Tuổi Thanh Xuân Bên Nhau
-
C13: Ngày Kỷ Niệm Thành Lập Trường 2
No. 63
Sáng ngày lễ kỉ niệm thành lập trường, tôi suýt nữa thì đến muộn, lúc tông vào cổng sân vận động, đập ngay vào mắt tôi là một biển áo đồng phục.
Trắng – lam – lục, rất thanh khiết, nhưng cũng rất "lạnh".
Tất cả mọi người ăn mặc còn chỉnh tề hơn cả ngày hội thể thao trường, các anh chị lớp 12 gần như cũng không mang theo vở bài tập.
Một chị năm hai đeo phù hiệu sao đỏ bên cánh tay phải, đứng khoanh tay ở cửa ra vào, nhìn rất quen.
"Năm nhất à?" Chị mỉm cười.
Tôi cúi đầu, hơi khom lưng, cười đáp: "Thật ngại quá, đến muộn mất rồi, sẽ không ghi tên rồi trừ điểm chứ ạ?"
Chị ấy cười càng rạng rỡ: "Em học cấp một sau nhảy lên cấp ba luôn à? Thời nào rồi mà còn trừ điểm chứ! Vào đi vào đi..." Chị né sang một bên, nhường lối cho tôi đi, tôi lúc ấy cũng đột nhiên nhớ ra chị ấy là ai.
"A, chị là... đàn chị khóa trên mà lần trước gặp ở lễ chào cờ!"
Chị ấy tròn mắt, sau đó mắt lại cười cong hình trăng lưỡi liềm: "Ồ, chị nhớ ra rồi, cậu nhóc bên cạnh em hôm đó đâu?"
Tôi có cảm giác hình như mình có đỏ mặt. Người ta cũng chẳng có nói gì đâu, tôi đỏ mặt cái gì chứ.
"Đó là bạn cùng bàn của em." Tôi trịnh trọng tuyên bố.
Mắt chị ấy lại càng lộ rõ ý cười. "Ừ, bạn cùng bàn, rất tốt. Mau vào trong đi, bạn nhỏ cùng bàn."
Đúng là gừng càng già càng cay, chẳng hề đả động gì đến mình, ấy vậy mà từ cử động nơi chân mày đến cả giọng nói, ngữ điệu đều khiến mình chột dạ.
Nhớ lại hôm lễ chào cờ, bầu trời trong xanh, còn có bóng lưng dài rộng của Dư Hoài trong chiếc T-shirt đen dưới nắng sớm, cả hơi nóng phả vào mặt khi cậu ấy tiến lại gần nói đôi câu chuyện, và cả câu nói đó! Lễ chào cờ chính là thời cơ để mọi người có thể ngắm người mà bình thường không dám nhìn hoặc không thể tùy tiện hướng về.
Quay đầu lại, chị ấy lại đang bắt đầu tra hỏi những học sinh đến muộn khác, ban nãy chị ấy còn cười tít mắt nói:Bạn cùng bàn, rất tốt.
Bạn cùng bàn đó là người mà không cần phải đợi đến giờ thể dục giữa giờ hay lễ chào cờ mới có thể nhìn trộm. Cậu ấy ở ngay bên cạnh tôi, tuy không thuộc về tôi nhưng mà lại có thể để đầu óc treo ngược cành cây mà nói, tôi vẫn luôn ở đây.
Nói thì nực cười, khi đối mặt với mênh mông biển người Chấn Hoa, tôi có chút hoang mang. Nếu có một ngày tôi rời xa Dư Hoài, cậu ấy sẽ cứ thế mà chìm nghỉm trong biển người ấy, có lẽ tôi sẽ không thể nào mà tìm được con người ấy nữa.
Lúc ấy, thật sự chưa từng nghĩ đến có phải tôi đã thích cậu ta rồi hay không, có lẽ là không dám nghĩ đến thì đúng hơn... Tôi cứ thế mà cắm đầu chạy, chạy qua sân cỏ, à không, bãi cỏ, sau đó chạy qua sân khấu lớn, băng qua bục phát biểu cao ngất, hướng về phía lớp tôi mà chạy như bay.
Tôi thật sự không nghĩ gì hết, cho nên cảm giác đó, cảm giác hướng về một phương mà chạy điên cuồng, thật tuyệt!
No. 64
Cũng may, còn ba phút nữa mới đến giờ tập trung, mọi người cũng đang giải tán, mỗi người một phương. Còn tôi thì vừa ngồi vào vị trí của lớp mình thì mót kinh khủng.
Buối sáng chưa kịp đi vệ sinh, uống hết hẳn một hộp sữa rồi lại chạy qua đây, bây giờ thật chỉ muốn đi vệ sinh.
Tôi vừa xin phép Trương Bình, lông mày của ông ấy sụp xuống đúng như kim đồng hồ chết lúc 8 giờ 20 phút.
"Sắp bắt đầu rồi, em đi nhanh lên... đi đi, đi đi!" Trương Bình nóng đến mức phải ngắt câu làm ba để thể hiện sự phẫn nộ của mình.
Tôi cười hi hi rồi vội vã chào thầy.
Vẫn chưa kịp lấy lại nhịp thở bình thường, tôi lại phải cắm đầu chạy đến nhà vệ sinh dưới bục phát biểu. Lôi từ trong cặp ra giấy lau mặt lau qua một chút thì đột nhiên bắt gặp cảnh Dư Hoài đang nói chuyện với một cô bạn nữ.
Bạn nữ đối diện với Dư Hoài, tôi chỉ có thể nhìn thấy bóng lưng yểu điệu của cô ấy, bộ quần áo đồng phục cầm tay, không hề chuàng lên người. Càng nhìn càng thấy bóng dáng này rất quen.
Lăng Tường Xuyến!
Nhưng người mà tôi để tâm đến không phải là Lăng Tường Xuyến, mà là Dư Hoài! Mặt cậu ấy quay về phía tôi, rõ ràng không phải là khuôn mặt điềm tĩnh hàng ngày. Cậu ấy đang cười, một nụ cười mang tính xã giao, Lăng Tường Xuyến nói gì đó, cậu ấy gật đầu nhiệt tình, vô cùng lễ phép, chỉ là nhìn sao cũng có chút giả tạo.
Có thể cậu ấy không hề giả vờ, nhưng trong lòng tôi hơi xót xa.
Tôi nhìn đến ngẩn người, chỉ đến khi nghe thấy tiếng gầm rú của Trương Bình: "Không phải là do em không nhịn nổi nữa à? Sao còn chưa đi đi?"
No. 65
Tôi cứ lân la trong nhà vệ sinh mãi, đến khi người dẫn chương trình tuyên bố chính thức khai mạc, cũng bắt đầu bắn súng chào.
Chấn Hoa cũng v*i thật, sớm đã nghe nói sẽ bắn 88 phát súng chào, tương ứng với 88 năm thành lập.
Tôi không muốn về lớp, chỉ muốn dựa vào lan can ở dưới bục phát biểu, nhìn xa xăm về thảm cỏ trống trải, đếm từng nhịp súng chào.
Tôi cũng không biết mình đang nghĩ lung tung gì nữa.
Rảnh thì cũng đừng suốt ngày hóng lãng mạn. Tôi vừa điên cuồng chạy, coi như quanh mình chẳng tồn tại ai khác vậy, máu nghệ sĩ đang dâng trào, vừa quay người thì lại có người đả động:
"Sao mà không về lớp ngồi?"
Tôi ngoảnh đầu lại, là đàn chị khóa trên. Nói thật, tôi vẫn hơi lo lắng bất an, luôn có cảm giác chị ấy sẽ trừ điểm thi đua của lớp tôi. Quả thật lần bị bắt ngoài hành lang hồi tiểu học để lại cho tôi ám ảnh tâm lí.
"Bây giờ đang bắn súng chào mừng mà chị, em chạy đi chạy lại như vậy đúng như phá đám vậy, em ra đây để đi nhà vệ sinh."
Chị ấy gật đầu: "Bắn bao nhiêu phát rồi?"
"Phát này là phát thứ 28."
"Trường mình công nhận v*i thật luôn. Quốc khánh cũng không bắn nhiều thế này, ấy vậy mà hôm nay lại bắn 88 phát thật!"
"Chuẩn luôn! Lại còn bắn từng phát từng phát một, chậm rì rì thế này thì đợi đến lễ kỉ niệm 150 năm thành lập trường, há chẳng phải phải bắn hẳn một buổi chiều sao?"
Chị ấy nhìn xa xăm, nghĩ gì đó, nghiêm túc nói: "Lúc đấy thì đốt 150 quả pháo đi, tiết kiệm thời gian."
Tôi cười, nhưng mà vẫn có chút gì đó chua xót.
Chị ấy không hề đuổi tôi đi, là cờ đỏ, vậy mà chị ấy lại cùng tôi bò ra lan can đờ người ra. Xung quanh vô cùng yên tĩnh, hiu quạnh, bục phát biểu bên trên lại vô cùng náo nhiệt, có vô số lãnh đạo thay mặt những cán bộ đầu hàng lên bục phát biểu, còn về vụ họ nói gì thì tôi không nghe.
Gió ban sớm vừa mát mẻ vừa sảng khoái, thổi tung mớ tóc mái trước trán chị. Tôi nghiêng đầu: "Chị, em tên là Cảnh Cảnh."
"Cảnh Cảnh? Cái tên này hay nhỉ, viết thế nào thế?" Chị ấy cười rạng rỡ.
"... Chính là Cảnh Cảnh trong cụm từ "cảnh cảnh vu hoài" (canh cánh trong lòng)..."
Canh cánh trong lòng, vừa nói dứt lời tôi cũng bắt đầu cười khổ: "Chị xem, bố mẹ em đặt tên..."
Chị hơi chau mày: "Còn hay chán mà, cũng không phải chính là "Trung tâm cảnh cảnh" (hết sức trung thành) ư?"
"Tốt gì chứ!" Tôi bĩu môi: "Cái đứng trước chỉ lòng dạ hẹp hòi, cái đứng sau chỉ con chó trông nhà."
Chị ấy cười lớn, rất xinh đẹp.
"Thế thì tên chị còn xấu hơn." Chị ấy chỉ chỉ vào bảng tên trước ngực, tôi liền tiến lại gần nhìn một chút...
"Lạc..." Tôi có chút ngập ngừng: Chỉ? Chữ này đọc thế nào nhỉ? Bốn tiếng à? Vậy thì tên nghe gần giống Lạc Chỉ, bố mẹ nào lại đặt tên cho con là trí tuệ kém cỏi chứ?
Chị ấy híp mắt lại, khuôn mặt vô cùng nguy hiểm: "Nghĩ cái gì đấy, chữ thứ hai là thanh ba kìa, giống với "zhi" trong "zhiyao" (chỉ muốn), lại liên tưởng linh ta linh tinh gì vậy hả, làm gì có mấy kiểu đồng âm kì cục vậy..."
Trong lúc cười mỉa, tôi liền nghĩ tới: "Quất sinh Hoài Nam tắc vi quất, sinh vu Hoài Bắc tắc vi chi" (Quýt ở Hoài Nam mới đáng là quýt, quất ở Hoài Bắc mới đáng là quất). Bao nhiêu kiến thức văn học... đúng là chữ thầy trả thầy mà...
Nhưng mà, dù thế nào đi chăng nữa thì chữ "Chỉ" cũng không hề có ngụ ý tốt gì. Tôi hỏi chị tại sao, chị lại cười, nói mẹ là người phương Nam, ở nhà trước đây vốn có một vườn quýt, bởi vậy định đặt tên là Lạc Quất, cuối cùng bị tên thầy bói mù cố sửa thành như thế này, nói là để tránh kiếp nạn.
Tôi vô cùng ngạc nhiên: "Chị đồng ý à?"
Chị làm mặt xấu: "Chị muốn nói "No", nhưng mà biết làm sao khi răng còn chưa mọc?"
No. 66
Nếu thời niên thiếu, tôi có Thiên lí nhãn1, có thể dự tính được kết quả cuối cùng của cuộc tình giữa bố và mẹ, nhất định sẽ ngăn cản không cho họ gọi tôi là Cảnh Cảnh. Cái tên này, cho đến tận bây giờ, xem ra quá châm biếm, mỉa mai, cũng quá bất tiện.
"Nhưng mà, thà rằng tin điều đó có tồn tại," Tôi vỗ vai chị Lạc Chỉ: "tên thầy bói mù nói đúng rồi, qua được kiếp nạn mới là quan trọng nhất."
"Em tin cái này hả? Thầy bói còn nói..."
Đột nhiên chị ấy không cười nữa, im bặt đi.
Tôi không biết nội tình, chỉ biết ngẩn người nhìn chị.
"Các vị lãnh đạo, thầy cô giáo, các em học sinh, chào tất cả mọi người, tôi là Thịnh Hoài Nam lớp 3 năm hai. Hôm nay tôi hết sức vinh hạnh được đứng ở đây, thay mặt cho học sinh toàn trường có đôi lời phát biểu..."
Khuôn mặt chị ấy ngược sáng, tôi chỉ có thể nhìn thấy nét dịu dàng được nắng mai khéo léo mạ lên gương mặt chị. Tôi không biết tại sao lại không dám nói chuyện nữa, âm thanh phát ra từ mic là giọng nói của một nam sinh, thanh trong, khiến không gian lại càng thêm phần yên ắng.
Cho nên cứ như thế, chúng tôi lại khôi phục lại trạng thái vai kề vai cùng ngẩn ngơ với những nghĩ suy. Tôi chống cằm, cứ để cho gió nhẹ nhàng vuốt ve, vỗ về, cảm giác như sắp ngủ luôn được.
Cho đến khi nghe thấy tiếng cười của chị: "Lời thầy bói mà em cũng tin, cho dù tên là gì đi chăng nữa, tất cả những kiếp nạn cần trải qua cũng sẽ không thiếu lấy một cái!"
Tiếp mạch tự nhiên đến mức cứ như cuộc đối thoại của chúng tôi chưa hề bị đứt đoạn trước đó vậy.
Người phát biểu gần như sắp nói xong rồi, khán giả dưới bục lại bắt đầu vỗ tay.
"Cho nên cái gì phải đến, đều sẽ đến thôi."
Tôi đang định hỏi chị rốt cuộc nãy định nói gì, vậy mà chị ấy lại túm lấy vai tôi đẩy tôi đi về phía lớp học.
"Chỗ này gió lớn lắm, mau về lớp đi, không sẽ bị cảm đó."
Tôi bước được mấy bước liền quay đầu lại, Lạc Chỉ vẫn đứng ở đó nhìn tôi cười rạng rỡ, giả tạo y như Dư Hoài ban nãy vậy.
____________________
Chú thích:
Thiên lý nhãn: có nghĩa là "mắt của Trời". Thông thường biểu tượng này tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Biểu tượng này tìm thấy ở cả các nền văn minh phương Tây lẫn phương Đông. (Theo Wikipedia). Xem thêm tạiđâyHết chương 13
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook