gái được phát hiện thi thể ở Kha Nam.

No.230

Võ không xong thì đến văn, dù sao bố tôi cũng đã quyết tâm để mỗi ngày tôi phải bất chấp mưa tuyết đi một chuyến. Vừa hay Tân Đông Phương đã mở thêm chi nhánh từ Bắc Kinh. Mỗi kì nghỉ đông hay hè đến đều đến những thành phố cấp hai, cấp ba chúng tôi mở lớp bồi dưỡng, vô cùng "hot", cứ thông báo tuyển sinh thì lập tức đầy ắp. Nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệpở cơ quan, bố tôi khó khăn lắm mới cướp được một "slot" ở hàng thứ ba, còn phải bỏ ra ít tiền đặt cọc, cũng bởi thế nên tôi cảm thấy lớp học này sẽ rất tốt.

"Cho nên?" Tôi ngẩng đầu lên từ đống sách.

"Không có áp lực đâu, bố không hề thấy khổ cực chút nào!"

"... Khổ cực gì cơ ạ?" Bố tôi không ngờ rằng vụ này bố tô bỏ ra bao nhiêu như thế mà cuối cùng lại không nhận được một chút cảm kích từ tôi.


Phí lời, ai muốn giữa trời đông lạnh giá này chạy nửa vòng thành phố để đến đại học Y nghe cái gì mà Tân Đông Phương đó chứ! Bố tôi đăng kí lại còn là lớp buổi sớm, 8 giờ 30 phút là bắt đầu, 4 giờ 30 phút kết thúc; để tiết kiệm phòng học bé tí tẹo đó còn nhét hơn hai trăm người. Một tiết học hai tiếng, ngồi đến mức bị bại liệt mất! Bố ơi, bố định mưu sát con gái của mình hay sao?

Bố tôi ngẩng đầu lên, cười ha ha: "Tính giở trò này với bố hả? Thế thì con cứ thử chết cho bố xem xem."

Nhưng điều mà bố tôi chắc chắn không thể ngờ tới đó là tin nhắn tôi gửi cho ông sau tiết học đầu tiên, nói rằng trước đây tôi không hiểu chuyện, còn cám ơn bố tôi đã lo nghĩ cho tôi nhiều.

Bố tôi nghĩ nát óc cúng không hiểu sao chỉ trong chốc lát con gái mình lại bỗng nhiên dịu dàng hiểu chuyện đến thế.

Bởi vì ngay khi tiết học đầu tiên bắt đầu, bởi vì khi tôi ngồi đến đau mông trên chiếc ghế có lắp đặt thêm chiếc bàn nhỏ có thể di chuyển, tôi bắt đầu nhìn dáo dát xung quanh, coi như là bài tập thể dục rèn luyện sức khỏe.

.... Bỗng nhiên nhìn thấy ngay Dư Hoài ở góc lớp.

No. 231

Trước đây tôi có từng nghe qua cách thức giảng dạy của Tân Đông Phương, cho nên không hề có biểu hiện tò mò và hào hứng như mấy bạn học ngồi bên cạnh.

Để thu hút được học sinh trong quá trình giảng dạy, thầy cô của Tân Đông Phương đều phải kiêm luôn một diễn viên tướng thanh. Trên thực tế, sau mỗi tiết học thì hiểu sâu hơn được một chút: Tiết học Tân Đông Phương cũng không khó chịu đến thế, nếu thầy cô Tân Đông Phương không giảng những kiến thức bình thường.

Dạy chúng tôi tiết nghe là cô Renee – sinh viên Học viện Ngoại giao, người Bắc Kinh. Lần đầu tiên tôi nghe đến trường học tuyể sinh trước này. Cô giáo này rất bình thường nhưng phong thái hơn người. Cô mặc quần áo rất có phong cách, nhìn rộng rãi thoải mái nhưng rất đẹp, giọng phổ thông thuần túy, hơi khàn khàn. Cô ấy là giáo viên duy nhất trong bốn người không hay kể chuyện cười, có khả năng là để tiết kiệm sức lực.

Giờ nghĩ giữa giờ, tôi chép nốt dòng chữ cuối cùng trên bảng, ngẩng đầu lên thì nhìn thấy cô ấy dựa vào trước bàn, mặt không cảm xúc nhìn xuống những học sinh cấp ba đang vui cười bên dưới.

Tôi có thể cảm nhận được cảm giác xuất chúng nhưng không hề kiêu ngạo từ trên người cô ấy; trong phòng học nóng như lò mang theo chút cảm giác mát, len lỏi qua không gian đám người huyên náo bên dưới.

Cô ấy đang nghĩ gì nhỉ? Có phải cuộc sống hằng ngày của cô ấy đều rất phong phú, rất thú vị không?

Sau này tôi cũng sẽ trở thành một cô gái như vậy ư?

Tôi gặp cuốn vở chép đầy những từ dễ nhầm lẫn khi nghe, tự dưng trong lòng dậy sóng những cảm xúc phức tạp, vừa lo lắng do dự, vừa háo hức muốn thử sức, nhất thời quên mất việc đi gặp Dư Hoài.

Tôi đã làm lỡ dở mất thời gian nghỉ giữa giờ, lúc bắt đầu vào lớp, tôi nhìn thấy từ xa Dư Hoài đã ngồi vào vị trí cũ, cho nên lôi điện thoại ra nhắn tin cho cậu ấy.

Cậu đang làm gì đó?

Cậu ấy trả lời rất nhanh: Đang học.

Nghỉ đông còn học gì nữa?

Học thêu chữ thập.

Khốn kiếp. Tôi cắn răng tiếp tục gửi: Vậy cậu đoán xem tôi đang làm gì?

Không phải cậu cũng đang thêu chữ thập à?

Tôi ngơ người, đáng lẽ có thể nhìn sang chổ cậu ấy, nhưng bây giờ bị ngăn cách bởi trùng trùng đầu người, tôi nhìn qua các kẽ hở thì thấy Dư Hoài đang nhìn về phía tôi, nhếch mép cười còn để lộ chiếc răng khểnh trắng.

No. 232

Lúc nghỉ trưa, tôi lăng quăng băng qua một loạt dãy ghế để tìm Dư Hoài.

Không biết có chuyện gì, một người mà bạn ngày nào cũng có thể gặp được ở trường, cho dù trong lòng rất thích nhưng cũng không cảm thấy thế nào cả. Đáng thương không hẹn mà gặp ở ngoài trường lại làm tôi hơi xấu hổ. Thật là kì lạ.

"Cùng đi ăn cơm không?"

"Được chứ!" Cậu ấy cài cúc áo khoác lại.

Chúng tôi ăn riêng với nhau ở bên ngoài trường rồi tôi lại bắt đầu không khống chế được nhún nhảy đôi chân.

"Cậu nhìn thấy tôi từ lúc nào thế?" Tôi cười hỏi.

"Cậu vừa vào lớp đã hùng hục xông vào, lại còn làm đổ một chiếc ghế, là người thì đều nhìn thấy hết."

Cậu ấy nhìn tôi vẻ khinh bỉ.

Ngày nào cũng mười giờ hơn mới dậy, bỗng dưng đổi thành bảy giờ dậy, đến muộn cũng là chuyện khó tránh mà. Tôi ngại ngùng gãi gãi mũi.


"Nhưng mà cậu cũng được đó! Lại có thể cướp được vị trí đẹp như vậy. Tôi biết được tin đã là rất muộn rồi, chỉ có thể ngồi ở cái chổ ẩm ương đó, còn nhìn không rõ bảng nữa."

"Không phải có tivi à?" Tôi chỉ chỉ mấy chiếc tivi treo trên tường.

"Sáng nay mắt phải tôi mọc lên một cái mụn nước to, không biết có phải là hạt cơm không, nhìn cái gì cũng thấy mờ mờ, nhìn lâu vào màn hình tivi sẽ đau." Cậu ta nhấc cặp sách lên, kéo kéo tay áo tôi: "Đi thôi."

Còn chưa đến cửa lớp thì điện thoại tôi reo lên.

Là bố tôi.

Tôi thắc mắc nghe điện thoại: "Bố ạ?"

"Sao con vẫn chưa ra thế? Mọi người sắp đi hết rồi này, bố đang đứng ở ngoài cửa, trưa nay bố đưa con đi ăn trưa."

Đầu tôi nổ ầm một tiếng.

No. 233

"Vì sao ạ?" Tôi hỏi ngớ ngẩn.

"Còn vì gì chứ!" Bố tôi cười hiền hòa: "Bố đưa con đi ăn có gì lạ đâu. Con xem con xem, không học hành đàng hoàng lại còn gửi tin nhắn cảm ơn gì đó, bố tạo điều kiện cho con học hành không phải là chuyện nên làm à? Con học chiêu này của ai không biết. Lại còn khách sáo với bố như thế!"

Bình thường tôi đã làm gì dữ dội với bố tôi ư? Chỉ vì một tin nhắn cảm ơn của tôi đã khiến bố tôi kích động đến mức chạy đến chỗ tôi học để đón tôi đi ăn cơm? Cảm tính như vậy, xốc nổi như thế, chẳng lẽ bố tôi thuộc cung Song Ngư? Có phải công việc của nhân viên văn phòng của thành phố quá thảnh thơi rồi không?

Tôi bị dọa đến nỗi không quan tâm đến gì hết nữa. Dưới ánh mắt kì quái của Dư Hoài, tôi co cẳng chạy ra ngoài, vừa chạy ra cửa đã nhìn thấy bố tôi.

"Bố."

Bố tôi vẫn giữ nguyên trạng thái cười ngạo nghễ của mình: "Đi thôi. Lên xe nào. Quanh đây đều là học sinh, nhất định các quán cơm đều chật ních rồi, bố đưa con đi sang chỗ khác ăn cơm."

Tôi đang định nói thì nghe thấy tiếng gọi từ đằng sau: "Cảnh Cảnh! Cảnh Cảnh!"

Ánh mắt bố tôi lập tức chuyển ra đằng sau lưng tôi.

Cả người tôi cứng đờ như pho tượng, khó nhọc nhích người từng cen-ti-mét một, sau đó trưng ra khuôn mặt vô cùng rạng rỡ.

"Dư Hoài? Cậu cũng đến đây hả? Sao tôi không thấy cậu nhỉ? Cậu ngồi hàng nào thế? Ha ha ha, thật là trùng hợp quá đi!"

Dư Hoài: "Cảnh Cảnh, có phải cậu bị ngốc..."

Tôi lập tức há miệng chặn họng cậu ấy lại, cố tiếp lời: "Bố ơi, con giới thiệu một chút. Đây là bạn cùng bàn với con – Dư Hoài. Học cực giỏi luôn, đứng đầu lớp đó, thường ngày hay dạy con Toán, cực kỳ nhiệt tình!"

Cả hai người đều bị sự nhiệt tình của tôi hoảng hồn, Dư Hoài vẫn là ánh mắt khó hiểu đó, sau đó rất lễ phép cúi đầu chào bố tôi: "Cháu chào chú, cháu là bạn cùng bàn của Cảnh Cảnh, Dư Hoài ạ."

Lời tự giới thiệu của Dư Hoài làm tôi mất hồn.

Cảnh Cảnh Dư Hoài (Canh cánh trong lòng). Tuy đã qua nửa năm nhưng bất cứ lúc nào nghe hai tên này ghép lại, tôi vẫn có chút rưng rưng.

Đúng là rất khớp mà.

Bố tôi cười hiền từ với Dư Hoài.

"Dư Hoài, ừm, lúc đi họp phụ huynh chú cũng nghe thầy giáo khen ngợi cháu, nghe nói cháu tham gia kì thi toàn quốc gì đó còn đạt được giải nữa. Giỏi quá, Cảnh Cảnh nhà chú mà có được một nửa của cháu thì chú đã vui lắm rồi. Cảm ơn cháu bình thường đã quan tâm Cảnh Cảnh!"

Bố tôi vỗ vai Dư Hoài, đúng dáng dấp của lãnh đạo khen ngợi "hậu sinh khả úy", làm cho người khác buộc phải nhìn thẳng.

"Đi thôi, cùng nhau đi ăn cơm!"

Đang định nói: Không cần đâu chú thì bố tôi vẫn nhìn Dư Hoài nghiêm túc.

Dư Hoài lại gãi gãi đầu, cười nói: "Vậy cháu cảm ơn ạ."


Bố tôi đi về phía đỗ xe, ra hiệu bảo tôi đi theo. Tôi tức đến mức đá vào chân Dư Hoài một cái. Bữa này tôi mà nuốt nổi thì mới lạ đó.

"Sao cậu kẹt xỉ thế hả? Tôi ăn không của nhà cậu à? Cậu xem bố cậu hào phóng biết bao."

"Không phải chuyện đó." Tôi sốt ruột đến mức muốn cắn cậu ấy một phát.

"Vậy sao cậu cứ bày ra bộ dạng trong lòng có quỷ thế." Cậu ấy nói xong liền lêu lêu tôi rồi chạy theo bố tôi.

Tôi âm thầm nhìn bóng dáng của hai người đó, lặng lẽ thở dài.

Cậu chính là con quỷ trong lòng tôi đó.

No. 234

Đây là bữa cơm kì quặc nhất mà tôi từng ăn.

Sự e dè của tôi trái ngược hoàn toàn với cặp "bố con" vừa mới gặp mà đã như quen biết từ lâu. Hai người họ chém chuyện trên trời dưới biển, không biết có phải bình thường bố tôi bị tôi phũ nhiều rồi không mà bây giờ bắt gặp được một thanh niên tiếp chuyện mình là có thể nói đến hưng phấn như thế. Tôi còn không có chỗ để chen miệng nói câu nào. Dư Hoài từ khách biến luôn thành chủ, không biết có phải để báo thù tôi ngăn cậu ấy ăn cơm cùng không nữa. Cậu ấy nhìn tôi, cười gian manh: "Cảnh Cảnh ăn nhiều vào, đừng khách sáo."

Đúng là làm tôi tức chết mà.

Nhưng mặt khác, trong lòng thấp thoáng được nếm chút vị ngọt.

Tôi nhìn bố tôi và con rể hợp nhau biết bao. Tuy hiện tại chỉ có tôi có thể nhìn xa như vậy, hai người họ vẫn không hiểu rõ được ý nghĩa trọng đại của lần gặp này nhưng sau này khi hai người nhớ lại đều vô thức giật mình. Hóa ra là như thế đó.

Ừm ừm. Nhất định sẽ như thế.

Tôi đang mừng thầm trong bụng thì bỗng dưng cảm thấy không khí rất tĩnh lặng.

"Sao vậy ạ?" Tôi hỏi lơ ngơ.

Hóa ra hai người họ cứ chém, chém mãi mới phát hiện tôi cứ ngồi nhìn chằm chằm bàn ăn rồi đờ người ra, chỉ lo cười ngớ ngẩn một mình, biểu hiện vô cùng kì lạ.

Bị hai người họ nhìn đến nỗi dựng tóc gáy, tôi lập tức đứng dậy đi vào nhà vệ sinh.

Không ngờ lúc tôi quay lại thì hai người đã động đến sự khác biệt quan điểm của nhau, tự dưng trầm xuống rồi.

"Điểm ban nãy chú nói cháu không đồng ý. Những người được coi là người hiền trong Trung Quốc cổ đại không để lại nhiều ảnh hưởng. Họ tôn sùng cũng chỉ là dùng cách thức của Chung Nam Kiệt Kinh nhập thế, lúc sai thì lùi một bước, lúc đúng thì tiến hai bước, nói trắng ra vẫn là đầu cơ trục lợi."

Tôi ngớ người ra nghe.

Đây là Dư Hoài ư? Bình thường cậu ấy là người có văn hóa như vậy à?

"Cháu đó, vẫn còn quá trẻ!" Bố tôi cười, nghe thì vẫn có vẻ khoan dung, cười ha ha nhưng tôi có thể nhận ra bố tôi đang đối đãi với Dư Hoài hết sức nghiêm túc: "Không ngoan và đầu cơ bản chất đều là bản năng đạt lấy cái lợi tránh cái hại đi của con người. Vấn đề trình độ không cần thiết cực đoan như vậy. Có một vài lời có thể cháu không thích nghe nhưng con người mà, biết càng ít về chuyện gì đó thì càng dễ hình thành cách nhìn đơn nhất, cố chấp."

Dư Hoài có vẻ không phục song dường như cũng hiểu ra, đang cúi đầu suy nghĩ.

"Ý ban nãy của chú là cực đoan xuất phát từ không hiểu biết ạ?" Cậu ấy nghiêng đầu hỏi.

Bố tôi bỗng dưng hỏi tôi: "Cảnh Cảnh, con thấy sao?"

Con thấy gì cơ?

Tôi nhìn Dư Hoài theo bản năng, vô ý cúi đầu nói: "Con thấy Dư Hoài nói có lí, làm người vẫn nên đừng.. đừng đầu cơ, chân thành một chút vẫn hơn."

Cái gì gọi là một câu đắc tội hai người? Chính là câu của tôi.

Đối với kẻ ủng hộ trình độ thấp kém như tôi, Dư Hoài tỏ ra hết sức chê bai, còn bố tôi thì vẻ mặt tang thương, viết lên hàng chữ: Con gái lớn không giữ được mà!

No. 235

Lúc về đến lớp học, Dư Hoài nói với tôi: "Cậu có bố tốt thế, rất có tư tưởng, thông minh lại biết nhìn xa trông rộng. Sao những ưu điểm này bình thường không thể hiện trên người cậu nhỉ?"

Tôi như chất chứa nhiều tâm sự, lắc lắc đầu: "Đúng là mù công cốc mà."

Tôi không biết nên phản kích lại lời của Dư Hoài ra sao, chỉ còn cách đổi chủ đề: "Này, chúng ta đổi chỗ đi. Cậu lên ngồi chỗ tôi, nhìn rõ lắm luôn, chỉ là vài lúc ăn ít bụi phấn thôi. Mắt cậu đỡ hơn chưa?"

Cậu ấy chợt cười, lắc đầu nói: "Cảnh Cảnh, cậu đúng là một cô gái tốt, lại còn đơn thuần nữa."

Câu chuyện bỗng chuyển từ cha hổ con chó biến thành biểu dương khen ngợi, tôi không theo kịp nữa. Sau khi nói chuyện xong với bố tôi, đúng là Dư Hoài hơi kì lạ.

Dư Hoài khẽ cười: "Nhưng lớp trên nghĩ quá nhiều, làm quá tốt thì lớp dưới tự nhiên sẽ đơn giản, không có tâm địa gì."

Nói xong, cậu ấy xoa đầu tôi rất tự nhiên và nói: "Cảnh Cảnh, thật ngưỡng mộ cậu."

Sau đó cậu ấy trở về chỗ, để lại tôi đứng như trời trồng ở đó.

"Thế có đổi chỗ không hả?" Tôi hét lên.


"Không đổi, tôi ngồi ngoài cửa còn phản ứng nhanh hơn cậu. Đổi con khỉ!"

Bóng lưng của Dư Hoài vẫn quen thuộc như thế, cao lớn rộng rãi nhưng gầy guộc, lúc bước đi hơi nghiêng ngả, luôn xiêu vẹo và vẫn tỏa nắng như thế. Nhưng bỗng chốc một phút giây nào đó, cậu ấy lại tỏ ra bản thân không hề đơn giản như vậy.

Cậu ấy chất phác đơn giản như thế, ấy vậy mà lại nói, thật ngưỡng mộ cậu đơn thuần như thế, Cảnh Cảnh.

Tôi sớm đã biết cậu ấy rất ưu tú.

Nhưng đó không phải là nguyên nhân đích thực khiến tôi cảm thấy cậu ấy xa vời đến thế.

Tôi chợt nhận ra rằng tuy tôi ngồi bên cạnh cậu ấy, mỗi ngày tiếp xúc hơn mười tiếng đồng hồ, quen với khuôn mặt nhìn nghiêng của cậu ấy đến nỗi có thể vẽ ra được nhưng tôi lại thật sự không hiểu cậu ấy. Đôi khi cảm giác hiểu cậu ấy thêm một chút, ví dụ như phát hiện cậu ấy sẽ trở nên yếu mềm, mất tự tin vì kì thi nhưng chỉ là sự đồng cảm, gần gũi trong khoảnh khắc, ngay mấy giây sau lại quay trở về điểm xuất phát.

Trong quỹ đạo thời gian của chúng tôi, thứ mà tôi có đều là những điểm đứt gãy vụn vặt, không thể ghép lại thành một Dư Hoài hoàn chỉnh được.

No. 236

Bữa cơm tối hôm đó, bố tôi long trọng khen ngợi Dư Hoài.

Đại khái là học sinh thi đỗ Chấn Hoa quả không tầm thường, không những có thành tích tốt mà còn phát triển toàn diện, rất có đầu óc, suy nghĩ riêng, học rộng biết nhiều, tuy vẫn còn trẻ người non dạ nhưng rất có tương lai.

Tôi còn lo sau khi tranh luận một hồi bố tôi sẽ có cách nghĩ khác, không ngờ còn đánh giá cao Dư Hoài đến vậy. Tôi nghe vui như mở cờ trong bụng nhưng đành phải kìm nén lại, lập tức tỏ vẻ như không quan tâm.

Bố tôi nói một hồi tràng giang đại hải xong mới quay về chủ đề chính: "Cảnh Cảnh, con phải học hỏi thằng bé nghe chưa."

"Vâng, tất nhiên rồi ạ." Tôi gật đầu.

Bố tôi ngớ người.

Trước đây, mỗi lần bố tôi khen ai bên hàng xóm hoặc nhà anh em người thân, tôi đều cau có mặt mày, chỉ im lặng thể hiện bất mãn.

Nhưng mà, bố tôi quả là một người đàn ông thật đáng yêu.

Ông tổng kết tất cả những thay đổi này đều do con gái ông đã hiểu được khổ tâm của người cha này.

No. 237

Tân Đông Phương dạy liên tiếp trong mười một ngày và kết thúc trước Tết.

Dư Hoài chỉ kiên trì được một tuần.

Cuối cùng thì cậu ấy vẫn không đồng ý đổi chỗ với tôi. Trước hôm cậu ấy rút lui, tôi như có dự cảm, chốc chốc lại ngoảnh đầu xuống nhìn, mỗi lần như vậy đều bắt gặp lúc cậu ấy đứng dậy chạy ra ngoài.

Tôi gửi tin cho cậu ấy: Cậu sao thế?

Buồn vệ sinh.

Mới có mấy phút mà! Cậu định đi bao nhiêu lần hả? Cũng không phiền hà chạy đi chạy lại sao, không phải có bệnh gì chứ?

Cậu mới có bệnh đó. Đọc truyện tại Web Truyen Online . com

Cậu nhìn tôi đi, tôi mấy tiếng rồi còn chưa có động tĩnh gì đây.

Rất lâu sau cậu ấy cũng không trả lời.

Đến khi tôi sắp quên mất chuyện này, điện thoại chợt rung.

Dư Hoài đáp: Tất nhiên, người lười, bàng quang cũng lớn mà.

... Khỉ gió nhà cậu. Tôi gập điện thoại lại, vừa thầm chửi vừa bĩu môi.

Cậu biết không? Nhắn tin với người mà mình thích cùng làm tổn thương nhưng quyết không nhắc đến thích những tâm tư đó hay không là chuyện rất rất vui.

Dẫu sao bây giờ tôi mới biết.

Sau này nghỉ rồi Dư Hoài mới nói cho tôi, cậu ấy chạy đi vệ sinh là vì cậu ấy uống một bụng nước thuốc hạ sốt nhưng không những không hạ sốt mà suýt nữa còn làm vỡ bàng quang cậu ấy mất.

Cuối cùng Dư Hoài vẫn không thể dùng hơi nước xông mắt để khống chế sự phát triển của cái mụn, sau đó cậu ấy sốt cao và phải nhập viện.

Tôi xin bố tôi tiền để đi mua bút ghi âm, ghi âm lại bài giảng của thầy. Tất nhiên để tiết kiệm điện, lúc kể chuyện cười, diễn kịch, hoặc nói liên tiếp "thần chết đến rồi", tôi đều không ghi âm lại.

Tôi cất bút ghi âm và sổ tay ghi chép của mình vào ngăn bàn thật cẩn thận rồi gửi tin nhắn cho Dư Hoài: Cậu cứ an tâm dưỡng bệnh đi, tôi chép tất bài rồi, còn ghi âm lại nữa. Đừng sốt ruột, sẽ không khiến cậu bị bỏ lỡ nội dung quan trọng đâu."

Haiz, nếu bố tôi biết được người con trai mà con gái ông quan tâm đầu tiên không phải là ông, ông sẽ đau lòng biết bao nhiêu đây...

Hết chương 42

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương