Trùng Sinh Chi Chiêu Thánh
-
7: Thổi Tâm Sự Vào Tiêu
Ngự hoa viên ở chính giữa các cung, hương thơm tĩnh lặng, có nhiều tảng đá kỳ lạ cùng vô số các loài hoa danh tiếng, hoa cỏ tranh nhau khoe sắc, trong cung đình quanh năm suốt tháng hoa nở như bồng lai, đều là một ít danh hoa từ khắp nơi tiến cống, nhưng mùa này nhiều nhất chính là cây hoa cúc, chen lẫn trong những khóm hoa cúc có vô số danh hoa, muôn tía nghìn hồng, lẳng lơ, nhu mì.
Xung quanh ngự hoa viên, có một số hồ nước khác nhau, vài tòa đình hoa, lại có nhiều chỗ xây cao để có thể ngắm hết tất cả cảnh đẹp.
Hoa đào nở tươi đẹp rực rỡ, đào hồng liễu xanh, gió nhẹ thổi qua, hoa đào nhẹ nhàng bay lả tả, rơi đầy đất.Một trận tiếng tiêu du dương truyền đến, êm tai dễ nghe trong hoàng cung.
Ở trong nơi này còn có người thổi tiêu, thanh âm của nó mênh mông, người thổi tiêu tựa hồ tâm tình không tốt, vì thế mới thổi ra tiếng tiêu mang theo tâm sự sâu lắng mịt mờ, khúc chiết uyển chuyển kéo dài, rung động đến tâm can.
Ở góc tây bắc ngự hoa viên, có một chỗ lâm viên, nhiều tảng đá và danh hoa kỳ dị trải rộng, còn có ao và hoa đình, cái gì cần có đều có, tiếng tiêu chính là từ trong nơi lâm viên này truyền đến qua những con đường đá khúc khuỷu trải dài về phía trước, rất xa một núi giả tạo thành một tấm bình phong màu xanh chắn đi tầm mắt.
Ánh sáng rực chiếu lên một cái hồ nhân tạo, bên hồ có rừng trúc, in bóng xuống mặt hồ, gió nhẹ thỏi qua, bích hồ gợn sóng, sáng loáng dồn dập động lòng người.
Đình ngắm hoa, tám góc treo ngược phong linh lay động, phong linh ở trong gió nhẹ chập chờn, hòa hợp cùng tiếng tiêu du dương êm tai, chậm rãi xoay quanh trên bầu trời ngự hoa viên.
Gió nhẹ thổi qua ngắm hoa đình, âm hưởng của phong linh, dễ nghe động lòng người, ngoài đình, hoa cỏ nở ra muôn tía nghìn hồng, muôn ngàn sắc thái.
Ở một góc bích hồ có một tòa tiểu đình linh lung sừng sững, lúc này rèm mỏng trong đình bay cao, một nữ hài tử đơn độc ở đó, ngồi trên lan can chạm khắc của tiểu đình để hóng gió, thổi hồn vào tiêu âm thanh động lòng người, nhưng mang theo một cỗ bi thương nhợt nhạt, một loại cảm xúc làm cho người ta muốn khóc, làm cho người ta đau đớn như đứt từng đoạn ruột ở trong lòng.
Nàng ấy mặc một thân hoa phục mềm mại, bên hông sử dụng một mảnh lụa buộc lại thành một cái nơ bướm, mày rậm mắt to, hai tròng mắt đen như mực giống như hai quả nho, miễn bàn có bao nhiêu là sáng, nó hoàn toàn tương xứng với cái mũi cao, đôi môi có độ dày vừa phải.
Chỉ có điều, nàng lại thổi tiêu, lại là một khúc du dương mà réo rắt (Thời cổ đại, nam hầu hết thổi tiêu, nữ đánh cầm, phu xướng phụ tùy).
Cung nữ, thái giám đều ngạc nhiên vì Bệ hạ mới đang tập tành mà sao đã có thể êm tai dễ nghe như vậy, còn ưu thương nữa? Bệ hạ là người tôn quý nhất thiên hạ, sao có thể buồn được chứ? Mấy ngày nay Người an tĩnh đến lạ, hoàng cung cũng không còn gà bay chó sủa, chúng nô tỳ nhìn nhau tự hỏi, trời sắp có dị tượng hay sao?Các cung nhân không khỏi bị lây nhiễm, đôi mắt ướt át, nghe tiêu khúc này tựa như kinh nghiệm sinh ly tử biệt, lại sinh ra một loại tình cảm nhớ nhà bởi họ cả đời chỉ có thể ở thâm cung, không còn được về nhà nữa rồi.Kiếp trước, thời điểm này nàng bắt đầu tập thổi tiêu, nhưng được một thời gian là bỏ dở giữa chừng, mãi đến những năm quy y cửa Phật, nỗi đau chồng chất nỗi đau, chỉ có thể gửi tiếng than khóc bay theo gió.
Thiên Hinh cho rằng trong tất cả các nhạc khí, âm sắc của tiêu thổi ra là động lòng người nhất, có lẽ là bởi vì nàng thích nhất nghe tiếng tiêu, bản chất của nó là triền miên khúc chiết, nên mỗi một từ mỗi một khúc cất giấu một câu chuyện khác nhau.
Vả lại, muốn học đòi cầm kì thi họa nhưng không muốn giống nhị vị biểu tỷ Thuy Bà và Thiên Thành công chúa (Chưa rõ biểu tỷ hay chất nữ) nên chọn tiêu..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook