Truy Tìm Dracula
-
Chương 45
Ngày 20 tháng Sáu năm 1930
Bạn thân mến,
Ngay lúc này tôi chẳng còn ai để hàn huyên tâm sự, tôi nhận ra mình đang cầm bút trong tay và đặc biệt mong có anh bên cạnh để bầu bạn - anh sẽ vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng mà tôi đang thưởng thức ngay lúc này. Hôm nay tôi đang trong một trạng thái hoài nghi chính bản thân mình - anh chắc hẳn cũng sẽ như vậy nếu có thể nhìn thấy tôi đang ở đâu - trên một chuyến tàu, nhưng bản thân điều này cũng chẳng nói lên gì nhiều. Con tàu vẫn đang phì phò nhả khói tiến về Bucharest. Trời đất ơi, anh bạn, tôi như đang nghe tiếng anh trên nền tiếng còi tàu. Nhưng đây là sự thực. Tôi không định đến nơi chốn này, nhưng một điều gì đó vô cùng kỳ quái đã thúc đẩy tôi. Vài ngày trước, lúc hãy còn ở Istanbul, đang tiến hành một số công việc nghiên cứu mà tôi phải giữ bí mật, tôi đã phát hiện ra một vài manh mối khiến tôi muốn đến đây. Thực ra tôi không muốn, nói cho chính xác thì tôi đã bị làm cho khiếp đảm, thậm chí cảm thấy như bị ép buộc. Anh vốn là người rất duy lý - anh sẽ chẳng thèm quan tâm đến câu chuyện, nhưng tôi vô cùng mong muốn có được trí lực của anh trong chuyến đi này; để tìm được những gì tôi đang tìm kiếm, tôi sẽ phải huy động toàn bộ sức lực mình và còn hơn thế nữa.
Đoàn tàu đang chạy chậm lại để vào một thị trấn, một cơ hội tốt để mua bữa điểm tâm - tôi tạm ngừng một lát và sẽ quay lại với câu chuyện này sau.
Buổi chiều - Bucharest
Chắc hẳn tôi đã nghỉ trưa nếu tâm trí không đang bất an và kích động như thế này. Ở đây trời nóng kinh khủng - tôi cứ tưởng nơi đây phải là một vùng núi non mát lạnh, nhưng nếu có đúng thế thật thì tôi cũng chưa đến được đó. Bucharest là Paris thu nhỏ của phương Đông, vừa đường bệ vừa nhỏ nhắn vừa điểm nét tàn phai. Thành phố chắc hẳn đã phát triển rất nhanh vào các thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước. Phải rất lâu tôi mới tìm được một chiếc taxi, sau đó là một khách sạn, nhưng căn phòng khách sạn khá tiện nghi, tôi đã có thể tắm rửa, nghỉ ngơi, và suy nghĩ về những việc phải làm. Tôi lưỡng lự không muốn ghi lại ở đây những gì mình định làm, nhưng cuối cùng tôi đã ghi lại vì nghĩ anh sẽ rất khó mà hiểu được những đam mê của tôi. Nói một cách ngắn gọn và ấn tượng, tôi đang tiến hành một việc đại loại như là một cuộc điều tra, cuộc săn lùng của một sử gia với đối tượng là Dracula - không phải Bá tước Dracula trên sân khấu lãng mạn, mà là một Dracula có thực, bằng xương bằng thịt - Drakulya - Vlad III, một bạo chúa của thế kỷ mười lăm, từng sống tại vùng Transylvania và Wallachia và đã toàn tâm toàn ý cống hiến cuộc đời mình để ngăn không cho Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ xăm lăng lãnh thổ của mình. Khi ghé lại Istanbul gần một tuần để thăm một trung tâm lưu trữ tư liệu, nơi có một số tài liệu được người Thổ sưu tập và nói về nhân vật này, tôi đã tìm được ở đó một bộ bản đồ kỳ lạ, mà tôi tin rằng chúng là đầu mối dẫn đến vị trí hầm mộ của Dracula. Khi về nhà, tôi sẽ giải thích với anh đầy đủ hơn những gì đã đưa tôi vào cuộc săn lùng này, trong khi chờ đợi tôi chỉ biết cầu mong anh thông cảm chờ đến khi ấy. Xét cho cùng, về việc tôi lao vào cuộc truy lùng này, anh có thể đổ lỗi cho tuổi trẻ, anh bạn hiền triết già ạ.
Dù thế nào chăng nữa, rốt cuộc thời gian lưu trú của tôi tại Istanbul lại trở nên tăm tối và làm tôi khá sợ hãi, dù đối với người không trực tiếp chứng kiến thì chắc chắn điều này nghe có vẻ như chuyện điên khùng. Nhưng một khi đã bắt đầu một cuộc truy tìm, tôi không dễ gì từ bỏ, như anh biết đấy, và tôi không thể không đến đây cùng với các bản sao mà tôi đã vẽ lại từ những tấm bản đồ đó, để tìm kiếm thêm thông tin về ngôi mộ của Drakulya. Tôi sẽ giải thích cặn kẽ với anh, người ta cho rằng hắn đã được chôn cất tại một tu viện trên một hòn đảo giữa hồ Snagov, miền Tây Rumani - Wallachia, người ta gọi tên khu vực ấy như vậy. Những tấm bản đồ tôi phát hiện tại Istanbul tuy có đánh dấu rõ ràng vị trí ngôi mộ của hắn nhưng lại không cho thấy hòn đảo nào, và theo như tôi thấy thì nó không có đặc điểm nào giống như miền Tây Rumani. Dường như bao giờ cũng vậy, tôi luôn nghĩ rằng trước tiên phải kiểm tra những điều hiển nhiên đã vì đôi khi những gì bày ra trước mắt lại chính là câu trả lời đúng đắn nhất. Vì vậy, tôi đã quyết định - đến đây tôi chắc chắn anh sẽ lắc đầu ngao ngán trước điều mà anh sẽ gọi là sự bướng bỉnh điên khùng của tôi - đến hồ Snagov cùng với những tấm bản đồ để tự mình xác định là ngôi mộ kia không có ở đó. Tôi vẫn chưa biết sẽ đến đó bằng cách nào, nhưng tôi không thể hài lòng với việc truy tìm ở một nơi chốn nào khác khi chưa loại bỏ được khả năng này. Và có lẽ, rốt cuộc thì những tấm bản đồ của tôi chỉ là một trò chơi khăm cũ rích nào đó, và tôi sẽ chỉ tìm được bằng chứng đầy đủ rằng từ trước đến nay tên bạo chúa này vốn vẫn yên nghỉ tại nơi đó mà thôi.
Mồng năm tôi sẽ phải có mặt tại Hy Lạp, vì vậy tôi có rất ít thời gian quý báu dành cho toàn bộ chuyến đi này. Tôi chỉ muốn biết liệu những tấm bản đồ của mình có khớp với bất cứ chi tiết nào ở địa điểm hầm mộ. Thậm chí tôi không thể nói với anh lý do vì sao tôi cần biết rõ điều này, bạn thân mến ạ - chính tôi cũng ước gì mình cũng hiểu rõ lý do này. Tôi dự định kết thúc cuộc hành trình Rumani của mình bằng cách viếng thăm càng nhiều càng tốt khu vực Wallachia và Transylvania. Khi nghĩ tới từ Transylvania, nếu như anh có khi nào lại nghĩ tới nó, thì anh sẽ hình dung ra những gì? Phải, tôi biết - anh chẳng buồn nghĩ tới nó, thật khôn ngoan. Còn với tôi, những gì hiện ra trong tâm trí tôi là những ngọn núi với vẻ đẹp man dại, những tòa lâu đài cổ, lũ ma sói và những mụ phù thủy - một vùng đất hoang sơ kỳ diệu. Tóm lại, tôi hình dung đó là một vùng đất mà khi tiến vào tôi sẽ chẳng tin nổi mình vẫn còn trên đất châu Âu. Khi đến nơi, tôi sẽ cho anh biết đó là Âu châu hay một xứ sở thần tiên nào đó sau. Trước tiên là hồ Snagov - mai tôi sẽ lên đường tới đó.
Người bạn chân tình của anh,
Bartholomew Rossi
22 tháng Sáu
Hồ Snagov
Bạn thân mến,
Tôi vẫn chưa tìm được nơi nào để gửi lá thư đầu tiên của tôi đến anh - ý tôi là chưa tìm được chỗ nào để có thể gửi nó đi với sự tin tưởng rằng thư sẽ đến tay anh - dù vậy tôi vẫn tiếp tục ở đây, tràn trề hy vọng vì đã có thêm nhiều diễn biến mới. Tôi đã dành cả ngày hôm qua tại Bucharest để cố gắng lùng tìm những tấm bản đồ rõ ràng nhất - hiện tại tôi đã có ít nhất vài tấm bản đồ đường sá vùng Wallachia và Transylvania - và trò chuyện với những người có chút quan tâm đến câu chuyện về Vlad Ţepeş ở trường đại học. Ở đây, tôi có cảm giác dường như không ai muốn bàn tán về chủ đề này, và tôi có cảm giác khi tôi nhắc đến tên Dracula, bọn họ đều làm dấu thánh, không công khai thì cũng thầm làm thế trong lòng. Phải thừa nhận rằng sau trải nghiệm tại Istanbul, việc này khiến tôi khá căng thẳng, nhưng thôi, hiện tại tôi sẽ cứ tiếp tục tiến tới cái đã.
Dù thế nào chăng nữa, hôm qua tôi đã gặp một giáo sư trẻ thuộc khoa khảo cổ học của trường đại học, anh ta khá tử tế cho tôi biết là một trong số các bạn đồng sự của anh, một ông Georgescu nào đó, chuyên nghiên cứu về lịch sử hồ Snagov, hiện đang đào xới khai quật khu vực đó từ mùa hè này. Lẽ tất nhiên, tôi vô cùng phấn khích khi nghe tin đó và lập tức quyết định phó thác tất cả - những tấm bản đồ, các túi xách hành lý và cả bản thân mình - vào tay một tài xế, người sẽ đưa tôi đến đó ngay hôm nay; anh ta bảo hồ Snagov chỉ cách Bucharest vài giờ chạy xe. Một giờ trưa chúng tôi lên đường nên giờ tôi phải tìm nơi nào đó để ăn trưa đã - những quán ăn nhỏ ở đây đẹp một cách đặc biệt, đồ ăn cũng phảng phất nét sang trọng của người phương Đông.
Chiều tối
Bạn thân mến,
Tôi không thể không tiếp tục mối quan hệ thư từ không gửi này của chúng ta - mong rằng đến cuối cùng những lá thư này sẽ thực sự đến được tay anh - bởi hôm nay là một ngày khác thường đến nỗi tôi không thể không trò chuyện với một ai đó. Tôi rời Bucharest trên một chiếc taxi nhỏ, gọn gàng, được điều khiển bởi một người đàn ông cũng nhỏ thó gọn gàng mà tôi chỉ trao đổi được hai từ (Snagov là một trong hai từ đó). Sau khi xem lướt qua những tấm bản đồ đường sá, và sau nhiều cái vỗ vai trấn an (tất nhiên là vai tôi), chúng tôi lên đường. Chúng tôi đã chạy xe nguyên cả buổi chiều, lọc xọc vượt qua những con đường hầu hết được trải nhựa nhưng vẫn mù mịt bụi, qua một vùng phong cảnh hầu hết là đất đai nông nghiệp nhưng thỉnh thoảng xen vào những cánh rừng, để tới hồ Snagov.
Cái vẫy tay đầy kích động của người tài xế là dấu hiệu đầu tiên cho tôi biết là đã tới, theo đó tôi nhìn ra bên ngoài và chỉ thấy toàn là rừng rậm. Tuy nhiên, đó chỉ là khúc dạo đầu. Tôi hoàn toàn không biết mình mong đợi điều gì; tôi nghĩ mình đã bị tính ham tìm hiểu mọi thứ của một sử gia thôi thúc đến nỗi tôi đã thôi mong đợi một điều cụ thể. Ngay khi nhìn thấy hồ nước đó, tôi đã lập tức bật ra khỏi những ám ảnh của mình. Anh bạn ạ, đó là một nơi vô cùng xinh đẹp, thanh bình và kỳ ảo. Cứ tưởng tượng mà xem, từ con lộ, anh sẽ thấy một dòng nước chảy dài lấp lánh thấp thoáng ẩn hiện sau những tán cây dày. Ẩn mình đây đó trong những cánh rừng là những biệt thự xinh đẹp - thường anh chỉ có thể nhìn thấy một ống khói thanh nhã, hoặc một bức tường cong cong - nhiều biệt thự trong số đó có lẽ đã được xây dựng từ thế kỷ trước, hoặc xa xưa hơn nữa.
Chúng tôi đã đỗ xe gần một quán ăn nhỏ đằng sau có neo ba chiếc thuyền. Khi đến một khoảng trống trong khu rừng, từ bờ hồ anh có thể nhìn thấy hòn đảo nơi tu viện kia tọa lạc và tại đó, cuối cùng tại chính nơi đó, anh sẽ nhìn được toàn cảnh của một vùng mà chắc chắn đã chẳng hề thay đổi dù đã trải qua nhiều thế kỷ. Hòn đảo chỉ cách bờ một quãng ngắn chèo thuyền và cũng rậm rịt cây cối như trên bờ. Nhô lên khỏi đám cây cối là những mái vòm lộng lẫy theo phong cách Byzantine của giáo đường tu viện, và tiếng chuông bỗng lướt qua mặt nước ngân lên - được một tu sĩ gióng lên bằng chày vồ gỗ (sau này tôi mới biết). Tôi cảm thấy lòng bồi hồi khi nghe tiếng chuông vang vọng qua mặt hồ; đối với tôi có vẻ như đây đúng là một trong những thông điệp đến từ quá khứ, thiết tha muốn con người hiểu chúng, cho dù người ta không thể chắc chắn chúng muốn nói lên điều gì. Người tài xế và tôi, đứng đó, trong ánh nắng chiều tà phản chiếu từ mặt hồ, giống như những tên do thám của binh đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chăm chú theo dõi cái pháo đài của một đức tin xa lạ, chứ không phải là hai gã đàn ông thời hiện đại lấm lem bụi đường đang đứng tựa vào xe ô tô.
Tôi có thể đứng ngắm nhìn và lắng nghe lâu hơn nữa mà không cảm thấy bồn chồn, nhưng tôi đã vào quán ăn vì quyết tâm phải tìm gặp được nhà khảo cổ kia trước khi trời tối. Tôi đã vận dụng hết mớ vốn liếng tiếng Latin ba rọi của mình, kể cả việc khoa chân múa tay để hỏi thuê một chiếc thuyền đi ra đảo. Vâng, vâng, có một người đàn ông đến từ Bucharest đang dùng xẻng đào xới ngoài đó, ông chủ thuyền cố loay hoay diễn đạt cho tôi hiểu như vậy - và chỉ hai mươi phút sau chúng tôi đã cập vào đảo. Tu viện nằm khá cách biệt, nhìn gần thậm chí trông nó còn đẹp hơn, với những bức tường cũ kỹ và mái vòm vút cao, trên mỗi mái vòm là một cây thánh giá trang trí công phu. Người chủ thuyền dẫn chúng tôi bước lên những bậc thang khá dốc, tôi định đi vào luôn qua cánh cửa gỗ lớn nhưng ông ta chỉ cho chúng tôi đi vòng ra phía sau.
Bước men theo những bức tường cổ xưa xinh đẹp, tôi chợt nhận ra đây là lần đầu tiên mình thực sự lần bước theo dấu chân của Dracula. Cho đến lúc đó, tôi đã lần theo dấu vết của hắn qua một mớ tài liệu rối rắm, nhưng bây giờ, tôi đang đứng trên mảnh đất, mà đôi chân hắn - mang loại giày nào nhỉ? Loại giày da, có gắn loại đinh thúc ngựa ác độc chăng? - có lẽ đã từng rảo bước. Nếu là người có thói quen làm dấu thánh, hẳn có lẽ tôi đã làm dấu thánh ngay tức khắc; trong tâm trạng đó, bất chợt tôi cảm thấy một thôi thúc mãnh liệt, muốn vỗ lên bờ vai đang khoác lớp áo len thô ráp của người chủ thuyền mà yêu cầu ông ta trở mái chèo đưa tôi trở về lại đất liền an toàn. Nhưng tôi đã không làm vậy, như anh có thể hình dung, và tôi hy vọng rốt cuộc sẽ không hối tiếc vì đã không đưa tay ra vỗ lên bờ vai đó.
Phía sau nhà thờ, giữa một khu phế tích lớn, chúng tôi thấy một người đàn ông đang cầm xẻng. Ông ta cỡ tuổi trung niên, trông có vẻ vui vẻ và khỏe mạnh, mái tóc quăn đen, áo sơ mi trắng để mở, hai cánh tay áo xắn lên đến tận cùi chỏ. Hai cậu bé làm việc bên cạnh ông ta, cẩn thận mò mẫm hai tay trong đất, thỉnh thoảng ông ta cũng bỏ xẻng xuống và làm y như hai cậu bé. Họ chăm chú tụ quanh một khu vực rất nhỏ, tựa như đã tìm được ở đó một cái gì thú vị, và chỉ ngẩng đầu nhìn lên khi người chủ thuyền lên tiếng chào hỏi.
Người đàn ông mặc áo sơ mi trắng bước đến, quan sát chúng tôi bằng đôi mắt đen sắc sảo, người chủ thuyền nói vài tiếng như là những lời giới thiệu, với sự phụ họa của tay tài xế. Tôi chìa tay ra và cố lõm bõm vài câu Rumani vừa mới học được, trước khi xổ ra một tràng tiếng Anh: “Ma numesc Bartolomeo Rossi. Nu va suparati...” Tôi đã học được câu nói hay ho này tại Bucharest từ người giữ cửa khách sạn nơi tôi tạm trú, đây là câu thường được sử dụng khi chặn người lạ lại để hỏi han này nọ. Câu này có nghĩa, đúng nghĩa đen là “Đừng nổi giận” - anh có thể nghĩ ra một câu nói nào sử dụng hàng ngày lại gợi nhắc lịch sử nhiều hơn thế không? “Anh bạn, xin đừng rút dao ra - tôi chỉ bị lạc trong khu rừng này và cần biết hướng ra mà thôi.” Tôi không biết liệu có phải do cách sử dụng câu, hoặc có thể do cách phát âm quá tệ hại của mình mà nhà khảo cổ học kia đã vừa bật cười vừa bắt chặt tay tôi.
Nhìn gần, ông là một người rắn rỏi với làn da rám nắng và những nếp chân chim quanh mắt và miệng. Ông cười để lộ hàm răng trên bị thiếu mất hai cái, phần lớn những chiếc răng còn lại đều sáng lấp lánh ánh vàng. Bàn tay ông rắn chắc một cách lạ thường, khô ráp như bàn tay một nông dân. “Bartolomeo Rossi hả,” ông trầm giọng nói, vẫn cười. “Ma numesc Velior Georgescu - Tên tôi là Velior Georgescu. Anh khỏe chứ? Tôi giúp anh được gì nào?” Trong khoảnh khắc, tôi chợt nhớ lại cuộc hành trình đi bộ của chúng ta hồi năm ngoái; người đàn ông này có thể là một trong những người dân vùng cao nguyên dày dạn phong sương mà chúng ta thường hỏi đường, chỉ khác một điều tóc ông đen thay vì hung hung đỏ.
“Anh nói được tiếng Anh sao?” tôi lúng túng buông ra một câu ngớ ngẩn.
“Chút đỉnh thôi,” Georgescu trả lời. “Đã từ lâu tôi không có cơ hội nói tiếng Anh, nhưng nó sẽ mau chóng trở lại với cái lưỡi tôi thôi.” Giọng ông trầm và lưu loát, với chữ ‘r’ được phát âm trong cổ.
“Xin lỗi ông,” tôi vội nói. “Tôi biết ông rất quan tâm đến Vlad III và rất mong được hầu chuyện với ông. Tôi là một sử gia đến từ Đại học Oxford.”
Ông gật đầu. “Tôi cũng vui khi biết mối quan tâm của anh. Anh lặn lội xa xôi như vậy chỉ để xem ngôi mộ của hắn hay sao?”
“Vâng, tôi hy vọng...”
“À, anh hy voọn, anh hy voọn,” Georgescu nói, vỗ vỗ lên vai tôi, vẻ bỗ bã. “Nhưng tôi phải kéo hy voọn của anh xuống thấp hơn một chút, anh bạn ạ.” Tim tôi như hụt một nhịp đập - có thể nào người đàn ông này cũng nghĩ Vlad không được chôn cất ở đây? Nhưng tôi quyết định chờ cơ hội tốt và lắng nghe cẩn thận trước khi nêu thêm bất kỳ câu hỏi nào khác. Ông ta quan sát tôi bằng ánh mắt giễu cợt, và lại mỉm cười. “Nào, tôi sẽ dẫn anh đi tham quan một voòn.” Ông nói với hai cậu bé phụ việc một vài câu ngắn gọn, dường như bảo chúng nghỉ tay, vì sau đó tôi thấy chúng liền chùi tay và đến ngồi nghỉ bên một gốc cây. Đặt xẻng tựa vào thành hố đang đào dang dở, ông vẫy tay ra hiệu với tôi. Đến lượt tôi cho người chủ thuyền và anh chàng tài xế biết là tôi bận chút việc, và dúi tiền vào tay người chủ thuyền. Chủ thuyền đưa tay chạm vành mũ chào rồi lỉnh ngay, còn tay tài xế thì ngồi tựa vào đống đổ nát và lấy ra một chai rượu loại bỏ túi.
“Tốt lắm, trước tiên chúng ta sẽ dạo quanh bên ngoài.” Ông quơ vòng bàn tay to tướng. “Anh biết lịch sử của hòn đảo này chứ? Chút đỉnh à? Vào thế kỷ mười bốn, ở đây có một giáo đường, tu viện được xây dựng sau đó ít lâu, nhưng cũng trong thế kỷ đó. Giáo đường đầu tiên được xây dựng bằng gỗ, và cái thứ hai thì bằng đá, nhưng cái bằng đá đã chìm xuống hồ vào năm 1453. Chuyện kỳ quái, anh có nghĩ vậy không? Dracula lên cầm quyền tại vùng Wallachia lần thứ hai vào năm 1462, và đã có những ý đồ của riêng mình. Tôi tin hắn ta thích tu viện này vì đây là một hòn đảo dễ phòng thủ - hắn ta luôn tìm những địa điểm có thể củng cố để chống lại người Thổ. Đây là một địa điểm thuận lợi, anh có nghĩ vậy không?”
Tôi gật đầu đồng ý, cố không nhìn thẳng vào ông. Tôi nhận thấy mình khó tập trung vào những gì ông nói vì tiếng Anh của người đàn ông này quá kỳ lạ, nhưng vẫn ngấm được ý tưởng cuối cùng của ông. Chỉ liếc nhìn qua chung quanh người ta cũng có thể hình dung chỉ cần vài tu sĩ là đủ để bảo vệ cứ điểm này khỏi quân xâm lược. Tôi nhận ra trong ánh mắt Velior Georgescu một sự đồng tình với nhận xét trên. “Do đó, Vlad đã xây dựng tu viện này thành một pháo đài. Hắn đã xây tường phòng thủ xung quanh, một nhà tù một phòng tra tấn, ngoài ra còn có một đường hầm thoát hiểm và một cây cầu nối liền vào bờ. Một gã lõi đời, Vlad là thế đấy. Lẽ dĩ nhiên, lâu lắm rồi cây cầu không còn nữa, tôi đã khai quật những gì còn sót lại của nó. Vị trí mà anh nhìn thấy chúng tôi đang đào xới, trước kia vốn là nhà tù. Chúng tôi đã tìm được vài bộ xương ở đó.” Ông nhoẻn miệng cười và những chiếc răng vàng lại lóe sáng dưới ánh nắng.
“Vậy thì đây là nhà thờ của Vlad?” tôi hỏi, chỉ vào một tòa nhà xinh xắn gần đó, với những mái vòm nhô cao, và đám cây cối u ám đang sột soạt quanh các bức tường.
“Không, tôi e rằng không phải vậy,” Georgescu đáp. “Tu viện đã bị người Thổ đốt cháy một phần vào năm 1462, khi Radu, em trai của Vlad, một con rối của đế chế Ottoman, đang ngồi trên ngai voàn xứ Wallachia. Và ngay sau khi Vlad được chôn cất ở đây, một cơn bão khủng khiếp đã thổi bay ngôi giáo đường của hắn xuống hồ.” Vlad được chôn cất ở đây phải không? Tôi rất muốn hỏi câu đó, nhưng đã kịp ngậm miệng lại. “Những người nông dân chắc hẳn đã nghĩ đó là sự trừng phạt của Chúa đối với những tội lỗi của hắn ta. Giáo đường được xây dựng lại vào năm 1517 - phải mất ba năm - và anh thấy ở đây là các thành quả xây dựng kia đấy. Những bức tường phía ngoài tu viện là một công trình phục chế, mới khoảng ba mươi năm.”
Chúng tôi tản bộ theo rìa giáo đường, ông đưa tay vỗ lên những công trình cổ xưa tựa như vỗ lên mông một chú ngựa yêu. Khi chúng tôi đứng đó, bất chợt một người đàn ông vòng qua góc nhà thờ và tiến về phía chúng tôi - một ông lão có dáng đi lom khom, râu tóc bạc trắng, mặc áo đen và đội chiếc mũ tròn nhỏ cũng màu đen với những tua dài buông lòng thòng xuống tận vai. Ông chống gậy bước đi, áo choàng cột lại bằng một sợi dây nhỏ, lủng lẳng ở đó là một xâu chìa khóa. Quanh cổ ông lão là sợi dây chuyền, đong đưa một cây thánh giá nhỏ rất đẹp, giống như những thánh giá tôi nhìn thấy trên đỉnh các mái vòm giáo đường.
Tôi quá kinh ngạc vì sự xuất hiện của ông lão đến độ gần như ngã lăn ra; tôi không thể tả lại tác động của sự xuất hiện đó đối với mình, chỉ biết nói rằng nó tựa như việc Georgescu đã thành công trong việc gọi hiện hình một hồn ma. Nhưng ông bạn mới quen của tôi đã bước đến, mỉm cười rồi kính cẩn cúi xuống hôn lên bàn tay xương xẩu lấp lánh chiếc nhẫn vàng của vị tu sĩ già. Có vẻ như ông lão cũng rất yêu mến Georgescu, ông đặt tay lên đầu nhà khảo cổ học một lúc lâu và mỉm cười, một nụ cười uể oải yếu ớt, khoe ra hàm răng thậm chí còn thiếu nhiều chiếc hơn cả hàm răng của Georgescu. Tôi thoáng nghe tên mình trong những lời giới thiệu và đã hết sức trịnh trọng để cúi chào vị tu sĩ, dù vậy tôi không thể buộc mình phải cúi hôn chiếc nhẫn của ông ta.
“Đây là cha tu viện trưởng,” Georgescu giới thiệu. “Ông là người cuối cùng ở đây và hiện tại chỉ có ba tu sĩ khác đang sống cùng ông tại tu viện. Ông đã ở đây từ khi còn trẻ và biết hòn đảo này rõ hơn tôi. Ông ấy chào mừng và chúc anh những điều tốt lành. Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào với ông,” nhà khảo cổ học nói tiếp, “ông sẽ cố gắng trả lời.” Tôi cúi chào cám ơn, và ông lão chầm chậm đi tiếp. Vài phút sau, tôi thấy ông lặng lẽ ngồi trên một gờ tường đổ nát phía sau chúng tôi, như một con quạ đang im lìm ngơi nghỉ dưới ánh nắng chiều.
“Họ sống ở đây suốt năm à?” tôi hỏi Georgescu.
“Ồ, vâng. Ngay cả vào những mùa đông khắc nghiệt nhất, họ cũng ở đây.” Ông bạn hướng dẫn viên của tôi gật đầu đáp. “Anh sẽ nghe họ cùng hát Thánh ca nếu anh đừng rời khỏi đây quá xớm.” Tôi quả quyết với ông là tôi không muốn bỏ lỡ một trải nghiệm như thế này. “Bây giờ, chúng ta hãy vào nhà thờ.” Chúng tôi đi vòng đến cửa trước, những cánh cửa gỗ đồ sộ được chạm khắc, và từ đó bước vào một thế giới mà trước giờ tôi chưa từng biết, hoàn toàn khác với những nhà nguyện Thanh giáo.
Bên trong là một bầu không khí mát lạnh, và trước khi có thể nhìn thấy được bất kỳ thứ gì trong nội thất tối âm u đó, tôi nghe thoảng mùi khói hương và cảm nhận được hơi ẩm từ những tảng đá, tựa như chúng đang thở. Khi mắt đã quen với bóng tối mờ mờ, tôi chỉ thấy những tia sáng yếu ớt phản chiếu từ những đồ vật bằng đồng và ánh nến. Ánh nắng ban ngày chỉ lờ mờ xuyên qua lớp kính dày màu sậm. Chẳng có ghế dài hoặc ghế dựa gì cả, ngoại trừ vài ghế gỗ cao đặt dọc theo một bức tường. Gần lối vào có bệ cắm nến đang cháy, chảy nhỏ giọt và bốc lên mùi sáp cháy; một số cắm vào một giá đồng hình vương miện ở phía trên đỉnh và một số được cắm vào một bình cát quanh chân bệ. “Hàng ngày, các tu sĩ đều lên đây thắp nến, thỉnh thoảng khách đến thăm cũng vậy,” Georgescu giải thích. “Những cây nến quanh trên đỉnh dành cho những người còn sống và những cây ở quanh bệ phía dưới là dành cho linh hoồng của những người chết. Chúng sẽ được để cháy cho đến hết.”
Đến chính giữa nhà thờ, ông chỉ tay lên trên, tôi nhìn thấy một khuôn mặt nổi lên lờ mờ phía trên chúng tôi, ngay đỉnh mái vòm. “Anh biết rành các giáo đường Byzantine của chúng tôi chứ?” Georgescu hỏi. “Đấng Cứu Thế luôn ở chính giữa, nhìn suốn chúng ta. Cây chúc đèn” - như một vương miện khổng lồ rủ xuống từ giữa ngực đấng Cứu Thế, choán hết khoảng không gian chính của giáo đường, nhưng nến trong đó đã cháy hết - “cũng mang ý nghĩa đặc trưng của loại giáo đường này.”
Chúng tôi tiến đến gần bệ thờ. Bất chợt, tôi cảm thấy mình như đang xâm phạm nơi này: không thấy bóng tu sĩ nào còn Georgescu thì bước sải phía trước với thái độ hoan hỉ của người chủ. Trên bệ thờ có treo những tấm vải thêu, và phía trước là một đống thảm len và thảm chùi chân với các mẫu trang trí dân dã, mà nếu không biết rõ hơn chắc hẳn tôi sẽ nghĩ chúng là những tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ. Đỉnh bệ thờ được trang hoàng nhiều món đồ đa dạng, trong số đó có một mô hình Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá được tráng men và một tượng Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng lồng trong khung bằng vàng. Phía sau bệ thờ là một bức tường với bích họa mô tả những vị thánh có đôi mắt u buồn và các thiên thần với đôi mắt thậm chí còn sầu muộn hơn, chính giữa đó là hai cánh cửa dát vàng, rèm cửa bằng nhung màu đỏ tía, dẫn đến một nơi nào đó hoàn toàn được che kín và bí ẩn.
Trong bóng tối nhá nhem, khó khăn lắm tôi mới phân biệt được toàn bộ khung cảnh đó, nhưng vẻ đẹp ảm đạm của khung cảnh đã làm tôi xúc động. Tôi quay sang hỏi Georgescu, “Vlad làm lễ ở đây à? Ý tôi là ở cái nhà thờ trước đây ấy?”
“Ồ, hẳn rồi,” nhà khảo cổ cười khúc khích. “Hắn là một kẻ sát nhân ngoan đạo. Hắn còn xây dựng nhiều nhà thờ và tu viện khác, để chắc chắn có nhiều người cầu nguyện cho linh hồn hắn được cứu rỗi. Đây là một trong những địa điểm ưa thích của hắn, hắn cũng rất thân thít với các tu sĩ ở đây. Tôi không biết họ nghĩ thế nào về những hành động xấu xa của hắn, nhưng họ thích việc hắn ủng hộ cho tu viện. Hơn nữa, hắn còn bảo vệ họ tránh khỏi người Thổ. Nhưng các báu vật mà anh nhìn thấy ở đây đều được mang về từ các nhà thờ khác - vào cuối thế kỷ trước, khi nhà thờ bị đóng cửa bọn nông dân đã cuỗm hết mọi thứ có giá trị ở đây rồi. Anh nhìn này - đây là điều tôi muốn chỉ cho anh thấy.” Ông ngồi xổm xuống và lật các tấm thảm phía trước bệ thờ lên. Ngay trước mặt, tôi thấy một phiến đá dài hình chữ nhật, trơn nhẵn, không có hình vẽ hoặc chữ nghĩa gì cả, nhưng rõ ràng đó là dấu vết một ngôi mộ. Tim tôi bắt đầu đập thình thịch.
“Mộ của Vlad?”
“Vâng, theo truyền thuyết là vậy. Vài năm trước đây, tôi và một số đồng nghiệp đã khai quật nơi này và chỉ thấy có một cái hố trống rỗng - chỉ có một ít xương thú vật.”
Tôi nín thở. “Hắn không có trong này sao?”
“Hoàn toàn không.” Hàm răng của Georgescu lại lóe sáng lấp lánh như tất cả mớ đồ vật bằng đồng và vàng chung quanh chúng tôi. “Các tài liệu ghi lại cho biết hắn đã được chôn cất ở đây, phía trước bệ thờ, và nhà thờ mới đã được xây dựng trên cùng một nền móng với nhà thờ cũ, vì vậy ngôi mộ của hắn đã không bị ảnh hưởng gì. Anh có thể hình dung chúng tôi đã thất vọng như thế nào khi không tìm thấy hắn.”
Thất vọng à? Tôi nghĩ. Tôi thì thấy cái hố trống rỗng bên dưới đáng sợ hơn là nỗi thất vọng.
“Dù sao chăng nữa, chúng tôi đã quyết định đào sâu quanh đây thêm chút nữa và ở đằng kia” - ông dẫn tôi ngược xuống gian giữa giáo đường, đến vị trí gần lối vào phía trước và lật một tấm thảm khác lên - “ở chỗ này chúng tôi đã phát hiện được một phiến đá thứ hai giống y như phiến thứ nhất.” Tôi chăm chăm nhìn xuống. Quả thực, phiến đá này cùng kích cỡ và hình dạng như phiến đá đầu tiên, cũng trơn nhẵn không có hình hoặc chữ gì cả. “Vì vậy chúng tôi cũng đã đào xới nơi này lên,” Georgescu giải thích, vỗ tay lên phiến đá.
“Và ông đã tìm thấy...?”
“Ồ, một bộ xương rất đẹp.” Ông thốt lên, vẻ hài lòng ra mặt. “Trong một quan tài vẫn còn một phần vải liệm - thật đáng kinh ngạc, sau năm thế kỷ. Tấm vải liệm màu đỏ tía vương giả với các đường thêu kim tuyến, bộ xương bên trong vẫn còn trong tình trạng tốt, trong trang phục rất đẹp, bằng gấm đỏ tía thêu kim tuyến với ống tay áo đỏ sậm. Món tuyệt vời nhất mà chúng tôi tìm được là một chiếc nhẫn nhỏ được khâu vào một trong hai cánh tay áo. Chiếc nhẫn khá giản dị, có biểu tượng của Giáo đoàn Rồng, một trong các đồng sự của tôi tin rằng nó thuộc về một bộ troang xức lớn hơn.”
Khi nghe đến đây, tim tôi như hụt nhịp, tôi hỏi, giọng như thừa nhận. “Biểu tượng à?”
“Vâng, một con rồng với móng vuốt dài và một cái đuôi cuộn lại. Những người có chức sắc trong Giáo đoàn này lúc nào cũng mang hình ảnh này đâu đó trên người họ, thường thường là một cây trâm hoặc một móc gài áo choàng. Chắc chắn ông bạn Vlad của chúng ta cũng vậy, khi đã tới tuổi trưởng thành, có lẽ nhờ cha hắn.” Georgescu mỉm cười với tôi. “Nhưng tôi có cảm giác anh đã biết việc này rồi.”
Tôi đang chống chọi với các cảm xúc trái ngược lẫn nhau, giữa tiếc nuối và khuây khỏa. “Vậy đây mới là mộ của hắn, và truyền thuyết chỉ nhầm địa điểm chính xác?”
“Không, tôi không nghĩ vậy.” Ông trải lại tấm thảm phía trên phiến đá. “Không phải tất cả các đồng sự đều đồng ý với tôi, nhưng tôi nghĩ chứng cứ có được rõ ràng cho thấy truyền thuyết không nhầm.”
Tôi không khỏi kinh ngạc nhìn ông chằm chằm. “Nhưng những trang phục vương giả và chiếc nhẫn nhỏ kia thì sao?”
Georgescu lắc đầu. “Gã này chắc có lẽ cũng là một thành viên của Giáo đoàn - một nhà quý tộc cấp cao - và không chừng ông ta đã được cho mặc những thứ quần áo đẹp nhất của Dracula trong dịp này. Có lẽ, thậm chí ông ta còn được mời tuẫn táng theo để có một cái xác lấp đầy cái hầm mộ này - ai biết được chính xác ông ta chết khi nào?”
“Ông đã chôn lại bộ xương đó chứ?” Tôi phải nêu ra câu hỏi này; phiến đá nằm sát bên chân chúng tôi.
“Ồ, không - chúng tôi đã đem nó vào viện bảo tàng lịch sử tại Bucharest, nhưng anh không thể đến đó để thăm người đàn ông này được đâu - người ở đó đã cất ông ta cùng toàn bộ số áo quần đẹp đẽ ấy vào kho rồi khóa lại. Rất đáng tiếc.” Tuy vậy, Georgescu trông không có vẻ hối tiếc gì nhiều, dường như bộ xương tuy hấp dẫn nhưng không quan trọng, ít ra so với nhân vật thực sự ông muốn truy lùng.
“Tôi không hiểu,” tôi nói, nhìn ông ta chằm chằm. “Với quá nhiều chứng cứ như vậy, nói một cách chính xác, tại sao ông không nghĩ đó là Vlad Dracula?”
“Rất đơn giản,” Georgescu vui vẻ đáp, vỗ lên tấm thảm. “Gã này còn đầu. Trong khi đầu của Dracula bị người Thổ chặt và mang về Istanbul làm chiến lợi phẩm. Tất cả các nguồn tư liệu đều thống nhất về chi tiết này. Vì vậy bây giờ tôi đang đào bới ở khu nhà tù cũ để mong tìm một ngôi mộ khác. Tôi nghĩ cái xác đã được mang đi khỏi hầm mộ phía trước bệ thờ là để đánh lừa bọn trộm mộ, hoặc cũng có thể để bảo vệ nó khỏi các cuộc xâm lăng của người Thổ sau này. Hắn đang ở đâu đây trên hòn đảo này, tên khốn đó.”
Số câu tôi muốn hỏi Georgescu nhiều đến nỗi khiến tôi gần như tê liệt, nhưng ông chỉ thản nhiên đứng vươn vai. “Anh muốn qua quán ăn ăn tối không? Tôi đói đến nỗi có thể ngốn hết cả con cừu đây này. Nhưng nếu anh muốn chúng ta vẫn có thể kịp nghe phần đầu buổi thánh lễ sắp được bắt đầu. Anh đang trọ ở đâu nhỉ?”
Tôi thú nhận là chưa nghĩ đến việc đó, và cũng cần tìm nơi trọ cho người tài xế của mình. “Tôi có nhiều vấn đề muốn thảo luận cùng ông,” tôi nói thêm.
“Tôi cũng vậy,” ông ta đồng ý. “Chúng ta sẽ trò chuyện trong bữa ăn tối.”
Tôi cần nói chuyện với người tài xế của mình, vì vậy chúng tôi quay lại khu phế tích nhà tù. Tôi bảo anh ta rằng nhà khảo cổ được tu viện cho mượn một chiếc thuyền nhỏ, ông ta có thể chèo thuyền đưa chúng tôi vào bờ và sẽ nhờ người chủ quán ăn tìm thuê hộ phòng cho chúng tôi. Georgescu thu xếp đồ đạc và cho các cậu bé phụ việc về nghỉ, chúng tôi quay trở lại nhà thờ đúng lúc cha tu viện trưởng và ba vị tu sĩ của ông ta, cũng mặc quần áo tuyền một màu đen, tiến vào nhà thờ qua các cánh cửa điện thờ. Hai trong số ba tu sĩ đã già, nhưng người còn lại dáng đi vẫn còn mạnh mẽ, bộ râu vẫn còn màu nâu. Họ chầm chậm đi vòng đến trước bệ thờ, cha tu viện trưởng đi trước dẫn đường, trong tay là một cây thánh giá và một quả cầu. Chiếc áo choàng vàng và đỏ tía phủ lên đôi bờ vai đã còng xuống vì tuổi tác, rực sáng dưới ánh nến.
Các tu sĩ cúi đầu phủ phục xuống nền đá phía trước bệ thờ - tôi để ý thấy chỉ ngay phía trước ngôi mộ trống rỗng. Trong khoảnh khắc, tôi có cảm giác kinh hoàng là họ không cúi lạy bệ thờ mà là mộ của Kẻ Xiên Người.
Đột nhiên một âm thanh kỳ quái vang lên; dường như âm thanh đó xuất phát từ ngay trong nhà thờ, loang ra khỏi các bức tường và mái vòm như một làn sương. Họ đang cầu nguyện. Tôi cố không nghển cổ nhìn vào chính điện phía trong khi cha tu viện trưởng bước qua cánh cửa nhỏ phía sau bệ thờ và mang ra một cuốn sách lớn có bìa nhiều màu, làm dấu chúc phúc trong khoảng không phía trên cuốn sách. Ông ta đặt nó lên bệ thờ. Một trong các tu sĩ trao cho ông một bình hương có gắn một sợi xích dài nhỏ; ông ta đong đưa bình hương trên cuốn sách, một làn khói thơm tỏa ra bao phủ lấy nó. Khắp chung quanh chúng tôi, phía trên và phía sau và phía dưới, dậy lên tiếng nhạc linh thiêng, âm thanh ong ong rù rì, lên bổng xuống trầm. Tôi chợt nổi da gà, nhận ra bấy giờ mình đã cận kề trái tim của đế chế Byzantine hơn nhiều so với lúc còn ở Istanbul. Tiếng nhạc xa xưa và nghi thức kèm theo hẳn đã chẳng hề thay đổi từ khi chúng được cử hành cho vị hoàng đế ở thủ đô Constantinople.
“Buổi lễ kéo dài rất lâu,” Georgescu thì thầm bên tai tôi. “Chúng ta có chuồn đi thì họ cũng không để ý đâu.” Ông ta lấy trong túi áo ra một cây nến, châm vào bấc một cây đèn trong giá đèn gần lối vào rồi cắm nó vào bình cát bên dưới.
Tại quán ăn nhỏ tí và cáu bẩn bên hồ, chúng tôi ăn ngon lành món xa lát và thịt hầm do một cô gái rụt rè ăn mặc kiểu dân quê phục vụ. Có nguyên một con gà và một chai vang đỏ loại mạnh mà Georgescu uống một cách thoải mái. Tay tài xế dường như đã đánh bạn được với vài người trong nhà bếp, vì vậy chỉ có hai người chúng tôi đơn độc trong căn phòng ốp gỗ này, nhìn ra quang cảnh đang mờ dần của hồ nước và hòn đảo.
Khi đã ăn uống no say, tôi hỏi nhà khảo cổ học về vốn liếng tiếng Anh tuyệt vời của ông. Ông bật cười dù miệng còn đầy thức ăn. “Đó là nhờ cha mẹ tôi, cầu xin linh hồn họ được an nghỉ bên Chúa,” ông trả lời. “Cha tôi là một nhà khảo cổ Scotland, một nhà nghiên cứu chuyên về thời kỳ Trung cổ, và mẹ tôi là người Scotland gốc Gypsy. Tôi lớn lên tại Fort William và làm việc với cha cho đến khi ông mất. Sau đó một số bà con của mẹ tôi đã yêu cầu bà cùng về quê họ ở Rumani. Mẹ tôi ra đời và lớn lên tại một làng ở miền Tây Scotland, nhưng khi cha tôi qua đời, bà chỉ muốn rời bỏ nơi đó. Anh biết đấy, gia đình bên cha tôi đã đối xử với bà không mấy tử tế. Vì vậy, bà đã mang tôi về đây khi tôi được mười lăm tuổi, và tôi đã sống ở đây từ lúc đó. Khi chúng tôi đến đây, tôi đã lấy họ của mẹ tôi. Để hòa nhập tốt hơn ấy mà.”
Câu chuyện đời của ông đã khiến tôi phải lặng im một lúc, ông lại nở nụ cười tươi. “Tôi biết đó là một câu chuyện kỳ lạ. Còn chuyện đời của anh như thế nào?”
Tôi kể tóm tắt với ông ta về cuộc đời và công việc nghiên cứu của mình, về việc đã sở hữu cuốn sách bí ẩn kia. Ông cau mày lắng nghe và từ tốn gật đầu khi tôi ngừng nói. “Một câu chuyện kỳ lạ, tuy vậy chẳng có gì đáng phải nghi ngờ.”
Tôi lấy cuốn sách ra khỏi túi và trao nó cho ông ta. Georgescu cẩn thận xem xét cuốn sách và lặng nhìn bức tranh khắc gỗ ở giữa một lúc lâu. “Ừ,” ông bảo tôi, vẻ đăm chiêu. “Con rồng này rất giống với những hình ảnh có liên quan tới Giáo đoàn; tôi đã thấy một con rồng tương tự trên các món đồ trang sức - chẳng hạn như chiếc nhẫn nhỏ kia. Nhưng từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhìn thấy một cuốn sách như thế này. Anh biết xuất xứ của nó chứ?”
“Không,” tôi thừa nhận. “Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ mang nó đến - có lẽ là Luân Đôn - cho một chuyên gia xem xét.”
“Đây là một cuốn sách kỳ lạ.” Georgescu trao cuốn sách lại cho tôi. “Và bây giờ, sau khi đã nhìn thấy Snagov, anh định đến nơi nào nữa? Quay trở lại Istanbul chăng?”
“Không,” tôi trả lời, rùng mình nhưng không muốn nói với ông lý do vì sao. “Thực ra, tôi phải trở lại Hy Lạp một hai tuần để tham dự một cuộc khai quật, nhưng tôi nghĩ mình nên đến thăm Târgoviste một chút, vì đó là thủ phủ chính của Vlad. Ông đã bao giờ đến đó chưa?”
“À, vâng, lẽ dĩ nhiên,” Georgescu vét sạch bóng cái đĩa như một cậu bé đói ăn. “Đó là một địa điểm thú vị đối với bất kỳ ai săn đuổi Dracula. Nhưng thứ thực sự thú vị là tòa lâu đài của hắn kìa.”
“Lâu đài của hắn? Hắn thực sự có một tòa lâu đài sao? Ý tôi là, nó vẫn còn tồn tại hay sao?”
“Chà, bây giờ nó đã là một phế tích, nhưng là một phế tích khá hấp dẫn. Một pháo đài đổ nát. Nó cách Târgoviste vài dặm và nằm ở thượng nguồn sông Argeş, anh có thể đến đó khá dễ dàng bằng đường bộ, rồi leo bộ lên đỉnh. Dracula luôn ưa chuộng bất kỳ địa điểm nào có thể phòng thủ tốt trước quân Thổ, và đây là một vị trí yêu thích của hắn.” Ông lục tìm trong túi, lấy ra một ống điếu nhỏ bằng đất sét, và nhồi thứ thuốc lá thơm ngát vào. Tôi mồi lửa cho ông. “Cám ơn, anh bạn. Tôi bảo này - tôi sẽ đi cùng anh. Dù chỉ có thể ở lại một vài ngày, nhưng tôi có thể giúp anh tìm ra pháo đài đó. Nếu anh có một người hướng dẫn thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tôi chưa từng có thời gian thong thả ở pháo đài này, nên giờ tôi muốn thăm lại nó.”
Tôi thành thật cám ơn ông; phải thừa nhận là tôi cảm thấy không yên tâm khi nghĩ đến việc đâm đầu vào giữa lòng đất nước Rumani mà không có người thông dịch. Chúng tôi đồng ý khởi hành vào ngày hôm sau, nếu người tài xế chịu đưa chúng tôi đến tận Târgoviste. Georgescu biết một làng gần sông Argeş, nơi chúng tôi có thể ở lại với chỉ vài bảng Anh; đó không phải là ngôi làng gần pháo đài nhất, nhưng dường như Georgescu không thích đến ngôi làng gần nhất nữa vì có lần ông gần như bị xua đuổi ra khỏi đó. Chúng tôi chia tay, thân mật chúc nhau ngủ ngon, và bây giờ, bạn thân mến, tôi phải tắt đèn đi ngủ để chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu kế tiếp mà tôi sẽ kể lại với anh sau.
Gửi đến anh lời chào thân mến nhất
Bartholomew
Bạn thân mến,
Ngay lúc này tôi chẳng còn ai để hàn huyên tâm sự, tôi nhận ra mình đang cầm bút trong tay và đặc biệt mong có anh bên cạnh để bầu bạn - anh sẽ vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng mà tôi đang thưởng thức ngay lúc này. Hôm nay tôi đang trong một trạng thái hoài nghi chính bản thân mình - anh chắc hẳn cũng sẽ như vậy nếu có thể nhìn thấy tôi đang ở đâu - trên một chuyến tàu, nhưng bản thân điều này cũng chẳng nói lên gì nhiều. Con tàu vẫn đang phì phò nhả khói tiến về Bucharest. Trời đất ơi, anh bạn, tôi như đang nghe tiếng anh trên nền tiếng còi tàu. Nhưng đây là sự thực. Tôi không định đến nơi chốn này, nhưng một điều gì đó vô cùng kỳ quái đã thúc đẩy tôi. Vài ngày trước, lúc hãy còn ở Istanbul, đang tiến hành một số công việc nghiên cứu mà tôi phải giữ bí mật, tôi đã phát hiện ra một vài manh mối khiến tôi muốn đến đây. Thực ra tôi không muốn, nói cho chính xác thì tôi đã bị làm cho khiếp đảm, thậm chí cảm thấy như bị ép buộc. Anh vốn là người rất duy lý - anh sẽ chẳng thèm quan tâm đến câu chuyện, nhưng tôi vô cùng mong muốn có được trí lực của anh trong chuyến đi này; để tìm được những gì tôi đang tìm kiếm, tôi sẽ phải huy động toàn bộ sức lực mình và còn hơn thế nữa.
Đoàn tàu đang chạy chậm lại để vào một thị trấn, một cơ hội tốt để mua bữa điểm tâm - tôi tạm ngừng một lát và sẽ quay lại với câu chuyện này sau.
Buổi chiều - Bucharest
Chắc hẳn tôi đã nghỉ trưa nếu tâm trí không đang bất an và kích động như thế này. Ở đây trời nóng kinh khủng - tôi cứ tưởng nơi đây phải là một vùng núi non mát lạnh, nhưng nếu có đúng thế thật thì tôi cũng chưa đến được đó. Bucharest là Paris thu nhỏ của phương Đông, vừa đường bệ vừa nhỏ nhắn vừa điểm nét tàn phai. Thành phố chắc hẳn đã phát triển rất nhanh vào các thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước. Phải rất lâu tôi mới tìm được một chiếc taxi, sau đó là một khách sạn, nhưng căn phòng khách sạn khá tiện nghi, tôi đã có thể tắm rửa, nghỉ ngơi, và suy nghĩ về những việc phải làm. Tôi lưỡng lự không muốn ghi lại ở đây những gì mình định làm, nhưng cuối cùng tôi đã ghi lại vì nghĩ anh sẽ rất khó mà hiểu được những đam mê của tôi. Nói một cách ngắn gọn và ấn tượng, tôi đang tiến hành một việc đại loại như là một cuộc điều tra, cuộc săn lùng của một sử gia với đối tượng là Dracula - không phải Bá tước Dracula trên sân khấu lãng mạn, mà là một Dracula có thực, bằng xương bằng thịt - Drakulya - Vlad III, một bạo chúa của thế kỷ mười lăm, từng sống tại vùng Transylvania và Wallachia và đã toàn tâm toàn ý cống hiến cuộc đời mình để ngăn không cho Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ xăm lăng lãnh thổ của mình. Khi ghé lại Istanbul gần một tuần để thăm một trung tâm lưu trữ tư liệu, nơi có một số tài liệu được người Thổ sưu tập và nói về nhân vật này, tôi đã tìm được ở đó một bộ bản đồ kỳ lạ, mà tôi tin rằng chúng là đầu mối dẫn đến vị trí hầm mộ của Dracula. Khi về nhà, tôi sẽ giải thích với anh đầy đủ hơn những gì đã đưa tôi vào cuộc săn lùng này, trong khi chờ đợi tôi chỉ biết cầu mong anh thông cảm chờ đến khi ấy. Xét cho cùng, về việc tôi lao vào cuộc truy lùng này, anh có thể đổ lỗi cho tuổi trẻ, anh bạn hiền triết già ạ.
Dù thế nào chăng nữa, rốt cuộc thời gian lưu trú của tôi tại Istanbul lại trở nên tăm tối và làm tôi khá sợ hãi, dù đối với người không trực tiếp chứng kiến thì chắc chắn điều này nghe có vẻ như chuyện điên khùng. Nhưng một khi đã bắt đầu một cuộc truy tìm, tôi không dễ gì từ bỏ, như anh biết đấy, và tôi không thể không đến đây cùng với các bản sao mà tôi đã vẽ lại từ những tấm bản đồ đó, để tìm kiếm thêm thông tin về ngôi mộ của Drakulya. Tôi sẽ giải thích cặn kẽ với anh, người ta cho rằng hắn đã được chôn cất tại một tu viện trên một hòn đảo giữa hồ Snagov, miền Tây Rumani - Wallachia, người ta gọi tên khu vực ấy như vậy. Những tấm bản đồ tôi phát hiện tại Istanbul tuy có đánh dấu rõ ràng vị trí ngôi mộ của hắn nhưng lại không cho thấy hòn đảo nào, và theo như tôi thấy thì nó không có đặc điểm nào giống như miền Tây Rumani. Dường như bao giờ cũng vậy, tôi luôn nghĩ rằng trước tiên phải kiểm tra những điều hiển nhiên đã vì đôi khi những gì bày ra trước mắt lại chính là câu trả lời đúng đắn nhất. Vì vậy, tôi đã quyết định - đến đây tôi chắc chắn anh sẽ lắc đầu ngao ngán trước điều mà anh sẽ gọi là sự bướng bỉnh điên khùng của tôi - đến hồ Snagov cùng với những tấm bản đồ để tự mình xác định là ngôi mộ kia không có ở đó. Tôi vẫn chưa biết sẽ đến đó bằng cách nào, nhưng tôi không thể hài lòng với việc truy tìm ở một nơi chốn nào khác khi chưa loại bỏ được khả năng này. Và có lẽ, rốt cuộc thì những tấm bản đồ của tôi chỉ là một trò chơi khăm cũ rích nào đó, và tôi sẽ chỉ tìm được bằng chứng đầy đủ rằng từ trước đến nay tên bạo chúa này vốn vẫn yên nghỉ tại nơi đó mà thôi.
Mồng năm tôi sẽ phải có mặt tại Hy Lạp, vì vậy tôi có rất ít thời gian quý báu dành cho toàn bộ chuyến đi này. Tôi chỉ muốn biết liệu những tấm bản đồ của mình có khớp với bất cứ chi tiết nào ở địa điểm hầm mộ. Thậm chí tôi không thể nói với anh lý do vì sao tôi cần biết rõ điều này, bạn thân mến ạ - chính tôi cũng ước gì mình cũng hiểu rõ lý do này. Tôi dự định kết thúc cuộc hành trình Rumani của mình bằng cách viếng thăm càng nhiều càng tốt khu vực Wallachia và Transylvania. Khi nghĩ tới từ Transylvania, nếu như anh có khi nào lại nghĩ tới nó, thì anh sẽ hình dung ra những gì? Phải, tôi biết - anh chẳng buồn nghĩ tới nó, thật khôn ngoan. Còn với tôi, những gì hiện ra trong tâm trí tôi là những ngọn núi với vẻ đẹp man dại, những tòa lâu đài cổ, lũ ma sói và những mụ phù thủy - một vùng đất hoang sơ kỳ diệu. Tóm lại, tôi hình dung đó là một vùng đất mà khi tiến vào tôi sẽ chẳng tin nổi mình vẫn còn trên đất châu Âu. Khi đến nơi, tôi sẽ cho anh biết đó là Âu châu hay một xứ sở thần tiên nào đó sau. Trước tiên là hồ Snagov - mai tôi sẽ lên đường tới đó.
Người bạn chân tình của anh,
Bartholomew Rossi
22 tháng Sáu
Hồ Snagov
Bạn thân mến,
Tôi vẫn chưa tìm được nơi nào để gửi lá thư đầu tiên của tôi đến anh - ý tôi là chưa tìm được chỗ nào để có thể gửi nó đi với sự tin tưởng rằng thư sẽ đến tay anh - dù vậy tôi vẫn tiếp tục ở đây, tràn trề hy vọng vì đã có thêm nhiều diễn biến mới. Tôi đã dành cả ngày hôm qua tại Bucharest để cố gắng lùng tìm những tấm bản đồ rõ ràng nhất - hiện tại tôi đã có ít nhất vài tấm bản đồ đường sá vùng Wallachia và Transylvania - và trò chuyện với những người có chút quan tâm đến câu chuyện về Vlad Ţepeş ở trường đại học. Ở đây, tôi có cảm giác dường như không ai muốn bàn tán về chủ đề này, và tôi có cảm giác khi tôi nhắc đến tên Dracula, bọn họ đều làm dấu thánh, không công khai thì cũng thầm làm thế trong lòng. Phải thừa nhận rằng sau trải nghiệm tại Istanbul, việc này khiến tôi khá căng thẳng, nhưng thôi, hiện tại tôi sẽ cứ tiếp tục tiến tới cái đã.
Dù thế nào chăng nữa, hôm qua tôi đã gặp một giáo sư trẻ thuộc khoa khảo cổ học của trường đại học, anh ta khá tử tế cho tôi biết là một trong số các bạn đồng sự của anh, một ông Georgescu nào đó, chuyên nghiên cứu về lịch sử hồ Snagov, hiện đang đào xới khai quật khu vực đó từ mùa hè này. Lẽ tất nhiên, tôi vô cùng phấn khích khi nghe tin đó và lập tức quyết định phó thác tất cả - những tấm bản đồ, các túi xách hành lý và cả bản thân mình - vào tay một tài xế, người sẽ đưa tôi đến đó ngay hôm nay; anh ta bảo hồ Snagov chỉ cách Bucharest vài giờ chạy xe. Một giờ trưa chúng tôi lên đường nên giờ tôi phải tìm nơi nào đó để ăn trưa đã - những quán ăn nhỏ ở đây đẹp một cách đặc biệt, đồ ăn cũng phảng phất nét sang trọng của người phương Đông.
Chiều tối
Bạn thân mến,
Tôi không thể không tiếp tục mối quan hệ thư từ không gửi này của chúng ta - mong rằng đến cuối cùng những lá thư này sẽ thực sự đến được tay anh - bởi hôm nay là một ngày khác thường đến nỗi tôi không thể không trò chuyện với một ai đó. Tôi rời Bucharest trên một chiếc taxi nhỏ, gọn gàng, được điều khiển bởi một người đàn ông cũng nhỏ thó gọn gàng mà tôi chỉ trao đổi được hai từ (Snagov là một trong hai từ đó). Sau khi xem lướt qua những tấm bản đồ đường sá, và sau nhiều cái vỗ vai trấn an (tất nhiên là vai tôi), chúng tôi lên đường. Chúng tôi đã chạy xe nguyên cả buổi chiều, lọc xọc vượt qua những con đường hầu hết được trải nhựa nhưng vẫn mù mịt bụi, qua một vùng phong cảnh hầu hết là đất đai nông nghiệp nhưng thỉnh thoảng xen vào những cánh rừng, để tới hồ Snagov.
Cái vẫy tay đầy kích động của người tài xế là dấu hiệu đầu tiên cho tôi biết là đã tới, theo đó tôi nhìn ra bên ngoài và chỉ thấy toàn là rừng rậm. Tuy nhiên, đó chỉ là khúc dạo đầu. Tôi hoàn toàn không biết mình mong đợi điều gì; tôi nghĩ mình đã bị tính ham tìm hiểu mọi thứ của một sử gia thôi thúc đến nỗi tôi đã thôi mong đợi một điều cụ thể. Ngay khi nhìn thấy hồ nước đó, tôi đã lập tức bật ra khỏi những ám ảnh của mình. Anh bạn ạ, đó là một nơi vô cùng xinh đẹp, thanh bình và kỳ ảo. Cứ tưởng tượng mà xem, từ con lộ, anh sẽ thấy một dòng nước chảy dài lấp lánh thấp thoáng ẩn hiện sau những tán cây dày. Ẩn mình đây đó trong những cánh rừng là những biệt thự xinh đẹp - thường anh chỉ có thể nhìn thấy một ống khói thanh nhã, hoặc một bức tường cong cong - nhiều biệt thự trong số đó có lẽ đã được xây dựng từ thế kỷ trước, hoặc xa xưa hơn nữa.
Chúng tôi đã đỗ xe gần một quán ăn nhỏ đằng sau có neo ba chiếc thuyền. Khi đến một khoảng trống trong khu rừng, từ bờ hồ anh có thể nhìn thấy hòn đảo nơi tu viện kia tọa lạc và tại đó, cuối cùng tại chính nơi đó, anh sẽ nhìn được toàn cảnh của một vùng mà chắc chắn đã chẳng hề thay đổi dù đã trải qua nhiều thế kỷ. Hòn đảo chỉ cách bờ một quãng ngắn chèo thuyền và cũng rậm rịt cây cối như trên bờ. Nhô lên khỏi đám cây cối là những mái vòm lộng lẫy theo phong cách Byzantine của giáo đường tu viện, và tiếng chuông bỗng lướt qua mặt nước ngân lên - được một tu sĩ gióng lên bằng chày vồ gỗ (sau này tôi mới biết). Tôi cảm thấy lòng bồi hồi khi nghe tiếng chuông vang vọng qua mặt hồ; đối với tôi có vẻ như đây đúng là một trong những thông điệp đến từ quá khứ, thiết tha muốn con người hiểu chúng, cho dù người ta không thể chắc chắn chúng muốn nói lên điều gì. Người tài xế và tôi, đứng đó, trong ánh nắng chiều tà phản chiếu từ mặt hồ, giống như những tên do thám của binh đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chăm chú theo dõi cái pháo đài của một đức tin xa lạ, chứ không phải là hai gã đàn ông thời hiện đại lấm lem bụi đường đang đứng tựa vào xe ô tô.
Tôi có thể đứng ngắm nhìn và lắng nghe lâu hơn nữa mà không cảm thấy bồn chồn, nhưng tôi đã vào quán ăn vì quyết tâm phải tìm gặp được nhà khảo cổ kia trước khi trời tối. Tôi đã vận dụng hết mớ vốn liếng tiếng Latin ba rọi của mình, kể cả việc khoa chân múa tay để hỏi thuê một chiếc thuyền đi ra đảo. Vâng, vâng, có một người đàn ông đến từ Bucharest đang dùng xẻng đào xới ngoài đó, ông chủ thuyền cố loay hoay diễn đạt cho tôi hiểu như vậy - và chỉ hai mươi phút sau chúng tôi đã cập vào đảo. Tu viện nằm khá cách biệt, nhìn gần thậm chí trông nó còn đẹp hơn, với những bức tường cũ kỹ và mái vòm vút cao, trên mỗi mái vòm là một cây thánh giá trang trí công phu. Người chủ thuyền dẫn chúng tôi bước lên những bậc thang khá dốc, tôi định đi vào luôn qua cánh cửa gỗ lớn nhưng ông ta chỉ cho chúng tôi đi vòng ra phía sau.
Bước men theo những bức tường cổ xưa xinh đẹp, tôi chợt nhận ra đây là lần đầu tiên mình thực sự lần bước theo dấu chân của Dracula. Cho đến lúc đó, tôi đã lần theo dấu vết của hắn qua một mớ tài liệu rối rắm, nhưng bây giờ, tôi đang đứng trên mảnh đất, mà đôi chân hắn - mang loại giày nào nhỉ? Loại giày da, có gắn loại đinh thúc ngựa ác độc chăng? - có lẽ đã từng rảo bước. Nếu là người có thói quen làm dấu thánh, hẳn có lẽ tôi đã làm dấu thánh ngay tức khắc; trong tâm trạng đó, bất chợt tôi cảm thấy một thôi thúc mãnh liệt, muốn vỗ lên bờ vai đang khoác lớp áo len thô ráp của người chủ thuyền mà yêu cầu ông ta trở mái chèo đưa tôi trở về lại đất liền an toàn. Nhưng tôi đã không làm vậy, như anh có thể hình dung, và tôi hy vọng rốt cuộc sẽ không hối tiếc vì đã không đưa tay ra vỗ lên bờ vai đó.
Phía sau nhà thờ, giữa một khu phế tích lớn, chúng tôi thấy một người đàn ông đang cầm xẻng. Ông ta cỡ tuổi trung niên, trông có vẻ vui vẻ và khỏe mạnh, mái tóc quăn đen, áo sơ mi trắng để mở, hai cánh tay áo xắn lên đến tận cùi chỏ. Hai cậu bé làm việc bên cạnh ông ta, cẩn thận mò mẫm hai tay trong đất, thỉnh thoảng ông ta cũng bỏ xẻng xuống và làm y như hai cậu bé. Họ chăm chú tụ quanh một khu vực rất nhỏ, tựa như đã tìm được ở đó một cái gì thú vị, và chỉ ngẩng đầu nhìn lên khi người chủ thuyền lên tiếng chào hỏi.
Người đàn ông mặc áo sơ mi trắng bước đến, quan sát chúng tôi bằng đôi mắt đen sắc sảo, người chủ thuyền nói vài tiếng như là những lời giới thiệu, với sự phụ họa của tay tài xế. Tôi chìa tay ra và cố lõm bõm vài câu Rumani vừa mới học được, trước khi xổ ra một tràng tiếng Anh: “Ma numesc Bartolomeo Rossi. Nu va suparati...” Tôi đã học được câu nói hay ho này tại Bucharest từ người giữ cửa khách sạn nơi tôi tạm trú, đây là câu thường được sử dụng khi chặn người lạ lại để hỏi han này nọ. Câu này có nghĩa, đúng nghĩa đen là “Đừng nổi giận” - anh có thể nghĩ ra một câu nói nào sử dụng hàng ngày lại gợi nhắc lịch sử nhiều hơn thế không? “Anh bạn, xin đừng rút dao ra - tôi chỉ bị lạc trong khu rừng này và cần biết hướng ra mà thôi.” Tôi không biết liệu có phải do cách sử dụng câu, hoặc có thể do cách phát âm quá tệ hại của mình mà nhà khảo cổ học kia đã vừa bật cười vừa bắt chặt tay tôi.
Nhìn gần, ông là một người rắn rỏi với làn da rám nắng và những nếp chân chim quanh mắt và miệng. Ông cười để lộ hàm răng trên bị thiếu mất hai cái, phần lớn những chiếc răng còn lại đều sáng lấp lánh ánh vàng. Bàn tay ông rắn chắc một cách lạ thường, khô ráp như bàn tay một nông dân. “Bartolomeo Rossi hả,” ông trầm giọng nói, vẫn cười. “Ma numesc Velior Georgescu - Tên tôi là Velior Georgescu. Anh khỏe chứ? Tôi giúp anh được gì nào?” Trong khoảnh khắc, tôi chợt nhớ lại cuộc hành trình đi bộ của chúng ta hồi năm ngoái; người đàn ông này có thể là một trong những người dân vùng cao nguyên dày dạn phong sương mà chúng ta thường hỏi đường, chỉ khác một điều tóc ông đen thay vì hung hung đỏ.
“Anh nói được tiếng Anh sao?” tôi lúng túng buông ra một câu ngớ ngẩn.
“Chút đỉnh thôi,” Georgescu trả lời. “Đã từ lâu tôi không có cơ hội nói tiếng Anh, nhưng nó sẽ mau chóng trở lại với cái lưỡi tôi thôi.” Giọng ông trầm và lưu loát, với chữ ‘r’ được phát âm trong cổ.
“Xin lỗi ông,” tôi vội nói. “Tôi biết ông rất quan tâm đến Vlad III và rất mong được hầu chuyện với ông. Tôi là một sử gia đến từ Đại học Oxford.”
Ông gật đầu. “Tôi cũng vui khi biết mối quan tâm của anh. Anh lặn lội xa xôi như vậy chỉ để xem ngôi mộ của hắn hay sao?”
“Vâng, tôi hy vọng...”
“À, anh hy voọn, anh hy voọn,” Georgescu nói, vỗ vỗ lên vai tôi, vẻ bỗ bã. “Nhưng tôi phải kéo hy voọn của anh xuống thấp hơn một chút, anh bạn ạ.” Tim tôi như hụt một nhịp đập - có thể nào người đàn ông này cũng nghĩ Vlad không được chôn cất ở đây? Nhưng tôi quyết định chờ cơ hội tốt và lắng nghe cẩn thận trước khi nêu thêm bất kỳ câu hỏi nào khác. Ông ta quan sát tôi bằng ánh mắt giễu cợt, và lại mỉm cười. “Nào, tôi sẽ dẫn anh đi tham quan một voòn.” Ông nói với hai cậu bé phụ việc một vài câu ngắn gọn, dường như bảo chúng nghỉ tay, vì sau đó tôi thấy chúng liền chùi tay và đến ngồi nghỉ bên một gốc cây. Đặt xẻng tựa vào thành hố đang đào dang dở, ông vẫy tay ra hiệu với tôi. Đến lượt tôi cho người chủ thuyền và anh chàng tài xế biết là tôi bận chút việc, và dúi tiền vào tay người chủ thuyền. Chủ thuyền đưa tay chạm vành mũ chào rồi lỉnh ngay, còn tay tài xế thì ngồi tựa vào đống đổ nát và lấy ra một chai rượu loại bỏ túi.
“Tốt lắm, trước tiên chúng ta sẽ dạo quanh bên ngoài.” Ông quơ vòng bàn tay to tướng. “Anh biết lịch sử của hòn đảo này chứ? Chút đỉnh à? Vào thế kỷ mười bốn, ở đây có một giáo đường, tu viện được xây dựng sau đó ít lâu, nhưng cũng trong thế kỷ đó. Giáo đường đầu tiên được xây dựng bằng gỗ, và cái thứ hai thì bằng đá, nhưng cái bằng đá đã chìm xuống hồ vào năm 1453. Chuyện kỳ quái, anh có nghĩ vậy không? Dracula lên cầm quyền tại vùng Wallachia lần thứ hai vào năm 1462, và đã có những ý đồ của riêng mình. Tôi tin hắn ta thích tu viện này vì đây là một hòn đảo dễ phòng thủ - hắn ta luôn tìm những địa điểm có thể củng cố để chống lại người Thổ. Đây là một địa điểm thuận lợi, anh có nghĩ vậy không?”
Tôi gật đầu đồng ý, cố không nhìn thẳng vào ông. Tôi nhận thấy mình khó tập trung vào những gì ông nói vì tiếng Anh của người đàn ông này quá kỳ lạ, nhưng vẫn ngấm được ý tưởng cuối cùng của ông. Chỉ liếc nhìn qua chung quanh người ta cũng có thể hình dung chỉ cần vài tu sĩ là đủ để bảo vệ cứ điểm này khỏi quân xâm lược. Tôi nhận ra trong ánh mắt Velior Georgescu một sự đồng tình với nhận xét trên. “Do đó, Vlad đã xây dựng tu viện này thành một pháo đài. Hắn đã xây tường phòng thủ xung quanh, một nhà tù một phòng tra tấn, ngoài ra còn có một đường hầm thoát hiểm và một cây cầu nối liền vào bờ. Một gã lõi đời, Vlad là thế đấy. Lẽ dĩ nhiên, lâu lắm rồi cây cầu không còn nữa, tôi đã khai quật những gì còn sót lại của nó. Vị trí mà anh nhìn thấy chúng tôi đang đào xới, trước kia vốn là nhà tù. Chúng tôi đã tìm được vài bộ xương ở đó.” Ông nhoẻn miệng cười và những chiếc răng vàng lại lóe sáng dưới ánh nắng.
“Vậy thì đây là nhà thờ của Vlad?” tôi hỏi, chỉ vào một tòa nhà xinh xắn gần đó, với những mái vòm nhô cao, và đám cây cối u ám đang sột soạt quanh các bức tường.
“Không, tôi e rằng không phải vậy,” Georgescu đáp. “Tu viện đã bị người Thổ đốt cháy một phần vào năm 1462, khi Radu, em trai của Vlad, một con rối của đế chế Ottoman, đang ngồi trên ngai voàn xứ Wallachia. Và ngay sau khi Vlad được chôn cất ở đây, một cơn bão khủng khiếp đã thổi bay ngôi giáo đường của hắn xuống hồ.” Vlad được chôn cất ở đây phải không? Tôi rất muốn hỏi câu đó, nhưng đã kịp ngậm miệng lại. “Những người nông dân chắc hẳn đã nghĩ đó là sự trừng phạt của Chúa đối với những tội lỗi của hắn ta. Giáo đường được xây dựng lại vào năm 1517 - phải mất ba năm - và anh thấy ở đây là các thành quả xây dựng kia đấy. Những bức tường phía ngoài tu viện là một công trình phục chế, mới khoảng ba mươi năm.”
Chúng tôi tản bộ theo rìa giáo đường, ông đưa tay vỗ lên những công trình cổ xưa tựa như vỗ lên mông một chú ngựa yêu. Khi chúng tôi đứng đó, bất chợt một người đàn ông vòng qua góc nhà thờ và tiến về phía chúng tôi - một ông lão có dáng đi lom khom, râu tóc bạc trắng, mặc áo đen và đội chiếc mũ tròn nhỏ cũng màu đen với những tua dài buông lòng thòng xuống tận vai. Ông chống gậy bước đi, áo choàng cột lại bằng một sợi dây nhỏ, lủng lẳng ở đó là một xâu chìa khóa. Quanh cổ ông lão là sợi dây chuyền, đong đưa một cây thánh giá nhỏ rất đẹp, giống như những thánh giá tôi nhìn thấy trên đỉnh các mái vòm giáo đường.
Tôi quá kinh ngạc vì sự xuất hiện của ông lão đến độ gần như ngã lăn ra; tôi không thể tả lại tác động của sự xuất hiện đó đối với mình, chỉ biết nói rằng nó tựa như việc Georgescu đã thành công trong việc gọi hiện hình một hồn ma. Nhưng ông bạn mới quen của tôi đã bước đến, mỉm cười rồi kính cẩn cúi xuống hôn lên bàn tay xương xẩu lấp lánh chiếc nhẫn vàng của vị tu sĩ già. Có vẻ như ông lão cũng rất yêu mến Georgescu, ông đặt tay lên đầu nhà khảo cổ học một lúc lâu và mỉm cười, một nụ cười uể oải yếu ớt, khoe ra hàm răng thậm chí còn thiếu nhiều chiếc hơn cả hàm răng của Georgescu. Tôi thoáng nghe tên mình trong những lời giới thiệu và đã hết sức trịnh trọng để cúi chào vị tu sĩ, dù vậy tôi không thể buộc mình phải cúi hôn chiếc nhẫn của ông ta.
“Đây là cha tu viện trưởng,” Georgescu giới thiệu. “Ông là người cuối cùng ở đây và hiện tại chỉ có ba tu sĩ khác đang sống cùng ông tại tu viện. Ông đã ở đây từ khi còn trẻ và biết hòn đảo này rõ hơn tôi. Ông ấy chào mừng và chúc anh những điều tốt lành. Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào với ông,” nhà khảo cổ học nói tiếp, “ông sẽ cố gắng trả lời.” Tôi cúi chào cám ơn, và ông lão chầm chậm đi tiếp. Vài phút sau, tôi thấy ông lặng lẽ ngồi trên một gờ tường đổ nát phía sau chúng tôi, như một con quạ đang im lìm ngơi nghỉ dưới ánh nắng chiều.
“Họ sống ở đây suốt năm à?” tôi hỏi Georgescu.
“Ồ, vâng. Ngay cả vào những mùa đông khắc nghiệt nhất, họ cũng ở đây.” Ông bạn hướng dẫn viên của tôi gật đầu đáp. “Anh sẽ nghe họ cùng hát Thánh ca nếu anh đừng rời khỏi đây quá xớm.” Tôi quả quyết với ông là tôi không muốn bỏ lỡ một trải nghiệm như thế này. “Bây giờ, chúng ta hãy vào nhà thờ.” Chúng tôi đi vòng đến cửa trước, những cánh cửa gỗ đồ sộ được chạm khắc, và từ đó bước vào một thế giới mà trước giờ tôi chưa từng biết, hoàn toàn khác với những nhà nguyện Thanh giáo.
Bên trong là một bầu không khí mát lạnh, và trước khi có thể nhìn thấy được bất kỳ thứ gì trong nội thất tối âm u đó, tôi nghe thoảng mùi khói hương và cảm nhận được hơi ẩm từ những tảng đá, tựa như chúng đang thở. Khi mắt đã quen với bóng tối mờ mờ, tôi chỉ thấy những tia sáng yếu ớt phản chiếu từ những đồ vật bằng đồng và ánh nến. Ánh nắng ban ngày chỉ lờ mờ xuyên qua lớp kính dày màu sậm. Chẳng có ghế dài hoặc ghế dựa gì cả, ngoại trừ vài ghế gỗ cao đặt dọc theo một bức tường. Gần lối vào có bệ cắm nến đang cháy, chảy nhỏ giọt và bốc lên mùi sáp cháy; một số cắm vào một giá đồng hình vương miện ở phía trên đỉnh và một số được cắm vào một bình cát quanh chân bệ. “Hàng ngày, các tu sĩ đều lên đây thắp nến, thỉnh thoảng khách đến thăm cũng vậy,” Georgescu giải thích. “Những cây nến quanh trên đỉnh dành cho những người còn sống và những cây ở quanh bệ phía dưới là dành cho linh hoồng của những người chết. Chúng sẽ được để cháy cho đến hết.”
Đến chính giữa nhà thờ, ông chỉ tay lên trên, tôi nhìn thấy một khuôn mặt nổi lên lờ mờ phía trên chúng tôi, ngay đỉnh mái vòm. “Anh biết rành các giáo đường Byzantine của chúng tôi chứ?” Georgescu hỏi. “Đấng Cứu Thế luôn ở chính giữa, nhìn suốn chúng ta. Cây chúc đèn” - như một vương miện khổng lồ rủ xuống từ giữa ngực đấng Cứu Thế, choán hết khoảng không gian chính của giáo đường, nhưng nến trong đó đã cháy hết - “cũng mang ý nghĩa đặc trưng của loại giáo đường này.”
Chúng tôi tiến đến gần bệ thờ. Bất chợt, tôi cảm thấy mình như đang xâm phạm nơi này: không thấy bóng tu sĩ nào còn Georgescu thì bước sải phía trước với thái độ hoan hỉ của người chủ. Trên bệ thờ có treo những tấm vải thêu, và phía trước là một đống thảm len và thảm chùi chân với các mẫu trang trí dân dã, mà nếu không biết rõ hơn chắc hẳn tôi sẽ nghĩ chúng là những tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ. Đỉnh bệ thờ được trang hoàng nhiều món đồ đa dạng, trong số đó có một mô hình Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá được tráng men và một tượng Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng lồng trong khung bằng vàng. Phía sau bệ thờ là một bức tường với bích họa mô tả những vị thánh có đôi mắt u buồn và các thiên thần với đôi mắt thậm chí còn sầu muộn hơn, chính giữa đó là hai cánh cửa dát vàng, rèm cửa bằng nhung màu đỏ tía, dẫn đến một nơi nào đó hoàn toàn được che kín và bí ẩn.
Trong bóng tối nhá nhem, khó khăn lắm tôi mới phân biệt được toàn bộ khung cảnh đó, nhưng vẻ đẹp ảm đạm của khung cảnh đã làm tôi xúc động. Tôi quay sang hỏi Georgescu, “Vlad làm lễ ở đây à? Ý tôi là ở cái nhà thờ trước đây ấy?”
“Ồ, hẳn rồi,” nhà khảo cổ cười khúc khích. “Hắn là một kẻ sát nhân ngoan đạo. Hắn còn xây dựng nhiều nhà thờ và tu viện khác, để chắc chắn có nhiều người cầu nguyện cho linh hồn hắn được cứu rỗi. Đây là một trong những địa điểm ưa thích của hắn, hắn cũng rất thân thít với các tu sĩ ở đây. Tôi không biết họ nghĩ thế nào về những hành động xấu xa của hắn, nhưng họ thích việc hắn ủng hộ cho tu viện. Hơn nữa, hắn còn bảo vệ họ tránh khỏi người Thổ. Nhưng các báu vật mà anh nhìn thấy ở đây đều được mang về từ các nhà thờ khác - vào cuối thế kỷ trước, khi nhà thờ bị đóng cửa bọn nông dân đã cuỗm hết mọi thứ có giá trị ở đây rồi. Anh nhìn này - đây là điều tôi muốn chỉ cho anh thấy.” Ông ngồi xổm xuống và lật các tấm thảm phía trước bệ thờ lên. Ngay trước mặt, tôi thấy một phiến đá dài hình chữ nhật, trơn nhẵn, không có hình vẽ hoặc chữ nghĩa gì cả, nhưng rõ ràng đó là dấu vết một ngôi mộ. Tim tôi bắt đầu đập thình thịch.
“Mộ của Vlad?”
“Vâng, theo truyền thuyết là vậy. Vài năm trước đây, tôi và một số đồng nghiệp đã khai quật nơi này và chỉ thấy có một cái hố trống rỗng - chỉ có một ít xương thú vật.”
Tôi nín thở. “Hắn không có trong này sao?”
“Hoàn toàn không.” Hàm răng của Georgescu lại lóe sáng lấp lánh như tất cả mớ đồ vật bằng đồng và vàng chung quanh chúng tôi. “Các tài liệu ghi lại cho biết hắn đã được chôn cất ở đây, phía trước bệ thờ, và nhà thờ mới đã được xây dựng trên cùng một nền móng với nhà thờ cũ, vì vậy ngôi mộ của hắn đã không bị ảnh hưởng gì. Anh có thể hình dung chúng tôi đã thất vọng như thế nào khi không tìm thấy hắn.”
Thất vọng à? Tôi nghĩ. Tôi thì thấy cái hố trống rỗng bên dưới đáng sợ hơn là nỗi thất vọng.
“Dù sao chăng nữa, chúng tôi đã quyết định đào sâu quanh đây thêm chút nữa và ở đằng kia” - ông dẫn tôi ngược xuống gian giữa giáo đường, đến vị trí gần lối vào phía trước và lật một tấm thảm khác lên - “ở chỗ này chúng tôi đã phát hiện được một phiến đá thứ hai giống y như phiến thứ nhất.” Tôi chăm chăm nhìn xuống. Quả thực, phiến đá này cùng kích cỡ và hình dạng như phiến đá đầu tiên, cũng trơn nhẵn không có hình hoặc chữ gì cả. “Vì vậy chúng tôi cũng đã đào xới nơi này lên,” Georgescu giải thích, vỗ tay lên phiến đá.
“Và ông đã tìm thấy...?”
“Ồ, một bộ xương rất đẹp.” Ông thốt lên, vẻ hài lòng ra mặt. “Trong một quan tài vẫn còn một phần vải liệm - thật đáng kinh ngạc, sau năm thế kỷ. Tấm vải liệm màu đỏ tía vương giả với các đường thêu kim tuyến, bộ xương bên trong vẫn còn trong tình trạng tốt, trong trang phục rất đẹp, bằng gấm đỏ tía thêu kim tuyến với ống tay áo đỏ sậm. Món tuyệt vời nhất mà chúng tôi tìm được là một chiếc nhẫn nhỏ được khâu vào một trong hai cánh tay áo. Chiếc nhẫn khá giản dị, có biểu tượng của Giáo đoàn Rồng, một trong các đồng sự của tôi tin rằng nó thuộc về một bộ troang xức lớn hơn.”
Khi nghe đến đây, tim tôi như hụt nhịp, tôi hỏi, giọng như thừa nhận. “Biểu tượng à?”
“Vâng, một con rồng với móng vuốt dài và một cái đuôi cuộn lại. Những người có chức sắc trong Giáo đoàn này lúc nào cũng mang hình ảnh này đâu đó trên người họ, thường thường là một cây trâm hoặc một móc gài áo choàng. Chắc chắn ông bạn Vlad của chúng ta cũng vậy, khi đã tới tuổi trưởng thành, có lẽ nhờ cha hắn.” Georgescu mỉm cười với tôi. “Nhưng tôi có cảm giác anh đã biết việc này rồi.”
Tôi đang chống chọi với các cảm xúc trái ngược lẫn nhau, giữa tiếc nuối và khuây khỏa. “Vậy đây mới là mộ của hắn, và truyền thuyết chỉ nhầm địa điểm chính xác?”
“Không, tôi không nghĩ vậy.” Ông trải lại tấm thảm phía trên phiến đá. “Không phải tất cả các đồng sự đều đồng ý với tôi, nhưng tôi nghĩ chứng cứ có được rõ ràng cho thấy truyền thuyết không nhầm.”
Tôi không khỏi kinh ngạc nhìn ông chằm chằm. “Nhưng những trang phục vương giả và chiếc nhẫn nhỏ kia thì sao?”
Georgescu lắc đầu. “Gã này chắc có lẽ cũng là một thành viên của Giáo đoàn - một nhà quý tộc cấp cao - và không chừng ông ta đã được cho mặc những thứ quần áo đẹp nhất của Dracula trong dịp này. Có lẽ, thậm chí ông ta còn được mời tuẫn táng theo để có một cái xác lấp đầy cái hầm mộ này - ai biết được chính xác ông ta chết khi nào?”
“Ông đã chôn lại bộ xương đó chứ?” Tôi phải nêu ra câu hỏi này; phiến đá nằm sát bên chân chúng tôi.
“Ồ, không - chúng tôi đã đem nó vào viện bảo tàng lịch sử tại Bucharest, nhưng anh không thể đến đó để thăm người đàn ông này được đâu - người ở đó đã cất ông ta cùng toàn bộ số áo quần đẹp đẽ ấy vào kho rồi khóa lại. Rất đáng tiếc.” Tuy vậy, Georgescu trông không có vẻ hối tiếc gì nhiều, dường như bộ xương tuy hấp dẫn nhưng không quan trọng, ít ra so với nhân vật thực sự ông muốn truy lùng.
“Tôi không hiểu,” tôi nói, nhìn ông ta chằm chằm. “Với quá nhiều chứng cứ như vậy, nói một cách chính xác, tại sao ông không nghĩ đó là Vlad Dracula?”
“Rất đơn giản,” Georgescu vui vẻ đáp, vỗ lên tấm thảm. “Gã này còn đầu. Trong khi đầu của Dracula bị người Thổ chặt và mang về Istanbul làm chiến lợi phẩm. Tất cả các nguồn tư liệu đều thống nhất về chi tiết này. Vì vậy bây giờ tôi đang đào bới ở khu nhà tù cũ để mong tìm một ngôi mộ khác. Tôi nghĩ cái xác đã được mang đi khỏi hầm mộ phía trước bệ thờ là để đánh lừa bọn trộm mộ, hoặc cũng có thể để bảo vệ nó khỏi các cuộc xâm lăng của người Thổ sau này. Hắn đang ở đâu đây trên hòn đảo này, tên khốn đó.”
Số câu tôi muốn hỏi Georgescu nhiều đến nỗi khiến tôi gần như tê liệt, nhưng ông chỉ thản nhiên đứng vươn vai. “Anh muốn qua quán ăn ăn tối không? Tôi đói đến nỗi có thể ngốn hết cả con cừu đây này. Nhưng nếu anh muốn chúng ta vẫn có thể kịp nghe phần đầu buổi thánh lễ sắp được bắt đầu. Anh đang trọ ở đâu nhỉ?”
Tôi thú nhận là chưa nghĩ đến việc đó, và cũng cần tìm nơi trọ cho người tài xế của mình. “Tôi có nhiều vấn đề muốn thảo luận cùng ông,” tôi nói thêm.
“Tôi cũng vậy,” ông ta đồng ý. “Chúng ta sẽ trò chuyện trong bữa ăn tối.”
Tôi cần nói chuyện với người tài xế của mình, vì vậy chúng tôi quay lại khu phế tích nhà tù. Tôi bảo anh ta rằng nhà khảo cổ được tu viện cho mượn một chiếc thuyền nhỏ, ông ta có thể chèo thuyền đưa chúng tôi vào bờ và sẽ nhờ người chủ quán ăn tìm thuê hộ phòng cho chúng tôi. Georgescu thu xếp đồ đạc và cho các cậu bé phụ việc về nghỉ, chúng tôi quay trở lại nhà thờ đúng lúc cha tu viện trưởng và ba vị tu sĩ của ông ta, cũng mặc quần áo tuyền một màu đen, tiến vào nhà thờ qua các cánh cửa điện thờ. Hai trong số ba tu sĩ đã già, nhưng người còn lại dáng đi vẫn còn mạnh mẽ, bộ râu vẫn còn màu nâu. Họ chầm chậm đi vòng đến trước bệ thờ, cha tu viện trưởng đi trước dẫn đường, trong tay là một cây thánh giá và một quả cầu. Chiếc áo choàng vàng và đỏ tía phủ lên đôi bờ vai đã còng xuống vì tuổi tác, rực sáng dưới ánh nến.
Các tu sĩ cúi đầu phủ phục xuống nền đá phía trước bệ thờ - tôi để ý thấy chỉ ngay phía trước ngôi mộ trống rỗng. Trong khoảnh khắc, tôi có cảm giác kinh hoàng là họ không cúi lạy bệ thờ mà là mộ của Kẻ Xiên Người.
Đột nhiên một âm thanh kỳ quái vang lên; dường như âm thanh đó xuất phát từ ngay trong nhà thờ, loang ra khỏi các bức tường và mái vòm như một làn sương. Họ đang cầu nguyện. Tôi cố không nghển cổ nhìn vào chính điện phía trong khi cha tu viện trưởng bước qua cánh cửa nhỏ phía sau bệ thờ và mang ra một cuốn sách lớn có bìa nhiều màu, làm dấu chúc phúc trong khoảng không phía trên cuốn sách. Ông ta đặt nó lên bệ thờ. Một trong các tu sĩ trao cho ông một bình hương có gắn một sợi xích dài nhỏ; ông ta đong đưa bình hương trên cuốn sách, một làn khói thơm tỏa ra bao phủ lấy nó. Khắp chung quanh chúng tôi, phía trên và phía sau và phía dưới, dậy lên tiếng nhạc linh thiêng, âm thanh ong ong rù rì, lên bổng xuống trầm. Tôi chợt nổi da gà, nhận ra bấy giờ mình đã cận kề trái tim của đế chế Byzantine hơn nhiều so với lúc còn ở Istanbul. Tiếng nhạc xa xưa và nghi thức kèm theo hẳn đã chẳng hề thay đổi từ khi chúng được cử hành cho vị hoàng đế ở thủ đô Constantinople.
“Buổi lễ kéo dài rất lâu,” Georgescu thì thầm bên tai tôi. “Chúng ta có chuồn đi thì họ cũng không để ý đâu.” Ông ta lấy trong túi áo ra một cây nến, châm vào bấc một cây đèn trong giá đèn gần lối vào rồi cắm nó vào bình cát bên dưới.
Tại quán ăn nhỏ tí và cáu bẩn bên hồ, chúng tôi ăn ngon lành món xa lát và thịt hầm do một cô gái rụt rè ăn mặc kiểu dân quê phục vụ. Có nguyên một con gà và một chai vang đỏ loại mạnh mà Georgescu uống một cách thoải mái. Tay tài xế dường như đã đánh bạn được với vài người trong nhà bếp, vì vậy chỉ có hai người chúng tôi đơn độc trong căn phòng ốp gỗ này, nhìn ra quang cảnh đang mờ dần của hồ nước và hòn đảo.
Khi đã ăn uống no say, tôi hỏi nhà khảo cổ học về vốn liếng tiếng Anh tuyệt vời của ông. Ông bật cười dù miệng còn đầy thức ăn. “Đó là nhờ cha mẹ tôi, cầu xin linh hồn họ được an nghỉ bên Chúa,” ông trả lời. “Cha tôi là một nhà khảo cổ Scotland, một nhà nghiên cứu chuyên về thời kỳ Trung cổ, và mẹ tôi là người Scotland gốc Gypsy. Tôi lớn lên tại Fort William và làm việc với cha cho đến khi ông mất. Sau đó một số bà con của mẹ tôi đã yêu cầu bà cùng về quê họ ở Rumani. Mẹ tôi ra đời và lớn lên tại một làng ở miền Tây Scotland, nhưng khi cha tôi qua đời, bà chỉ muốn rời bỏ nơi đó. Anh biết đấy, gia đình bên cha tôi đã đối xử với bà không mấy tử tế. Vì vậy, bà đã mang tôi về đây khi tôi được mười lăm tuổi, và tôi đã sống ở đây từ lúc đó. Khi chúng tôi đến đây, tôi đã lấy họ của mẹ tôi. Để hòa nhập tốt hơn ấy mà.”
Câu chuyện đời của ông đã khiến tôi phải lặng im một lúc, ông lại nở nụ cười tươi. “Tôi biết đó là một câu chuyện kỳ lạ. Còn chuyện đời của anh như thế nào?”
Tôi kể tóm tắt với ông ta về cuộc đời và công việc nghiên cứu của mình, về việc đã sở hữu cuốn sách bí ẩn kia. Ông cau mày lắng nghe và từ tốn gật đầu khi tôi ngừng nói. “Một câu chuyện kỳ lạ, tuy vậy chẳng có gì đáng phải nghi ngờ.”
Tôi lấy cuốn sách ra khỏi túi và trao nó cho ông ta. Georgescu cẩn thận xem xét cuốn sách và lặng nhìn bức tranh khắc gỗ ở giữa một lúc lâu. “Ừ,” ông bảo tôi, vẻ đăm chiêu. “Con rồng này rất giống với những hình ảnh có liên quan tới Giáo đoàn; tôi đã thấy một con rồng tương tự trên các món đồ trang sức - chẳng hạn như chiếc nhẫn nhỏ kia. Nhưng từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhìn thấy một cuốn sách như thế này. Anh biết xuất xứ của nó chứ?”
“Không,” tôi thừa nhận. “Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ mang nó đến - có lẽ là Luân Đôn - cho một chuyên gia xem xét.”
“Đây là một cuốn sách kỳ lạ.” Georgescu trao cuốn sách lại cho tôi. “Và bây giờ, sau khi đã nhìn thấy Snagov, anh định đến nơi nào nữa? Quay trở lại Istanbul chăng?”
“Không,” tôi trả lời, rùng mình nhưng không muốn nói với ông lý do vì sao. “Thực ra, tôi phải trở lại Hy Lạp một hai tuần để tham dự một cuộc khai quật, nhưng tôi nghĩ mình nên đến thăm Târgoviste một chút, vì đó là thủ phủ chính của Vlad. Ông đã bao giờ đến đó chưa?”
“À, vâng, lẽ dĩ nhiên,” Georgescu vét sạch bóng cái đĩa như một cậu bé đói ăn. “Đó là một địa điểm thú vị đối với bất kỳ ai săn đuổi Dracula. Nhưng thứ thực sự thú vị là tòa lâu đài của hắn kìa.”
“Lâu đài của hắn? Hắn thực sự có một tòa lâu đài sao? Ý tôi là, nó vẫn còn tồn tại hay sao?”
“Chà, bây giờ nó đã là một phế tích, nhưng là một phế tích khá hấp dẫn. Một pháo đài đổ nát. Nó cách Târgoviste vài dặm và nằm ở thượng nguồn sông Argeş, anh có thể đến đó khá dễ dàng bằng đường bộ, rồi leo bộ lên đỉnh. Dracula luôn ưa chuộng bất kỳ địa điểm nào có thể phòng thủ tốt trước quân Thổ, và đây là một vị trí yêu thích của hắn.” Ông lục tìm trong túi, lấy ra một ống điếu nhỏ bằng đất sét, và nhồi thứ thuốc lá thơm ngát vào. Tôi mồi lửa cho ông. “Cám ơn, anh bạn. Tôi bảo này - tôi sẽ đi cùng anh. Dù chỉ có thể ở lại một vài ngày, nhưng tôi có thể giúp anh tìm ra pháo đài đó. Nếu anh có một người hướng dẫn thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tôi chưa từng có thời gian thong thả ở pháo đài này, nên giờ tôi muốn thăm lại nó.”
Tôi thành thật cám ơn ông; phải thừa nhận là tôi cảm thấy không yên tâm khi nghĩ đến việc đâm đầu vào giữa lòng đất nước Rumani mà không có người thông dịch. Chúng tôi đồng ý khởi hành vào ngày hôm sau, nếu người tài xế chịu đưa chúng tôi đến tận Târgoviste. Georgescu biết một làng gần sông Argeş, nơi chúng tôi có thể ở lại với chỉ vài bảng Anh; đó không phải là ngôi làng gần pháo đài nhất, nhưng dường như Georgescu không thích đến ngôi làng gần nhất nữa vì có lần ông gần như bị xua đuổi ra khỏi đó. Chúng tôi chia tay, thân mật chúc nhau ngủ ngon, và bây giờ, bạn thân mến, tôi phải tắt đèn đi ngủ để chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu kế tiếp mà tôi sẽ kể lại với anh sau.
Gửi đến anh lời chào thân mến nhất
Bartholomew
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook