Truy Tìm Thiên Kim Nhà Tổng Thống
-
Chương 50: Đàn sĩ
Trịnh Thanh Mây bị ông chủ gọi ra vẫn không hiểu mình đã làm sai chuyện gì: “Bác gọi cháu ra đây có gì không ạ? Khách đang đông để cháu vào trong giúp đỡ mọi người một tay.”
Cô vừa định xoay người đi, Lâm Thanh Chí vội bước lên trước ngăn lại.
Trịnh Thanh Mây đảo mắt nhìn hai người họ: “Sao vậy ạ?”
Trương Phong ngập ngừng mãi, cuối cùng cũng dứt khoát lên tiếng: “Ta nghĩ cháu không thích hợp với công việc này.”
Lời của ông càng khiến cô khó hiểu: “Tại sao ạ?”
Trương Phong bất đắc dĩ thở dài: “Khách đến bao nhiêu người, cháu đuổi đi hết bấy nhiêu người. Nếu cứ đà này, chắc quán đóng cửa sớm. Xem như cháu thương tình cho ông già tội nghiệp này, tiền lương hôm nay bác vẫn thanh toán đầy đủ.”
“Nhưng rõ ràng là họ sai, đâu phải lỗi do cháu.” Trịnh Thanh Mây không thể lý giải nổi.
Lâm Thanh Chí tươi cười giảng hòa: “Thì như vậy ông chủ mới nói em không thích hợp với công việc này. Một sự nhịn chín sự lành, khách hàng là thượng đế. Cứ theo quy tắc đó cửa hàng mới ăn nên làm ra.”
Trịnh Thanh Mây nghe vậy rầu rĩ cụp mắt: “Vâng, cháu hiểu rồi ạ. Tiền lương hôm nay bác không cần đưa cháu đâu. Xin lỗi đã làm phiền mọi người.”
Nói rồi, cô cởi bỏ tạp dề, xếp gọn mũ đồng phục đặt lên bàn, buồn bã rời khỏi.
Đi trên đường, Trịnh Thanh Mây giận chính mình vô dụng, lấy chân hất mạnh mấy viên sỏi lăn lông lốc.
Lúc ngang qua một nhà hàng năm sao, cô bất ngờ nhìn thấy tờ quảng cáo tuyển đàn sĩ* violin. Buồn ngủ gặp chiếu manh, Trịnh Thanh Mây lập tức nắm bắt thời cơ, đi vào bên trong xin gặp quản lý.
Nhân viên dẫn cô lên thang máy đến một căn phòng nhỏ. Quản lý nhà hàng là một cô gái trẻ tuổi tầm 27, người ở đây gọi cô ấy là chị Tiên.
Chị Tiên nhìn bộ đồng phục cấp ba trên người cô hồi lâu, rồi lắc đầu thở dài: “Em còn quá nhỏ, chị nghĩ em không thích hợp với công việc này. Em vẫn nên tập trung học hành thì hơn.”
Lời đối phương không nằm ngoài dự đoán của Trịnh Thanh Mây, cô lễ phép lên tiếng: “Em hiểu suy nghĩ của chị, nhưng trước khi quyết định chị có thể cho em cơ hội được đàn thử không? Nếu sau đó chị vẫn không đồng ý, em sẽ đi ngay ạ.”
Chị Tiên không nỡ từ chối yêu cầu của nữ sinh dễ mến này, miễn cưỡng đồng ý: “Được, vậy để chị gọi người lấy đàn giúp em.”
Trịnh Thanh Mây sau khi nhận đàn, quyết định tấu một khúc nhạc kinh điển mang tên Beethoven Virus hay còn gọi là bản giao hưởng định mệnh.
Đến cả chị Tiên cũng ngỡ ngàng khi biết đối phương chọn bài này. Độ khó của Beethoven Virus khiến Hồ Cát Tiên càng thêm chắc chắn nhận định trước đó của mình, thế nhưng chính cô cũng thầm đánh giá cao tinh thần của người đối diện.
Trịnh Thanh Mây không biết điều này, cô chỉ tập trung làm tốt phần việc của mình.
Những giai điệu đầu tiên vừa vang lên đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của người quản lý trẻ.
Tiết tấu mạnh mẽ, nhịp điệu được xử lý mượt mà, âm thanh do tiếng đàn của cô tạo ra tựa như một vật thể sống từng chút chạm đến linh hồn người nghe.
Chị Tiên tựa như bị tiếng đàn violin thôi miên vào một trận chiến không khoan nhượng. Giai điệu khi dồn dập lúc ngắt quãng hòa lẫn vào nhau, dễ dàng làm sục sôi ngọn lửa nhiệt huyết trong tim bất kỳ ai.
Mãi đến khi bản nhạc kết thúc, Hồ Cát Tiên vẫn còn đắm chìm trong dư âm tiếng đàn gây nghiện này.
Trịnh Thanh Mây hồi hộp hỏi ý kiến đối phương: “Chị thấy sao?”
Đối phương mãi không trả lời buộc cô phải lớn tiếng gọi tên: “Chị Tiên! Chị Tiên!”
Hồ Cát Tiên cuối cùng cũng hoàn hồn, sự ngỡ ngàng xen lẫn nỗi xúc động lấp đầy đôi mắt cô: “Làm sao có thể? Em có thể tiết lộ cho chị biết thầy dạy đàn của em là ai không?”
“Em tự học trên mạng. Nhưng em có thần tượng, người này chắc chị cũng biết. Là cố nghệ sĩ Lê Phương.”
Kể từ khi gặp Trịnh Thanh Mây, quản lý trẻ không ngừng bị tài năng của cô chinh phục. Bất ngờ qua đi, vui sướng lập tức ùa về.
Hồ Cát Tiên thầm nghĩ bản thân chẳng phải vừa nhặt được báu vật hay sao? Nếu có tiếng đàn của cô gái nhỏ còn sợ gì doanh thu nhà hàng không tăng.
“Em có thể đi làm vào ngày nào?”
Dù đã đoán trước được, nhưng khi tận tai nghe thấy, Trịnh Thanh Mây vẫn khó tránh khỏi kinh ngạc: “Ý chị là?”
Chị Tiên cười hóm hỉnh đáp lời: “Em được nhận rồi cô nương! Khi nào đi làm đây?”
Hạnh phúc vỡ oà trong đầu Trịnh Thanh Mây, cô có nằm mơ cũng không ngờ một ngày mình sẽ tìm được công việc nhờ vào đam mê của bản thân. Cô gập người vui vẻ lên tiếng:
“Em cảm ơn chị. Ngày mai ạ! Em có thể đi làm từ ngày mai.”
Chị Tiên nhìn Trịnh Thanh Mây như nhìn thấy kho vàng trước mắt, cười xán lạn xoa đầu đối phương: “Được rồi. Giờ thì em theo chị, chị dẫn em đi một vòng làm quen khuôn viên nhà hàng.”
*Đàn sĩ: những người chơi đàn nghiệp dư, chưa qua trường lớp đào tạo, được thuê theo giờ để đàn trong các nhà hàng, quán bar,…
Cô vừa định xoay người đi, Lâm Thanh Chí vội bước lên trước ngăn lại.
Trịnh Thanh Mây đảo mắt nhìn hai người họ: “Sao vậy ạ?”
Trương Phong ngập ngừng mãi, cuối cùng cũng dứt khoát lên tiếng: “Ta nghĩ cháu không thích hợp với công việc này.”
Lời của ông càng khiến cô khó hiểu: “Tại sao ạ?”
Trương Phong bất đắc dĩ thở dài: “Khách đến bao nhiêu người, cháu đuổi đi hết bấy nhiêu người. Nếu cứ đà này, chắc quán đóng cửa sớm. Xem như cháu thương tình cho ông già tội nghiệp này, tiền lương hôm nay bác vẫn thanh toán đầy đủ.”
“Nhưng rõ ràng là họ sai, đâu phải lỗi do cháu.” Trịnh Thanh Mây không thể lý giải nổi.
Lâm Thanh Chí tươi cười giảng hòa: “Thì như vậy ông chủ mới nói em không thích hợp với công việc này. Một sự nhịn chín sự lành, khách hàng là thượng đế. Cứ theo quy tắc đó cửa hàng mới ăn nên làm ra.”
Trịnh Thanh Mây nghe vậy rầu rĩ cụp mắt: “Vâng, cháu hiểu rồi ạ. Tiền lương hôm nay bác không cần đưa cháu đâu. Xin lỗi đã làm phiền mọi người.”
Nói rồi, cô cởi bỏ tạp dề, xếp gọn mũ đồng phục đặt lên bàn, buồn bã rời khỏi.
Đi trên đường, Trịnh Thanh Mây giận chính mình vô dụng, lấy chân hất mạnh mấy viên sỏi lăn lông lốc.
Lúc ngang qua một nhà hàng năm sao, cô bất ngờ nhìn thấy tờ quảng cáo tuyển đàn sĩ* violin. Buồn ngủ gặp chiếu manh, Trịnh Thanh Mây lập tức nắm bắt thời cơ, đi vào bên trong xin gặp quản lý.
Nhân viên dẫn cô lên thang máy đến một căn phòng nhỏ. Quản lý nhà hàng là một cô gái trẻ tuổi tầm 27, người ở đây gọi cô ấy là chị Tiên.
Chị Tiên nhìn bộ đồng phục cấp ba trên người cô hồi lâu, rồi lắc đầu thở dài: “Em còn quá nhỏ, chị nghĩ em không thích hợp với công việc này. Em vẫn nên tập trung học hành thì hơn.”
Lời đối phương không nằm ngoài dự đoán của Trịnh Thanh Mây, cô lễ phép lên tiếng: “Em hiểu suy nghĩ của chị, nhưng trước khi quyết định chị có thể cho em cơ hội được đàn thử không? Nếu sau đó chị vẫn không đồng ý, em sẽ đi ngay ạ.”
Chị Tiên không nỡ từ chối yêu cầu của nữ sinh dễ mến này, miễn cưỡng đồng ý: “Được, vậy để chị gọi người lấy đàn giúp em.”
Trịnh Thanh Mây sau khi nhận đàn, quyết định tấu một khúc nhạc kinh điển mang tên Beethoven Virus hay còn gọi là bản giao hưởng định mệnh.
Đến cả chị Tiên cũng ngỡ ngàng khi biết đối phương chọn bài này. Độ khó của Beethoven Virus khiến Hồ Cát Tiên càng thêm chắc chắn nhận định trước đó của mình, thế nhưng chính cô cũng thầm đánh giá cao tinh thần của người đối diện.
Trịnh Thanh Mây không biết điều này, cô chỉ tập trung làm tốt phần việc của mình.
Những giai điệu đầu tiên vừa vang lên đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của người quản lý trẻ.
Tiết tấu mạnh mẽ, nhịp điệu được xử lý mượt mà, âm thanh do tiếng đàn của cô tạo ra tựa như một vật thể sống từng chút chạm đến linh hồn người nghe.
Chị Tiên tựa như bị tiếng đàn violin thôi miên vào một trận chiến không khoan nhượng. Giai điệu khi dồn dập lúc ngắt quãng hòa lẫn vào nhau, dễ dàng làm sục sôi ngọn lửa nhiệt huyết trong tim bất kỳ ai.
Mãi đến khi bản nhạc kết thúc, Hồ Cát Tiên vẫn còn đắm chìm trong dư âm tiếng đàn gây nghiện này.
Trịnh Thanh Mây hồi hộp hỏi ý kiến đối phương: “Chị thấy sao?”
Đối phương mãi không trả lời buộc cô phải lớn tiếng gọi tên: “Chị Tiên! Chị Tiên!”
Hồ Cát Tiên cuối cùng cũng hoàn hồn, sự ngỡ ngàng xen lẫn nỗi xúc động lấp đầy đôi mắt cô: “Làm sao có thể? Em có thể tiết lộ cho chị biết thầy dạy đàn của em là ai không?”
“Em tự học trên mạng. Nhưng em có thần tượng, người này chắc chị cũng biết. Là cố nghệ sĩ Lê Phương.”
Kể từ khi gặp Trịnh Thanh Mây, quản lý trẻ không ngừng bị tài năng của cô chinh phục. Bất ngờ qua đi, vui sướng lập tức ùa về.
Hồ Cát Tiên thầm nghĩ bản thân chẳng phải vừa nhặt được báu vật hay sao? Nếu có tiếng đàn của cô gái nhỏ còn sợ gì doanh thu nhà hàng không tăng.
“Em có thể đi làm vào ngày nào?”
Dù đã đoán trước được, nhưng khi tận tai nghe thấy, Trịnh Thanh Mây vẫn khó tránh khỏi kinh ngạc: “Ý chị là?”
Chị Tiên cười hóm hỉnh đáp lời: “Em được nhận rồi cô nương! Khi nào đi làm đây?”
Hạnh phúc vỡ oà trong đầu Trịnh Thanh Mây, cô có nằm mơ cũng không ngờ một ngày mình sẽ tìm được công việc nhờ vào đam mê của bản thân. Cô gập người vui vẻ lên tiếng:
“Em cảm ơn chị. Ngày mai ạ! Em có thể đi làm từ ngày mai.”
Chị Tiên nhìn Trịnh Thanh Mây như nhìn thấy kho vàng trước mắt, cười xán lạn xoa đầu đối phương: “Được rồi. Giờ thì em theo chị, chị dẫn em đi một vòng làm quen khuôn viên nhà hàng.”
*Đàn sĩ: những người chơi đàn nghiệp dư, chưa qua trường lớp đào tạo, được thuê theo giờ để đàn trong các nhà hàng, quán bar,…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook