Trọng Sinh Chi Thủy Tựa Lưu Niên
-
Chương 4: Tôi Là Tề Lỗi
Quay về phòng thi thì chuông vẫn chưa reo, cô giáo giám thị cũng không ở đây, các thí sinh người thì ngồi tại chỗ chờ môn thi tiếp theo, người thì chưa quay về.
Lúc đi ngang qua chỗ nữ sinh tóc ngắn hung hăng, đối diện với ánh mắt không thân thiện ấy, Tề Lỗi vẫn tự nhiên giơ tay:
- Xin chào, dì cả!
- Phụt!”
Sự công kích của cô bé bị phá vỡ trong nháy mắt, vừa tức vừa buồn cười nhìn Tề Lỗi:
- Không phải, ai là dì cả của cậu?
Tề Lỗi buông tay:
- Gọi cô gái thì cậu cũng đâu có chịu!
Cô bé kia hoàn toàn cạn lời:
- Cậu bạn học này, cái tiếng “cô gái” này là thứ mà người bình thường gọi được sao? Ba tôi mới được kêu!
Tề Lỗi muốn cười, hôm nay không tán gẫu được, còn nói nữa thì chẳng khác nào đùa ghẹo cô ấy.
- Được rồi, vậy nên xưng hô như thế nào?
Nói xong, cậu lại theo thói quen của người trưởng thành, đưa tay phải ra:
- Tôi tên là Tề Lỗi, trường Nhị Trung, nên gọi cậu là gì?
Cô bé trợn tròn mắt, cái thái độ chào hỏi này cũng nhuần nhuyễn ghê ha! Nhưng tầm tuổi tụi mình làm gì có thói quen bắt tay này?
Đôi mắt to tròn chớp chớp, cô ngơ ngác nhìn Tề Lỗi, cũng bắt chước giọng điệu của cậu:
- Tên tôi là Từ Thiến, trường Nhất Trung, rất vui được biết cậu! Nhưng mà… không nhất thiết phải cổ lỗ sĩ như này nhỉ?
Kỳ thật, lúc Tề Lỗi vươn tay ra cũng đã nhận thấy không ổn, bản thân không tự kiểm soát được hành vi, bất giác đã theo thói quen.
Nhưng cũng không kịp thu hồi lại nữa, vì để giảm bớt xấu hổ, sau khi Từ Thiến nói xong, Tề Lỗi lập tức bày ra vẻ mặt thất vọng:
- Cậu xem, đến một chút cơ hội cũng không cho nữa? Tôi chưa từng được nắm tay nữ sinh xinh đẹp nào đâu!
- Cậu thật là!
Từ Thiến cười mắng che giấu thẹn thùng, ấn tượng về Tề Lỗi cũng tự nhiên chuyển thành “biết nói đùa”, “có chút đặc biệt”.
Lúc này, chuông báo vang lên, cô giáo giám thị cũng đi vào phòng thi, ánh mắt đầu tiên đã nhìn về phía Tề Lỗi.
Mà Tề Lỗi cũng tự nhiên thu tay lại như không có gì, chuẩn bị làm bài thi.
Chỉ là trong lòng cười thầm, cô nhóc! Tôi còn không trị được cậu à? Lát nữa lại chép cậu hai câu, chắc cũng không đến nỗi vừa che bài vừa trợn mắt đâu nhỉ?
Cơ mà, Từ Thiến… Tên này nghe quen thế? Cậu nhìn về phía cái bàn học cũ theo bản năng, dòng chữ “Tạm biệt, Từ Thiến!” ánh vào trong mắt.
Tề Lỗi nhất thời há hốc miệng, ngơ ngác nhìn sang bên cạnh, trùng hợp ghê!
Có điều, không biết chủ nhân vốn dĩ của cái bàn này là ai?
Tâm tư hóng hớt bắt đầu cháy lên, vừa lúc cô giáo giám thị qua tới bên này phát bài thi, bà ta ra vẻ nghiêm túc quát lớn:
- Em học sinh này, đừng nhìn nữa, trên mặt em ấy không có đáp án đâu!
Ầm…
Nhất thời cả phòng thi bùng lên trận cười, cho dù da mặt Tề Lỗi có dày đến đâu thì cũng thấy ngượng ngùng.
Biết cô giáo giám thị đã chú ý mình rồi, trong lúc làm bài thi, ánh mắt cậu cũng ngoan ngoãn hơn nhiều.
…
-----
Đề thi Chính trị chỉ có một tờ, tổng cộng bốn mươi điểm, thời gian làm bài là một giờ.
Nhưng đừng nhìn vào việc điểm thi chẳng bao nhiêu, muốn lấy điểm cao dựa trên đáp án tiêu chuẩn thì phải học thuộc hết sáu quyển sách Chính trị mới được.
Càng đừng nói là, năm 1998, kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông ở Cáp Nhĩ Tân phải thi cả Chính trị và Lịch sử, cả hai môn đều phải học thuộc lòng, trước khi thi thì sẽ bốc thăm để quyết định môn sẽ thi.
Nói cách khác, trong bốn mươi phút này, bạn sẽ phải học thuộc cả Chính trị và Lịch sử. Thiệt đúng là mất hết tính người mà!
Nhưng đối với Tề Lỗi mà nói, may mắn lớn nhất là thi Chính trị chứ không phải Lịch sử.
Mấy bài Lịch sử này phải viết đúng từng sự kiện và thời gian diễn biến, còn có cả ý nghĩa lịch sử, đều có thể khiến người ta phát điên, sai một chữ thôi cũng sẽ không có điểm.
Mà Chính trị thì không như thế, tuy cũng có đáp án tiêu chuẩn nhưng điều đặc biệt của môn Chính trị chính là có thể chém gió được.
Chỉ cần nắm vững được tư tưởng trung tâm của đề bài, viết được nội dung chính là được, những cái khác như bốn nguyên tắc cơ bản, sự cạnh tranh cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chủ nghĩa Mac – Lê nin,… Thì cho dù không lấy được tròn điểm thì cũng đạt điểm cao.
Hơn nữa, sau khi nhận bài thi xong, Tề Lỗi phát hiện ra tình hình của mình có lẽ không bi quan như dự tính.
Đối với học sinh trung học, có nhiều câu đòi hỏi phải học thuộc lòng, nhưng đối với một người hơn ba mươi tuổi từng học nghiên cứu sinh mà nói thì cũng chỉ là kiến thức bình thường trong xã hội.
Ví dụ như một câu hỏi điền vào chỗ trống: “… là hệ thống quốc gia của nước ta.”
Nếu không học cái này một cách nghiêm túc thì chắc chắn sẽ điền “Chủ nghĩa xã hội là hệ thống quốc gia của nước ta.”
Nhưng Tề Lỗi vừa nhìn đã biết, “chế độ dân chủ nhân dân chuyên chính” mới là hệ thống quốc gia của nước ta!
Lại ví dụ như: “Hợp tác nhiều bên và hiệp thương chính trị”, ba ngọn núi lớn là: chủ nghĩa đế quốc, phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu.
Triết lý cầm quyền của Đảng ta là: hết lòng phục vụ nhân dân, lập Đảng vì dân, vì dân cầm quyền, v.v…
Mấy cái này đối với học sinh trung học mà nói là phải học thuộc lòng, nhưng đối với cậu mà nói thì là điều luôn nhỡ kỹ trong lòng.
Cuối cùng, Tề Lỗi dựa trên không ít tri thức của bản thân mà làm bài thi Chính trị. Một vài câu không biết chém gió ra sao thì thừa dịp cô giáo chủ nhiệm không để ý, lén lút nhìn trộm bài bàn bên.
Tuy Từ thiến đã phát hiện ra nhưng lại làm như không nhìn thấy, chỉ tập trung làm bài thi của mình.
Nửa tiếng sau, khi thời gian kết thúc môn thi này chỉ còn lại nửa tiếng, Tề Lỗi lại là người đầu tiên nộp bài.
Lại một lần nữa khiến cô giáo giám thị và Từ Thiến sửng sốt, hai người không khỏi cảm thán, một cậu trai trông được thế mà lại không chịu tập trung học hành.
Cô giáo giám thị theo thói quen nhìn bài thi của Tề Lỗi, lại phát hiện ra bài này ổn hơn môn thi đầu tiên nhiều.
Ít nhất thì… đều điền đủ.
…
Lúc đi ngang qua chỗ nữ sinh tóc ngắn hung hăng, đối diện với ánh mắt không thân thiện ấy, Tề Lỗi vẫn tự nhiên giơ tay:
- Xin chào, dì cả!
- Phụt!”
Sự công kích của cô bé bị phá vỡ trong nháy mắt, vừa tức vừa buồn cười nhìn Tề Lỗi:
- Không phải, ai là dì cả của cậu?
Tề Lỗi buông tay:
- Gọi cô gái thì cậu cũng đâu có chịu!
Cô bé kia hoàn toàn cạn lời:
- Cậu bạn học này, cái tiếng “cô gái” này là thứ mà người bình thường gọi được sao? Ba tôi mới được kêu!
Tề Lỗi muốn cười, hôm nay không tán gẫu được, còn nói nữa thì chẳng khác nào đùa ghẹo cô ấy.
- Được rồi, vậy nên xưng hô như thế nào?
Nói xong, cậu lại theo thói quen của người trưởng thành, đưa tay phải ra:
- Tôi tên là Tề Lỗi, trường Nhị Trung, nên gọi cậu là gì?
Cô bé trợn tròn mắt, cái thái độ chào hỏi này cũng nhuần nhuyễn ghê ha! Nhưng tầm tuổi tụi mình làm gì có thói quen bắt tay này?
Đôi mắt to tròn chớp chớp, cô ngơ ngác nhìn Tề Lỗi, cũng bắt chước giọng điệu của cậu:
- Tên tôi là Từ Thiến, trường Nhất Trung, rất vui được biết cậu! Nhưng mà… không nhất thiết phải cổ lỗ sĩ như này nhỉ?
Kỳ thật, lúc Tề Lỗi vươn tay ra cũng đã nhận thấy không ổn, bản thân không tự kiểm soát được hành vi, bất giác đã theo thói quen.
Nhưng cũng không kịp thu hồi lại nữa, vì để giảm bớt xấu hổ, sau khi Từ Thiến nói xong, Tề Lỗi lập tức bày ra vẻ mặt thất vọng:
- Cậu xem, đến một chút cơ hội cũng không cho nữa? Tôi chưa từng được nắm tay nữ sinh xinh đẹp nào đâu!
- Cậu thật là!
Từ Thiến cười mắng che giấu thẹn thùng, ấn tượng về Tề Lỗi cũng tự nhiên chuyển thành “biết nói đùa”, “có chút đặc biệt”.
Lúc này, chuông báo vang lên, cô giáo giám thị cũng đi vào phòng thi, ánh mắt đầu tiên đã nhìn về phía Tề Lỗi.
Mà Tề Lỗi cũng tự nhiên thu tay lại như không có gì, chuẩn bị làm bài thi.
Chỉ là trong lòng cười thầm, cô nhóc! Tôi còn không trị được cậu à? Lát nữa lại chép cậu hai câu, chắc cũng không đến nỗi vừa che bài vừa trợn mắt đâu nhỉ?
Cơ mà, Từ Thiến… Tên này nghe quen thế? Cậu nhìn về phía cái bàn học cũ theo bản năng, dòng chữ “Tạm biệt, Từ Thiến!” ánh vào trong mắt.
Tề Lỗi nhất thời há hốc miệng, ngơ ngác nhìn sang bên cạnh, trùng hợp ghê!
Có điều, không biết chủ nhân vốn dĩ của cái bàn này là ai?
Tâm tư hóng hớt bắt đầu cháy lên, vừa lúc cô giáo giám thị qua tới bên này phát bài thi, bà ta ra vẻ nghiêm túc quát lớn:
- Em học sinh này, đừng nhìn nữa, trên mặt em ấy không có đáp án đâu!
Ầm…
Nhất thời cả phòng thi bùng lên trận cười, cho dù da mặt Tề Lỗi có dày đến đâu thì cũng thấy ngượng ngùng.
Biết cô giáo giám thị đã chú ý mình rồi, trong lúc làm bài thi, ánh mắt cậu cũng ngoan ngoãn hơn nhiều.
…
-----
Đề thi Chính trị chỉ có một tờ, tổng cộng bốn mươi điểm, thời gian làm bài là một giờ.
Nhưng đừng nhìn vào việc điểm thi chẳng bao nhiêu, muốn lấy điểm cao dựa trên đáp án tiêu chuẩn thì phải học thuộc hết sáu quyển sách Chính trị mới được.
Càng đừng nói là, năm 1998, kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông ở Cáp Nhĩ Tân phải thi cả Chính trị và Lịch sử, cả hai môn đều phải học thuộc lòng, trước khi thi thì sẽ bốc thăm để quyết định môn sẽ thi.
Nói cách khác, trong bốn mươi phút này, bạn sẽ phải học thuộc cả Chính trị và Lịch sử. Thiệt đúng là mất hết tính người mà!
Nhưng đối với Tề Lỗi mà nói, may mắn lớn nhất là thi Chính trị chứ không phải Lịch sử.
Mấy bài Lịch sử này phải viết đúng từng sự kiện và thời gian diễn biến, còn có cả ý nghĩa lịch sử, đều có thể khiến người ta phát điên, sai một chữ thôi cũng sẽ không có điểm.
Mà Chính trị thì không như thế, tuy cũng có đáp án tiêu chuẩn nhưng điều đặc biệt của môn Chính trị chính là có thể chém gió được.
Chỉ cần nắm vững được tư tưởng trung tâm của đề bài, viết được nội dung chính là được, những cái khác như bốn nguyên tắc cơ bản, sự cạnh tranh cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chủ nghĩa Mac – Lê nin,… Thì cho dù không lấy được tròn điểm thì cũng đạt điểm cao.
Hơn nữa, sau khi nhận bài thi xong, Tề Lỗi phát hiện ra tình hình của mình có lẽ không bi quan như dự tính.
Đối với học sinh trung học, có nhiều câu đòi hỏi phải học thuộc lòng, nhưng đối với một người hơn ba mươi tuổi từng học nghiên cứu sinh mà nói thì cũng chỉ là kiến thức bình thường trong xã hội.
Ví dụ như một câu hỏi điền vào chỗ trống: “… là hệ thống quốc gia của nước ta.”
Nếu không học cái này một cách nghiêm túc thì chắc chắn sẽ điền “Chủ nghĩa xã hội là hệ thống quốc gia của nước ta.”
Nhưng Tề Lỗi vừa nhìn đã biết, “chế độ dân chủ nhân dân chuyên chính” mới là hệ thống quốc gia của nước ta!
Lại ví dụ như: “Hợp tác nhiều bên và hiệp thương chính trị”, ba ngọn núi lớn là: chủ nghĩa đế quốc, phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu.
Triết lý cầm quyền của Đảng ta là: hết lòng phục vụ nhân dân, lập Đảng vì dân, vì dân cầm quyền, v.v…
Mấy cái này đối với học sinh trung học mà nói là phải học thuộc lòng, nhưng đối với cậu mà nói thì là điều luôn nhỡ kỹ trong lòng.
Cuối cùng, Tề Lỗi dựa trên không ít tri thức của bản thân mà làm bài thi Chính trị. Một vài câu không biết chém gió ra sao thì thừa dịp cô giáo chủ nhiệm không để ý, lén lút nhìn trộm bài bàn bên.
Tuy Từ thiến đã phát hiện ra nhưng lại làm như không nhìn thấy, chỉ tập trung làm bài thi của mình.
Nửa tiếng sau, khi thời gian kết thúc môn thi này chỉ còn lại nửa tiếng, Tề Lỗi lại là người đầu tiên nộp bài.
Lại một lần nữa khiến cô giáo giám thị và Từ Thiến sửng sốt, hai người không khỏi cảm thán, một cậu trai trông được thế mà lại không chịu tập trung học hành.
Cô giáo giám thị theo thói quen nhìn bài thi của Tề Lỗi, lại phát hiện ra bài này ổn hơn môn thi đầu tiên nhiều.
Ít nhất thì… đều điền đủ.
…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook