Trùng Sinh Thực Quá Thảnh Thơi
-
Chương 6: Bắt chuyện
Dịch: Lục Dương
Biên: Thanh Hoan
***
Thoáng chốc, hành lang đã trống trơn. Giờ vào lớp thì sắp tới, hơn nữa lời chế nhạo của Ti Tiếu khiến mọi người vô cùng xấu hổ. Ở lại thì càng mất mặt, thôi thì vào lớp cho xong!
Dương Thanh Vân thì vẫn ở ngoài, Hồ Trung Lâm đang muốn kéo vào thì hắn lại mỉm cười, nói: "Đợi chút đi, vội cái gì chứ?"
"Đi mau lên, đến giờ vào lớp rồi!" Hồ Trung Lâm sắp sốt ruột phát khóc rồi, mấy người trong lớp đang nhìn bọn họ kìa. Nhất là cái đám nam sinh vừa chạy trối chết ban nãy, vừa thoát khỏi cảnh xấu hổ, lại chứng kiến Hồ Trung Lâm và Dương Thanh Vân còn "chấp mê bất ngộ" thì cảm thấy hai tên này thật sự ngu ngốc!
Ti Tiếu là ai chứ? Là bà chằn đó! Bà chằn này đã mắng như vậy thì ai dám chống đối? Nếu có thể tránh thì tuyệt đối không được đắc tội với bà cô này! Vậy mà hai người kia còn ở ngoài làm gì? Chẳng lẽ sợ chưa đủ mất mặt hay sao?
Ti Tiếu hơi cau mày, híp mắt lại, nhìn chằm chằm hai người Dương Thanh Vân: "Này, hai người không vào lớp à, ở ngoài uống gió Tây Bắc(1) hay sao?"
Dương Thanh Vân cười nhạt, Hồ Trung Lâm thấy không kéo được thì đành rút lui. Lúc này, ngoài hành lang chỉ còn mình Dương Thanh Vân.
Cũng đúng lúc ấy, Đinh Tư chợt xuất hiện. Khoảnh khắc cô vừa bước ra khỏi nhà vệ sinh, bầu không khí chợt thay đổi. Qua cửa sổ, mọi người nhìn về phía Đinh Tư đang đi ngoài hành lang. Có lẽ vì không còn nhiều thời gian nên cô bước đi khá nhanh, vội vàng muốn về lớp, giống như tiên nữ bay lượn trên mây vậy.
Cô đã sớm quen cái cảnh mọi người chăm chú nhìn mình, vậy nên không những không tỏ ra câu nệ, mà còn nhìn về phía lớp 12A1 rồi nở một nụ cười toả nắng.
Ti Tiếu cũng cười, nhìn Đinh Tư khẽ gật đầu xem như chào hỏi. Còn những người còn lại của 12A1 ấy à, làm gì còn ai có dũng khí đáp lại, nữ sinh thì nhìn đi chỗ khác, nam sinh thì không có gan mở lời.
"Đinh Tư..."
Bỗng nhiên mọi người nghe được một tiếng gọi, cả lớp 12A1 lập tức lặng ngắt như tờ, lúc này nếu một cây kim rơi xuống đất thì cũng có thể nghe thấy tiếng. Ai vừa gọi tên Đinh Tư???
Mọi người đang shock, Đinh Tư cũng dừng bước. Dương Thanh Vân thì vẫn đứng bên hành lang, người vừa gọi "Đinh Tư" chính là hắn.
"Bạn học này... cậu..." Đinh Tư nhìn bạn học đang đứng trước mặt bằng ánh mắt nghi ngờ, hai người chưa từng học cùng nhau thì phải, cô thấy hình như mình không hề quen biết cậu ta nha.
Dương Thanh Vân nhìn cô gái trước mặt. Dù hắn đã trải qua muôn vàn sóng gió, ba chìm bảy nổi, nhưng lúc này trái tim lại đập thình thịch. Cảm giác này rất khó tả, nhưng lại chân thực, khiến hắn hưng phấn không thôi.
Chứng kiến vẻ mặt nghi ngờ của cô nàng, Dương Thanh Vân bật cười, nói: "Mình tên Dương Thanh Vân, gọi bạn lại vì muốn làm phiền bạn một việc. Bạn có thể cho mình mượn vở ghi môn Hoá vài ngày để ôn tập được không?"
"A..." Đinh Tư chẳng biết nói sao, nam sinh lớp 12A1 mà lại mượn vở của lớp 12A8?! Đúng là tên mặt dày mà, kiếm cớ bắt chuyện cũng thật vụng về quá đi.
Nhưng chuyện này cũng không phải lần đầu, Đinh Tư kinh nghiệm đầy mình, uyển chuyển từ chối: "Không được!"
"Ha ha!" Trong phòng học vang lên một tràng cười như được mùa.
Tiếng gọi ban nãy của Dương Thanh Vân làm mọi người sửng sốt, không dám tin vào những điều tai nghe mắt thấy. Trời ạ! Dương Thanh Vân vừa gọi Đinh Tư đấy à?!
Trong ấn tượng của các bạn học, Dương Thanh Vân là một học sinh từ nông thôn bình thường, ngoại hình bình thường, thành tích học tập bình thường, tính cách thì tự ti hướng nội. Vậy mà lại có can đảm đi bắt chuyện với Đinh Tư?
Duyệt một vòng khắp cái trường này, ngay cả loại như Văn Vinh hay Tôn Khai cũng chưa thấy thằng nào dám ngấp nghé Đinh Tư đâu. Trong trường cấp ba số I này, chỉ có Điền Lượng mới được coi như loại nam sinh thành tích tốt, gia cảnh tốt, ngoại hình tốt, mà chỉ sợ cũng chỉ có Điền Lượng mới tạm xứng với Đinh Tư ấy chứ.
Hành động bắt chuyện của Dương Thanh Vân tựa như thiêu thân lao vào lửa vậy, không biết tự lượng sức mình!
Câu nói "Không được!" của Đinh Tư là hợp với suy nghĩ của mọi người, vậy nên khung cảnh yên tĩnh lập tức bị phá vỡ. Tiếng cười này rõ ràng là mang ý mỉa mai, châm chọc Dương Thanh Vân.
Đúng lúc này, tiếng chuông báo giờ vào lớp vang lên, Đinh Tư quay đầu định bước đi. Dương Thanh Vân vẫn không xấu hổ mà hô lên: "Đinh Tư, thế… cho mình mượn vở ghi toán được không?”
"Ta XXX!" Đám nam nữ sinh không nhịn được, thầm chửi thề. Nếu sự can đảm ban nãy của Dương Thanh Vân khiến họ vô cùng kinh ngạc thì giờ chỉ còn khinh bỉ, khinh bỉ, và khinh bỉ! Đây mà là bạn học nhút nhát rụt rè, tự ti hướng nội sao?
Đinh Tư không dừng bước, cũng không đáp lời. Nhưng Dương Thanh Vân thì coi như không thấy, chạy theo nói: "Vậy mình mượn vở ghi môn Lý cũng được!"
Đinh Tư cố nhịn cười, dừng bước rồi nói một cách nghiêm túc: "Nếu mình nói không thì cậu sẽ mượn cả vở Văn với tiếng Anh đúng không?"
Dương Thanh Vân cười toe toét: "Cảm ơn bạn, nhưng mình không cần mượn vở Văn với tiếng Anh!"
"Ặc..." Đinh Tư hơi ngạc nhiên, lại nhìn Dương Thanh Vân: "Cậu không vào lớp à? Giáo viên sắp đến rồi kìa! Lần sau muốn bắt chuyện thì tìm cái cớ hợp lý vào nha, nhớ đấy!"
Nói xong, Đinh Tư nở một nụ cười xinh đẹp rồi bước lên cầu thang. Dương Thanh Vân cười khẽ rồi lắc đầu, nghênh ngang bước về chỗ trước bao ánh mắt săm soi của mọi người.
Cả tiết Vật Lý sau đó, Ti Tiếu cứ nhìn chằm chằm Dương Thanh Vân như nhìn một tên quái vật vậy. Thực tế mà nói, cả cái lớp 12A1 đang bị bao trùm bởi một bầu không khí quái dị cực kì. Có thể tưởng tượng được rằng, nhiều nhất là qua đêm nay, câu chuyện bắt chuyện của Dương Thanh Vân sẽ truyền đi khắp nơi. Cuộc sống của học sinh lớp 12 vô cùng khô khan buồn tẻ, câu chuyện này có thể trở thành đề tài cho mọi người bàn tán để xả stress sau một ngày học tập mệt mỏi.
"Ai nha, mình còn tưởng Dương Thanh Vân cậu trung thực thật thà lắm chứ, ai ngờ là chân nhân bất lộ tướng nha! Hừ, trước đây còn coi thường cậu mới ghê chứ!" Ti Tiếu nói.
"A? Nãy giờ cậu nói gì cơ? Thật xin lỗi, thầy Tôn giảng bài nhanh quá nên mình không để ý. Có chuyện gì thì nói sau nha, nghe thầy giảng trước đã!" Dương Thanh Vân quay sang nói.
"Cậu..." Ti Tiếu tức mà không có chỗ xả giận, tên này muốn chống đối mình thật đấy à?!
Ti Tiếu càng nghĩ càng tức, nhớ đến khi Văn Vinh muốn tìm Dương Thanh Vân để chứng minh sự trong sạch, nhưng tên này nào phải đèn đã cạn dầu? Nhìn qua thì thành thành thật thật, nhưng chính là chó sủa mà không cắn đó nha!
Dương Thanh Vân thì vẫn nghe giảng bài một cách chăm chú, không hề biết rằng mình đã đắc tội Trình Kim Nhượng, sau lại đắc tội Ti Tiếu. Khổng Tử đã nói, chỉ có nữ tử và tiểu nhân là khó dạy(2).
Trình Kim Nhượng là tiểu nhân, còn Ti Tiếu là nữ tử, đắc tội với hai người cùng lúc, hắn có thể an an ổn ổn mà học bài hay sao?
"Học Vật Lý thật đau đầu mà, có vở ghi đầy đủ để ôn thì ngon rồi!" Dương Thanh Vân mệt mỏi, lại nghĩ đến cảnh mình mượn vở Đinh Tư ban nãy. Mình còn bị người ta coi là một kẻ xấu xa, mặt dày muốn tìm cách bắt chuyện cơ chứ! Nghĩ đến vẻ mặt quả quyết khi từ chối của Đinh Tư, Dương Thanh Vân lại thấy buồn cười: "Cô bé này thật thú vị mà, tính cách cũng thật khác thường, đúng là nữ thần học bá có khác..."
- ---------
(1) nguyên văn là "喝西北风":
Nghĩa gốc: uống gió Tây Bắc.
Nghĩa bóng: dùng để ví von với việc không có tiền để mua đồ ăn, phải chịu đói chịu khát.
Câu tương đương trong tiếng Việt: hít gió mùa Đông bắc, hít khí trời, uống nước lã, húp cháo, ăn cám...
Chắc ý nhỏ này là kiểu: "Chúng mày định ngắm gái cầm hơi à?"
- ---------
(2) Câu nói nguyên gốc của Khổng Tử trong sách Luận ngữ là: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”. Câu này thường được người đời sau dịch là: “Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy, gần nó thì nó vô phép, xa nó thì nó oán hận”. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân cách hiểu sai lầm này xuất phát từ việc chép Luận ngữ, vốn là một cuốn sách được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán.
Sau khi Khổng Tử qua đời, các môn sinh thu thập lời dạy của thầy, truyền cho nhau, một số người chép lại dùng để dạy học. Môn sinh nghe giảng căn bản là không thể hiểu rõ ngữ cảnh của câu nói. Hơn thế nữa lời dạy của Khổng Tử cùng lời dạy của học trò ông đều bị chép chung vào trong Luận Ngữ. Điều này dẫn tới việc những câu nói như “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã” hoàn toàn bị tách khỏi hoàn cảnh ban đầu, chỉ đứng một mình trong sách mà không có ngữ cảnh.
Trong Tứ thư Ngũ kinh (mà thật ra là Lục kinh, Kinh Nhạc của Khổng Tử đã bị tiêu hủy không còn) thì chỉ có Ngũ kinh là nguyên gốc do Khổng Tử ghi chép và biên soạn. Tứ thư là người đời sau tập hợp và chỉnh lý mà thành. Thêm vào đó, tư tưởng của cổ nhân và của con người hiện đại ngày càng cách biệt nhau, khiến cho việc giải nghĩa chính xác nhiều câu nói của Khổng Tử càng trở nên khó khăn hơn.
Thật ra, “nữ tử” ở đây, cũng không phải là chỉ “nữ nhân” (người nữ) thời nay. Thời cổ đại gọi “nhi tử” (con trai), “nữ nhi” (con gái) là “tử” (con), “tử” cũng là chỉ con gái. Ở đây nói “nữ tử”, trước chữ “tử” thêm một chữ “nữ”, là đặc biệt chỉ rõ ra là “nữ nhi” (con gái). Còn từ “dã”, trong “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Dữ, tứ dữ dã”, từ “dã” trong ý “giá” (gả) ở đây là “giá dã” (gả cho ai đó). Thế nên, hàm nghĩa cả câu nói này chính là phản ảnh cách thức hay quan điểm chọn rể của Khổng Tử. Có thể trong một dịp chứng kiến sự hư hỏng của vợ một kẻ tiểu nhân mà Khổng Tử đã viết ra câu này.
Hàm nghĩa chân chính của câu nói là: Nếu mà gả con gái cho kẻ tiểu nhân, thì sẽ khó mà dạy dỗ được con nữa, gần con thì con vô phép, xa con thì con oán hận. Sự biến đổi của ngôn ngữ và tách khỏi văn cảnh khiến cho người sau không còn hiểu được nghĩa gốc của câu nói, lại còn cho rằng Nho giáo chèn ép nữ quyền.
Biên: Thanh Hoan
***
Thoáng chốc, hành lang đã trống trơn. Giờ vào lớp thì sắp tới, hơn nữa lời chế nhạo của Ti Tiếu khiến mọi người vô cùng xấu hổ. Ở lại thì càng mất mặt, thôi thì vào lớp cho xong!
Dương Thanh Vân thì vẫn ở ngoài, Hồ Trung Lâm đang muốn kéo vào thì hắn lại mỉm cười, nói: "Đợi chút đi, vội cái gì chứ?"
"Đi mau lên, đến giờ vào lớp rồi!" Hồ Trung Lâm sắp sốt ruột phát khóc rồi, mấy người trong lớp đang nhìn bọn họ kìa. Nhất là cái đám nam sinh vừa chạy trối chết ban nãy, vừa thoát khỏi cảnh xấu hổ, lại chứng kiến Hồ Trung Lâm và Dương Thanh Vân còn "chấp mê bất ngộ" thì cảm thấy hai tên này thật sự ngu ngốc!
Ti Tiếu là ai chứ? Là bà chằn đó! Bà chằn này đã mắng như vậy thì ai dám chống đối? Nếu có thể tránh thì tuyệt đối không được đắc tội với bà cô này! Vậy mà hai người kia còn ở ngoài làm gì? Chẳng lẽ sợ chưa đủ mất mặt hay sao?
Ti Tiếu hơi cau mày, híp mắt lại, nhìn chằm chằm hai người Dương Thanh Vân: "Này, hai người không vào lớp à, ở ngoài uống gió Tây Bắc(1) hay sao?"
Dương Thanh Vân cười nhạt, Hồ Trung Lâm thấy không kéo được thì đành rút lui. Lúc này, ngoài hành lang chỉ còn mình Dương Thanh Vân.
Cũng đúng lúc ấy, Đinh Tư chợt xuất hiện. Khoảnh khắc cô vừa bước ra khỏi nhà vệ sinh, bầu không khí chợt thay đổi. Qua cửa sổ, mọi người nhìn về phía Đinh Tư đang đi ngoài hành lang. Có lẽ vì không còn nhiều thời gian nên cô bước đi khá nhanh, vội vàng muốn về lớp, giống như tiên nữ bay lượn trên mây vậy.
Cô đã sớm quen cái cảnh mọi người chăm chú nhìn mình, vậy nên không những không tỏ ra câu nệ, mà còn nhìn về phía lớp 12A1 rồi nở một nụ cười toả nắng.
Ti Tiếu cũng cười, nhìn Đinh Tư khẽ gật đầu xem như chào hỏi. Còn những người còn lại của 12A1 ấy à, làm gì còn ai có dũng khí đáp lại, nữ sinh thì nhìn đi chỗ khác, nam sinh thì không có gan mở lời.
"Đinh Tư..."
Bỗng nhiên mọi người nghe được một tiếng gọi, cả lớp 12A1 lập tức lặng ngắt như tờ, lúc này nếu một cây kim rơi xuống đất thì cũng có thể nghe thấy tiếng. Ai vừa gọi tên Đinh Tư???
Mọi người đang shock, Đinh Tư cũng dừng bước. Dương Thanh Vân thì vẫn đứng bên hành lang, người vừa gọi "Đinh Tư" chính là hắn.
"Bạn học này... cậu..." Đinh Tư nhìn bạn học đang đứng trước mặt bằng ánh mắt nghi ngờ, hai người chưa từng học cùng nhau thì phải, cô thấy hình như mình không hề quen biết cậu ta nha.
Dương Thanh Vân nhìn cô gái trước mặt. Dù hắn đã trải qua muôn vàn sóng gió, ba chìm bảy nổi, nhưng lúc này trái tim lại đập thình thịch. Cảm giác này rất khó tả, nhưng lại chân thực, khiến hắn hưng phấn không thôi.
Chứng kiến vẻ mặt nghi ngờ của cô nàng, Dương Thanh Vân bật cười, nói: "Mình tên Dương Thanh Vân, gọi bạn lại vì muốn làm phiền bạn một việc. Bạn có thể cho mình mượn vở ghi môn Hoá vài ngày để ôn tập được không?"
"A..." Đinh Tư chẳng biết nói sao, nam sinh lớp 12A1 mà lại mượn vở của lớp 12A8?! Đúng là tên mặt dày mà, kiếm cớ bắt chuyện cũng thật vụng về quá đi.
Nhưng chuyện này cũng không phải lần đầu, Đinh Tư kinh nghiệm đầy mình, uyển chuyển từ chối: "Không được!"
"Ha ha!" Trong phòng học vang lên một tràng cười như được mùa.
Tiếng gọi ban nãy của Dương Thanh Vân làm mọi người sửng sốt, không dám tin vào những điều tai nghe mắt thấy. Trời ạ! Dương Thanh Vân vừa gọi Đinh Tư đấy à?!
Trong ấn tượng của các bạn học, Dương Thanh Vân là một học sinh từ nông thôn bình thường, ngoại hình bình thường, thành tích học tập bình thường, tính cách thì tự ti hướng nội. Vậy mà lại có can đảm đi bắt chuyện với Đinh Tư?
Duyệt một vòng khắp cái trường này, ngay cả loại như Văn Vinh hay Tôn Khai cũng chưa thấy thằng nào dám ngấp nghé Đinh Tư đâu. Trong trường cấp ba số I này, chỉ có Điền Lượng mới được coi như loại nam sinh thành tích tốt, gia cảnh tốt, ngoại hình tốt, mà chỉ sợ cũng chỉ có Điền Lượng mới tạm xứng với Đinh Tư ấy chứ.
Hành động bắt chuyện của Dương Thanh Vân tựa như thiêu thân lao vào lửa vậy, không biết tự lượng sức mình!
Câu nói "Không được!" của Đinh Tư là hợp với suy nghĩ của mọi người, vậy nên khung cảnh yên tĩnh lập tức bị phá vỡ. Tiếng cười này rõ ràng là mang ý mỉa mai, châm chọc Dương Thanh Vân.
Đúng lúc này, tiếng chuông báo giờ vào lớp vang lên, Đinh Tư quay đầu định bước đi. Dương Thanh Vân vẫn không xấu hổ mà hô lên: "Đinh Tư, thế… cho mình mượn vở ghi toán được không?”
"Ta XXX!" Đám nam nữ sinh không nhịn được, thầm chửi thề. Nếu sự can đảm ban nãy của Dương Thanh Vân khiến họ vô cùng kinh ngạc thì giờ chỉ còn khinh bỉ, khinh bỉ, và khinh bỉ! Đây mà là bạn học nhút nhát rụt rè, tự ti hướng nội sao?
Đinh Tư không dừng bước, cũng không đáp lời. Nhưng Dương Thanh Vân thì coi như không thấy, chạy theo nói: "Vậy mình mượn vở ghi môn Lý cũng được!"
Đinh Tư cố nhịn cười, dừng bước rồi nói một cách nghiêm túc: "Nếu mình nói không thì cậu sẽ mượn cả vở Văn với tiếng Anh đúng không?"
Dương Thanh Vân cười toe toét: "Cảm ơn bạn, nhưng mình không cần mượn vở Văn với tiếng Anh!"
"Ặc..." Đinh Tư hơi ngạc nhiên, lại nhìn Dương Thanh Vân: "Cậu không vào lớp à? Giáo viên sắp đến rồi kìa! Lần sau muốn bắt chuyện thì tìm cái cớ hợp lý vào nha, nhớ đấy!"
Nói xong, Đinh Tư nở một nụ cười xinh đẹp rồi bước lên cầu thang. Dương Thanh Vân cười khẽ rồi lắc đầu, nghênh ngang bước về chỗ trước bao ánh mắt săm soi của mọi người.
Cả tiết Vật Lý sau đó, Ti Tiếu cứ nhìn chằm chằm Dương Thanh Vân như nhìn một tên quái vật vậy. Thực tế mà nói, cả cái lớp 12A1 đang bị bao trùm bởi một bầu không khí quái dị cực kì. Có thể tưởng tượng được rằng, nhiều nhất là qua đêm nay, câu chuyện bắt chuyện của Dương Thanh Vân sẽ truyền đi khắp nơi. Cuộc sống của học sinh lớp 12 vô cùng khô khan buồn tẻ, câu chuyện này có thể trở thành đề tài cho mọi người bàn tán để xả stress sau một ngày học tập mệt mỏi.
"Ai nha, mình còn tưởng Dương Thanh Vân cậu trung thực thật thà lắm chứ, ai ngờ là chân nhân bất lộ tướng nha! Hừ, trước đây còn coi thường cậu mới ghê chứ!" Ti Tiếu nói.
"A? Nãy giờ cậu nói gì cơ? Thật xin lỗi, thầy Tôn giảng bài nhanh quá nên mình không để ý. Có chuyện gì thì nói sau nha, nghe thầy giảng trước đã!" Dương Thanh Vân quay sang nói.
"Cậu..." Ti Tiếu tức mà không có chỗ xả giận, tên này muốn chống đối mình thật đấy à?!
Ti Tiếu càng nghĩ càng tức, nhớ đến khi Văn Vinh muốn tìm Dương Thanh Vân để chứng minh sự trong sạch, nhưng tên này nào phải đèn đã cạn dầu? Nhìn qua thì thành thành thật thật, nhưng chính là chó sủa mà không cắn đó nha!
Dương Thanh Vân thì vẫn nghe giảng bài một cách chăm chú, không hề biết rằng mình đã đắc tội Trình Kim Nhượng, sau lại đắc tội Ti Tiếu. Khổng Tử đã nói, chỉ có nữ tử và tiểu nhân là khó dạy(2).
Trình Kim Nhượng là tiểu nhân, còn Ti Tiếu là nữ tử, đắc tội với hai người cùng lúc, hắn có thể an an ổn ổn mà học bài hay sao?
"Học Vật Lý thật đau đầu mà, có vở ghi đầy đủ để ôn thì ngon rồi!" Dương Thanh Vân mệt mỏi, lại nghĩ đến cảnh mình mượn vở Đinh Tư ban nãy. Mình còn bị người ta coi là một kẻ xấu xa, mặt dày muốn tìm cách bắt chuyện cơ chứ! Nghĩ đến vẻ mặt quả quyết khi từ chối của Đinh Tư, Dương Thanh Vân lại thấy buồn cười: "Cô bé này thật thú vị mà, tính cách cũng thật khác thường, đúng là nữ thần học bá có khác..."
- ---------
(1) nguyên văn là "喝西北风":
Nghĩa gốc: uống gió Tây Bắc.
Nghĩa bóng: dùng để ví von với việc không có tiền để mua đồ ăn, phải chịu đói chịu khát.
Câu tương đương trong tiếng Việt: hít gió mùa Đông bắc, hít khí trời, uống nước lã, húp cháo, ăn cám...
Chắc ý nhỏ này là kiểu: "Chúng mày định ngắm gái cầm hơi à?"
- ---------
(2) Câu nói nguyên gốc của Khổng Tử trong sách Luận ngữ là: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”. Câu này thường được người đời sau dịch là: “Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy, gần nó thì nó vô phép, xa nó thì nó oán hận”. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân cách hiểu sai lầm này xuất phát từ việc chép Luận ngữ, vốn là một cuốn sách được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán.
Sau khi Khổng Tử qua đời, các môn sinh thu thập lời dạy của thầy, truyền cho nhau, một số người chép lại dùng để dạy học. Môn sinh nghe giảng căn bản là không thể hiểu rõ ngữ cảnh của câu nói. Hơn thế nữa lời dạy của Khổng Tử cùng lời dạy của học trò ông đều bị chép chung vào trong Luận Ngữ. Điều này dẫn tới việc những câu nói như “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã” hoàn toàn bị tách khỏi hoàn cảnh ban đầu, chỉ đứng một mình trong sách mà không có ngữ cảnh.
Trong Tứ thư Ngũ kinh (mà thật ra là Lục kinh, Kinh Nhạc của Khổng Tử đã bị tiêu hủy không còn) thì chỉ có Ngũ kinh là nguyên gốc do Khổng Tử ghi chép và biên soạn. Tứ thư là người đời sau tập hợp và chỉnh lý mà thành. Thêm vào đó, tư tưởng của cổ nhân và của con người hiện đại ngày càng cách biệt nhau, khiến cho việc giải nghĩa chính xác nhiều câu nói của Khổng Tử càng trở nên khó khăn hơn.
Thật ra, “nữ tử” ở đây, cũng không phải là chỉ “nữ nhân” (người nữ) thời nay. Thời cổ đại gọi “nhi tử” (con trai), “nữ nhi” (con gái) là “tử” (con), “tử” cũng là chỉ con gái. Ở đây nói “nữ tử”, trước chữ “tử” thêm một chữ “nữ”, là đặc biệt chỉ rõ ra là “nữ nhi” (con gái). Còn từ “dã”, trong “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Dữ, tứ dữ dã”, từ “dã” trong ý “giá” (gả) ở đây là “giá dã” (gả cho ai đó). Thế nên, hàm nghĩa cả câu nói này chính là phản ảnh cách thức hay quan điểm chọn rể của Khổng Tử. Có thể trong một dịp chứng kiến sự hư hỏng của vợ một kẻ tiểu nhân mà Khổng Tử đã viết ra câu này.
Hàm nghĩa chân chính của câu nói là: Nếu mà gả con gái cho kẻ tiểu nhân, thì sẽ khó mà dạy dỗ được con nữa, gần con thì con vô phép, xa con thì con oán hận. Sự biến đổi của ngôn ngữ và tách khỏi văn cảnh khiến cho người sau không còn hiểu được nghĩa gốc của câu nói, lại còn cho rằng Nho giáo chèn ép nữ quyền.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook