Trương Nam Nam và Tưởng Ninh nhanh chóng quay lại, vừa bước vào đã thấy Chu Gia Dã đang đứng trước mặt tôi, họ cũng kinh ngạc chẳng kém gì tôi ban nãy.
Khi có bàn trống Chu Gia Dã bảo chúng tôi qua đó ngồi.

Bà chủ tới cho bọn tôi gọi món, vừa thấy cậu ấy liền nhíu mày: “Con còn ốm mà, sao lại xuống đây?”
Chu Gia Dã lấy quyển sổ, bình thản đáp: “Đây là bạn con, con ra tiếp đón rồi con lên liền.”
Sau khi bà chủ rời đi, tôi ngạc nhiên nhìn cậu ấy, hai người bọn tôi mắt to nhìn mắt nhỏ.
Bỗng nhiên tôi nhớ tới lúc cậu ấy bước vào quầy thu ngân.
Chu Gia Dã chỉ thản nhiên mỉm cười với tôi: “Các cậu ăn gì?”
Trương Nam Nam và Tưởng Ninh vẫn mắt chữ A mồm chữ O nhìn cậu ấy: “Chu Gia Dã, tiệm này của nhà cậu hả?”
Cậu ấy xoay bút trong tay: “Đúng thế.”
“Trời ơi, nhà cậu buôn may bán đắt ghê.”
“Cũng ổn ổn thôi.” Cậu ấy không hề có ý định khiêm tốn, gõ bút hỏi lại: “Gọi món đi, các cậu ăn gì đây?”
Trương Nam Nam và Tưởng Ninh quay lại chủ đề chính, bàn bạc với Chu Gia Dã một hồi rồi chọn hàng loạt.

Họ cũng không quên hỏi tôi có muốn ăn không, tôi không kiêng món gì nên gật đầu hết.
Chu Gia Dã gọi món cho bọn tôi xong, cậu ấy còn chu đáo rót trà cho bọn tôi nữa: “Ăn uống ngon miệng nhé, tôi lên phòng trước đây.”
Sau khi cậu ấy đưa ly nước cho tôi, tôi vẫn không thể không nhỏ giọng gọi cậu ấy: “Chu Gia Dã.”
Cậu ấy tạm dừng bước, nghiêng người và quay đầu lại: “Sao thế?”
“Cậu ốm à?”
Cậu ấy khẽ cười: “Tôi còn tưởng có chuyện gì chứ! Không phải bệnh gì nặng đâu, uống thuốc rồi nằm nghỉ một ngày là khỏe.”
Hơi nước lượn lờ, người ra người vào.
Cậu ấy quay lưng đi vào đám đông, dáng người cao ráo nên cực kỳ dễ thấy.

Tôi chợt nhớ đến cả ngày uể oải của cậu ấy, dường như bây giờ đã có đáp án.
Hạc giấy cậu ấy đưa tôi vẫn còn cầm trong tay.

Giấy đỏ, ngôi sao và hạc đều tượng trưng cho một điều ước.

Lúc tặng tôi, cậu ấy vẫn cười rạng rỡ, vui vẻ chúc tôi Giáng Sinh vui vẻ.
Sau đó từ lúc ăn lẩu đến khi tính tiền xong, tôi không hề gặp lại Chu Gia Dã.
Bà chủ là người tính tiền cho bọn tôi, vì biết bọn tôi là bạn của Chu Gia Dã nên bà chủ không giảm nửa giá nữa, mà miễn phí bữa ăn luôn.
Chúng tôi rất ngại, lập tức nói lời từ chối.

Nhắc đến Chu Gia Dã, tôi bèn hỏi: “Vừa nãy con nghe cô nói Chu Gia Dã bị ốm, cậu ấy bị sao vậy ạ?”
“Không có gì nghiêm trọng đâu con, chỉ bị cảm lạnh rồi sốt thôi.

Thằng nhóc này khỏe như vâm, ngày mai nghỉ ở nhà là khỏe ngay.”
Có vẻ như người trong nghề này có thể nhìn mặt đoán ý vô cùng tinh tế, bà chủ nhét một quả táo vào tay tôi: “Cô bé, con không phải người Nam Đài phải không? Cô thấy con không ăn cay được, cả tối nay chẳng ăn được bao nhiêu, thôi cầm quả táo ăn lót dạ nhé.”
Đó là quả táo đầu tiên tôi nhận được trong ngày Giáng Sinh, tôi mừng vui khôn tả nên quên mất nói lời cảm ơn, Trương Nam Nam và Tưởng Ninh tính tiền xong liền kéo tôi đi luôn.
Lúc ra khỏi quán lẩu đã hơn 8 giờ, đường phố vẫn đông như trẩy hội.
Bọn tôi lựa táo ven đường, mỗi người một quả, sau đó tạm biệt nhau ở bến xe và bắt xe buýt về nhà.
Giờ phút này, sự náo nhiệt của tối nay mới dần lắng xuống, tôi vẫn cầm hạc giấy trong tay, cẩn thận nắm bàn tay lại để bảo vệ nó, dẫu mở mắt hay nhắm mắt đều có thể thấy được Chu Gia Dã mỉm cười tươi rói, nói với tôi câu “Chúc mừng Giáng Sinh”.
Có lẽ lúc đó Chu Gia Dã buồn chán nên gấp bừa để cho tôi chơi.
Chỉ là sau này dù đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in ngày lễ Giáng Sinh năm đó, nhớ rõ tôi vừa quay đầu lại là thấy cậu ấy đứng bên cạnh tôi, nhớ cậu ấy cười đùa hỏi tôi thế này có tính là đồng phạm của cậu ấy không, nhớ cậu ấy vừa mở tay ra là dây hạc giấy xổ xuống.
Tôi vẫn nhớ đám đông đêm đó, nhớ bóng lưng cậu ấy hòa vào dòng người, như bao bóng hình tôi theo đuổi sau này.


Nhưng khi đó chỉ cần tôi gọi tên cậu ấy, cậu ấy sẽ quay lại nhìn tôi một lúc.
Tết Nguyên Đán năm đó tôi có ba ngày nghỉ hiếm hoi, áp lực học hành năm lớp 10 không quá lớn, dù một tháng nữa sẽ đến kì thi cuối kỳ nhưng tôi vẫn “bung xõa” trong kỳ nghỉ.
Tôi mang bài tập và một quyển sổ ghi chép chi chít về nhà.
Tôi đã dùng xong một quyển trong chồng vở Chu Gia Dã mua cho, đó là một trong số ít cách tôi xả stress.
Tôi chỉ ra ngoài một lần trong suốt kỳ nghỉ.
Dì giúp việc bảo có một lễ hội đèn lồng rất sôi động ở phố Văn Hòa vào ngày Tết.

Tôi vốn không hay tham gia mấy lễ hội náo nhiệt này, vì người ta đều đi tốp năm tốp ba đi, cùng bố mẹ, đi với người nhà hoặc đi chung với bạn, còn tôi lại lẻ loi giữa dòng người, điều này làm cho cảm giác cô đơn trong tôi lớn dần.
Song dì ấy lại nhắc đến phố Văn Hòa nên khi màn đêm buông xuống, tôi vẫn âm thầm đi đến đó.
Đường phố vẫn tưng bừng như ngày Giáng Sinh, nhưng lần này thì khác, lần này tôi đi một mình.
Xung quanh vô cùng náo nhiệt, ai nấy đều cười nói với người đi cùng, chỉ mình tôi đắm chìm trong đó, giống như vệt màu bị bỏ quên trên nền tranh rực rỡ.
Tôi hòa vào dòng người, như bị lưu đày giữa chốn náo nhiệt, cho đến khi đi tới quán lẩu nhà Chu Gia Dã.
Việc buôn bán vẫn tấp nập như ngày đó, trước cửa quán hay trong quán đều chật kín người, hơi nước lượn lờ trong không khí.

Tôi đứng ngoài cửa một hồi lâu, chẳng màng đến dòng người lướt qua, từ đầu đến cuối vẫn không thấy Chu Gia Dã.
Trời rất lạnh, đứng một lúc mà tay chân đã lạnh cóng.
Có lẽ do tôi đứng lâu quá nên người ta để ý, nhân viên trong quán ra đón tiếp, hỏi tôi có muốn vào quán không, giờ này rất nhanh sẽ có bàn.
Tôi chớp mắt, hàng mi như phủ sương, tôi giả vờ lấy đại một cái cớ, bảo rằng đang đợi bạn, bọn tôi hẹn gặp ở đây.
Anh nhân viên ồ một tiếng, không đuổi tôi đi mà còn tốt bụng nói: “Đợi ở ngoài lạnh lắm, em vào trong đợi đi, trong nhà ấm hơn nhiều.”
Anh ấy làm vậy khiến tôi hơi ngượng, tôi vội bảo không cần lo cho tôi.
Ngay lúc này, xuyên qua đám đông, tôi thấy Chu Gia Dã vén rèm cửa bếp và bước ra.

Dáng cậu ấy cao ráo, lúc ra phải hơi khom lưng, sau ánh đèn sáng trưng ở sảnh chính, bóng dáng cậu ấy chỉ hiện lên mơ hồ, nhưng khi cậu ấy vừa bước ra thì tôi đã nhanh chóng thấy được cậu ấy.
Cậu ấy bưng nước tới một bàn ăn, nhìn khẩu hình miệng thì không đoán được cậu ấy đang nói gì, song đôi mắt biết cười cộng thêm dáng vẻ ung dung và lời nói của cậu ấy khiến thực khách cười vui vẻ.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Sau khi đưa đồ uống lên, cậu ấy còn vươn tay chào rồi quay người vào bếp.
Cậu ấy nghiêng người, tầm mắt sắp nhìn về phía tôi.
Tôi không kịp nghĩ ngợi gì, vội quay lưng trốn đi, đầu óc tôi trắng tinh, nhanh chóng chạy vào đám đông trên đường.
Tôi đến cửa hàng đối diện, họ bán bánh cá hầm trước cửa, có nhiều bạn trẻ đang đứng đó lựa xiên lẩu.
Ông chủ thấy tôi đứng đó bèn đưa tôi cái hũ nhỏ, tôi quay lưng về phía con đường, cúi đầu chọn xiên lẩu Oden như bao người bên cạnh.

Cũng ngay lúc này, tôi nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch liên hồi, vừa nãy tôi chạy vội nên chưa kịp ổn định nhịp thở.
Hơi nước bốc lên che khuất tầm nhìn, xung quanh sôi động ầm ĩ nhưng cũng chẳng thể giấu được nhịp tim sắp bùng nổ của tôi lúc này.
Tôi kéo cao cổ áo, cố gắng che nửa mặt rồi lén lút quay đầu lại giữa đám đông.
Tôi không ngờ Chu Gia Dã đang đứng trước quán lẩu nhà cậu ấy, bọn tôi đứng đối diện nhau, cách nhau một con đường và cả dòng người qua lại.
Đồ trang trí Giáng Sinh mấy ngày trước đã được tháo xuống, mấy chiếc lồng đèn đỏ treo dưới mái hiên.

Bấy giờ trời đã chập choạng tối, lồng đèn đỏ rực giữa bóng đêm đen đặc.
Chu Gia Dã đứng kế chiếc lồng đèn, dáng vẻ lười biếng, hơi cúi đầu nghe nhân viên nói chuyện.
Tôi không biết nhân viên nói gì với cậu ấy, cũng chẳng nhìn rõ cảm xúc của Chu Gia Dã như thế nào, chỉ lén lút nép mình trong đám đông nhìn cậu.
Cậu ấy hơi nghiêng đầu, ánh đèn mờ mờ rọi xuống nửa gương mặt, tôi thấy cậu ấy cong môi, bất chợt mỉm cười.
Cậu ấy vỗ vỗ anh nhân viên, ra hiệu cho anh ấy vào làm việc tiếp.
Khi anh nhân viên rời đi, cậu ấy vẫn đứng ở cửa quán, dường như vô tình nhìn thẳng về phía đối diện.
Tôi vội vàng quay ngoắt lại, nép mình vào đám đông để né.


Chọn xiên lẩu Oden xong, tôi đưa cho ông chủ rồi lặng lẽ chờ.
Trời rất lạnh nên có nhiều người đến mua Oden, ông chủ vừa thấy có người tới là lập tức đưa cho họ một chiếc hộp.
Tôi sợ mình cản đường người khác nên nhích vào bên trong.
Vì có nhiều người nên tôi phải đợi khá lâu, cũng từ từ bị thực khách dồn vào trong cùng.
Đến khi tôi nhận được hộp lẩu Oden nóng hổi của mình, tôi phải xin nhường đường nhiều lần để cố gắng thoát khỏi đám đông chật cứng trước mặt.
Trong quán rất ấm, tôi cảm thấy thời gian chảy trôi như nước, đợi một lúc mà như đã lâu lắm rồi.

Tôi vốn không thấy đói, nhưng sau khi nhận được hộp lẩu thì lại hơi đói bụng.

Tôi xiên lấy một viên, nào ngờ viên này nóng quá, tôi không chịu nổi đành phải hà hơi liên tục.
Tôi cúi đầu, tập trung “chiến đấu” với xiên Oden, mãi mới miễn cưỡng nuốt xuống.
Đợi một hồi như thế, tôi đoán chắc Chu Gia Dã đã đi rồi.
Đây là suy nghĩ của tôi khi nhận được hộp lẩu Oden nên tôi ung dung đi thẳng ra khỏi quán lẩu.
Khi tôi hà hơi mấy lần cho viên thả lẩu bớt nóng rồi nuốt xuống, tôi nhìn về phía đối diện.

Màn đêm đã buông hẳn xuống, cơn gió lạnh của đêm đông như mang theo băng tuyết lạnh lẽo.

Dưới chiếc đèn lồng đỏ thẫm, Chu Gia Dã biếng nhác ngồi xổm ở bậc thang, chống cằm nhìn tôi.
Bốn mắt nhìn nhau, cậu ấy ung dung nhướng mày, khóe môi cong lên.
Tôi cầm hộp lẩu Oden trên tay mà người như đóng băng, tiến không được mà lùi cũng chẳng xong.
Đến khi người đằng sau đẩy tôi để tôi né ra, tôi chợt nhận ra mình không trốn được nữa rồi.
Trên đường, người người qua lại, tôi từ từ băng qua đường, đi đến trước mặt cậu ấy.
Cổ họng tôi cứng đờ, chỉ đưa hộp Oden lên: “Tớ xếp hàng lâu lắm mới mua được, cậu ăn không?”
Cậu ấy vẫn ngồi đó, nhướng mày rồi thong thả cười, chỉ hỏi ba chữ: “Nóng lắm hả?”
“...”
Chắc cậu ấy đã thấy hết hình ảnh tôi bị bỏng vì viên thả lẩu.
Tôi vờ như không biết, bình thản đáp: “Nóng chứ.”
Cậu ấy cười khì, từ từ đứng dậy, dựa vào cửa một cách uể oải.

Vóc người cậu ấy rất cao nên tôi phải ngửa cổ nhìn lên.
Cậu ấy hỏi: “Cậu đến đây ngắm lễ hội đèn lồng à?”
Tôi do dự rồi gật đầu.
Cậu ấy mỉm cười: “Sao do dự thế, hình như không chỉ đến ngắm lễ hội nhỉ?”
“...”
Tôi lắc đầu: “Tớ ở nhà một mình chán quá nên muốn ra đường chơi.

Lúc trước tớ chưa tới đây bao giờ nên không dám đi một mình.

Sau khi đi chung với nhóm Nam Nam, tớ thấy mình có thể tự đến đây được mà.”
“Ra là thế.” Cậu ấy nói.
Tôi gật đầu lia lịa.
“Đến mà không thèm tìm tôi luôn?”

Tôi đột ngột ngẩng đầu, nhìn cậu ấy mà không biết nên đáp gì.
Cậu ấy vẫn giữ dáng vẻ ung dung, nụ cười vừa chân thành vừa không đứng đắn: “Quan hệ giữa tụi mình ra sao chứ? Biết tôi ở đây, tới mà chẳng thèm gọi, cậu khách sáo quá đấy.”
Tôi nhìn cậu ấy: “Sau này chia lớp thì khi tớ đi ngang qua đây, có thể tìm cậu nữa không?”
“Lúc nào cũng được!” Cậu ấy duỗi tay xiên một viên thả lẩu, má phình lên, gương mặt tuấn tú bỗng trông như một chú cún to bự.
Tôi cúi đầu nhìn hộp Oden trong tay, hơi đau lòng: “Cậu có nhiều bạn như thế, sau khi chia ban sẽ chẳng bao giờ gặp nhau, có khi cậu sẽ không nhớ tớ là ai nữa.”
“Chuyện sau này không ai có thể nói trước, sống cho hiện tại là được.”
“...!Ừ.”
Cậu ấy lại xiên lấy một viên.
Tôi lấy hai xiên lẩu, đây là viên cuối cùng.

Khi cậu ấy vươn tay định xiên tiếp, tôi vội vã bảo vệ ly lẩu: “Chu Gia Dã, cậu không được ăn nữa.”
Cậu ấy phì cười, phồng má, cong mắt như chú cún vui vẻ.
Cơn gió lạnh thổi từ sau tới, đêm đông vừa dài vừa tối, khô hanh vô cùng, đoàn người rộn rã ngay gần tôi, cuối cùng tôi cũng có thể trở thành vệt màu sặc sỡ trong bức tranh lộng lẫy này.
Chu Gia Dã vẫn không tha cho viên thả lẩu kia, cậu ấy thật sự chọc tôi, còn không quên đánh giá món Oden này: “Lẩu Oden gì mà nhạt quá, lần sau cậu nói ông chủ cho thêm ớt nhé.”
Tôi chau mày, quay ngoắt đi làm lơ cậu ấy.
Ngày hôm đó, cậu ấy dẫn tôi đi khắp phố Văn Hòa, bất kỳ hàng quán đông đúc nào cậu ấy cũng sẽ xếp hàng mua cho tôi.

Cậu ấy để tay lên đầu để chuyển hướng: “Lâm Ý, đi thôi.”
Tôi vẫn cau mày, nhưng cõi lòng ngập tràn sung sướng mà đi theo cậu ấy.
Trước giờ tôi chưa từng đến thành phố Nam Đài, hiện tại mới chỉ ở đây chừng nửa năm.

Bình thường đều được dì giúp việc nấu cơm cho nên tôi ít khi ăn ở ngoài, vì vậy tôi chưa từng thử các đồ ăn vặt địa phương.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Mỗi lần Chu Gia Dã hỏi tôi muốn ăn cái này không, tôi đều ngơ ngác nhìn cậu ấy, lắc đầu không biết đó là gì.
Cậu ấy miêu tả món ăn vặt vô cùng sinh động khiến tôi cam tâm tình nguyện ăn tất cả.

Nhưng cậu ấy đâu biết mỗi lần tôi ra vẻ đã no và không muốn ăn nữa đều là vì muốn thấy cậu ấy tiếp tục thuyết phục tôi ăn tiếp.
Trong trí nhớ của tôi, đây là lần đầu tiên có người kể lể phóng đại mọi thứ để dỗ tôi ăn.
Cậu ấy vốn đã đẹp trai, khi cười rộ lên sẽ rực rỡ hơn cả ánh dương, khiến tôi tình nguyện đầu hàng.
Khi tôi cố giả vờ gật đầu bảo được thôi, cậu ấy sẽ mỉm cười nói cậu đợi xíu rồi chạy ù đến đó mua đồ ăn về.
Tết Nguyên Đán ngập tràn hoa đăng, dòng người lũ lượt, tôi đứng đợi cậu ấy quay lại giữa biển người, dù cậu ấy ở đâu, tôi chỉ cần nhìn một cái là thấy ngay.
Cậu ấy đứng xa xa ngoài đám đông, vẫy tay và hỏi tôi có muốn thêm ngò rí không, tôi bảo tôi không kén ăn rồi gật đầu với cậu ấy.

Sau đó, tôi nghe thấy cậu ấy dặn ông chủ là thêm ngò rí, không cay.

Ông chủ ngạc nhiên, hỏi có người Nam Đài nào mà không ăn cay ư, sau đó lại hỏi cậu ấy là cho ít cay hay không cay.

Chu Gia Dã đáp là không cay, bạn con không phải người Nam Đài nên không ăn được.
Khi ấy, khoảng cách giữa chúng tôi rất nhỏ, tôi vừa quay đầu là có thể thấy cậu ấy.
Thành phố Nam Đài là một thành phố nhỏ phía nam, quanh năm không có tuyết, Tết năm đó cũng không ngoại lệ.
Chỉ là bọn tôi đi dưới ánh đèn lồng đỏ, tôi bận ăn suốt dọc đường, cậu ấy thì cầm mấy món ăn vặt tôi chưa kịp ăn, chàng trai cao ráo ấy đi bên trái tôi.
Ai ai đi trên đường cũng có người đi cùng, hôm ấy tôi cũng vậy.
Hôm ấy, bọn tôi trò chuyện rất nhiều, cơ bản là cậu ấy hỏi gì tôi đáp nấy.
Cậu ấy hỏi trước đây tôi không ăn cay phải không, trước đây tôi từng ở đâu.
Tôi mơ hồ đáp là ở phía bắc.
Cậu ấy đoán được ngay: "Đế Đô hả?"
Tôi đáp ừ.
"Đế Đô tốt lắm mà, sau cậu lại đến thành phố nhỏ này?"
Tôi chậm rãi ăn món trong tay, một lúc sau mà vẫn chưa biết phải trả lời cậu ấy thế nào.

Dường như cậu ấy biết tôi khó xử nên cười bảo thôi, sau đó đổi chủ đề: "Qua bên kia đi, tôi cho cậu xem tiết mục đêm nay."
Tôi ngơ ngác: "Cái gì vậy?"

Chu Gia Dã nhét mấy món đang cầm vào tay tôi: "Tôi sẽ biểu diễn cho cậu một cú úp rổ."
Tôi vội vàng nhận đống đồ ăn vặt chưa kịp ăn, ngây ngô hỏi: "Không có rổ thì làm sao úp rổ..."
Lời nói của tôi hòa vào gió đêm.
Bên cạnh là sân bóng rổ của cư dân tầng dưới.
Chu Gia Dã chạy hai ba bước tới dưới rổ, bật cao rồi úp rổ bằng một tay.

Chỗ này ở xa con phố buôn bán náo nhiệt, tiếng úp rổ lớn đến độ vang vọng lại trong lòng tôi.
Cậu ấy quay người đi về phía tôi, dáng vẻ thản nhiên, tự tin có thừa: "Sao nào? Ngầu không?"
Cậu ấy ngầu thật, nhưng dáng vẻ cố tình ngầu giống như muốn chọc cười tôi.

Tôi không nhịn được cười, suýt nữa ăn phải miếng ớt, ho sặc sụa.
Chu Gia Dã vội đưa cho tôi ly trà sữa, vừa vỗ lưng tôi vừa cười nhạo: "Lâm Ý à, không cần phải mê tôi như thế đâu."
Tôi sặc đến độ ứa nước mắt, mãi mới đỡ được.

Tôi vẫn nể mặt, từ từ giơ ngón cái lên, ho khan: "Ngầu lắm!"
Cậu ấy hơi sững người, không ngờ tôi vẫn pha trò cùng cậu ấy, sau đó bật cười ha hả: "Được rồi, học kỳ tới tôi vào đội tuyển của trường.

Trong trận đấu của tôi, phải có cậu trong đội cổ vũ đó nha."
Tôi chớp mắt: "Cậu định vào đội tuyển trường trong học kỳ sau hả?"
"Haizz, lão Tần cá cược với tôi, nếu kỳ kiểm tra cuối cùng này tôi nằm trong top 20 thì sẽ không kiểm soát việc tôi chơi bóng nữa, thậm chí còn đích thân đề cử tôi vào đội tuyển trường." Cậu ấy cười rạng rỡ, cũng có phần đắc ý.
Tôi bỗng hiểu ra tại sao cậu ấy bắt đầu nghiêm túc học hành.
Tôi chân thành bảo: "Thế cậu cố lên nha, tháng sau là thi cuối kỳ rồi."
Làn gió đêm luồn qua tóc cậu ấy, cậu ấy vô cùng tự tin: "Tất nhiên rồi!"
Cậu ấy đưa tôi đến trạm xe buýt, trong khi đợi, cậu ấy vào tiệm trà sữa đằng sau, tôi quay người lại, xem xem cậu ấy muốn làm gì.
Chỉ là quán trà sữa đông quá, tầm nhìn của tôi bị che khuất rất nhiều, tôi chỉ thấy cậu ấy lúi húi viết gì đó bên cạnh bức tường ước nguyện dán đầy giấy note.
Cậu ấy nhanh chóng bước ra khỏi quán trà sữa, tôi tò mò hỏi cậu ấy đến đó làm gì: “Cậu mới vào tiệm trà sữa viết điều ước lên tường ước nguyện hả?”
Nghe thế, cậu ấy nhướng mày nhìn tôi.
Sau đó cong môi cười: "Đúng vậy."
Tôi tò mò, thử dò hỏi: "Cậu viết gì thế?"
Ngay sau đó, cậu ấy vươn tay dán miếng giấy note lên trán tôi.
Tôi ngơ ngác lấy nó xuống, thấy một dãy số trên đó.
Tôi chưa kịp nghĩ dãy số này là gì thì nghe cậu ấy bảo: "Đây là số điện thoại của tôi, về tới nhà thì gọi báo tôi một tiếng."
Xe buýt sắp đến trạm, mọi người đang đứng đợi hô hào xe sắp tới.
Nhìn chiếc xe buýt đang từ từ đi tới ngã rẽ, tôi mở túi tìm tiền lẻ.

Xe buýt dừng trước trạm, cậu ấy vẫy tay với tôi: "Tạm biệt, tôi đợi điện thoại của cậu."
Tôi gật đầu đáp ok, sau đó chuẩn bị lên xe cùng mọi người.
Khi quay đầu lại, tôi thấy Chu Gia Dã vẫn đứng đó dõi theo tôi.

Đêm đã khuya, ánh đèn đường chảy trên vai cậu ấy như dải ngân hà, lọn tóc phấp phới trong gió.
Khoảnh khắc cuối cùng, tôi chạy về phía cậu ấy, cất lời trước khi cậu ấy kịp lên tiếng hỏi: "Chu Gia Dã, năm mới vui vẻ nhé!"
Sau đó chạy vội về cửa xe buýt, thở hổn hển và bước lên xe.
Trên xe rất đông, tìm được chỗ đứng cũng khó khăn, chỉ có một khe hở nho nhỏ để nhìn ra ngoài cửa sổ.

Đèn lồng ngày Tết treo đầy trong thành phố, như thể đêm nay sẽ dài vô tận khiến người ta khó lòng quên được.
Đó là lần đầu tiên có người dẫn tôi đi khắp thành phố phồn hoa, dẫu chỉ đi cùng tôi trong ngày Tết thì cũng là lần duy nhất trong đời.

Sau này chẳng ai nói trước được gì, cậu ấy bảo hãy sống cho hiện tại.
Thế nên trong giây phút cuối cùng, tôi muốn nói với cậu ấy điều tôi hằng mong muốn.
Nếu muốn ước điều gì, thì tớ ước Tết năm sau vẫn có thể gặp cậu.
Chu Gia Dã, năm mới vui vẻ..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương