Trúc Mã Thanh Mai
-
Chương 50
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Lúc dư dả thì hình như tiêu tiền cũng dễ chịu hơn, chẳng tiết kiệm gì
nhưng cũng vẫn có tiền tiêu. Đến khi không dư dả nữa tiền hình như cũng
chẳng đâu vào đâu, rất tằn tiện nhưng tiền vẫn cứ trôi đi đâu.
Đúng lúc Sầm Kim cảm thấy tiền càng ngày càng vơi nhanh thì bưu điện cũng cùng góp vui, gửi cho cô một thông báo, nói tiền điện thoại trong tài khoản của cô đã dùng hết, mời cô nhanh chóng đến nộp tiền, nếu không sẽ cắt điện thoại.
Cô thấy rất lạ, tiền điện thoại của cô là nộp nửa năm một, vậy mới có hơn hai tháng sao đã dùng hết được? Kể từ khi cô ra ngoài gọi điện thoại cho Vệ Quốc thì điện thoại ở nhà chỉ dùng để nói chuyện với bố mẹ, nhưng thế cũng chỉ có một tuần một lần, hơn nữa toàn bố mẹ gọi tới, lại là điện thoại đường dài nên cả hai phía đều cố gắng tiết kiệm thời gian, chưa bao giờ nói dài cả. Sau khi Chỉ Thanh nghỉ việc, cũng chẳng có điện thoại gì. Tiền điện thoại trong tài khoản sao có thể hết nhanh như vậy được? Lẽ nào đúng thật là người càng nghèo thì tiền tiêu càng nhanh?
Cô tranh thủ thời gian chạy qua bưu điện kiểm tra, xếp hàng hồi lâu cuối cùng mới đến lượt, cô trả tiền in hóa đơn để lấy hai bản thống kê cuộc gọi hai tháng gần đây nhất, phát hiện ra ngoài điện thoại cô gọi cho bố mẹ ra còn có một số điện thoại xuất hiện với tần suất rất cao, hơn nữa thời gian nói chuyện rất dài, đều là ban ngày lúc cô đi làm.
Cô từng nghe nói chuyện một số tù nhân đã ăn cắp số điện thoại của người khác để gọi, tưởng mình cũng gặp phải trường hợp không may như vậy thì rất bực mình, lại xếp hàng thêm một hồi nữa đến chỗ cửa sổ hỏi nhân viên bưu điện:
- Số điện thoại này ở đâu vậy chị? Tôi chưa bao giờ thấy, tôi cũng chưa bao giờ gọi đến số này.
Nhân viên phục vụ kiểm tra một lát rồi nói:
- Đây là số ở nước ngoài.
Cô kinh ngạc, lẽ nào tội phạm nước ngoài cũng biết thủ thuật trộm cắp điện thoại? Cô hỏi:
- Ai đã dùng trộm điện thoại nhà tôi?
- Không ai dùng trộm cả, điện thoại gọi cho nhà cô.
Cô vẫn nghĩ không ra;
- Nhưng tôi chưa bao giờ nhận cuộc gọi nào từ nước ngoài.
- Nhà cô có một mình cô? Cô đã hỏi người nhà chưa, có phải người nhà cô nhận không?
Như vậy vẫn chưa hết ấm ức trong lòng cô:
- Nhưng thế cũng không được trừ vào tiền điện thoại của tôi, đều là người ta gọi đến cơ mà?
- Là người ta gọi đến, nhưng vẫn chiếm thời gian nói chuyện của điện thoại nhà cô, điện thoại để bàn của cô mội tháng theo quy định chỉ có từng đấy phút, quá một phút thì thu thêm tiền một phút đó. Cô nhận điện thoại đường dài quốc tế, chúng tôi chỉ tính phí theo giá trong thành phố, cô vẫn không bằng lòng?
Nhìn thái độ của nhân viên phục vụ cứ như cô nói thêm câu nữa thì sẽ thu ngay phí điện thoại đường dài quốc tế vậy. Cô đành phải cầm bảng kê đó ra khỏi cửa.
Về đến nhà, cô đặt bảng kê chi tiết trước mặt Chỉ Thanh hỏi anh:
- Đây là điện thoại nhà ai mà gọi đến nhiều như vậy? Em chưa bao giờ nhận, có phải anh nhận không?
Chỉ Thanh nhìn bảng kê chi tiết đó một hồi lâu rồi ngây ra rất lâu, cuối cùng mới nói lấp lửng:
- Nhận điện thoại cũng tính phí?
- Vậy anh thừa nhận điện thoại này là anh nhận?
- Anh không biết có phải là anh nhận không, nhưng em đã nói không phải em thì chắc là anh nhận, chẳng lẽ lại là Tiểu Kim nhận sao?
- Đây là điện thoại ai gọi tới?
- Anh cũng không biết, số này anh không quen.
- Người của bưu điện nói là ở nước ngoài gọi đến.
- Vậy thì chắc là anh nhận rồi.
- Ai gọi tới?
- Bạn ở nước ngoài.
- Bạn nào?
- Em không biết đâu. Xin lỗi, anh không biết nhận điện thoại cũng bị tính phí như vậy, giờ anh biết rồi sẽ không nhận điện ở nhà nữa.
Cô giải thích:
- Không phải em bảo anh không nhận điện thoại ở nhà mà là em chỉ muốn làm rõ xem có phải bưu điện họ làm sai không. Bạn của anh ở nước ngoài gọi điện cho anh thì anh vẫn nên nhận.
- Thôi khỏi, không nhận điện thoại ở nhà nữa, đắt quá, sau này anh bảo cô ấy gọi điện thoại công cộng ở ngoài, anh đến đó nhận, không bị thu tiền.
Chỉ Thanh đổi ra ngoài nhận điện thoại thật, có lúc thì đưa cả con đi, mãi mới về, mặt mũi tay chân của con lấm lem bẩn hết cả, nhìn cái là biết bố bận gọi điện thoại để con tự nghịch đất.
©STE.NT
Cô không hài lòng lắm:
- Sau này anh gọi điện thoại thì đừng đưa con đi nữa.
- Sao vậy?
- Anh chỉ chú ý gọi điện, có để ý đến con bé đâu, anh xem mặt mũi chân tay nó lấm lem bẩn thỉu, nhỡ lúc anh không chú ý lại chạy ra giữa đường, bị xe cộ va quệt thì làm thế nào?
Thế là Chỉ Thanh không mang con đi nhận thoại nữa, lúc nào muốn đi lại nói với cô:
- Em trông con nhé, anh ra ngoài nhận điện thoại.
Và cứ đi một cái là hàng tiếng đồng hồ.
Cô không chịu được phải hỏi.
- Sao nhận cú điện thoại mà lâu thế?
- Không phải nhận điện lâu như vậy, anh đi đi lại lại không cần thời gian à, hơn nữa cũng không thể vừa đi cái là nhận được ngay điện thoại.
- Của ai gọi tới vậy?
- Một người bạn nước ngoài.
- Em biết là bạn nước ngoài, em hỏi là bạn thế nào.
- Em không quen.
- Anh không nói thì em quen được sao?
Anh không chịu nói.
Cô không vui nói:
- Rốt cuộc là người thế nào mà anh lại giữ bí mật như vậy?
- Chẳng có gì, cũng chẳng phải giữ bí mật hộ gì, chỉ sợ nói ra em sẽ không vui.
- Lẽ nào anh cứ lén lén lút lút như vậy thì em vui được?
Anh nghĩ một lát rồi nói:
- Em nhất định muốn biết là ai vậy anh sẽ nói với em, nhưng đừng có không vui đấy. Người gọi điện thoại là… Lận Phong.
Cô giật mình kinh ngạc:
- Anh… đừng có nói đùa.
- Thật đấy.
- Cô ấy chưa chết!
- Chưa.
- Thế bộ hài cốt mấy người chôn đó là của ai?
- Anh cũng không biết là ai.
- Không phải anh đã đích thân cùng bố mẹ cô ấy… đi tìm cô ấy sao?
- Phải, nhưng đã nhận nhầm… mặt bị mất một bên…con bên kia chưa bị sao thì cũng biến dạng cả rồi, đâu có thể nhận ra chính xác được.
Cô cảm thấy dựng hết cả tóc gáy:
- Mấy người nhận thi thể của người khác đưa đi, vậy người đó…
- Chắc chắn là bố mẹ họ đến giờ vẫn đang tìm kiếm… con của họ.
- Vậy không nghĩ cách để thông báo cho người ta?
- Đi đâu thông báo? Có lẽ… họ không tìm thấy thi thể của con mình thì… sẽ còn một chút hi vọng.
Hai người đều im lặng, cô nhìn mắt anh ngân ngấn nước, an ủi:
- Đừng buồn nữa, đã tìm thấy Lận Phong rồi đấy thôi? Cô ấy còn sống, anh… chẳng nhẽ không nên vui sao?
Anh không trả lời, hình như sợ nói ra thì sẽ bật khóc vậy.
Cô dừng lại một lát rồi hỏi:
- Cô ấy hiện giờ… ở đâu?
- Ở Mỹ.
- Vậy thì tốt quá, cô ấy số rất may.
Anh lắc đầu:
- Cô ấy… chẳng may mắn gì, cô ấy… sống sót… lúc đầu đến một nước Đông Nam Á, ở đó sống khổ sống sở, khổ nhục nào cũng phải nếm trải, sau đó mới sang Mỹ.
Xưa nay cô luôn cảm thấy mình có trí tưởng tượng rất phong phú, thường nghĩ đến một khả năng rất li kì, nói ra đều chẳng có ai tin. Nhưng lần này cô phát hiện thực ra mình không có trí tưởng tượng, việc xảy ra trong cuộc sống của cô mà cô chưa bao giờ nghĩ đến, cho dù giờ Chỉ Thanh đã nói với cô, cô cũng không thể tưởng tượng nổi, chỉ cảm thấy như đang nghe một câu chuyện, gần giống như truyện Nghìn lẻ một đêm, một câu chuyện không hề có liên quan tới cô.
Chỉ Thanh thanh minh:
- Em đừng hiểu lầm, anh chỉ giúp cô ấy lo chạy làm Thẻ Xanh, nếu em không tin, lần sau anh gọi điện thoại, em có thể đi cùng anh.
- Cô ấy đã kết hôn chưa?
- Chưa.
- Vẫn đang… đợi anh.
Anh không trả lời.
Cô hỏi;
- Cô ấy có còn yêu anh không?
Anh gật gật đầu:
- Cô ấy nói như vậy.
Cô không hỏi “Anh còn yêu cô ta không?”, nghĩ không cần hỏi, đáp án đã sờ sờ đó, rõ trên mặt anh, trong đôi mắt anh. Cô giả vờ thoải mái nói:
- Cũng không phải đơn giản, hai người quen nhau chỉ mấy tháng, mà cô ấy lại nặng tình với anh như vậy…
- Thực ra bọn anh không phải quen nhau mấy tháng, bọn anh là anh em kết nghĩa… cùng một thầy… cô ấy học thạc sĩ… anh học tiến sĩ.
- Vậy sao anh nói với em hai người quen nhau trong sự kiện đó?
- Nghĩ nói như vậy… thì em sẽ vui hơn.
- Vậy anh đã nói dối em?
- Anh xin lỗi.
Cô biết giờ truy cứu những việc anh nói dối cũng chẳng có ý nghĩa gì, liền nói:
- Anh không muốn sang Mỹ cùng đoàn tụ với cô ấy sao?
- Nhưng anh đã có em rồi, và con nữa.
- Thế thì có sao, dù gì cô ấy cũng là… mối tình đầu… của anh.
- Nhưng anh không thể bỏ rơi hai mẹ con em được.
- Đây không phải là anh bỏ rơi hai mẹ con em, chỉ là số phận đã… chơi một trò đùa nửa vời với anh.
- Nhưng…
- Không cần nhưng, em không sao, một mình em có thể nuôi con, hai mẹ con sẽ sống tốt.
- Anh biết em sẽ sống tốt, nhưng anh không nỡ xa em và con.
Cô nói đùa:
- Em hiểu suy nghĩ của anh, anh không bỡ bỏ bên nào, tốt nhất là có cả hai, một bà vợ Trung Quốc, một bà vợ Mỹ, mội bên sinh cho anh một bầy con, nhưng lại không cần anh chăm sóc hoặc nuôi dưỡng, vậy anh sẽ không phải mâu thuẫn, không phải suy nghĩ đấu tranh gì, nếu không như thế thì lúc đi Mỹ anh lại nhớ đến bà vợ và con ở Trung Quốc; còn lại ở Trung Quốc thì lại nhớ đến bà vợ ở Mỹ…
Chỉ Thanh bị cô nói cho vô cùng lúng túng, nhưng không phủ nhận.
Cô đề nghị:
- Em thấy anh đi Mỹ thì tốt hơn, em cũng có… mối tình đầu… của em, anh đi Mỹ rồi, em cũng sẽ sống cùng anh ấy.
- Anh ta vẫn chưa ly hôn, sao em sống cùng với anh ta được?
Cô nghe khẩu khí của anh thì có vẻ như đều biết cả, cũng chẳng cần giấu giếm nữa:
- Thì chỉ đợi anh ta li hôn xong thôi.
- Anh thấy cuộc hôn nhân này của anh ta khó mà li hôn được.
- Tại sao?
- Cô vợ đó của anh ta… nói thì hơi quá… nhưng đúng là kẻ không ị ra được nhưng vẫn đòi chiếm chỗ trong hố xí, cô ta đã quyết định ám anh ta cả đời, thủ đoạn gì cũng nghĩ ra được… với tính cách của anh ta như vậy đấu không lại với cô ta.
- Anh hiểu anh ấy như vậy?
- Anh hiểu anh ta còn hơn cả anh ta hiểu bản thân mình, củng hiểu hơn cả em.
- Anh… hiểu vợ anh ấy như vậy?
- Thì chẳng phải đều do em nói với anh đấy thôi? Anh chẳng qua chỉ căn cứ theo sự thực em nói để suy đoán và đưa ra kết luận mà thôi.
Cô chẳng thể nói được gì.
Chỉ Thanh an ủi cô:
- Đừng lo, anh ta không lấy được em, nhưng vẫn còn có anh đây.
- Anh không đi Mỹ.
- Không đi được. Giờ cô ấy đến Thẻ Xanh còn chưa có thì sao lo cho anh sang Mỹ được.
- Cô ta có Thẻ Xanh rồi thì chẳng phải có thể làm thủ tục cho anh sang Mỹ được sao?
- Cũng rất khó, phải là công dân chính thức mới được.
- Bao lâu mới có thể là công dân chính thức?
- Cũng phải bốn năm năm.
- Cô ta không thể đưa anh sang Mỹ thăm thân trước sao? Sao em nghe nói rất nhiều người chưa có Thẻ Xanh vẫn đưa người nhà sang thăm thân được.
- Họ đều là lưu học sinh, cô ấy không phải là lưu học sinh, hơn nữa anh cũng không phải là… người nhà của cô ấy, sao có thể làm thủ tục thăm thân.
- Cô ấy có thể về kết hôn với anh, kết hôn xong thì chẳng là người nhà sao?
- Làm sao cô ấy về được?
Cô cười đùa:
- Vậy anh chỉ có thể dựa vào em thôi.
- Sao lại dựa vào em?
- Nhờ em thi TOEFL, GRE, làm thủ tục ra nước ngoài xong em thể đón anh sang Mỹ theo dạng thăm thân. Nếu không với trình độ và hồ sơ của anh thì e là cả đời rất khó có thể ra nước ngoài.
- Em làm thủ tục ra nước ngoài cho anh để đoàn tụ với Lận Phong?
- Sao? Cách này không hay sao?
- Sao em lại đồng ý làm như vậy?
- Thì giúp anh một tay.
- Em nghĩ như vậy là muốn tống anh đi?
- Sao em có thế muốn tống anh đi được? Đó là vì anh cứ tâm tâm niệm niệm muốn đi Mỹ cùng người xưa đoàn tụ đó thôi?
- Anh đâu có lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm muốn sang Mỹ? Lần đó anh đến nhà cô ấy sửa mộ, thì mới biết cô ấy còn sống, lúc đó cô ấy vẫn chưa đi Mỹ, anh rất muốn giúp cô ấy một tay, tự mình làm thủ tục du học rồi làm thủ tục sang Mỹ cho cô ấy, nhưng anh phát hiện ra… anh… không thể xa em…
- Vậy anh không nhớ cô ấy chút nào ư?
Anh im lặng một lát rồi nói thẳng:
- Sao có thể không nhớ chút nào? Anh cứ nghĩ đến những nỗi khổ cô ấy phải gánh chịu… cô ấy… giờ… khổ cực và cô đơn bơ vơ một mình bên đó… cứ nghĩ đến là anh chỉ muốn sang ngay với cô ấy, bảo vệ cô ấy… chăm sóc cô ấy. Có lẽ anh thật sự giống như em nói, cả hai người đều không nỡ rời xa, cả hai đều yêu… cả hai đều muốn… số phận đã đưa người đến với cuộc đời anh… chắc chắn là có dụng ý… có lẽ là muốn anh… yêu cả hai.
- Còn phải đợi em và cô ấy đồng ý mới được.
Anh chán nản nói:
- Anh biết hai người đều sẽ không đồng ý.
- Vậy làm thế nào?
- Anh cũng không biết… may thay giờ anh không đi Mỹ được… cũng có nghĩa là anh không phải đưa ra bất cứ sự lựa chọn nào…
Cô tìm cơ hội gọi điện cho Vệ Quốc, nói chuyện của Lận Phong cho Vệ Quốc biết, hỏi anh:
- Nếu gặp phải việc như vậy anh sẽ làm thế nào?
Anh nghĩ một lát rồi nói:
- Anh cũng không biết. Tạ ơn trời đất anh không gặp chuyện như vậy.
- Nếu anh là em anh sẽ làm thế nào?
- Anh cũng giống như em, thi TOEFL, GRE, ra nước ngoài.
- Rồi đưa anh ta đi?
- Cũng không chỉ là để đưa anh ta sang đó, ra nước ngoài sẽ tốt hơn cho em và con. Em ở mãi trong nước cũng phải nghĩ cách thi tiến sĩ, nếu không sẽ không trụ nổi ở đại học G, nhưng… tiến sĩ trong nước thì có gì để học đâu? Học đi học lại người ta vẫn coi trọng tiến sĩ ngoại hơn. Nếu em học bằng tiến sĩ trong nước thì cũng chẳng có lương, mỗi tháng chỉ có một chút sinh hoạt phí, sao mà nuôi nổi gia đình.
Cô trầm ngâm do dự giây lát rồi nói:
- Vâng! Cũng có lí. Nhưng còn anh? Anh chuẩn bị thế nào?
- Anh? Anh cũng chuẩn bị học tiến sĩ, không học thì không có đường ra.
- Anh cũng ra nước ngoài học đi.
- Anh ra nước ngoài học được ngành gì?
- Anh ở trong nước thì định học ngành gì? Vẫn là Triết học hả?
- Không thích học Triết học nữa, muốn học Luật.
- Vậy ra nước ngoài học Luật.
Anh thở dài;
- Anh đã hỏi thăm, tốt nghiệp ngành nghề như của anh ra nước ngoài học Luật không phải là hoàn toàn không có khả năng nhưng rất khó được tuyển chọn, được chọn rồi cũng rất khó được học bổng, học ra xong cũng không dễ tìm việc làm, cho nên có thể anh vẫn học ở trong nước thôi…
- Vậy hai ta một người ở nước ngoài, một người ở lại trong nước?
Cô chế giễu:
- Anh không thể vì em mà ra nước ngoài học sao?
- Nhưng…
- Đừng nhưng nhị gì nữa, anh cứ ôn TOEFL, GRE trước đi! Đến lúc đó có chuyên ngành nào tuyển chọn thì học ngành đó. Thực ra chuyên ngành không quan trọng mà quan trọng là…
- Hai chúng mình được ở bên nhau.
- Vâng! Chính là ý đó.
Vậy là hai người lại bắt đầu ôn tiếng Anh
Đúng lúc Sầm Kim cảm thấy tiền càng ngày càng vơi nhanh thì bưu điện cũng cùng góp vui, gửi cho cô một thông báo, nói tiền điện thoại trong tài khoản của cô đã dùng hết, mời cô nhanh chóng đến nộp tiền, nếu không sẽ cắt điện thoại.
Cô thấy rất lạ, tiền điện thoại của cô là nộp nửa năm một, vậy mới có hơn hai tháng sao đã dùng hết được? Kể từ khi cô ra ngoài gọi điện thoại cho Vệ Quốc thì điện thoại ở nhà chỉ dùng để nói chuyện với bố mẹ, nhưng thế cũng chỉ có một tuần một lần, hơn nữa toàn bố mẹ gọi tới, lại là điện thoại đường dài nên cả hai phía đều cố gắng tiết kiệm thời gian, chưa bao giờ nói dài cả. Sau khi Chỉ Thanh nghỉ việc, cũng chẳng có điện thoại gì. Tiền điện thoại trong tài khoản sao có thể hết nhanh như vậy được? Lẽ nào đúng thật là người càng nghèo thì tiền tiêu càng nhanh?
Cô tranh thủ thời gian chạy qua bưu điện kiểm tra, xếp hàng hồi lâu cuối cùng mới đến lượt, cô trả tiền in hóa đơn để lấy hai bản thống kê cuộc gọi hai tháng gần đây nhất, phát hiện ra ngoài điện thoại cô gọi cho bố mẹ ra còn có một số điện thoại xuất hiện với tần suất rất cao, hơn nữa thời gian nói chuyện rất dài, đều là ban ngày lúc cô đi làm.
Cô từng nghe nói chuyện một số tù nhân đã ăn cắp số điện thoại của người khác để gọi, tưởng mình cũng gặp phải trường hợp không may như vậy thì rất bực mình, lại xếp hàng thêm một hồi nữa đến chỗ cửa sổ hỏi nhân viên bưu điện:
- Số điện thoại này ở đâu vậy chị? Tôi chưa bao giờ thấy, tôi cũng chưa bao giờ gọi đến số này.
Nhân viên phục vụ kiểm tra một lát rồi nói:
- Đây là số ở nước ngoài.
Cô kinh ngạc, lẽ nào tội phạm nước ngoài cũng biết thủ thuật trộm cắp điện thoại? Cô hỏi:
- Ai đã dùng trộm điện thoại nhà tôi?
- Không ai dùng trộm cả, điện thoại gọi cho nhà cô.
Cô vẫn nghĩ không ra;
- Nhưng tôi chưa bao giờ nhận cuộc gọi nào từ nước ngoài.
- Nhà cô có một mình cô? Cô đã hỏi người nhà chưa, có phải người nhà cô nhận không?
Như vậy vẫn chưa hết ấm ức trong lòng cô:
- Nhưng thế cũng không được trừ vào tiền điện thoại của tôi, đều là người ta gọi đến cơ mà?
- Là người ta gọi đến, nhưng vẫn chiếm thời gian nói chuyện của điện thoại nhà cô, điện thoại để bàn của cô mội tháng theo quy định chỉ có từng đấy phút, quá một phút thì thu thêm tiền một phút đó. Cô nhận điện thoại đường dài quốc tế, chúng tôi chỉ tính phí theo giá trong thành phố, cô vẫn không bằng lòng?
Nhìn thái độ của nhân viên phục vụ cứ như cô nói thêm câu nữa thì sẽ thu ngay phí điện thoại đường dài quốc tế vậy. Cô đành phải cầm bảng kê đó ra khỏi cửa.
Về đến nhà, cô đặt bảng kê chi tiết trước mặt Chỉ Thanh hỏi anh:
- Đây là điện thoại nhà ai mà gọi đến nhiều như vậy? Em chưa bao giờ nhận, có phải anh nhận không?
Chỉ Thanh nhìn bảng kê chi tiết đó một hồi lâu rồi ngây ra rất lâu, cuối cùng mới nói lấp lửng:
- Nhận điện thoại cũng tính phí?
- Vậy anh thừa nhận điện thoại này là anh nhận?
- Anh không biết có phải là anh nhận không, nhưng em đã nói không phải em thì chắc là anh nhận, chẳng lẽ lại là Tiểu Kim nhận sao?
- Đây là điện thoại ai gọi tới?
- Anh cũng không biết, số này anh không quen.
- Người của bưu điện nói là ở nước ngoài gọi đến.
- Vậy thì chắc là anh nhận rồi.
- Ai gọi tới?
- Bạn ở nước ngoài.
- Bạn nào?
- Em không biết đâu. Xin lỗi, anh không biết nhận điện thoại cũng bị tính phí như vậy, giờ anh biết rồi sẽ không nhận điện ở nhà nữa.
Cô giải thích:
- Không phải em bảo anh không nhận điện thoại ở nhà mà là em chỉ muốn làm rõ xem có phải bưu điện họ làm sai không. Bạn của anh ở nước ngoài gọi điện cho anh thì anh vẫn nên nhận.
- Thôi khỏi, không nhận điện thoại ở nhà nữa, đắt quá, sau này anh bảo cô ấy gọi điện thoại công cộng ở ngoài, anh đến đó nhận, không bị thu tiền.
Chỉ Thanh đổi ra ngoài nhận điện thoại thật, có lúc thì đưa cả con đi, mãi mới về, mặt mũi tay chân của con lấm lem bẩn hết cả, nhìn cái là biết bố bận gọi điện thoại để con tự nghịch đất.
©STE.NT
Cô không hài lòng lắm:
- Sau này anh gọi điện thoại thì đừng đưa con đi nữa.
- Sao vậy?
- Anh chỉ chú ý gọi điện, có để ý đến con bé đâu, anh xem mặt mũi chân tay nó lấm lem bẩn thỉu, nhỡ lúc anh không chú ý lại chạy ra giữa đường, bị xe cộ va quệt thì làm thế nào?
Thế là Chỉ Thanh không mang con đi nhận thoại nữa, lúc nào muốn đi lại nói với cô:
- Em trông con nhé, anh ra ngoài nhận điện thoại.
Và cứ đi một cái là hàng tiếng đồng hồ.
Cô không chịu được phải hỏi.
- Sao nhận cú điện thoại mà lâu thế?
- Không phải nhận điện lâu như vậy, anh đi đi lại lại không cần thời gian à, hơn nữa cũng không thể vừa đi cái là nhận được ngay điện thoại.
- Của ai gọi tới vậy?
- Một người bạn nước ngoài.
- Em biết là bạn nước ngoài, em hỏi là bạn thế nào.
- Em không quen.
- Anh không nói thì em quen được sao?
Anh không chịu nói.
Cô không vui nói:
- Rốt cuộc là người thế nào mà anh lại giữ bí mật như vậy?
- Chẳng có gì, cũng chẳng phải giữ bí mật hộ gì, chỉ sợ nói ra em sẽ không vui.
- Lẽ nào anh cứ lén lén lút lút như vậy thì em vui được?
Anh nghĩ một lát rồi nói:
- Em nhất định muốn biết là ai vậy anh sẽ nói với em, nhưng đừng có không vui đấy. Người gọi điện thoại là… Lận Phong.
Cô giật mình kinh ngạc:
- Anh… đừng có nói đùa.
- Thật đấy.
- Cô ấy chưa chết!
- Chưa.
- Thế bộ hài cốt mấy người chôn đó là của ai?
- Anh cũng không biết là ai.
- Không phải anh đã đích thân cùng bố mẹ cô ấy… đi tìm cô ấy sao?
- Phải, nhưng đã nhận nhầm… mặt bị mất một bên…con bên kia chưa bị sao thì cũng biến dạng cả rồi, đâu có thể nhận ra chính xác được.
Cô cảm thấy dựng hết cả tóc gáy:
- Mấy người nhận thi thể của người khác đưa đi, vậy người đó…
- Chắc chắn là bố mẹ họ đến giờ vẫn đang tìm kiếm… con của họ.
- Vậy không nghĩ cách để thông báo cho người ta?
- Đi đâu thông báo? Có lẽ… họ không tìm thấy thi thể của con mình thì… sẽ còn một chút hi vọng.
Hai người đều im lặng, cô nhìn mắt anh ngân ngấn nước, an ủi:
- Đừng buồn nữa, đã tìm thấy Lận Phong rồi đấy thôi? Cô ấy còn sống, anh… chẳng nhẽ không nên vui sao?
Anh không trả lời, hình như sợ nói ra thì sẽ bật khóc vậy.
Cô dừng lại một lát rồi hỏi:
- Cô ấy hiện giờ… ở đâu?
- Ở Mỹ.
- Vậy thì tốt quá, cô ấy số rất may.
Anh lắc đầu:
- Cô ấy… chẳng may mắn gì, cô ấy… sống sót… lúc đầu đến một nước Đông Nam Á, ở đó sống khổ sống sở, khổ nhục nào cũng phải nếm trải, sau đó mới sang Mỹ.
Xưa nay cô luôn cảm thấy mình có trí tưởng tượng rất phong phú, thường nghĩ đến một khả năng rất li kì, nói ra đều chẳng có ai tin. Nhưng lần này cô phát hiện thực ra mình không có trí tưởng tượng, việc xảy ra trong cuộc sống của cô mà cô chưa bao giờ nghĩ đến, cho dù giờ Chỉ Thanh đã nói với cô, cô cũng không thể tưởng tượng nổi, chỉ cảm thấy như đang nghe một câu chuyện, gần giống như truyện Nghìn lẻ một đêm, một câu chuyện không hề có liên quan tới cô.
Chỉ Thanh thanh minh:
- Em đừng hiểu lầm, anh chỉ giúp cô ấy lo chạy làm Thẻ Xanh, nếu em không tin, lần sau anh gọi điện thoại, em có thể đi cùng anh.
- Cô ấy đã kết hôn chưa?
- Chưa.
- Vẫn đang… đợi anh.
Anh không trả lời.
Cô hỏi;
- Cô ấy có còn yêu anh không?
Anh gật gật đầu:
- Cô ấy nói như vậy.
Cô không hỏi “Anh còn yêu cô ta không?”, nghĩ không cần hỏi, đáp án đã sờ sờ đó, rõ trên mặt anh, trong đôi mắt anh. Cô giả vờ thoải mái nói:
- Cũng không phải đơn giản, hai người quen nhau chỉ mấy tháng, mà cô ấy lại nặng tình với anh như vậy…
- Thực ra bọn anh không phải quen nhau mấy tháng, bọn anh là anh em kết nghĩa… cùng một thầy… cô ấy học thạc sĩ… anh học tiến sĩ.
- Vậy sao anh nói với em hai người quen nhau trong sự kiện đó?
- Nghĩ nói như vậy… thì em sẽ vui hơn.
- Vậy anh đã nói dối em?
- Anh xin lỗi.
Cô biết giờ truy cứu những việc anh nói dối cũng chẳng có ý nghĩa gì, liền nói:
- Anh không muốn sang Mỹ cùng đoàn tụ với cô ấy sao?
- Nhưng anh đã có em rồi, và con nữa.
- Thế thì có sao, dù gì cô ấy cũng là… mối tình đầu… của anh.
- Nhưng anh không thể bỏ rơi hai mẹ con em được.
- Đây không phải là anh bỏ rơi hai mẹ con em, chỉ là số phận đã… chơi một trò đùa nửa vời với anh.
- Nhưng…
- Không cần nhưng, em không sao, một mình em có thể nuôi con, hai mẹ con sẽ sống tốt.
- Anh biết em sẽ sống tốt, nhưng anh không nỡ xa em và con.
Cô nói đùa:
- Em hiểu suy nghĩ của anh, anh không bỡ bỏ bên nào, tốt nhất là có cả hai, một bà vợ Trung Quốc, một bà vợ Mỹ, mội bên sinh cho anh một bầy con, nhưng lại không cần anh chăm sóc hoặc nuôi dưỡng, vậy anh sẽ không phải mâu thuẫn, không phải suy nghĩ đấu tranh gì, nếu không như thế thì lúc đi Mỹ anh lại nhớ đến bà vợ và con ở Trung Quốc; còn lại ở Trung Quốc thì lại nhớ đến bà vợ ở Mỹ…
Chỉ Thanh bị cô nói cho vô cùng lúng túng, nhưng không phủ nhận.
Cô đề nghị:
- Em thấy anh đi Mỹ thì tốt hơn, em cũng có… mối tình đầu… của em, anh đi Mỹ rồi, em cũng sẽ sống cùng anh ấy.
- Anh ta vẫn chưa ly hôn, sao em sống cùng với anh ta được?
Cô nghe khẩu khí của anh thì có vẻ như đều biết cả, cũng chẳng cần giấu giếm nữa:
- Thì chỉ đợi anh ta li hôn xong thôi.
- Anh thấy cuộc hôn nhân này của anh ta khó mà li hôn được.
- Tại sao?
- Cô vợ đó của anh ta… nói thì hơi quá… nhưng đúng là kẻ không ị ra được nhưng vẫn đòi chiếm chỗ trong hố xí, cô ta đã quyết định ám anh ta cả đời, thủ đoạn gì cũng nghĩ ra được… với tính cách của anh ta như vậy đấu không lại với cô ta.
- Anh hiểu anh ấy như vậy?
- Anh hiểu anh ta còn hơn cả anh ta hiểu bản thân mình, củng hiểu hơn cả em.
- Anh… hiểu vợ anh ấy như vậy?
- Thì chẳng phải đều do em nói với anh đấy thôi? Anh chẳng qua chỉ căn cứ theo sự thực em nói để suy đoán và đưa ra kết luận mà thôi.
Cô chẳng thể nói được gì.
Chỉ Thanh an ủi cô:
- Đừng lo, anh ta không lấy được em, nhưng vẫn còn có anh đây.
- Anh không đi Mỹ.
- Không đi được. Giờ cô ấy đến Thẻ Xanh còn chưa có thì sao lo cho anh sang Mỹ được.
- Cô ta có Thẻ Xanh rồi thì chẳng phải có thể làm thủ tục cho anh sang Mỹ được sao?
- Cũng rất khó, phải là công dân chính thức mới được.
- Bao lâu mới có thể là công dân chính thức?
- Cũng phải bốn năm năm.
- Cô ta không thể đưa anh sang Mỹ thăm thân trước sao? Sao em nghe nói rất nhiều người chưa có Thẻ Xanh vẫn đưa người nhà sang thăm thân được.
- Họ đều là lưu học sinh, cô ấy không phải là lưu học sinh, hơn nữa anh cũng không phải là… người nhà của cô ấy, sao có thể làm thủ tục thăm thân.
- Cô ấy có thể về kết hôn với anh, kết hôn xong thì chẳng là người nhà sao?
- Làm sao cô ấy về được?
Cô cười đùa:
- Vậy anh chỉ có thể dựa vào em thôi.
- Sao lại dựa vào em?
- Nhờ em thi TOEFL, GRE, làm thủ tục ra nước ngoài xong em thể đón anh sang Mỹ theo dạng thăm thân. Nếu không với trình độ và hồ sơ của anh thì e là cả đời rất khó có thể ra nước ngoài.
- Em làm thủ tục ra nước ngoài cho anh để đoàn tụ với Lận Phong?
- Sao? Cách này không hay sao?
- Sao em lại đồng ý làm như vậy?
- Thì giúp anh một tay.
- Em nghĩ như vậy là muốn tống anh đi?
- Sao em có thế muốn tống anh đi được? Đó là vì anh cứ tâm tâm niệm niệm muốn đi Mỹ cùng người xưa đoàn tụ đó thôi?
- Anh đâu có lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm muốn sang Mỹ? Lần đó anh đến nhà cô ấy sửa mộ, thì mới biết cô ấy còn sống, lúc đó cô ấy vẫn chưa đi Mỹ, anh rất muốn giúp cô ấy một tay, tự mình làm thủ tục du học rồi làm thủ tục sang Mỹ cho cô ấy, nhưng anh phát hiện ra… anh… không thể xa em…
- Vậy anh không nhớ cô ấy chút nào ư?
Anh im lặng một lát rồi nói thẳng:
- Sao có thể không nhớ chút nào? Anh cứ nghĩ đến những nỗi khổ cô ấy phải gánh chịu… cô ấy… giờ… khổ cực và cô đơn bơ vơ một mình bên đó… cứ nghĩ đến là anh chỉ muốn sang ngay với cô ấy, bảo vệ cô ấy… chăm sóc cô ấy. Có lẽ anh thật sự giống như em nói, cả hai người đều không nỡ rời xa, cả hai đều yêu… cả hai đều muốn… số phận đã đưa người đến với cuộc đời anh… chắc chắn là có dụng ý… có lẽ là muốn anh… yêu cả hai.
- Còn phải đợi em và cô ấy đồng ý mới được.
Anh chán nản nói:
- Anh biết hai người đều sẽ không đồng ý.
- Vậy làm thế nào?
- Anh cũng không biết… may thay giờ anh không đi Mỹ được… cũng có nghĩa là anh không phải đưa ra bất cứ sự lựa chọn nào…
Cô tìm cơ hội gọi điện cho Vệ Quốc, nói chuyện của Lận Phong cho Vệ Quốc biết, hỏi anh:
- Nếu gặp phải việc như vậy anh sẽ làm thế nào?
Anh nghĩ một lát rồi nói:
- Anh cũng không biết. Tạ ơn trời đất anh không gặp chuyện như vậy.
- Nếu anh là em anh sẽ làm thế nào?
- Anh cũng giống như em, thi TOEFL, GRE, ra nước ngoài.
- Rồi đưa anh ta đi?
- Cũng không chỉ là để đưa anh ta sang đó, ra nước ngoài sẽ tốt hơn cho em và con. Em ở mãi trong nước cũng phải nghĩ cách thi tiến sĩ, nếu không sẽ không trụ nổi ở đại học G, nhưng… tiến sĩ trong nước thì có gì để học đâu? Học đi học lại người ta vẫn coi trọng tiến sĩ ngoại hơn. Nếu em học bằng tiến sĩ trong nước thì cũng chẳng có lương, mỗi tháng chỉ có một chút sinh hoạt phí, sao mà nuôi nổi gia đình.
Cô trầm ngâm do dự giây lát rồi nói:
- Vâng! Cũng có lí. Nhưng còn anh? Anh chuẩn bị thế nào?
- Anh? Anh cũng chuẩn bị học tiến sĩ, không học thì không có đường ra.
- Anh cũng ra nước ngoài học đi.
- Anh ra nước ngoài học được ngành gì?
- Anh ở trong nước thì định học ngành gì? Vẫn là Triết học hả?
- Không thích học Triết học nữa, muốn học Luật.
- Vậy ra nước ngoài học Luật.
Anh thở dài;
- Anh đã hỏi thăm, tốt nghiệp ngành nghề như của anh ra nước ngoài học Luật không phải là hoàn toàn không có khả năng nhưng rất khó được tuyển chọn, được chọn rồi cũng rất khó được học bổng, học ra xong cũng không dễ tìm việc làm, cho nên có thể anh vẫn học ở trong nước thôi…
- Vậy hai ta một người ở nước ngoài, một người ở lại trong nước?
Cô chế giễu:
- Anh không thể vì em mà ra nước ngoài học sao?
- Nhưng…
- Đừng nhưng nhị gì nữa, anh cứ ôn TOEFL, GRE trước đi! Đến lúc đó có chuyên ngành nào tuyển chọn thì học ngành đó. Thực ra chuyên ngành không quan trọng mà quan trọng là…
- Hai chúng mình được ở bên nhau.
- Vâng! Chính là ý đó.
Vậy là hai người lại bắt đầu ôn tiếng Anh
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook