Tứ Hoàng Tử
-
Chương 38: Từng bước xuất đầu lộ diện
"Chúng con chào thầy ạ".
Những cậu học trò nhỏ nghiêm cẩn cúi mình, lanh lảnh cất giọng đồng thanh chào phu tử rồi cười nói huyên náo rời khỏi phòng học để về nhà. Một đứa lớn nhất nhìn thấy Hà Phách thì chạy vù tới ngoác miệng cười:
"Phách ca ca, lại tới đưa cơm cho phu tử của bọn đệ à?".
Hà Phách gật đầu đáp phải. Đám trẻ tụm lại một chỗ len lén liếc mắt nhìn vị công tử khôi ngô đằng xa đang dựa lưng vào thân cây, thì thầm to nhỏ với nhau. Hà Phách che miệng cười.
Mà Hà Khúc ở trong phòng lúc này vừa thu dọn xong, mới nhìn ra bên ngoài, trông thấy bóng áo đỏ dưới tán cây bên ngoài, giật mình vội vàng ra đón. Khi còn cách hắn chục bước chân thì khom lưng định hành lễ. Ông ta chỉ vừa mới cúi đầu, hai tay còn chưa kịp chắp vào nhau đã có bàn tay cứng rắn giữ trụ lấy. Tứ Thụy đã xuất hiện ngay trước mặt, ngăn lại nói:
"Nhạc phụ xin đừng đa lễ".
Hà Khúc vẫn chưa khôi phục được tinh thần, mới vừa rồi tứ vương gia còn ở kia, trong nháy mắt đã ở đây rồi. Đám trẻ xung quanh thi nhau vỗ tay reo hò:
"Thần tiên ca ca", còn kéo áo Hà Phách hỏi, "Thần tiên ca ca là người quen của huynh à?".
Hà Phách ưỡn ngực tự hào trả lời:
"Huynh ấy là tỷ phu của ta đó!".
Tứ Thụy quay sang cười bảo Hà Phách:
"Đệ cùng các bạn đi chơi đi, ta với nghĩa phụ của đệ trò chuyện một lát".
Hà Phách tới trao bọc đồ cho nghĩa phụ, rồi theo chân đám trẻ. Hà Khúc nghe vậy, biết tứ vương gia đến là có chuyện cần bàn, xoay lưng nhường đường, đưa tay ra dấu mời hắn đi vào trong.
Tứ Thụy kiên quyết đợi bậc trưởng bối ngồi rồi mới ngồi xuống đối diện. Hà Khúc vẫn chưa biết chuyện trên triều sáng nay, chỉ cảm thấy người trước mặt có gì đó khang khác, lại không nói rõ được là khác ở điểm nào. Đành thu hồi ý nghĩ mơ hồ, hỏi hắn:
"Vương gia hồi kinh hẳn còn nhiều công vụ bận rộn nhưng lại đến tìm ta là có việc gì quan trọng sao?".
Hắn nhẹ nhàng cười.
"Thăm hỏi nhạc phụ cũng là việc quan trọng vậy".
Hà Khúc nghe câu nói đùa ấy, trên mặt hiện lên vẻ ngạc nhiên, rồi bất đắc dĩ lắc đầu.
"Nếu vương gia đến là vì chuyện ta từ quan, thì không cần đâu. Đã từ quan sao có chuyện phục chức, huống hồ ý ta đã quyết, sẽ không thay đổi".
Tứ Thụy vốn chẳng có ý định thuyết phục nên nét mặt như cũ vẫn thư thái. Còn hỏi một câu "lạc đề":
"Nhạc phụ biết thôn này và hơn mười thôn khác quanh đây có gì lạ hay không?".
Dù ngỡ ngàng nhưng Hà Khúc vẫn trả lời:
"Nói đến chuyện lạ, đúng là có rất nhiều. Tuy ta chỉ mới dạy học ở thôn này vài hôm nhưng trước đó cũng có nghe kể lại. Toàn bộ khu vực phía tây này trước kia là vùng giáp hoàng thành mà nghèo đói nhất so với các vùng lân cận khác. Dân sống nơi này chủ yếu là nạn dân từ khắp nơi đổ đến, vì chịu tai ương của nạn đói, quê nhà trồng trọt mất mùa, hứng chịu hạn hán, dịch bệnh tha hương mà đến; lại không tìm được kế sinh nhai trong thành. Nhưng kể từ bảy, tám năm về trước nạn dân đều di chuyển tập trung ở đây, định cư lâu dài, cất nhà làm ruộng. Đây là việc lạ thứ nhất. Ta còn nghe đồn có người đứng ra lo liệu, giúp đỡ thôn dân. Hẳn nhờ nguyên nhân này mà khu vực ở đây mới có được dáng vẻ như hiện tại. Nhưng ngay cả trẻ con cũng rất kín miệng, nên người trong thành chẳng hỏi ra được gì. Có thể xem là việc lạ thứ nhì", như sực nhớ ra điều nữa, Hà Khúc chỉ tay về phía cuối thôn, "miếu thờ đối với người trong thôn rất quan trọng, người ngoài không được đặt chân đến, ta đối với điều này cảm thấy rất hiếu kỳ".
"Người cho xây miếu, người cung cấp bạc để nạn dân cất đất dựng nhà và lệnh bọn họ giữ bí mật là cùng một người".
Hà Khúc vui mừng lập tức hỏi:
"Vương gia biết danh tính vị Bồ Tát sống đó ư?".
Dưới mái hiên, tiếng cười giòn tan vang lên khiến dàn giao hưởng của lũ ve sầu trong tán cây quanh sân ngưng bặt. Tứ Thụy không nghĩ tới bản thân được phóng đại như thế, hắn thôi cười, cúi đầu tư lự. Những việc hắn có thể làm thật sự không nhiều, không xứng để nhận sự ca tụng, chẳng qua chỉ do lời đồn đãi.
"A Thụy không phải Bồ Tát, miếu kia cũng không dùng để thắp hương thờ cúng, chỉ xây để che giấu cơ sở ngầm bên dưới, là một trong số y quán mà ta bí mật lập ra".
Ve lại kêu râm ran. Hà Khúc ở đối diện toàn thân bất động như bị sét đánh, không biết là tai nghe nhầm hay hiểu ra nhầm ý, khó khăn hỏi lại:
"Người nói... vị kia... vị kia chính là người ư?".
"Phải. Nơi này trước nay đều do ta cai quản".
Hà Khúc lắc đầu nguầy nguậy, rõ ràng là không dám tin. Người cung cấp bạc và lương thực, thuốc men kia phải là người có nguồn tài vật lớn. Song chưa cần nói đến những điều đó, chỉ riêng việc đối chiếu thời gian đã thấy không đúng. Người nọ bảy, tám năm trước ra tay hành thiện; khi ấy tứ vương gia chẳng qua chỉ là một hài tử bảy, tám tuổi. Một đứa trẻ dù có đặc biệt đến thế nào, cũng lấy đâu ra bản lĩnh đó?
Bóng đổ của vầng thái dương lướt qua bậc thềm, Tứ Thụy ngửa mặt nhìn lên bầu không, bỗng nói một câu:
"Lâu như vậy, cuối cùng cũng có được một cơn mưa".
Trời rõ ràng đang nắng to, sự nghi ngờ và rối rắm của Hà Khúc càng gia tăng. Đã bao lâu trời chưa đổ mưa rồi, há lại vì một vương gia nói mưa là sẽ cho mưa rơi xuống? Sức người cùng lắm chỉ có thể trị hạn. Gọi là trị hạn chính là chữa trị những hậu quả của cơn đại hạn gây ra cho bách tính tránh khỏi kiếp nạn chết đói chết khát. Còn mưa hay không, chỉ có trời mới quyết định được.
Thế nhưng chính trong cái nhìn nghi hoặc đó, mây trên nền trời bắt đầu biến đổi, tụ lại như đám trẻ chụm đầu giải đố. Giữa trưa hè oi ả, gió bỗng thổi vù vù, bụi đất trước sân bị thổi tung lên tán loạn. Những giọt nước to như hạt đậu lộp độp rơi xuống, trong không khí bốc lên thứ mùi dân dã quen thuộc của đất thấm mưa. Đến khi trước mắt là một màn mưa mờ ảo, đến khi hơi ẩm thanh lạnh bủa vây da thịt, Hà Khúc mới xoay đầu lại nhìn Tứ Thụy, không thốt nổi nên lời.
Thật ra cũng không lạ lùng như ông ta nghĩ. Người luyện võ nhiều năm như Tứ Thụy có xúc giác linh mẫn hơn người khác một chút, mắt nhìn xa hơn người khác một chút, lại thêm kiến thức có sẵn mang theo từ kiếp trước nên mới đoán trước được trời có mưa sớm hơn người khác một chút. Nhưng một chút chênh lệch đó trong hoàn cảnh hiện tại, với người chứng kiến sẽ chỉ có duy nhất một ý nghĩ, cảm thấy vị vương gia trước mặt thâm tàng bất lộ, tài năng khác thường. Có phần quỷ dị.
Mà Tứ Thụy nói cho đối phương những điều kia, kể ra bí mật là có nguyên do cả. Giống như mười năm trước hắn dùng lời mà thuyết phục Tống thái y, hiện tại cũng tương tự như khi ấy. Tứ Thụy thẳng lưng, thần sắc trở nên nghiêm túc, đề cập vào chính sự:
"A Thụy dự định xây Nghĩa học đường, muốn mời nhạc phụ làm phu tử đứng đầu".
Lời vừa dứt, vẻ mặt Hà Khúc mới vừa khôi phục được bình tĩnh lại chịu kinh động. Quả là may mắn khi ông ta không có tiền sử bệnh tim, phổi. Nếu không, liên tiếp nhiều lần đón nhận bất ngờ như thế làm sao trụ nổi? Môi run run hỏi:
"Vương gia... muốn xây lớn cỡ nào?".
Nếu chỉ mở lớp học như ông ta đang làm thì chỉ là việc đơn giản, còn thực sự xây dựng trường lớn, thu hút sự chú ý khắp nơi, thì lại là chuyện khác!
"Tương truyền rằng Khổng phu tử có "tam thiên đồ đệ", A Thụy cảm thấy rất thú vị. Tuy không thể sánh với bậc thánh hiền, nhưng ta cũng muốn noi theo gương sáng ấy, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Sự học vốn không nên phân biệt, càng không nên bị ngăn cản bởi nghèo nàn hay phú quý. Có bao nhiêu người muốn đến xin học, chúng ta sẽ nhận bấy nhiêu người. Chỉ cần nhạc phụ nhận lời đứng ra dẫn dắt, dạy dỗ học trò. Những việc lặt vặt khác, A Thụy sẽ lo liệu chu toàn".
Lặt vặt ư? Sao có thể nói là lặt vặt?
"Vương gia có nghĩ đến hậu quả hay chưa? Hoàng thượng có thể đồng ý không? Đám đại thần, quý tộc có thể thuận theo không? Những nhà quyền quý mời thầy đến nhà dạy học hay cho con theo học trường công đều phải bỏ ra số bạc không hề nhỏ. Người muốn đứng ra tuyên bố mở trường tư dạy học miễn phí, hơn nữa còn không giới hạn đệ tử. Chẳng phải là đang muốn thách thức với tầng lớp trên cùng, với quy định đã có sẵn từ lâu ư?".
Chỉ có những người được trau dồi đèn sách từ nhỏ mới có cơ hội tham gia thi cử, đỗ đạt làm quan. Nhưng nhà nông bình thường, miếng ăn lo còn chưa xuể, sao dám mơ đến việc cho con đi học?
"A Thụy không màng khuôn phép đã là chuyện ai nấy đều không xa lạ. Tầng lớp trên cùng đứng đầu chẳng phải là người của hoàng gia hay sao? Ta chính là kẻ có mặt mũi nhất trong đám quý tộc, là người trong hoàng gia đó đấy thôi. Hoàng thượng là bậc minh quân, sẽ không phản đối. Nhạc phụ từ quan là vì ngao ngán triều đình mục ruỗng, quan lại đạo đức suy đồi. Nếu không thay đổi, cứ sợ sệt mà bị cái gọi là lề thói, quy định cũ thao túng trói buộc, tương lai Đại Tề sẽ đi về đâu? Mấy mươi năm qua thiên tai dịch bệnh triền miên, nếu cứ tiếp tục tất sinh nội loạn. Trong số lân bang, ngoại trừ Liêu quốc có quan hệ hòa hảo nhất, các nước khác đều âm thầm nuôi binh chờ đợi. Bọn chúng đợi cái gì? Còn không phải là đợi thời cơ để phân chia quốc thổ chúng ta? Thái tử Bắc Chu là Vũ Đàm Lãng, kẻ này trong số hậu nhân của các hoàng triều có tài năng nổi trội nhất, không ngại ngần tỏ rõ tham vọng phát triển bá nghiệp. Đại Tề lúc này không chịu đổi mới, còn đợi tới khi nào? Tới khi vó ngựa của ngoại xâm giẫm lên quan ải, giày xéo xương cốt máu thịt bách tính của chúng ta ư?".
Diệt tham quan, bạo quan thôi chưa đủ. Chỉ cần một ngày còn chưa thay đổi, cái gốc mầm bệnh ung nhọt vẫn còn trong triều thì tình cảnh quan lại biến chất vẫn sẽ tiếp diễn như cũ. Hà cớ gì quý tộc, con nhà quan có thể đi học mà dân chúng lương thiện thì lại không? Tại sao những người hiểu rõ sự cơ khổ của nghèo đói, lưu lạc như những nạn dân ở đây lại không được phép trở thành rường cột nước nhà? Không ai cho bọn họ cơ hội, hắn cho!
Hà Khúc rúng động tâm tư. Có lẽ điều mà ông ta, hay thậm chí hoàng thượng cũng không dám tin có thể thực hiện thì tứ vương gia lại có thể. Chí ít ngài ấy dám thử, dám nghĩ đến việc kẻ khác không dám, dám làm chuyện khắp thiên hạ không ai dám làm. Ai nói là không thể thành công? Người này bảy, tám tuổi đã làm nên công đức lớn nhường kia thì hiện tại cũng có thể giúp Đại Tề thay da đổi thịt.
"Vương gia sai rồi", Hà Khúc mắt sáng ngời, ý tứ sâu xa cười nói, "Thái tử Bắc Chu tài năng nổi trội hơn người? Ta lại không cho là đúng".
Tứ Thụy nghe đối phương chơi chữ cũng chỉ cười ha ha.
"Đây là nhạc phụ đã nhận lời A Thụy rồi?".
"Ta là người đầu tiên. Nhưng nếu vương gia đã muốn đánh một ván cờ lớn, một quân xe chỉ e không đủ", ý rằng những thứ như bạc, phu tử, nhân công xây dựng đều cần số lượng lớn, là những thứ sẽ chỉ cần nhiều thêm chứ không thể bớt đi một phân, "trong tay vương gia đã có được bao nhiêu, liệu có đủ dùng hay không?".
Môi Tứ Thụy cong lên, cười như một con hồ ly giảo hoạt.
"An tâm, đều sẽ có đủ. Sáng nay ta vừa đòi được số nợ không nhỏ, bạc đầu tháng sẽ có. Phu tử, chỉ cần một đạo chiếu chỉ của hoàng thượng, Đại Tề chúng ta vốn là không thiếu. Còn xe pháo mã, tướng sĩ tốt...", mắt hắn híp lại, "đều đã chọn được rồi".
Xe là Hà Khúc, tướng là Tứ Thụy, pháo là các huynh đệ "thổ phỉ" của hắn, sĩ là hoàng thượng, còn quân mã và đám quân tốt... Nụ cười trên mặt Tứ Thụy càng thêm sâu, rõ ràng là đang tính kế ai đó. Hà Khúc nhìn dáng vẻ "lưu manh" của hắn mà run rẩy khóe môi, xem chừng sắp có kẻ gặp vận rủi rồi đây.
Những cậu học trò nhỏ nghiêm cẩn cúi mình, lanh lảnh cất giọng đồng thanh chào phu tử rồi cười nói huyên náo rời khỏi phòng học để về nhà. Một đứa lớn nhất nhìn thấy Hà Phách thì chạy vù tới ngoác miệng cười:
"Phách ca ca, lại tới đưa cơm cho phu tử của bọn đệ à?".
Hà Phách gật đầu đáp phải. Đám trẻ tụm lại một chỗ len lén liếc mắt nhìn vị công tử khôi ngô đằng xa đang dựa lưng vào thân cây, thì thầm to nhỏ với nhau. Hà Phách che miệng cười.
Mà Hà Khúc ở trong phòng lúc này vừa thu dọn xong, mới nhìn ra bên ngoài, trông thấy bóng áo đỏ dưới tán cây bên ngoài, giật mình vội vàng ra đón. Khi còn cách hắn chục bước chân thì khom lưng định hành lễ. Ông ta chỉ vừa mới cúi đầu, hai tay còn chưa kịp chắp vào nhau đã có bàn tay cứng rắn giữ trụ lấy. Tứ Thụy đã xuất hiện ngay trước mặt, ngăn lại nói:
"Nhạc phụ xin đừng đa lễ".
Hà Khúc vẫn chưa khôi phục được tinh thần, mới vừa rồi tứ vương gia còn ở kia, trong nháy mắt đã ở đây rồi. Đám trẻ xung quanh thi nhau vỗ tay reo hò:
"Thần tiên ca ca", còn kéo áo Hà Phách hỏi, "Thần tiên ca ca là người quen của huynh à?".
Hà Phách ưỡn ngực tự hào trả lời:
"Huynh ấy là tỷ phu của ta đó!".
Tứ Thụy quay sang cười bảo Hà Phách:
"Đệ cùng các bạn đi chơi đi, ta với nghĩa phụ của đệ trò chuyện một lát".
Hà Phách tới trao bọc đồ cho nghĩa phụ, rồi theo chân đám trẻ. Hà Khúc nghe vậy, biết tứ vương gia đến là có chuyện cần bàn, xoay lưng nhường đường, đưa tay ra dấu mời hắn đi vào trong.
Tứ Thụy kiên quyết đợi bậc trưởng bối ngồi rồi mới ngồi xuống đối diện. Hà Khúc vẫn chưa biết chuyện trên triều sáng nay, chỉ cảm thấy người trước mặt có gì đó khang khác, lại không nói rõ được là khác ở điểm nào. Đành thu hồi ý nghĩ mơ hồ, hỏi hắn:
"Vương gia hồi kinh hẳn còn nhiều công vụ bận rộn nhưng lại đến tìm ta là có việc gì quan trọng sao?".
Hắn nhẹ nhàng cười.
"Thăm hỏi nhạc phụ cũng là việc quan trọng vậy".
Hà Khúc nghe câu nói đùa ấy, trên mặt hiện lên vẻ ngạc nhiên, rồi bất đắc dĩ lắc đầu.
"Nếu vương gia đến là vì chuyện ta từ quan, thì không cần đâu. Đã từ quan sao có chuyện phục chức, huống hồ ý ta đã quyết, sẽ không thay đổi".
Tứ Thụy vốn chẳng có ý định thuyết phục nên nét mặt như cũ vẫn thư thái. Còn hỏi một câu "lạc đề":
"Nhạc phụ biết thôn này và hơn mười thôn khác quanh đây có gì lạ hay không?".
Dù ngỡ ngàng nhưng Hà Khúc vẫn trả lời:
"Nói đến chuyện lạ, đúng là có rất nhiều. Tuy ta chỉ mới dạy học ở thôn này vài hôm nhưng trước đó cũng có nghe kể lại. Toàn bộ khu vực phía tây này trước kia là vùng giáp hoàng thành mà nghèo đói nhất so với các vùng lân cận khác. Dân sống nơi này chủ yếu là nạn dân từ khắp nơi đổ đến, vì chịu tai ương của nạn đói, quê nhà trồng trọt mất mùa, hứng chịu hạn hán, dịch bệnh tha hương mà đến; lại không tìm được kế sinh nhai trong thành. Nhưng kể từ bảy, tám năm về trước nạn dân đều di chuyển tập trung ở đây, định cư lâu dài, cất nhà làm ruộng. Đây là việc lạ thứ nhất. Ta còn nghe đồn có người đứng ra lo liệu, giúp đỡ thôn dân. Hẳn nhờ nguyên nhân này mà khu vực ở đây mới có được dáng vẻ như hiện tại. Nhưng ngay cả trẻ con cũng rất kín miệng, nên người trong thành chẳng hỏi ra được gì. Có thể xem là việc lạ thứ nhì", như sực nhớ ra điều nữa, Hà Khúc chỉ tay về phía cuối thôn, "miếu thờ đối với người trong thôn rất quan trọng, người ngoài không được đặt chân đến, ta đối với điều này cảm thấy rất hiếu kỳ".
"Người cho xây miếu, người cung cấp bạc để nạn dân cất đất dựng nhà và lệnh bọn họ giữ bí mật là cùng một người".
Hà Khúc vui mừng lập tức hỏi:
"Vương gia biết danh tính vị Bồ Tát sống đó ư?".
Dưới mái hiên, tiếng cười giòn tan vang lên khiến dàn giao hưởng của lũ ve sầu trong tán cây quanh sân ngưng bặt. Tứ Thụy không nghĩ tới bản thân được phóng đại như thế, hắn thôi cười, cúi đầu tư lự. Những việc hắn có thể làm thật sự không nhiều, không xứng để nhận sự ca tụng, chẳng qua chỉ do lời đồn đãi.
"A Thụy không phải Bồ Tát, miếu kia cũng không dùng để thắp hương thờ cúng, chỉ xây để che giấu cơ sở ngầm bên dưới, là một trong số y quán mà ta bí mật lập ra".
Ve lại kêu râm ran. Hà Khúc ở đối diện toàn thân bất động như bị sét đánh, không biết là tai nghe nhầm hay hiểu ra nhầm ý, khó khăn hỏi lại:
"Người nói... vị kia... vị kia chính là người ư?".
"Phải. Nơi này trước nay đều do ta cai quản".
Hà Khúc lắc đầu nguầy nguậy, rõ ràng là không dám tin. Người cung cấp bạc và lương thực, thuốc men kia phải là người có nguồn tài vật lớn. Song chưa cần nói đến những điều đó, chỉ riêng việc đối chiếu thời gian đã thấy không đúng. Người nọ bảy, tám năm trước ra tay hành thiện; khi ấy tứ vương gia chẳng qua chỉ là một hài tử bảy, tám tuổi. Một đứa trẻ dù có đặc biệt đến thế nào, cũng lấy đâu ra bản lĩnh đó?
Bóng đổ của vầng thái dương lướt qua bậc thềm, Tứ Thụy ngửa mặt nhìn lên bầu không, bỗng nói một câu:
"Lâu như vậy, cuối cùng cũng có được một cơn mưa".
Trời rõ ràng đang nắng to, sự nghi ngờ và rối rắm của Hà Khúc càng gia tăng. Đã bao lâu trời chưa đổ mưa rồi, há lại vì một vương gia nói mưa là sẽ cho mưa rơi xuống? Sức người cùng lắm chỉ có thể trị hạn. Gọi là trị hạn chính là chữa trị những hậu quả của cơn đại hạn gây ra cho bách tính tránh khỏi kiếp nạn chết đói chết khát. Còn mưa hay không, chỉ có trời mới quyết định được.
Thế nhưng chính trong cái nhìn nghi hoặc đó, mây trên nền trời bắt đầu biến đổi, tụ lại như đám trẻ chụm đầu giải đố. Giữa trưa hè oi ả, gió bỗng thổi vù vù, bụi đất trước sân bị thổi tung lên tán loạn. Những giọt nước to như hạt đậu lộp độp rơi xuống, trong không khí bốc lên thứ mùi dân dã quen thuộc của đất thấm mưa. Đến khi trước mắt là một màn mưa mờ ảo, đến khi hơi ẩm thanh lạnh bủa vây da thịt, Hà Khúc mới xoay đầu lại nhìn Tứ Thụy, không thốt nổi nên lời.
Thật ra cũng không lạ lùng như ông ta nghĩ. Người luyện võ nhiều năm như Tứ Thụy có xúc giác linh mẫn hơn người khác một chút, mắt nhìn xa hơn người khác một chút, lại thêm kiến thức có sẵn mang theo từ kiếp trước nên mới đoán trước được trời có mưa sớm hơn người khác một chút. Nhưng một chút chênh lệch đó trong hoàn cảnh hiện tại, với người chứng kiến sẽ chỉ có duy nhất một ý nghĩ, cảm thấy vị vương gia trước mặt thâm tàng bất lộ, tài năng khác thường. Có phần quỷ dị.
Mà Tứ Thụy nói cho đối phương những điều kia, kể ra bí mật là có nguyên do cả. Giống như mười năm trước hắn dùng lời mà thuyết phục Tống thái y, hiện tại cũng tương tự như khi ấy. Tứ Thụy thẳng lưng, thần sắc trở nên nghiêm túc, đề cập vào chính sự:
"A Thụy dự định xây Nghĩa học đường, muốn mời nhạc phụ làm phu tử đứng đầu".
Lời vừa dứt, vẻ mặt Hà Khúc mới vừa khôi phục được bình tĩnh lại chịu kinh động. Quả là may mắn khi ông ta không có tiền sử bệnh tim, phổi. Nếu không, liên tiếp nhiều lần đón nhận bất ngờ như thế làm sao trụ nổi? Môi run run hỏi:
"Vương gia... muốn xây lớn cỡ nào?".
Nếu chỉ mở lớp học như ông ta đang làm thì chỉ là việc đơn giản, còn thực sự xây dựng trường lớn, thu hút sự chú ý khắp nơi, thì lại là chuyện khác!
"Tương truyền rằng Khổng phu tử có "tam thiên đồ đệ", A Thụy cảm thấy rất thú vị. Tuy không thể sánh với bậc thánh hiền, nhưng ta cũng muốn noi theo gương sáng ấy, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Sự học vốn không nên phân biệt, càng không nên bị ngăn cản bởi nghèo nàn hay phú quý. Có bao nhiêu người muốn đến xin học, chúng ta sẽ nhận bấy nhiêu người. Chỉ cần nhạc phụ nhận lời đứng ra dẫn dắt, dạy dỗ học trò. Những việc lặt vặt khác, A Thụy sẽ lo liệu chu toàn".
Lặt vặt ư? Sao có thể nói là lặt vặt?
"Vương gia có nghĩ đến hậu quả hay chưa? Hoàng thượng có thể đồng ý không? Đám đại thần, quý tộc có thể thuận theo không? Những nhà quyền quý mời thầy đến nhà dạy học hay cho con theo học trường công đều phải bỏ ra số bạc không hề nhỏ. Người muốn đứng ra tuyên bố mở trường tư dạy học miễn phí, hơn nữa còn không giới hạn đệ tử. Chẳng phải là đang muốn thách thức với tầng lớp trên cùng, với quy định đã có sẵn từ lâu ư?".
Chỉ có những người được trau dồi đèn sách từ nhỏ mới có cơ hội tham gia thi cử, đỗ đạt làm quan. Nhưng nhà nông bình thường, miếng ăn lo còn chưa xuể, sao dám mơ đến việc cho con đi học?
"A Thụy không màng khuôn phép đã là chuyện ai nấy đều không xa lạ. Tầng lớp trên cùng đứng đầu chẳng phải là người của hoàng gia hay sao? Ta chính là kẻ có mặt mũi nhất trong đám quý tộc, là người trong hoàng gia đó đấy thôi. Hoàng thượng là bậc minh quân, sẽ không phản đối. Nhạc phụ từ quan là vì ngao ngán triều đình mục ruỗng, quan lại đạo đức suy đồi. Nếu không thay đổi, cứ sợ sệt mà bị cái gọi là lề thói, quy định cũ thao túng trói buộc, tương lai Đại Tề sẽ đi về đâu? Mấy mươi năm qua thiên tai dịch bệnh triền miên, nếu cứ tiếp tục tất sinh nội loạn. Trong số lân bang, ngoại trừ Liêu quốc có quan hệ hòa hảo nhất, các nước khác đều âm thầm nuôi binh chờ đợi. Bọn chúng đợi cái gì? Còn không phải là đợi thời cơ để phân chia quốc thổ chúng ta? Thái tử Bắc Chu là Vũ Đàm Lãng, kẻ này trong số hậu nhân của các hoàng triều có tài năng nổi trội nhất, không ngại ngần tỏ rõ tham vọng phát triển bá nghiệp. Đại Tề lúc này không chịu đổi mới, còn đợi tới khi nào? Tới khi vó ngựa của ngoại xâm giẫm lên quan ải, giày xéo xương cốt máu thịt bách tính của chúng ta ư?".
Diệt tham quan, bạo quan thôi chưa đủ. Chỉ cần một ngày còn chưa thay đổi, cái gốc mầm bệnh ung nhọt vẫn còn trong triều thì tình cảnh quan lại biến chất vẫn sẽ tiếp diễn như cũ. Hà cớ gì quý tộc, con nhà quan có thể đi học mà dân chúng lương thiện thì lại không? Tại sao những người hiểu rõ sự cơ khổ của nghèo đói, lưu lạc như những nạn dân ở đây lại không được phép trở thành rường cột nước nhà? Không ai cho bọn họ cơ hội, hắn cho!
Hà Khúc rúng động tâm tư. Có lẽ điều mà ông ta, hay thậm chí hoàng thượng cũng không dám tin có thể thực hiện thì tứ vương gia lại có thể. Chí ít ngài ấy dám thử, dám nghĩ đến việc kẻ khác không dám, dám làm chuyện khắp thiên hạ không ai dám làm. Ai nói là không thể thành công? Người này bảy, tám tuổi đã làm nên công đức lớn nhường kia thì hiện tại cũng có thể giúp Đại Tề thay da đổi thịt.
"Vương gia sai rồi", Hà Khúc mắt sáng ngời, ý tứ sâu xa cười nói, "Thái tử Bắc Chu tài năng nổi trội hơn người? Ta lại không cho là đúng".
Tứ Thụy nghe đối phương chơi chữ cũng chỉ cười ha ha.
"Đây là nhạc phụ đã nhận lời A Thụy rồi?".
"Ta là người đầu tiên. Nhưng nếu vương gia đã muốn đánh một ván cờ lớn, một quân xe chỉ e không đủ", ý rằng những thứ như bạc, phu tử, nhân công xây dựng đều cần số lượng lớn, là những thứ sẽ chỉ cần nhiều thêm chứ không thể bớt đi một phân, "trong tay vương gia đã có được bao nhiêu, liệu có đủ dùng hay không?".
Môi Tứ Thụy cong lên, cười như một con hồ ly giảo hoạt.
"An tâm, đều sẽ có đủ. Sáng nay ta vừa đòi được số nợ không nhỏ, bạc đầu tháng sẽ có. Phu tử, chỉ cần một đạo chiếu chỉ của hoàng thượng, Đại Tề chúng ta vốn là không thiếu. Còn xe pháo mã, tướng sĩ tốt...", mắt hắn híp lại, "đều đã chọn được rồi".
Xe là Hà Khúc, tướng là Tứ Thụy, pháo là các huynh đệ "thổ phỉ" của hắn, sĩ là hoàng thượng, còn quân mã và đám quân tốt... Nụ cười trên mặt Tứ Thụy càng thêm sâu, rõ ràng là đang tính kế ai đó. Hà Khúc nhìn dáng vẻ "lưu manh" của hắn mà run rẩy khóe môi, xem chừng sắp có kẻ gặp vận rủi rồi đây.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook