Tuổi Thanh Xuân Bên Nhau
C28: Ban Xã Hội

No. 145

Tôi và Giản Đơn mỗi người một tâm sự, cứ đứng hâm dở như thế một lúc, cho đến khi Giản Đơn đứng dậy, kêu lên: "Á! Hôm nay không phải là nhóm các cậu trực nhật à? Cậu ta dựa vào cái gì mà đi về chứ?"

"Cũng không phải lần đầu mà!" Tôi nhún nhún vai. "Trương Bình nói chuyện với cậu ta cũng chẳng có tác dụng gì cả. Cậu ta nói là đến trường là để học, những chuyện thừa thãi khác không ai có thể bắt cậu ta làm. Cậu còn có thể làm gì nữa? Vì chuyện này mà tìm gặp phụ huynh à?"

Giản Đơn bĩu môi: "Vậy để tớ giúp cậu."

Tôi cảm kích nhìn Giản Đơn cười, cũng không tỏ ý chối từ.

Tôi thấy tôi và những người bạn như Giản Đơn mới là những đứa trẻ tốt thực thụ, chỉ là chúng tôi đều tốt ở những mặt "không quan trọng" mà thôi.

Khi về nhà, phát hiện người hôm nay vào bếp nấu nướng là bố tôi, Trương Phàm nói với tôi, hôm nay do có một vài em học sinh cấp hai bị ngộ độc thực phẩm tập thể nên cô Tề phải tăng ca, rất muộn mới có thể về.

Hai chúng tôi đang nói chuyện thì cửa phòng bếp liền mở ra, bố tôi thò đầu ra, nhìn thấy tôi, không ngờ lại thấy hơi ngượng.

Ha ha, thái độ này là đúng rồi.

"Về rồi à con? Cởi áo đồng phục ra đi, rửa tay chân, chuẩn bị ăn cơm rồi."

Tôi không nhịn nổi cười, lạnh như băng gật gật đầu, trên mặt là vẻ mặt thường dùng của cô nhóc quái gở bị tổn thương trong gia đình đơn thân.

Quả nhiên bố tôi càng lúng túng hơn, mau chóng rụt đầu tiếp tục chui vào bếp.

No. 146

Trương Phàm nằm bò ra ngoài phòng khách làm bài tập, ngẩng đầu nháy nháy mắt với tôi, khiến tôi cũng mơ hồ.

"Chị ơi!" Thằng bé thấp giọng, nói với tôi một cách thần bí: "Lúc chú Cảnh đón em tan học có nói với em, hôm qua chị về nhà rất muộn, lại còn khóc nữa."


Sau đó, thằng bé ra dấu "OK" với tôi.

Cái gì chứ?

Thằng bé nhìn tôi có vẻ chưa "load" được, không phiền hà bồi thêm một câu: "Không phải là chị thi không tốt à? Như thế chú không dám mắng chị đâu."

Tôi cười hai tiếng khô khốc, chỉ đành cảm kích mà gật đầu: "Cảm ơn em!"

"Không có gì đâu ạ." Trương Phàm khua khua tay: "Bọn em cũng mới có kết quả thi, em thi cũng không tốt."

Sau đó hai mắt long lanh nhìn tôi rất lâu.

Tôi dở khóc dở cười, chỉ đành oai phong lẫm liệt mà vung tay: "Chuyện này cứ để chị, chị che cho em."

Lâm Phàm thỏa mãn gật đầu.

Tôi biết, tên nhóc lớp 3 này không ngoan như tôi tưởng tượng.

No. 147

Ăn cơm tối xong, Trương Phàm về phòng riêng làm bài tập, tôi thì mở "Vương Hậu Hùng", bắt đầu hồi tưởng lại một cách khó khăn về mối lương duyên chỉ lướt qua vai nhau của tôi và đối số hàm số.

Dư Hoài nói rồi, nếu tôi mãi thi lẹt đẹt thế này, sớm muộn cũng sẽ quen.

Nhưng tôi không muốn quen!

Khi cậu ấy vì một đứa mặt mỏng như tôi mà hét lớn với thầy Trương Phong: "Thầy ơi, em nghe không hiểu, thầy giảng lại một lần nữa được không ạ?", tôi từng tự dưng hình thành một loại cảm giác ỷ lại, cứ như những kí hiệu hàm số được gói lên gói xuống tầng tầng lớp lớp mãi không được mở ra, hòn đá nhẵn trên dốc nghiêng mà lực ma sát mãi là không, chất hóa học mà chốc tan chốc lại không tan trong nước khiến người ta không biết rốt cuộc nó muốn làm gì, sớm muộn cũng có một ngày tôi sẽ giải quyết một cách dễ dàng trước mặt cậu ấy.

Tôi cũng biết nhìn rõ ra những huyền cơ sau mỗi cuốn sách giáo khoa.


Cũng như hồi nhỏ, tôi thường hay chạy sang phòng mượn sách ở gần nhà, mượn chú mèo máy để xem "Sau này tôi mới biết người ta gọi là Doraemon", đồng thời xem luôn cả mèo Dingdang, mèo vũ trụ của Fujiko F. Fujio, luôn tin tưởng rằng một ngày nào đó mình sẽ lấy mèo máy, mỗi ngày trước khi đi học đều kiểm tra tất cả những ngăn kéo trong nhà xem nó có cỗ máy thời gian không.

Ước mơ cũng đã thực hiện được một phần.

Ý tôi là biến thành Nobita. Nobia mỗi ngày khóc nhè, đem vùi bài thi xuống đất.

Tôi tưởng người bên cạnh tôi là mèo máy, nhưng cậu ấy nói với tôi, chỉ số hàm số cậu còn không hiểu rõ, đối số hàm số đành thôi vậy.

Ai cũng chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình. Mèo máy của tôi sắp tới đây còn phải ngồi lên cỗ máy thời gian mang tên kì thi Olympic, trở về thế kỉ 22 rồi.

No. 148

Tôi biết bố sẽ vào phòng, hơn nữa nhất định sẽ bưng theo một ly sữa.

Ông cũng không còn chiêu nào nữa, một chiêu có thể ăn tươi khắp thiên hạ chính là ông. Sữa giống như cái loa của ông, bắt đầu từ khi tôi học lớp một không mang bút chuyên dụng cho môn Mĩ thuật khiến bố tôi bị cô chủ nhiệm đanh đá nói như tạt xô nước lạnh vào mặt, ông liền quen với việc mở màn bằng một ly thủy tinh sữa, tỏ ý muốn tâm sự cùng tôi. Hình trụ, màu trắng, ấm áp giống như chiếc mic, như ống nói của riêng ông, có thể tuôn ra vô vàn những bài học đạo lí lớn lao. Nghĩ kĩ thì bố tôi chưa từng tức giận với tôi, thậm chí tôi cũng chưa từng nhìn thấy bố tôi giận dữ sẽ như thế nào. Có thể do mẹ tôi luôn ở trong trạng thái tức giận nên bố tôi đã biến thành một cái hồ Ngũ Đại Liên trầm lặng.

Chỉ số hàm số trong vở bài tập từng cái một giống như một cái khinh khí cầu không to không nhỏ giắt vào góc bên phải của đứa trẻ, cùng lúc ra vẻ rất đắc ý trước mặt tôi. Tôi rất phiền lòng, lúc ngẩng đầu nhìn bố tôi cũng rất cay nghiệt.

Tôi biết bản thân mình không giảng đạo lí, các bậc phụ huynh thông thường khác lúc này có lẽ đều cầm tờ kết quả thi mà chì chiết, sợ rằng còn bắt đầu hoài nghi mình và vợ đã kết hôn cận huyết. Làm gì có ai như bố tôi, mười năm như một ngày, vẫn như xưa mà bưng sữa gõ cửa.

"Cảm ơn bố." Tôi kìm nén mãi cuối cùng cũng nói ra một câu như thế.

No. 149

Tôi không giỏi kìm nén như bố tôi.

Tôi cũng phải học cố kìm nén cảm xúc.


Bố tôi đặt ly sữa ngay bên cạnh tôi, cứ đứng như thế hai phút, không nói câu nào, như sóng điện mãi không bao giờ mất đi.

"Cảnh Cảnh, tối qua là bố không đúng. Chuyện hơi bất ngờ, bố không biết mẹ con cũng phải họp, thật là không ngờ cả hai cùng bận..."

"Con biết rồi!" Tôi ủ rũ: "Ai đi họp phụ huynh mà chẳng là họp."

Bố tôi mãi sau cũng không nói gì.

Nếu tôi mà là ông, tôi cũng không nói gì, nói gì đây? Nói không nên để cô Tề đi họp nhưng cô Tề sai ở đâu cơ chứ? Sai ở chỗ bà là một người ngoài ư? Hay là sai ở chỗ cô ấy không sinh ra tôi? Hay là sai ở chỗ rõ ràng tôi thi không tốt còn buồn bực vì bị lộ tẩy trước mặt một người ngoài?

Nhưng người ngoài này làm đủ tốt rồi, tôi không có lí gì để soi mói, càng không có lí để bố tôi đến xin lỗi tôi.

Là do tôi quá mè nheo rồi. Cảnh Cảnh như vậy, đúng là khiến người ta ghét.

Tại sao tôi lại trở thành kẻ đáng ghét đến thế này?

Bất kể là chuyện của Dư Hoài hay tất cả mọi chuyện khác.

Bố tôi ngồi trên giường, lặng lẽ nhìn tôi làm bài. Tôi làm không ra kết quả lại không muộn bị bạo lộ cái vẻ ngu ngốc, lộ ra bản thân thật ra cái gì cũng không biết, cho nên ra vẻ tính toán, gạch gạch trên tờ nháp.

Viết đều là những phép cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100, còn bày vẽ thêm đồ thị hàm số, làm như có thật nối nối mấy cái parabol chết tiệt với nhau, vẽ chẳng khác nào mấy đường tròn vậy.

Cuối cùng bố tôi cũng không chịu được nữa mà đằng hắng một tiếng.

"Cảnh Cảnh à, con đang vẽ những cái gì đấy, đều không đúng cho lắm thì phải."

Tôi lập tức quay đầu lại phẫn nộ nhìn bố tôi.

Đúng lúc tôi định mở miệng thì điện thoại kêu lên. Từ lúc cô Tề và Trương Phàm chuyển vào đây, mẹ tôi không bao giờ gọi vào máy bàn nữa.

Tôi đang định chọn chế độ rảnh tay để tổ chức một cuộc họp ba phương thì bố tôi đã nhận cuộc gọi, sau đó vừa nghe máy vừa đi ra khỏi phòng tôi.

No. 150

Tôi vứt tất cả những đồ thị hàm số ban nãy vẽ lung tung vào thùng rác, nghĩ đi nghĩ lại, lấy từ trong cặp ra một cuốn sách Toán.


Từ ngày tôi bước chân vào cánh cổng trường cấp ba đã bị kiểu học sinh như Dư Hoài dọa chết rồi. Cậu ấy cười nhạo tôi chỉ vì tôi bọc sách, vì tôi chép nguyên cái định nghĩa trên bảng, một cách rất tự nhiên, tôi không bao giờ dám dùng phương thức được gọi là "chủ nghĩa hình thức" trong mắt cậu ấy để học tập nữa.

Kết quả của quá trình "chỉnh" này chính là chuyện tôi đi mua những quyển bài tập mà các học sinh giỏi như Dư Hoài hay sử dụng. Tuy tôi không làm hết bất cứ quyển nào cả nhưng tôi cũng có nét tương tự như việc cậu ấy bỏ mặc sách giáo khoa vậy. Dẫu có làm hay không thì khoảnh khắc mà đứng trước sạp sách được bầy ra sẵn sàng, tôi và Dư Hoài nhìn không có gì là khác nhau cả. Đối với sự ngu dốt của bản thân thì có dùng bất cứ điều gì để che lấp cũng vô dụng nhưng cũng là điều quan trọng bậc nhất.

Tôi lật quyển sách giáo khoa mới tinh đến những trang học bài chỉ số hàm số, bắt đầu nghiêm túc làm theo từng bước hướng dẫn trong sách giáo khoa để dẫn dắt chứng minh các định lí. Tuy có chậm chút nhưng ít nhất viết cũng rất trôi chảy, cảm giác bối rối mang tên "cái gì cũng không biết làm" cũng theo đó dần dần nhạt phai. Cứ viết mãi viết mãi, đến lúc tôi không còn phải phụ thuộc vào sách giáo khoa mà vẫn suy ra được các định lí, trong lòng trào dâng lên niềm vui mừng khôn xiết.

Thực ra tôi biết chiến thuật giải biển đề cũng bao hàm nhiều niềm vui nho nhỏ như thế. Quả thật như vậy, dù sao thì trước đây tôi cũng được xem là một nửa học sinh ưu tú, dẫu có phải ngồi đó gỡ dây tai nghe mười phút đi chăng nữa, chỉ cần dây đều xuôi thì có thể khiến coi người ta vui. Còn phải nói đến giải đề ư, cảm giác thỏa mãn và thành công đó không phải là thứ khác có thể đem lại.

Chỉ có điều khác ở chỗ, những đề Đại số có thể mang lại cho tôi cảm giác đó không nhiều.

Rất lâu sau đó, tôi còn nhớ đêm hôm đó, tôi ở dưới ánh đèn bàn, không mang chút lòng tự tôn nào, không hề lảng tránh mà ngồi ngâm cứu sách Toán. Kể cũng lạ, loại cảm giác đó tôi chưa từng trải qua, như trong đêm đông, trong tâm khẳm có một trận mưa ấm áp, nhưng lại tĩnh lặng đến mức không có mảy may chút tiếng mưa nào.

Khi giải đề đang lên tay, những cảm xúc dư thừa đều bay sang một hướng khác.

Ông trời rất công bằng nhỉ? Tôi ngốc hơn Dư Hoài nhiều, đời này kiếp nãy có phải đã định sẵn không thể nào sống tốt hơn cậu ấy? Nghĩ lại thì, trên thế giới này vẫn còn tồn tại cái gọi là vận khí.

Bố tôi đi vào phòng, đặt điện thoại lên trên mặt bàn rồi ngồi xuống cạnh cửa sổ. Tôi đang viết rất hứng khởi đây, tuy hơi tò mò là không biết ông sẽ nói gì nhưng cũng tuyệt nhiên không nhìn ông.

"Cảnh Cảnh, bố và mẹ có nghiên cứu một chút bảng điểm của con. Bố mẹ đều cảm thấy con nên tập trung học ba môn Toán, Văn và Ngoại ngữ. Kết quả lớp 10 có kém một chút cũng không sao, lên lớp 11, mình chuyển sang học ban xã hội."

Giống y như bác sĩ thông báo kết quả kiểm tra bệnh tình vậy, muốn ăn gì thì ăn đó, muốn học gì thì học cái đó, muốn thi được mấy điểm thì thi mấy điểm.

Tôi không ngẩng đầu, chỉ ậm ừ một tiếng.

Trước đây, khi ở trên lớp ai là người nói với tôi đừng học ban xã hội?

Là ai nói với tôi "Nói thật, đừng học ban xã hội"?

Tôi cũng nói với ai "Ừ, không học ban xã hội"?

Đại nạn giáng xuống, chim nào lo bay hướng nấy, mà chúng ta cũng đâu phải là chim cùng một cánh rừng.

Hết chương 28

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương