Trọng Sinh Rồi Ai Còn Thi Công Chức Nữa (Dịch)
Chương 4: Tôi có thể thi lên Đại học Trung Sơn? (2)

Chương 4: Tôi có thể thi lên Đại học Trung Sơn? (2)

“Đây là…”

Trần Trứ có chút không chắc chắn, hỏi Hoàng Bách Hàm: “Lý Kiến Minh?”

“Còn ai khác ngoài cậu ta.”

Hoàng Bách Hàm nói: “Cái tên này nghe nói Tống Thời Vi bị bệnh, buổi chiều đã chạy qua đây hai ba lần, không ngờ lại còn đặc biệt chạy ra ngoài để mua thuốc. E là ngay cả mẹ ruột của mình, cậu ta cũng không hiếu thảo đến thế.”

Ngày xưa Trần Trứ đi học, anh ít để ý đến “giai thoại” của những hoa khôi học đường này. Thực ra ở cấp ba cũng hay có kiểu nam sinh như vậy:

Điểm của họ ở mức ổn, không phải đứng đầu nhưng vẫn nằm trong top 10, 20 của lớp;

Tính cách thì nhút nhát và hiền như khúc gỗ, thậm chí còn đỏ mặt ngay cả khi đứng lên trả lời câu hỏi trong lớp. Khi nói chuyện với con gái, họ không dám nhìn thẳng mặt đối phương;

Nếu nói họ là người sống nội tâm thì cũng không hoàn toàn đúng, bọn họ rất biết cách bốc phét với đám con trai về mọi thứ. Từ thiên văn, địa lý cho đến chính trị, kinh tế, tóm lại là biết chém gió.

Trần Trứ và Hoàng Bách Hàm đều là kiểu học sinh điển hình này. Đừng thấy Hoàng Bách Hàm lúc này đang cười nhạo Lý Kiến Minh mà tưởng cậu ta hay ho, do cậu ta chỉ là khán giả. Nếu thật sự đổi vị trí là cậu ta, e rằng trước mặt nhiều người thế này, cậu ta cũng không dám xì hơi.

Tuy nhiên, Trần Trứ của hiện tại đã được trọng sinh. Anh chìm nổi trong quan trường, kiến thức hiểu biết rộng, tâm thế của anh từ lâu đã không còn lơ ngơ nhút nhát của tuổi mới lớn. Anh yên lặng đánh giá chàng trai đang điên cuồng theo đuổi hoa khôi họ Tống này, trong đầu nhớ lại “giai thoại nhảy sông” của cậu ta.

Lý Kiến Minh đứng ở cửa phòng học, vừa lau mồ hôi trên trán vừa hít một hơi thật sâu, tạo cho người ta cảm giác như “đi vòng quanh thế giới để mua thuốc cảm”.

“Ha ha…”

Trần Trứ không khỏi bật cười, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, hiển nhiên anh có thể nhìn ra được đây chỉ là diễn kịch.

Thấy Tống Thời Vi không để ý tới mình, Lý Kiến Minh cũng không rời đi, trái lại còn nói với giọng điệu đáng thương: “Tống Thời Vi, mình biết mình không xứng với cậu, nhưng cậu đang bị bệnh, mình xin cậu đừng có ghét bỏ mà hãy uống thuốc cảm trước đi.”

Vẻ mặt cầu xin, giọng điệu tâng bốc, khắp mặt mang vẻ tủi thân và cô đơn.

“Tên này đúng là tâm cơ.” 

Trần Trứ hơi ngạc nhiên, bởi vì Lý Kiến Minh cố tình đặt mình vào thế yếu bất lực để thu hút sự đồng tình của người khác, sau đó dùng dư luận để gây áp lực với Tống Thời Vi.

Nếu đổi lại là một cô gái khác, ở độ tuổi ngây thơ dễ bị lay động này, có lẽ cô ấy sẽ chấp nhận thật.

Tuy nhiên, lòng dạ của Tống Thời Vi khá “cứng rắn”. Trước sự ân cần và đáng thương của Lý Kiến Minh, cô chỉ ngồi vào chỗ của mình và trả lời một cách bình tĩnh, ngắn gọn: “Tôi không cần!”

Âm thanh trong trẻo như hạt ngọc rơi xuống đĩa.

Lời vừa dứt, các cô gái trong lớp đều khẽ “ơ” lên một tiếng, dường như đều cảm thấy câu trả lời của Tống Thời Vi hơi lạnh lùng.

Có một vài cô gái “lương thiện” còn ra sức khuyên nhủ: “Vi Vi, cậu nhận thuốc đi, Lý Kiến Minh cũng có lòng tốt mà…”

Tống Thời Vi không chút động lòng, sự bế tắc này cứ kéo dài cho đến khi giáo viên của tiết tự học buổi tối đi tới, Lý Kiến Minh mới rời đi trong sự luyến tiếc, vẻ mặt buồn bã đến mức đáng thương không thể đáng thương hơn nữa.

Ngay cả Hoàng Bách Hàm đang sung sướng xem kịch hay, lúc này cũng không nhịn được mà cảm thán: “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyện sống chết.”

Trần Trứ chẳng nói chẳng rằng. Với góc độ của người lớn, theo đuổi một cô gái là không sai, nhưng nếu cứ bám lấy đối phương dai như đỉa, thậm chí còn muốn lấy cái chết ra ép buộc, khéo người ta cũng cảm thấy phiền phức. 

Tuy nhiên chuyện này không liên quan gì đến anh. Sau khi buổi tối tự học bắt đầu, Trần Trứ lấy ra một cuốn sách giải toán từ trong cặp để giải thử.

Mới đầu anh còn tưởng đang xem sách thánh, dù sao thì anh cũng đã không tiếp xúc với các ký hiệu như f(x), sin và log trong nhiều năm rồi.

Tuy nhiên, khi nhìn thấy câu hỏi đầu tiên “M = {-2,-}, N = {x|x² -  x- 6 ≥ 0}, thì M∩N = ?”, một quy trình giải quyết câu hỏi quen thuộc nhưng lạ lẫm tự động hiện lên trong tâm trí anh:

“∩” nghĩa là giao nhau phải không? Câu hỏi này là tìm giao điểm của hai tập hợp M và N.

Tập hợp M là số 5 đã biết nên chỉ cần giải bất đẳng thức của tập N.

“x² - x - 6 ≥ 0” có thể chuyển đổi thành (x - 3)(x + 2) ≥ 0, từ đó phạm vi của x là “ ≥ 3” hoặc “≤ -2”.

Nhìn lại tập hợp M ta thấy có số “-2”, nghĩa là: M∩N = -2.

Trần Trứ lật đến cuối bài tập, xem đáp án “-2” là đúng.

“Chuyện quái gì thế này?”

 

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương