Trùng Sinh Kiều Thiên Ninh
-
4: Núi Phật Quang
Kiều Thiên Ninh một đường đến Càn Long điện, tất cả các cung nữ đều nhìn nàng bằng ánh mắt lạ lùng bởi vì trước đó không lâu chuyện nàng tự sát đã lan truyền khắp hoàng cung.
Một nàng công chúa tuy thân phận là đích nữ nhưng lại luôn mờ nhạt lúc nào cũng trốn tránh trong cung điện của mình đó là những gì mà cung nữ thái giám hình dung khi nhắc đến nàng.
Khi nàng đứng chờ Tổng quản thái giám bẩm báo đã có bao nhiêu con mắt hướng về nàng, nhưng nàng chẳng thèm bận tâm.
Mãi một lúc sau nàng mới được truyền vào, xa xa trong trí nhớ của nguyên chủ thì bóng dáng phụ hoàng đã khá là mờ nhạt.
Nàng bước vào điện, một bóng dáng màu vàng đang ngồi đó không biết làm gì.
Kiều Thiên Ninh hành lễ vô cùng chuẩn mực :
"Nữ nhi xin thỉnh an phụ hoàng ".
Giọng hoàng thượng nhàn nhạt nói :
"Ngươi không ở cung của ngươi mà dưỡng bệnh lại đi lung tung làm gì, nếu muốn xin trẫm thu hồi thánh chỉ thì không bao giờ có chuyện đó đâu, ngoan ngoãn mà đi hòa thân đi ".
Kiều Thiên Ninh vội quỳ xuống giọng nói nhẹ nhàng :
"Là nữ nhi không suy nghĩ thấu đáo nên đã làm việc ngu xuẩn xin phụ hoàng tha tội, nữ nhi đã suy nghĩ và hoàn toàn cam tâm tình nguyện sang Bắc Yến Quốc để hoàn thân, phụ hoàng đừng vì chuyện này mà tức giận ảnh hưởng đến long thể ".
Hoàng thượng khá là giật mình khi nghe thấy sự hối lỗi của mình, đối với nữ nhi này ông không hiểu gì mấy, ông liền quan sát nữ nhi này một lần nữa.
Bất giác ông khá là hoảng loạn vì dáng vẻ và dung nhan của nữ nhi giống hoàng hậu đã mất của ông đến bảy phần, tự nhiên dòng hồi ức khi xưa hiện lên trong đầu.
Hoàng hậu là thê tử đầu tiên của ông, hai người có thể được gọi là thanh mai chúc mã, hoàng thượng bỗng cảm thấy hoài niệm nên giọng nói có phần ôn hòa hơn :
"Con đứng lên đi, dưới nền đất lạnh, thân thể vừa mới khỏi cẩn thận bị ốm ".
Kiều Thiên Ninh mỉm cười ta ơn rồi đứng dậy, hoàng thượng thấy thế liền hỏi :
"Con cần gặp ta có việc gì không?, có thiếu thốn gì ta sẽ cho người mang tới, dù sao cũng còn một năm nữa mới đi Nam Sở Quốc con cứ làm những gì mà mình thích ".
Kiều Thiên Ninh uyển chuyển nói :
"Lần này nữ nhi đến đây là muốn xin phụ hoàng một ân điển, con sắp sang Bắc Yến Quốc không biết bao giờ mới trở lại báo hiếu với phụ hoàng nên con muốn thời gian còn lại sẽ đến chùa Phật Quang để ở và tụng kinh, một phần con muốn siêu độ cho mẫu hậu, một phần là vì bách tính của Nam Sở Quốc, xin phụ hoàng ân chuẩn ".
Không nhắc tới thì không sao, nhưng khi nhắc đến thê tử đã mất hoàng thượng lại có chút mềm lòng ông nói :
"Chùa Phật Quang ở khá xa, thôi được nếu con đã quyết ý thì trẫm sẽ ân chuẩn cho con, nhưng thị vệ sẽ theo con cùng đi để bảo vệ an toàn cho con ".
Kiều Thiên Ninh vui mừng liền quỳ xuống tạ ơn, nàng nói :
"Phụ hoàng yên tâm nữ nhi sẽ trở về trước ngày hòa thân ".
Rồi nàng liền xin phép lui xuống vì sợ rằng ông ta sẽ đổi ý, nàng trước khi đến đây đã sợ ông ta từ chối nhưng nghĩ đến hoàng hậu đã mất nàng liền đánh cược một lần, ai ngờ ông ta vẫn còn chút ít tình xưa.
Nàng thầm cười mỉa mai, mang tiếng là thị vệ đi bảo vệ nàng chứ không phải là sợ nàng chạy trốn nên mới cho người đi giám sát sao.
Trở về Vị Ương cung nàng sai cung nữ sắp xếp lại toàn bộ đồ đạc để chuẩn bị lên đường vì sợ rằng sẽ có người phá ngang đến lúc đó nàng có muốn đi cũng không đi được nữa.
Lần này nàng lấy lý do là đi cầu phúc nên chỉ đi mang đi một ít vận dụng cần thiết.
Chùa Phật Quang là một ngôi chùa khá xa kinh thành, phải đi mất hai ngày đường mới đến nơi, là một nơi khá hẻo lánh.
Nàng cùng cung nữ và thị vệ phải leo núi một chặng thì mới lên được đến chùa.
Do được bẩm báo trước nên các tăng nhân đã để riêng cho nàng một gian cách biệt để tụng kinh siêu độ tránh người khác làm ảnh hưởng đến nàng.
Lần này Kiều Thiên Ninh đi trong sự kỳ duyên, nàng không chắc rằng thần Y mà phụ thân nói có còn ở đấy hay không hay là lại đi chữa bệnh rồi.
Nàng mang theo hi vọng mà đến, còn nếu không gặp thì e là số trời thôi nàng sẽ nghĩ đến cách khác, quyết tâm trả thù chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng nàng.
Mấy ngày đầu nàng ngoan ngoãn trong phòng tụng kinh và sao chép kinh thư, thị vệ lúc đầu còn phòng ngừa nàng bỏ trốn nhưng dần dần đã ngơi phòng bị hơn.
Đối với nàng công chúa này bọn họ thương xót nhiều hơn, tuy nhiên bọn họ lại không dám đồng cảm vì bản thân bọn họ còn người thân phải nuôi dưỡng.
Nàng ở đây là sao chép kinh thư thật nhưng không phải là vì người dân Nam Sở Quốc như nàng đã nói mà là viết cho phụ thân mẫu thân và hơn hai trăm mạng người Kiều gia.
Nàng không biết có tác dụng gì không nhưng nàng chỉ nghĩ rằng làm như thế sẽ khiến oan hồn của những người đấy sẽ nhanh siêu thoát hơn mà thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook