Trọng Sinh Xuyên Qua - Con Đường Làm Giàu Của Thôn Hoa
-
Chương 27: Máy Cày Tự Động
Thu hoạch hạt thóc xong, lại tới thu hoạch đậu phộng.
Đợi đến khi đem tất cả lương thực phơi khô rồi cất vào kho thì hơn một tháng đã qua đi. Thân là thôn trưởng An Quốc Bang cũng gầy đi trông thấy, vừa đen vừa gầy, giống như vịt khô hong gió chấm nước tương.
Có thể thấy được công việc thu hoạch vụ mùa nặng nề vất vả ra sao.
An Lệ Nùng gấp không chờ nổi muốn làm cho được chiếc máy tuốt lúa chạy bằng bàn đạp, hy vọng tới vụ mùa thu là có thể đưa vào sử dụng.
Tuy rằng công việc thu hoạch vụ mùa đã kết thúc, nhưng An Quốc Bang vẫn rất bận rộn, bởi vì muốn bắt đầu chuẩn bị cho mùa trồng trọt mới. Đây là sụ bất đắc dĩ của người nông dân, một năm 360 ngày đều ở ngoài ruộng, nhưng vẫn như cũ ăn không đủ no mặc không đủ ấm.
Cần củ lao động, trả giá nhất vất vả, nhưng lại phải trôi qua những tháng ngày gian nan nhất.
Thôn Thạch Hà thôn thuộc về kiểu thôn nhỏ phía tây Quảng Đông, thời tiết tốt, một năm bốn mùa đều có thể gieo trồng, nhưng vì bảo đảm cho đồng ruộng đủ chất dinh dưỡng, người dân thôn Thạch Hà thôn chia làm bốn giai đoạn gieo trồng, trồng lúa — ớt cay — trồn lúa — khoai lang đỏ.
Để đảm bảo canh tác quá mức không làm tiêu hao chất dinh dưỡng của đất, người dân thôn Thạch Hà áp dụng phương pháp luân canh cây trồng.
An Quốc Bang bận rộn, An Lệ Nùng ngồi dưới gốc cây ăn quả vẽ vẽ viết viết. Ánh nắng lốm đốm xuyên qua kẽ lá loang lổ ánh lên trên khuôn mặt tái nhợt của An Lệ Nùng, mái tóc ngắn trên đầu bị cô xoa rối tung rối mù, giống như ổ gà, có vài lọn còn quấn vào nhau.
Một vài mảnh giấy vụn vứt trên mặt đất, thỉnh thoảng có một hoặc hai bông hoa khế nhỏ màu hồng rơi trên giấy.
“Quả vải nhỏ, đang vẽ cái gì thế?” An Quốc Bang mới từ bên ngoài trở về, tùy tay gỡ xuống mũ rơm, nhẹ nhàng phẩy phẩy. Bên ngoài quá nắng, An Quốc Bang bị nắng chiếu đến gương mặt đen hồng, đỉnh đầu giống như tùy thời có thể bốc khói.
“Ba ba, uống nước.”
Sau khi An Lệ Nùng tới thôn Thạch Hà, thói quen tùy thời tùy chỗ uống nước của An Quốc Bang cũng bị buộc thay đổi. Thôn Thạch Hà có nhiều núi cũng có nhiều suối, tùy ý có thể thấy được sơn tuyền mát lạnh ngọt lành.
Cho nên người dân thôn Thạch Hà thôn mỗi khi ra cửa đều sẽ không mang theo nước uống, thường thường đều là gặp được nước suối liền uống, không có nước suối thì uống nước sông, căn bản là mặc kệ có sạch sẽ vệ sinh hay không, càng không lo lắng vấn đề khỏe mạnh.
An Quốc Bang cũng giống vậy, ở bên ngoài uống nước suối, ở nhà uống nước giếng. Nhưng sau nhiều lần bị An Lệ Nùng làm nũng thúc giục dặn dò, An Quốc Bang đã hình thành thói quen cầm theo nước uống khi đi ra ngoài, nếu không con gái của ông sẽ không vui.
“Hì hì.” An Quốc Bang ngây ngô cười hai cái, nhận lấy cái bát lớn uống một ực một phát‘ phần phật phần phật ’một bát nước trà hoa cúc pha đường liền xuống bụng.
An Lệ Nùng há hốc mồm, “A ba, ba có rửa tay hay chưa thế.” An Lệ Nùng dậm chân, “Ba, ba lại quên mất.”
An Quốc Bang chạy nhanh dỗ con gái, “Không quên. Ra cửa mang nước, mang mũ rơm, về nhà trước tiên rửa tay......”
An Lệ Nùng chu chu miệng, “Lần sau nhớ rõ trước khi ăn cơm uống nước phải trước tiên rửa tay.”
“Được. Ba bảo đảm.”
An Quốc Bang lấy ra từ trong túi quần một ít quả dại. Từng quả từng quả một, be bé, hình dáng trông giống như chén uống rượu. Đây là loại quả dại phổ biến nhất ở thôn Thạch Hà vào mùa hè. Tên địa phương gọi là "Cô nương" mà tên ghi trong sách thì hình như là Sơn Niệm Tử (ở mình gọi quả Sim/Đào Kim Nương hay Dương Lê)
An Lệ Nùng cũng được tụi con nít trong thôn dẫn đi hái quả dại vài lần, cô cũng không thích thú cho lắm, cảm giác ngoại trừ da và hạt cũng chỉ dư lại một chút vị ngọt mà thôi.
Hơn nữa, ăn nhiều còn sẽ bị táo bón.
Tầm đầu tháng 7 bắt đầu, liền có không ít gia trưởng đánh mắng con tham ăn, ăn nhiều táo bón. An Lệ Nùng sợ tới mức lập tức không dám ăn nhiều, một ngày nhiều nhất là năm quả, tiểu tiên nữ là không thể bị táo bón.
Những quả ‘ cô nương ’ mà An Quốc Bang hái đã chín chuyển sang màu tím đen, vừa thấy liền biết là ngọt.
“Cảm ơn ba ba.”
An Lệ Nùng vô cùng vui vẻ vứt một quả vào trong miệng, ngọt tư tư.
“Quả Vải nhỏ, con đang vẽ là cái gì thế? Món đồ chơi sao?” An Quốc Bang nhặt lên mấy tờ giấy vụn An Lệ Nùng vứt xuống đất, nghiêm túc xem, lại nghiêm túc xem.
Chỉ là bản vẽ chi tiết của các bộ phận này trông hơi loạn, An Quốc Bang cảm thấy xem không hiểu ra sao.
An Lệ Nùng lại kiêu ngạo lớn tiếng tuyên bố, “Máy cày tự động.”
- ---------Hết chương 27-------
Đợi đến khi đem tất cả lương thực phơi khô rồi cất vào kho thì hơn một tháng đã qua đi. Thân là thôn trưởng An Quốc Bang cũng gầy đi trông thấy, vừa đen vừa gầy, giống như vịt khô hong gió chấm nước tương.
Có thể thấy được công việc thu hoạch vụ mùa nặng nề vất vả ra sao.
An Lệ Nùng gấp không chờ nổi muốn làm cho được chiếc máy tuốt lúa chạy bằng bàn đạp, hy vọng tới vụ mùa thu là có thể đưa vào sử dụng.
Tuy rằng công việc thu hoạch vụ mùa đã kết thúc, nhưng An Quốc Bang vẫn rất bận rộn, bởi vì muốn bắt đầu chuẩn bị cho mùa trồng trọt mới. Đây là sụ bất đắc dĩ của người nông dân, một năm 360 ngày đều ở ngoài ruộng, nhưng vẫn như cũ ăn không đủ no mặc không đủ ấm.
Cần củ lao động, trả giá nhất vất vả, nhưng lại phải trôi qua những tháng ngày gian nan nhất.
Thôn Thạch Hà thôn thuộc về kiểu thôn nhỏ phía tây Quảng Đông, thời tiết tốt, một năm bốn mùa đều có thể gieo trồng, nhưng vì bảo đảm cho đồng ruộng đủ chất dinh dưỡng, người dân thôn Thạch Hà thôn chia làm bốn giai đoạn gieo trồng, trồng lúa — ớt cay — trồn lúa — khoai lang đỏ.
Để đảm bảo canh tác quá mức không làm tiêu hao chất dinh dưỡng của đất, người dân thôn Thạch Hà áp dụng phương pháp luân canh cây trồng.
An Quốc Bang bận rộn, An Lệ Nùng ngồi dưới gốc cây ăn quả vẽ vẽ viết viết. Ánh nắng lốm đốm xuyên qua kẽ lá loang lổ ánh lên trên khuôn mặt tái nhợt của An Lệ Nùng, mái tóc ngắn trên đầu bị cô xoa rối tung rối mù, giống như ổ gà, có vài lọn còn quấn vào nhau.
Một vài mảnh giấy vụn vứt trên mặt đất, thỉnh thoảng có một hoặc hai bông hoa khế nhỏ màu hồng rơi trên giấy.
“Quả vải nhỏ, đang vẽ cái gì thế?” An Quốc Bang mới từ bên ngoài trở về, tùy tay gỡ xuống mũ rơm, nhẹ nhàng phẩy phẩy. Bên ngoài quá nắng, An Quốc Bang bị nắng chiếu đến gương mặt đen hồng, đỉnh đầu giống như tùy thời có thể bốc khói.
“Ba ba, uống nước.”
Sau khi An Lệ Nùng tới thôn Thạch Hà, thói quen tùy thời tùy chỗ uống nước của An Quốc Bang cũng bị buộc thay đổi. Thôn Thạch Hà có nhiều núi cũng có nhiều suối, tùy ý có thể thấy được sơn tuyền mát lạnh ngọt lành.
Cho nên người dân thôn Thạch Hà thôn mỗi khi ra cửa đều sẽ không mang theo nước uống, thường thường đều là gặp được nước suối liền uống, không có nước suối thì uống nước sông, căn bản là mặc kệ có sạch sẽ vệ sinh hay không, càng không lo lắng vấn đề khỏe mạnh.
An Quốc Bang cũng giống vậy, ở bên ngoài uống nước suối, ở nhà uống nước giếng. Nhưng sau nhiều lần bị An Lệ Nùng làm nũng thúc giục dặn dò, An Quốc Bang đã hình thành thói quen cầm theo nước uống khi đi ra ngoài, nếu không con gái của ông sẽ không vui.
“Hì hì.” An Quốc Bang ngây ngô cười hai cái, nhận lấy cái bát lớn uống một ực một phát‘ phần phật phần phật ’một bát nước trà hoa cúc pha đường liền xuống bụng.
An Lệ Nùng há hốc mồm, “A ba, ba có rửa tay hay chưa thế.” An Lệ Nùng dậm chân, “Ba, ba lại quên mất.”
An Quốc Bang chạy nhanh dỗ con gái, “Không quên. Ra cửa mang nước, mang mũ rơm, về nhà trước tiên rửa tay......”
An Lệ Nùng chu chu miệng, “Lần sau nhớ rõ trước khi ăn cơm uống nước phải trước tiên rửa tay.”
“Được. Ba bảo đảm.”
An Quốc Bang lấy ra từ trong túi quần một ít quả dại. Từng quả từng quả một, be bé, hình dáng trông giống như chén uống rượu. Đây là loại quả dại phổ biến nhất ở thôn Thạch Hà vào mùa hè. Tên địa phương gọi là "Cô nương" mà tên ghi trong sách thì hình như là Sơn Niệm Tử (ở mình gọi quả Sim/Đào Kim Nương hay Dương Lê)
An Lệ Nùng cũng được tụi con nít trong thôn dẫn đi hái quả dại vài lần, cô cũng không thích thú cho lắm, cảm giác ngoại trừ da và hạt cũng chỉ dư lại một chút vị ngọt mà thôi.
Hơn nữa, ăn nhiều còn sẽ bị táo bón.
Tầm đầu tháng 7 bắt đầu, liền có không ít gia trưởng đánh mắng con tham ăn, ăn nhiều táo bón. An Lệ Nùng sợ tới mức lập tức không dám ăn nhiều, một ngày nhiều nhất là năm quả, tiểu tiên nữ là không thể bị táo bón.
Những quả ‘ cô nương ’ mà An Quốc Bang hái đã chín chuyển sang màu tím đen, vừa thấy liền biết là ngọt.
“Cảm ơn ba ba.”
An Lệ Nùng vô cùng vui vẻ vứt một quả vào trong miệng, ngọt tư tư.
“Quả Vải nhỏ, con đang vẽ là cái gì thế? Món đồ chơi sao?” An Quốc Bang nhặt lên mấy tờ giấy vụn An Lệ Nùng vứt xuống đất, nghiêm túc xem, lại nghiêm túc xem.
Chỉ là bản vẽ chi tiết của các bộ phận này trông hơi loạn, An Quốc Bang cảm thấy xem không hiểu ra sao.
An Lệ Nùng lại kiêu ngạo lớn tiếng tuyên bố, “Máy cày tự động.”
- ---------Hết chương 27-------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook