Trong Thôn Có Một Cô Nương
-
Chương 1: Có một cô nương tên gọi là Cố Tiểu Phù
Khi ánh mặt trời chiếu xuống toàn bộ thôn Lạc Khê thì sự yên lặng của thôn nhỏ chốn biên cương xa xôi này cũng chấm dứt để bắt đầu một ngày mới.
Trong một ngôi nhà tranh ở phía tây của thôn, có một cô gái trẻ mở cửa bước ra. Đó là một cô gái chừng mười bốn, mười lăm tuổi, nước da xanh xao vàng vọt, bộ quần áo khoác trên thân thì đắp thêm không rõ là bao nhiêu miếng vá. Với bộ trang phục mỏng manh này có cảm giác như thân thể gầy yếu ấy sắp không còn chống đỡ nổi.
Cô gái soi mình xuống mặt nước để tự búi cho mình một búi tóc đơn giản, trên mặt nước hiện lên một gương mặt sáng sủa. Dù đã lâu rồi nàng không được no ấm nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến vẻ đẹp thanh tú, thoát tục của nàng.
Trên mặt nước lúc ẩn lúc hiện này là mày liễu cong cong, đôi mắt hạnh to tròn sáng long lanh. Đôi môi đỏ mỏng với khóe miệng hơi nhếch lên như nói rằng khí trời hôm nay rất đẹp, nó làm cho tâm hồn của chủ nhân nụ cười ấy có phần vui vẻ hơn. Vốc lên một vốc nước trong, cô gái cẩn thận rửa ráy. Sáng sớm đầu thu có vẻ đã hơi se lạnh, gò má bị làn nước lạnh lẽo chạm vào mà run lên.
Hình như cô gái đã sớm tạo cho mình thói quen như vậy. Củi đun cần người kiếm về, mà người làm trong nhà lại không nhiều, cho nên nếu có thể tiết kiệm được thì cố mà tiết kiệm. Đối với cái gia đình khốn khó này, một chút lạnh lúc sáng sớm là điều không đáng nhắc tới.
Sau khi rửa ráy xong xuôi cô gái đi nhóm lửa nấu cơm. Vại gạo đã không còn lại được bao nhiêu nên nàng chỉ dùng một ít mì vắt làm bánh màn thầu. Nàng lấy ra một nắm gạo lứt chỉ đủ nấu thành một nồi cháo thật nhỏ, thức ăn còn lại chỉ là rau dại hôm qua nàng kiếm được ở ngoài đồng nấu lên cùng nước có bỏ thêm một chút muối, chỉ có như vậy thôi.
Khi nàng làm xong bữa điểm tâm thì cũng là lúc gà gáy lên lần thứ ba, trong thôn cũng bắt đầu trở nên náo nhiệt. Khói bếp lượn lờ, gà gáy chó sủa, chen lẫn vào đó là tiếng ồn ào của trẻ nhỏ. Đám phụ nữ thức dậy nấu cơm, giặt giũ, cho gà ăn, còn đàn ông rửa mặt chà răng qua quít, sau đó thì há cái miệng lớn mà ăn cho xong bữa sáng rồi í ới gọi nhau đi làm đồng.
Cô gái đi vào trong nhà, đến trước cửa buồng thì đứng lại, nàng gọi to: "Cha, mẹ, đến lúc dậy rồi!"
"Phù nương, múc nước vào đây!" Trong buồng truyền ra giọng nói của một phụ nữ đã có tuổi.
"Vâng ạ!" Phù nương cung kính đáp lại.
Phù nương bưng nước vào cho hai vợ chồng già. Dĩ nhiên là nước nóng. Hầu hạ hai vợ chồng già rửa mặt xong nàng lại bưng bữa ăn sáng tới.
"Con đi hầu hạ Đại lang đi. Bên này không cần con nữa." Người đàn bà lớn tuổi đỡ ông lão ngồi dậy rồi quay lại từ tốn nói với Phù nương nãy giờ đang đứng đợi một bên, chỉ là cái giọng nói ấy, có vẻ như xem chuyện này là đương nhiên vậy.
Phù nương đáp lời rồi bưng nước nóng đi vào trong nhà.
Trong phòng chỉ có một cái giường, một cái tủ treo quần áo, bốn phía là tường trống. Nằm trên giường là một người thanh niên tuổi còn trẻ nhưng đã gầy gò đến mức gò má nhô lên cao, hõm mắt lại trũng xuống đến cực sâu, xem ra người này ốm đau đã lâu rồi.
"Đại lang, ngươi đã tỉnh chưa? Ngồi dậy đi." Phù nương nói bằng cái giọng rất nhỏ, như sợ rằng nếu lớn giọng hơn một chút nữa thì sẽ làm cho nam tử kia kinh hãi vậy.
"Phù nương, ta tỉnh rồi. Khụ khụ, khụ khụ khụ." Chỉ mới nói được một câu, nam tử đã bật ho không ngừng nghỉ, đến mức cả người co quắp lại.
"Đại lang, ngươi không sao chứ?" Phù nương thấy nam tử bị như vậy thì vội vã thả chậu gỗ trong tay xuống để nâng nam tử dậy rồi giúp hắn vuốt vuốt cái lưng gầy.
Nam tử ho một hồi lâu, sau đó uống một hớp nước rồi mới đưa tay đè ngực xuống.
Phù nương nâng nam tử dậy, cẩn thận giúp hắn lau tay lau mặt rồi lại bưng cháo đến cho hắn ăn.
"Phù nương, khổ cực cho ngươi rồi." Nam tử nhìn thấy Phù nương càng ngày càng hao gầy không khỏi hổ thẹn mà thốt lên.
"Nào có. Nhanh ăn đi, cháo cũng sắp nguội mất rồi."
"Nếu không phải vì gả cho ta thì làm sao ngươi sẽ phải chịu khổ cực như vậy." Nam tử ăn mà không có chút khẩu vị nào, hắn vừa lắc đầu vừa nói.
"Nói cái gì vậy chứ, Đại lang cả nghĩ quá rồi." Phù nương múc một muỗng cháo đưa tới, đáng tiếc lại bị nam tử đẩy ra.
"Ta tuy bị bệnh đã lâu, nhưng trong lòng vẫn rất rõ ràng. Ngươi gả cho ta đã được ba năm, trong ba năm này, ngươi phải trải qua tháng ngày như thế nào, ta đều nhìn thấy cả. Bệnh này của ta sợ là không khá lên được, chờ ít lâu nữa ta sẽ cho ngươi một tờ giấy ly hôn. Đến lúc đó ngươi tự đi mưu sinh, như vậy cũng còn tốt hơn là ở lại để mà trông chờ vào cái nhà này."
"Sao Đại lang lại nói lời như vậy? Chỉ cần sau này cứ kiên trì chữa trị thì Đại lang sẽ khỏi thôi." Phù nương thả cái bát xuống rồi nói một cách yếu ớt.
"Trong nhà ấm no còn không lo nổi thì làm sao còn có thừa tiền mà chữa bệnh, Phù nương không cần phải lừa gạt ta làm gì." Nam tử tuy bệnh, nhưng đầu óc lại cực kỳ tỉnh táo.
Gia cảnh Trịnh gia bọn họ vốn cũng không đến nỗi. Hai vợ chồng già cùng với hai người con trai đã từng có ba mẫu ruộng nước, hai mẫu ruộng cạn, vì thế sinh hoạt tương đối thoải mái.
Chỉ là năm năm trước, không hiểu sao, Trịnh gia cứ như gặp phải vận rủi của tám kiếp cộng lại.
Khi Trịnh Đại được mười lăm tuổi, sắp đi ứng thi thì đổ bệnh, lang trung nói là bệnh phổi. Trịnh Đại nương nghe nói như vậy thì đã lập tức bị hôn mê bất tỉnh.
Trịnh Đại là niềm hi vọng của Trịnh gia, hắn đọc sách thánh hiền rất giỏi. Tuy Trịnh gia cũng biết chuyện khảo thủ công danh đối với bình dân bách tính là rất khó, thế nhưng vẫn bỏ ra rất nhiều tiền của cũng như công sức để bồi dưỡng. Nếu như thi không đậu đến tiến sĩ thì thi đỗ được cử nhân hay tú tài cũng xem như là đã thành công, vì nếu như vậy thì điền thuế lao dịch cũng sẽ được giảm miễn.
Ai ngờ bây giờ lại đổ bệnh, chuyện công danh không còn hy vọng đã đành mà ngay tính mệnh cũng không còn đảm bảo. Vì Đại lang, một tay Trịnh Đại nương mời lang y bốc thuốc chữa bệnh, mặt khác lại mời thầy toán xem bói. Vì thế mà tiền xài như nước, chỉ chớp mắt, một mẫu ruộng đã phải bán đi, thuốc thì bát tiếp bát rót hết, thắp hương bái thần không ngừng nghỉ. Cứ thế kéo dài đến một năm mà bệnh của Trịnh Đại lang càng ngày càng nặng.
Trịnh Đại nương gấp đến độ xoay tròn, đành phải một lần nữa chạy đi hỏi bà cốt. Bà cốt nói phải dùng con gái có bát tự Thiếu Hình Trùng mới có thể ngăn được chuyện chết chóc.
"Bà cốt, nữ tử này đang ở phương nào vậy?" Nghe nói có thể cứu được một mệnh của con trai, Trịnh Đại nương vội vàng hỏi.
"Cứ đi về hướng đông nam hỏi thì sẽ có thu hoạch".
Lần này bà cốt cũng chỉ là giả thần giả quỷ mà phán bừa, nhưng Trịnh Đại nương lại tin tưởng tuyệt đối. Sau đó, dẫn đến bi kịch của Phù nương.
Gia cảnh của Cố gia cũng đâu có may mắn gì. Bên trên, Cố Tiểu Phù có hai cái ca ca một tỷ tỷ, dưới có một ấu đệ. Trong nhà nhiều miệng ăn, vậy mà hàng ngày cũng chỉ dựa vào ba mẫu đất bạc màu để sống qua ngày. Nàng vốn chưa lớn hẳn nhưng cũng không còn nhỏ nữa, lại là con gái, cha không đau mẹ không yêu. Vì thế mà khi Trịnh gia vừa đặt lễ hỏi đến trước Cố gia thì Cố Tiểu Phù lập tức liền trở thành tân nương.
Lễ hỏi của Trịnh gia dành cho Cố gia chỉ là ba lượng bạc. Trong khi theo phong tục của địa phương này thì lễ hỏi mà nhà trai dành cho nhà gái sẽ là từ năm đến mười lạng. Đâu như cái nhà này, chỉ có ba lạng. Thật là keo kiệt.
Vì lễ hỏi Trịnh gia cho Cố gia không nhiều nên Cố gia cũng không muốn cho đi nhiều đồ cưới. Trong khi nguyên nhân phải đem Cố Tiểu Phù gả đi chính là sẽ bớt đi một cái miệng ăn. Huống chi trong nhà cũng còn phải dùng đến rất nhiều tiền. Cố Đại Phù, tỷ tỷ của Cố Tiểu Phù, chỉ một năm nữa thôi cũng đến lúc phải lập gia đình, lại còn hai ca ca còn chưa cưới được vợ. Vì vậy mà Cố gia làm sao cam lòng bỏ ra thêm một khoản tiền chứ. Vì thế, Cố Tiểu Phù chỉ có được hai bộ quần áo mới, cứ như vậy đi tới Trịnh gia.
Từ nhỏ, Cố Tiểu Phù đã phải chịu khổ, vì thế cũng không có gì ngại tình cảnh của Trịnh gia. Ngày qua tháng lại, nàng trên phụng dưỡng cha mẹ chồng, dưới chăm sóc phu quân, mọi việc trong nhà đều được nàng quản lý thỏa đáng đâu vào đó. Vì thế Trịnh gia cũng tỏ ra hết sức thoả mãn, còn Trịnh Đại lang cũng nhờ có Cố Tiểu Phù dốc lòng chăm sóc mà sức khỏe cũng có chiều hướng chuyển biến tốt hơn.
Ai ngờ họa vô đơn chí, vào dịp nông nhàn, Trịnh lão cha đến nhà địa chủ ở thôn bên cạnh tu bổ vườn cây thì bị ngã gãy chân. Đến lúc này thì trong nhà có đến hai tráng đinh thành kẻ ốm đau, Trịnh Nhị đã mười lăm nên phải đảm đương gánh nặng gia đình.
Ai ngờ Trịnh Nhị tuổi trẻ lại chưa từng trải qua sự đời, nên trong một lần đi thị trấn bán lương thì bị bọn du côn nơi đó lừa gạt hết sạch chỗ tiền có được. Đó là tiền dùng để mua thuốc cứu mạng cho đại ca hắn a. Vì quá hoảng sợ mà Trịnh Nhị trở nên mù quáng, bị người ta dụ dỗ đi sòng bạc hy vọng kiếm được tiền đem về. Đáng tiếc là ở chỗ, Trịnh gia của hắn là số con rệp, Trịnh Nhị cũng không ngoại lệ, tiền không thắng trở về đã đành, lại còn thiếu nợ sòng bạc đến mười lượng bạc.
Sòng bạc dẫn người đi Trịnh gia đòi tiền, Trịnh gia cũng là người đàng hoàng, nên đã đi vay mượn lung tung, rốt cuộc cũng trả lại số tiền lớn này. Chỉ là, Trịnh gia cũng không còn trở lại được như cũ nữa, bởi vì kể từ ngày đó, Trịnh Nhị lại nghiện cái trò cờ bạc.
Vì những chuyện này mà Trịnh Đại hết sức lo lắng, thế nhưng cũng vô lực cứu vãn. Chỉ khổ cho Phù nương thôi. Nếu sau khi hắn chết đi, để Phù nương cho Trịnh gia thay hắn bảo vệ thì hắn cũng quá xin lỗi Phù nương.
"Phù nương, suy đến cùng, ngươi và ta chỉ có tình huynh muội, cũng không có quan hệ phu thê thực tế, vì thế ngươi cũng đừng nên lo nghĩ nhiều. Trước khi chết, ta nhất định sẽ sắp xếp cho ngươi thật thỏa đáng."
Phù nương không biết mình đã làm thế nào để ra khỏi cửa phòng, làm thế nào mà thu thập bát đũa. Ngay cả bữa điểm tâm cũng không ăn, cứ thế bưng quần áo của cả nhà đi đến đầu thôn Lạc Khê.
Thôn của bọn họ tên là Lạc Khê, bởi vì đầu làng phía đông có một dòng suối nhỏ tên là Lạc Khê. Vì sao gọi là tên này thì trong thôn cũng không có ai biết được. Bởi vì thế đạo gian nan, chiến loạn không ngừng, thôn Lạc Khê lại nằm ở vùng biên quan, đã mấy chục năm qua, bao lớp người tới tới đi đi, thôn dân vẫn ở lại bám rễ nơi này, chỉ là từ trước đó rất lâu dòng suối nhỏ này đã có mặt.
Lượng nước của suối Lạc Khê không nhiều lắm, từ bắc sang hướng nam mà chảy vòng quanh làng. Đã bao đời nay, đất ruộng của làng nhờ nó mà sinh hoa kết trái, toàn bộ làng với ba mươi, bốn mươi gia đình đều dựa vào suối Lạc Khê mà sống.
Trước đây, có một lão trưởng thôn có biết chút ít chữ nghĩa, đã dẫn dắt thôn dân đắp bên dòng suối một cái đập chứa nước vừa phải. Từ khi có nó, dân thôn Lạc Khê không chỉ có giải quyết được nạn hồng thuỷ vào mùa mưa, mà đến mùa khô vốn là mùa hay thiếu nước thì thôn dân vẫn có nước để cày cấy, không đến nỗi để cho hoa màu trên ruộng bị mất trắng do khô hạn như trước kia nữa. So với những thôn gần đó mà nói, vào những năm có thiên tai thì tổn thất của thôn Lạc Khê cũng sẽ ít hơn rất nhiều, so về mức trù phú trong thôn với những nơi khác cũng khá hơn không ít.
Cố Tiểu Phù tới bên dòng suối, tìm được một chỗ yên tĩnh liền bắt đầu giặt giũ quần áo. Lúc này mặt trời đã lên cao, đã có không ít phụ nhân xúm xít bên dòng suối. Họ túm năm tụm ba, vừa giặt giũ vừa nói về những chuyện xảy ra trong thôn.
"Các ngươi đã nghe nói gì chưa? Dương Đại thẩm lại đang làm mai cho Lục Đại lang đó nha."
"Chuyện này thì có gì mà ngạc nhiên? Có năm nào hắn không nói đến chuyện hôn sự đến ba bốn lần."
"Nhưng người được hắn đưa lên đài lần này chính là Lưu quả phụ."
"Chà chà, thực sự là làm bậy mà. Sao không nhìn đến hoa cúc khuê nữ lại nhìn đến quả phụ làm gì chứ?"
"Ai nói là không, chỉ là mệnh của hắn phạm vào mệnh Thất sát cô tinh. Khắc phụ khắc mẫu không nói, mà ngay cả dưỡng con chó cũng sẽ bị hắn khắc chết, còn ai dám đem khuê nữ gả cho hắn nữa chứ."
"Năm trước có cái lão lang trung tha phương đến đây hái thuốc, người đó chỉ ở nhà hắn có một đêm, ngày thứ hai lên núi thì chết. Ngươi nói như thế còn không phải là hắn mệnh thất sát hay sao."
"Hoàng gia vì nhà quá nghèo, tham hai mẫu ruộng nước của hắn mà nhận lễ hỏi, ai ngờ vừa mới đính hôn thì hai cô con gái liền mắc bệnh thương hàn mà chết."
"Trong mười dặm tám thôn này của chúng ta cũng chỉ có nhà thôn trưởng tránh được sát khí của hắn. Thật là đáng tiếc cho hắn, một binh sĩ tài giỏi như vậy, đã có tài lại còn có mạo, vậy mà gặp phải cái mệnh cắc cớ như thế."
Cố Tiểu Phù nghe tam cô lục bà nói chuyện phiếm, ngẫm đi ngẫm lại lại không khỏi nở nụ cười. Hóa ra trên đời này, cũng không phải chỉ có một mình mình là người thảm nhất. Thảm nhất trong thôn Lạc Khê bọn họ, nhất định không có ai bằng cái người có tên là Lục Nguyên Sướng ở đầu đông thôn kia.
"Phù nương, ngươi cười cái gì vậy? Có phải bệnh của Đại lang nhà ngươi tốt lên không?"
Cố Tiểu Phù ngước mắt nhìn lên thì nhận ra người vừa nói là hàng xóm cùng ở sát vách có tên là Uyển nương cũng tới giặt quần áo, vì thế liền nhường một chỗ đất trống cho nàng. Uyển nương so với nàng cùng tuổi, lại là cùng một năm gả vào Hoa gia ở sát vách, với Phù nương quan hệ không tệ.
"Không phải vậy, chỉ là nghe các nàng nói về Lục Đại lang, liền cảm thấy thật buồn cười." Phù nương lắc đầu rồi trả lời.
"Lục Đại lang ở đầu đông của thôn? Ta nghe Nhị lang nhà ta nói, cái người Lục Đại lang này rất là lợi hại. Gấu dù lớn đến đâu hắn đều có thể đánh chết. Đáng tiếc, hắn mệnh quá xấu đi, đến nay còn cưới không nổi người vợ." Uyển nương cũng tỏ ra luyến tiếc thay.
"Dung mạo của hắn rất đáng sợ hay sao? Ta nghe các nàng nói, chỉ cần là vật còn sống thì đều có thể bị hắn khắc chết."
Ở cái mảnh đất này, Lục Nguyên Sướng không phải là một người không hiểu hay không biết gì. Chỉ vì lời đồn về hắn quá nhiều, thật thật giả giả, hư hư thực thực khiến người ta không công đâu mà đi dò hỏi cho rõ ràng. Tuy là phụ nữ ở thôn quê không có thứ quy củ là không được ra khỏi khuê phòng, nhưng vì nhà Phù nương ở phía tây thôn, nhà của Lục Đại lang lại ở phía đông, nên mặc dù được gả đến đây đã ba năm nàng cũng chưa từng thấy qua người này một lần nào. Phu quân Hoa Nhị lang của Uyển nương thường đi săn thú, nên so với những người khác thì biết được nhiều hơn một chút.
"Nhị lang nói hắn là một mỹ nam tử hiếm thấy, trên người còn mang một thân võ nghệ, sẽ không có con mồi nào thoát khỏi tay hắn, trong nhà lại có mười mẫu ruộng nước. Ôi, một binh sĩ thật tốt, vậy mà lại là một người khắc sinh như vậy."
Phù nương nghe Uyển nương lải nhải không ngừng thì không khỏi nghĩ: có thật là Lục Đại lang phải chịu mệnh đen đủi như thế hay không?
Trong một ngôi nhà tranh ở phía tây của thôn, có một cô gái trẻ mở cửa bước ra. Đó là một cô gái chừng mười bốn, mười lăm tuổi, nước da xanh xao vàng vọt, bộ quần áo khoác trên thân thì đắp thêm không rõ là bao nhiêu miếng vá. Với bộ trang phục mỏng manh này có cảm giác như thân thể gầy yếu ấy sắp không còn chống đỡ nổi.
Cô gái soi mình xuống mặt nước để tự búi cho mình một búi tóc đơn giản, trên mặt nước hiện lên một gương mặt sáng sủa. Dù đã lâu rồi nàng không được no ấm nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến vẻ đẹp thanh tú, thoát tục của nàng.
Trên mặt nước lúc ẩn lúc hiện này là mày liễu cong cong, đôi mắt hạnh to tròn sáng long lanh. Đôi môi đỏ mỏng với khóe miệng hơi nhếch lên như nói rằng khí trời hôm nay rất đẹp, nó làm cho tâm hồn của chủ nhân nụ cười ấy có phần vui vẻ hơn. Vốc lên một vốc nước trong, cô gái cẩn thận rửa ráy. Sáng sớm đầu thu có vẻ đã hơi se lạnh, gò má bị làn nước lạnh lẽo chạm vào mà run lên.
Hình như cô gái đã sớm tạo cho mình thói quen như vậy. Củi đun cần người kiếm về, mà người làm trong nhà lại không nhiều, cho nên nếu có thể tiết kiệm được thì cố mà tiết kiệm. Đối với cái gia đình khốn khó này, một chút lạnh lúc sáng sớm là điều không đáng nhắc tới.
Sau khi rửa ráy xong xuôi cô gái đi nhóm lửa nấu cơm. Vại gạo đã không còn lại được bao nhiêu nên nàng chỉ dùng một ít mì vắt làm bánh màn thầu. Nàng lấy ra một nắm gạo lứt chỉ đủ nấu thành một nồi cháo thật nhỏ, thức ăn còn lại chỉ là rau dại hôm qua nàng kiếm được ở ngoài đồng nấu lên cùng nước có bỏ thêm một chút muối, chỉ có như vậy thôi.
Khi nàng làm xong bữa điểm tâm thì cũng là lúc gà gáy lên lần thứ ba, trong thôn cũng bắt đầu trở nên náo nhiệt. Khói bếp lượn lờ, gà gáy chó sủa, chen lẫn vào đó là tiếng ồn ào của trẻ nhỏ. Đám phụ nữ thức dậy nấu cơm, giặt giũ, cho gà ăn, còn đàn ông rửa mặt chà răng qua quít, sau đó thì há cái miệng lớn mà ăn cho xong bữa sáng rồi í ới gọi nhau đi làm đồng.
Cô gái đi vào trong nhà, đến trước cửa buồng thì đứng lại, nàng gọi to: "Cha, mẹ, đến lúc dậy rồi!"
"Phù nương, múc nước vào đây!" Trong buồng truyền ra giọng nói của một phụ nữ đã có tuổi.
"Vâng ạ!" Phù nương cung kính đáp lại.
Phù nương bưng nước vào cho hai vợ chồng già. Dĩ nhiên là nước nóng. Hầu hạ hai vợ chồng già rửa mặt xong nàng lại bưng bữa ăn sáng tới.
"Con đi hầu hạ Đại lang đi. Bên này không cần con nữa." Người đàn bà lớn tuổi đỡ ông lão ngồi dậy rồi quay lại từ tốn nói với Phù nương nãy giờ đang đứng đợi một bên, chỉ là cái giọng nói ấy, có vẻ như xem chuyện này là đương nhiên vậy.
Phù nương đáp lời rồi bưng nước nóng đi vào trong nhà.
Trong phòng chỉ có một cái giường, một cái tủ treo quần áo, bốn phía là tường trống. Nằm trên giường là một người thanh niên tuổi còn trẻ nhưng đã gầy gò đến mức gò má nhô lên cao, hõm mắt lại trũng xuống đến cực sâu, xem ra người này ốm đau đã lâu rồi.
"Đại lang, ngươi đã tỉnh chưa? Ngồi dậy đi." Phù nương nói bằng cái giọng rất nhỏ, như sợ rằng nếu lớn giọng hơn một chút nữa thì sẽ làm cho nam tử kia kinh hãi vậy.
"Phù nương, ta tỉnh rồi. Khụ khụ, khụ khụ khụ." Chỉ mới nói được một câu, nam tử đã bật ho không ngừng nghỉ, đến mức cả người co quắp lại.
"Đại lang, ngươi không sao chứ?" Phù nương thấy nam tử bị như vậy thì vội vã thả chậu gỗ trong tay xuống để nâng nam tử dậy rồi giúp hắn vuốt vuốt cái lưng gầy.
Nam tử ho một hồi lâu, sau đó uống một hớp nước rồi mới đưa tay đè ngực xuống.
Phù nương nâng nam tử dậy, cẩn thận giúp hắn lau tay lau mặt rồi lại bưng cháo đến cho hắn ăn.
"Phù nương, khổ cực cho ngươi rồi." Nam tử nhìn thấy Phù nương càng ngày càng hao gầy không khỏi hổ thẹn mà thốt lên.
"Nào có. Nhanh ăn đi, cháo cũng sắp nguội mất rồi."
"Nếu không phải vì gả cho ta thì làm sao ngươi sẽ phải chịu khổ cực như vậy." Nam tử ăn mà không có chút khẩu vị nào, hắn vừa lắc đầu vừa nói.
"Nói cái gì vậy chứ, Đại lang cả nghĩ quá rồi." Phù nương múc một muỗng cháo đưa tới, đáng tiếc lại bị nam tử đẩy ra.
"Ta tuy bị bệnh đã lâu, nhưng trong lòng vẫn rất rõ ràng. Ngươi gả cho ta đã được ba năm, trong ba năm này, ngươi phải trải qua tháng ngày như thế nào, ta đều nhìn thấy cả. Bệnh này của ta sợ là không khá lên được, chờ ít lâu nữa ta sẽ cho ngươi một tờ giấy ly hôn. Đến lúc đó ngươi tự đi mưu sinh, như vậy cũng còn tốt hơn là ở lại để mà trông chờ vào cái nhà này."
"Sao Đại lang lại nói lời như vậy? Chỉ cần sau này cứ kiên trì chữa trị thì Đại lang sẽ khỏi thôi." Phù nương thả cái bát xuống rồi nói một cách yếu ớt.
"Trong nhà ấm no còn không lo nổi thì làm sao còn có thừa tiền mà chữa bệnh, Phù nương không cần phải lừa gạt ta làm gì." Nam tử tuy bệnh, nhưng đầu óc lại cực kỳ tỉnh táo.
Gia cảnh Trịnh gia bọn họ vốn cũng không đến nỗi. Hai vợ chồng già cùng với hai người con trai đã từng có ba mẫu ruộng nước, hai mẫu ruộng cạn, vì thế sinh hoạt tương đối thoải mái.
Chỉ là năm năm trước, không hiểu sao, Trịnh gia cứ như gặp phải vận rủi của tám kiếp cộng lại.
Khi Trịnh Đại được mười lăm tuổi, sắp đi ứng thi thì đổ bệnh, lang trung nói là bệnh phổi. Trịnh Đại nương nghe nói như vậy thì đã lập tức bị hôn mê bất tỉnh.
Trịnh Đại là niềm hi vọng của Trịnh gia, hắn đọc sách thánh hiền rất giỏi. Tuy Trịnh gia cũng biết chuyện khảo thủ công danh đối với bình dân bách tính là rất khó, thế nhưng vẫn bỏ ra rất nhiều tiền của cũng như công sức để bồi dưỡng. Nếu như thi không đậu đến tiến sĩ thì thi đỗ được cử nhân hay tú tài cũng xem như là đã thành công, vì nếu như vậy thì điền thuế lao dịch cũng sẽ được giảm miễn.
Ai ngờ bây giờ lại đổ bệnh, chuyện công danh không còn hy vọng đã đành mà ngay tính mệnh cũng không còn đảm bảo. Vì Đại lang, một tay Trịnh Đại nương mời lang y bốc thuốc chữa bệnh, mặt khác lại mời thầy toán xem bói. Vì thế mà tiền xài như nước, chỉ chớp mắt, một mẫu ruộng đã phải bán đi, thuốc thì bát tiếp bát rót hết, thắp hương bái thần không ngừng nghỉ. Cứ thế kéo dài đến một năm mà bệnh của Trịnh Đại lang càng ngày càng nặng.
Trịnh Đại nương gấp đến độ xoay tròn, đành phải một lần nữa chạy đi hỏi bà cốt. Bà cốt nói phải dùng con gái có bát tự Thiếu Hình Trùng mới có thể ngăn được chuyện chết chóc.
"Bà cốt, nữ tử này đang ở phương nào vậy?" Nghe nói có thể cứu được một mệnh của con trai, Trịnh Đại nương vội vàng hỏi.
"Cứ đi về hướng đông nam hỏi thì sẽ có thu hoạch".
Lần này bà cốt cũng chỉ là giả thần giả quỷ mà phán bừa, nhưng Trịnh Đại nương lại tin tưởng tuyệt đối. Sau đó, dẫn đến bi kịch của Phù nương.
Gia cảnh của Cố gia cũng đâu có may mắn gì. Bên trên, Cố Tiểu Phù có hai cái ca ca một tỷ tỷ, dưới có một ấu đệ. Trong nhà nhiều miệng ăn, vậy mà hàng ngày cũng chỉ dựa vào ba mẫu đất bạc màu để sống qua ngày. Nàng vốn chưa lớn hẳn nhưng cũng không còn nhỏ nữa, lại là con gái, cha không đau mẹ không yêu. Vì thế mà khi Trịnh gia vừa đặt lễ hỏi đến trước Cố gia thì Cố Tiểu Phù lập tức liền trở thành tân nương.
Lễ hỏi của Trịnh gia dành cho Cố gia chỉ là ba lượng bạc. Trong khi theo phong tục của địa phương này thì lễ hỏi mà nhà trai dành cho nhà gái sẽ là từ năm đến mười lạng. Đâu như cái nhà này, chỉ có ba lạng. Thật là keo kiệt.
Vì lễ hỏi Trịnh gia cho Cố gia không nhiều nên Cố gia cũng không muốn cho đi nhiều đồ cưới. Trong khi nguyên nhân phải đem Cố Tiểu Phù gả đi chính là sẽ bớt đi một cái miệng ăn. Huống chi trong nhà cũng còn phải dùng đến rất nhiều tiền. Cố Đại Phù, tỷ tỷ của Cố Tiểu Phù, chỉ một năm nữa thôi cũng đến lúc phải lập gia đình, lại còn hai ca ca còn chưa cưới được vợ. Vì vậy mà Cố gia làm sao cam lòng bỏ ra thêm một khoản tiền chứ. Vì thế, Cố Tiểu Phù chỉ có được hai bộ quần áo mới, cứ như vậy đi tới Trịnh gia.
Từ nhỏ, Cố Tiểu Phù đã phải chịu khổ, vì thế cũng không có gì ngại tình cảnh của Trịnh gia. Ngày qua tháng lại, nàng trên phụng dưỡng cha mẹ chồng, dưới chăm sóc phu quân, mọi việc trong nhà đều được nàng quản lý thỏa đáng đâu vào đó. Vì thế Trịnh gia cũng tỏ ra hết sức thoả mãn, còn Trịnh Đại lang cũng nhờ có Cố Tiểu Phù dốc lòng chăm sóc mà sức khỏe cũng có chiều hướng chuyển biến tốt hơn.
Ai ngờ họa vô đơn chí, vào dịp nông nhàn, Trịnh lão cha đến nhà địa chủ ở thôn bên cạnh tu bổ vườn cây thì bị ngã gãy chân. Đến lúc này thì trong nhà có đến hai tráng đinh thành kẻ ốm đau, Trịnh Nhị đã mười lăm nên phải đảm đương gánh nặng gia đình.
Ai ngờ Trịnh Nhị tuổi trẻ lại chưa từng trải qua sự đời, nên trong một lần đi thị trấn bán lương thì bị bọn du côn nơi đó lừa gạt hết sạch chỗ tiền có được. Đó là tiền dùng để mua thuốc cứu mạng cho đại ca hắn a. Vì quá hoảng sợ mà Trịnh Nhị trở nên mù quáng, bị người ta dụ dỗ đi sòng bạc hy vọng kiếm được tiền đem về. Đáng tiếc là ở chỗ, Trịnh gia của hắn là số con rệp, Trịnh Nhị cũng không ngoại lệ, tiền không thắng trở về đã đành, lại còn thiếu nợ sòng bạc đến mười lượng bạc.
Sòng bạc dẫn người đi Trịnh gia đòi tiền, Trịnh gia cũng là người đàng hoàng, nên đã đi vay mượn lung tung, rốt cuộc cũng trả lại số tiền lớn này. Chỉ là, Trịnh gia cũng không còn trở lại được như cũ nữa, bởi vì kể từ ngày đó, Trịnh Nhị lại nghiện cái trò cờ bạc.
Vì những chuyện này mà Trịnh Đại hết sức lo lắng, thế nhưng cũng vô lực cứu vãn. Chỉ khổ cho Phù nương thôi. Nếu sau khi hắn chết đi, để Phù nương cho Trịnh gia thay hắn bảo vệ thì hắn cũng quá xin lỗi Phù nương.
"Phù nương, suy đến cùng, ngươi và ta chỉ có tình huynh muội, cũng không có quan hệ phu thê thực tế, vì thế ngươi cũng đừng nên lo nghĩ nhiều. Trước khi chết, ta nhất định sẽ sắp xếp cho ngươi thật thỏa đáng."
Phù nương không biết mình đã làm thế nào để ra khỏi cửa phòng, làm thế nào mà thu thập bát đũa. Ngay cả bữa điểm tâm cũng không ăn, cứ thế bưng quần áo của cả nhà đi đến đầu thôn Lạc Khê.
Thôn của bọn họ tên là Lạc Khê, bởi vì đầu làng phía đông có một dòng suối nhỏ tên là Lạc Khê. Vì sao gọi là tên này thì trong thôn cũng không có ai biết được. Bởi vì thế đạo gian nan, chiến loạn không ngừng, thôn Lạc Khê lại nằm ở vùng biên quan, đã mấy chục năm qua, bao lớp người tới tới đi đi, thôn dân vẫn ở lại bám rễ nơi này, chỉ là từ trước đó rất lâu dòng suối nhỏ này đã có mặt.
Lượng nước của suối Lạc Khê không nhiều lắm, từ bắc sang hướng nam mà chảy vòng quanh làng. Đã bao đời nay, đất ruộng của làng nhờ nó mà sinh hoa kết trái, toàn bộ làng với ba mươi, bốn mươi gia đình đều dựa vào suối Lạc Khê mà sống.
Trước đây, có một lão trưởng thôn có biết chút ít chữ nghĩa, đã dẫn dắt thôn dân đắp bên dòng suối một cái đập chứa nước vừa phải. Từ khi có nó, dân thôn Lạc Khê không chỉ có giải quyết được nạn hồng thuỷ vào mùa mưa, mà đến mùa khô vốn là mùa hay thiếu nước thì thôn dân vẫn có nước để cày cấy, không đến nỗi để cho hoa màu trên ruộng bị mất trắng do khô hạn như trước kia nữa. So với những thôn gần đó mà nói, vào những năm có thiên tai thì tổn thất của thôn Lạc Khê cũng sẽ ít hơn rất nhiều, so về mức trù phú trong thôn với những nơi khác cũng khá hơn không ít.
Cố Tiểu Phù tới bên dòng suối, tìm được một chỗ yên tĩnh liền bắt đầu giặt giũ quần áo. Lúc này mặt trời đã lên cao, đã có không ít phụ nhân xúm xít bên dòng suối. Họ túm năm tụm ba, vừa giặt giũ vừa nói về những chuyện xảy ra trong thôn.
"Các ngươi đã nghe nói gì chưa? Dương Đại thẩm lại đang làm mai cho Lục Đại lang đó nha."
"Chuyện này thì có gì mà ngạc nhiên? Có năm nào hắn không nói đến chuyện hôn sự đến ba bốn lần."
"Nhưng người được hắn đưa lên đài lần này chính là Lưu quả phụ."
"Chà chà, thực sự là làm bậy mà. Sao không nhìn đến hoa cúc khuê nữ lại nhìn đến quả phụ làm gì chứ?"
"Ai nói là không, chỉ là mệnh của hắn phạm vào mệnh Thất sát cô tinh. Khắc phụ khắc mẫu không nói, mà ngay cả dưỡng con chó cũng sẽ bị hắn khắc chết, còn ai dám đem khuê nữ gả cho hắn nữa chứ."
"Năm trước có cái lão lang trung tha phương đến đây hái thuốc, người đó chỉ ở nhà hắn có một đêm, ngày thứ hai lên núi thì chết. Ngươi nói như thế còn không phải là hắn mệnh thất sát hay sao."
"Hoàng gia vì nhà quá nghèo, tham hai mẫu ruộng nước của hắn mà nhận lễ hỏi, ai ngờ vừa mới đính hôn thì hai cô con gái liền mắc bệnh thương hàn mà chết."
"Trong mười dặm tám thôn này của chúng ta cũng chỉ có nhà thôn trưởng tránh được sát khí của hắn. Thật là đáng tiếc cho hắn, một binh sĩ tài giỏi như vậy, đã có tài lại còn có mạo, vậy mà gặp phải cái mệnh cắc cớ như thế."
Cố Tiểu Phù nghe tam cô lục bà nói chuyện phiếm, ngẫm đi ngẫm lại lại không khỏi nở nụ cười. Hóa ra trên đời này, cũng không phải chỉ có một mình mình là người thảm nhất. Thảm nhất trong thôn Lạc Khê bọn họ, nhất định không có ai bằng cái người có tên là Lục Nguyên Sướng ở đầu đông thôn kia.
"Phù nương, ngươi cười cái gì vậy? Có phải bệnh của Đại lang nhà ngươi tốt lên không?"
Cố Tiểu Phù ngước mắt nhìn lên thì nhận ra người vừa nói là hàng xóm cùng ở sát vách có tên là Uyển nương cũng tới giặt quần áo, vì thế liền nhường một chỗ đất trống cho nàng. Uyển nương so với nàng cùng tuổi, lại là cùng một năm gả vào Hoa gia ở sát vách, với Phù nương quan hệ không tệ.
"Không phải vậy, chỉ là nghe các nàng nói về Lục Đại lang, liền cảm thấy thật buồn cười." Phù nương lắc đầu rồi trả lời.
"Lục Đại lang ở đầu đông của thôn? Ta nghe Nhị lang nhà ta nói, cái người Lục Đại lang này rất là lợi hại. Gấu dù lớn đến đâu hắn đều có thể đánh chết. Đáng tiếc, hắn mệnh quá xấu đi, đến nay còn cưới không nổi người vợ." Uyển nương cũng tỏ ra luyến tiếc thay.
"Dung mạo của hắn rất đáng sợ hay sao? Ta nghe các nàng nói, chỉ cần là vật còn sống thì đều có thể bị hắn khắc chết."
Ở cái mảnh đất này, Lục Nguyên Sướng không phải là một người không hiểu hay không biết gì. Chỉ vì lời đồn về hắn quá nhiều, thật thật giả giả, hư hư thực thực khiến người ta không công đâu mà đi dò hỏi cho rõ ràng. Tuy là phụ nữ ở thôn quê không có thứ quy củ là không được ra khỏi khuê phòng, nhưng vì nhà Phù nương ở phía tây thôn, nhà của Lục Đại lang lại ở phía đông, nên mặc dù được gả đến đây đã ba năm nàng cũng chưa từng thấy qua người này một lần nào. Phu quân Hoa Nhị lang của Uyển nương thường đi săn thú, nên so với những người khác thì biết được nhiều hơn một chút.
"Nhị lang nói hắn là một mỹ nam tử hiếm thấy, trên người còn mang một thân võ nghệ, sẽ không có con mồi nào thoát khỏi tay hắn, trong nhà lại có mười mẫu ruộng nước. Ôi, một binh sĩ thật tốt, vậy mà lại là một người khắc sinh như vậy."
Phù nương nghe Uyển nương lải nhải không ngừng thì không khỏi nghĩ: có thật là Lục Đại lang phải chịu mệnh đen đủi như thế hay không?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook