Trọng Sinh Chi Như Nguyệt
C8: Từ thiện đường

Hách Như Nguyệt không tìm được thêm đứa bé thứ hai ở trong nhà, liền nói với Đại Phúc Tấn rằng nàng muốn ra ngoài đi dạo.

Kể từ khi đến Am Thịnh Tâm, Như Nguyệt đã mấy năm liền không ra khỏi nhà, sống như một nữ tu già đương lúc đang tuổi trẻ xinh đẹp. Bây giờ lại nghe nàng nói muốn ra ngoài đi dạo, Đại Phúc Tấn chắc chắn sẽ không ngăn cản.

Hách Như Nguyệt hứa với Đại Phúc Tấn, rằng nàng sẽ chỉ ngồi trên xe ngựa đi loanh quanh khu vực tiệm cận, mua một vài đồ ăn ngon và đồ chơi rồi về, tuyệt đối không đi đâu xa.

Nhưng khi xe ngựa ra khỏi cổng gác, Hách Như Nguyệt đã ra lệnh cho phu xe đi đến tòa từ thiện đường gần nhất.

Từ thiện đường gần nhất ở Phong Đài, đi đường tắt phải mất hơn một canh giờ.

Khi nàng đến từ thiện đường mới biết, mọi chuyện không đơn giản như nàng nghĩ, các từ thiện đường ở Phong Đài đều do triều đình quản lý, không yêu cầu tư nhân quyên góp chứ đừng nói đến tình nguyện viên.

Hách Như Nguyệt một đường vội vàng đi tới, ngay cả bóng dáng của một đứa bé cũng chưa nhìn thấy. Nàng không cam tâm, nên đã tự mình báo danh, đồng thời nhét một túi bạc lớn, cầu quản sự nhường cho một lối, nàng chỉ muốn đến đây để cống hiến tình yêu thương của mình.

Quản sự vừa nghe liền biết không thể đắc tội với người này, không dám thu tiền, tuy nhiên vẫn chỉ cách cho Hách Như Nguyệt: "Cách năm dặm về phía nam, có một phòng từ thiện tư nhân, bọn họ có nhận tiền quyên góp. Nghe nói ở đó đang thiếu nhân lực, cô nương có thể đi qua bên đó nhìn xem".

Hách Như Nguyệt cảm ơn quản sự, lại đi thêm năm dặm về phía nam. Sau khi hỏi thăm xung quanh, nàng tìm thấy một tổ chức từ thiện tư nhân trong một thôn nhỏ.

Sau khi xuống xe, Hách Như Nguyệt lại nhìn thấy bóng dáng hạc đứng giữa bầy gà đó, hắn đang đứng ở cửa từ thiện đường nói chuyện với một nam nhân có dáng vẻ thư sinh, nói xong liền sai người hầu lấy hà bao đưa cho vị thư sinh đó.

Người thư sinh nhận lấy hà bao và cảm ơn rối rít.

Hách Như Nguyệt: Hắn cũng đến đây để thể hiện tình yêu của mình à?

Tục ngữ nói gì ta? Có nhiều bạn bè thì sẽ có thêm nhiều con đường. Lúc này, bốn phía xung quanh rất yên tĩnh, Hách Như Nguyệt bước tới chào hỏi. Nhưng khi Nạp Lan nhìn thấy nàng, trước tiên thì sửng sốt, sau đó mặt lại đỏ bừng.

Hách Như Nguyệt: Nàng lớn lên nhìn giống nữ lưu manh lắm à?

Không, lần trước ở Mai Viên, rõ ràng là hắn đã ôm nàng những hai lần, cũng đã xác thực rõ ràng nàng là nữ nhi rồi, người nên đỏ mặt là nàng mới đúng, tại sao lần nào gặp hắn, hắn cũng đỏ mặt vậy?

"Như Nguyệt cô nương, cô nương đến đây làm gì?" Nạp Lan Tính Đức không muốn đỏ mặt, nhưng không biết vì sao, khi nhìn thấy nàng, mặt hắn liền nóng bừng.


Quên đi, thích đỏ mặt thì đỏ mặt, chỉ cần nàng không xấu hổ thì đối phương sẽ là người xấu hổ, Hách Như Nguyệt nhếch mép cười nói: "Cũng giống như huynh thôi".

Để thể hiện tình yêu của mình.

Thư sinh vui mừng khôn xiết, cười sảng khoái nói: "Nạp Lan công tử là đường chủ của từ từ thiện đường này. Cô nương nếu bằng lòng tham gia, có thể làm phó đường chủ".

Thì ra hắn chính là chủ nhân của từ thiện đường này. Nàng thật không biết rằng Nạp Lan công tử ngoài văn hay chữ tốt ra, còn có tấm lòng thiện nguyện như vậy. Hách Như Nguyệt biết phó đường chủ cũng cần phải xuất bạc, vì vậy không vòng vo: "Hôm nay ta đến đây chỉ mang theo một trăm lạng bạc, có đủ mua chức phó đưởng chủ hay không?"

Thư sinh kia vô cùng kinh ngạc. Cô nương bị Nạp Lan Công tử thu hút thật là người sau mạnh bạo hơn người trước. Một trăm lạng bạc cũng đủ cho đám trẻ trong từ thiện đường ăn uống mấy năm.

"Không được, một trăm lượng là quá nhiều rồi!" Nạp Lan Tính Đức ngắt lời.

Thư sinh nhìn Nạp Lan công tử cười trêu chọc. Trước đây cũng có cô nương khác quyên góp bạc, nhưng Nạp Lan công tử chẳng bao giờ ngăn cản. Xem ra, Như Nguyệt cô nương này có chút không bình thường.

Quả thực là không bình thường. Cô nương này rất xinh đẹp, tựa như tiên nữ.

Như này mà kêu quá nhiều, Hách Như Nguyệt nói: "Năm mươi lượng thì sao? Tôi muốn mua chức phó đường chủ này".

Sau khi trở thành phó đường chủ, nàng có thể công khai đi tới đây để chăm sóc trẻ con tích điểm rồi.

Nạp Lan Tính Đức liếc nhìn nàng, rồi quay sang nói với người hầu bên cạnh: "Lấy thêm năm mươi lượng nữa đi."

Thư sinh kia mở to mắt, nhìn Nạp Lan, rồi lại nhìn cô nương xinh đẹp, trong lòng đột nhiên sinh ra một tia nghi hoặc.

Có lẽ không lâu nữa, từ thiện đường này sẽ trở thành phu thê đường cũng nên.

Toàn bộ tài sản của Hách Như Nguyệt chỉ là một ngàn lạng bạc trong cung ban thưởng, vì vậy nàng phải tiêu một cách tiết kiệm, nhưng Nạp Lan công tử có thể mở ra một từ thiện đường, rất rõ ràng, hắn không thiếu tiền.

Mấy năm nữa, khi Minh Thượng Thư trở thành Minh Trọng Đường, gia tộc Nạp Lan theo đó được sủng ái có thừa, phú khả địch quốc, năm mươi lạng bạc cũng chẳng là gì.

Hách Như Nguyệt nghĩa khí nói: "Cảm ơn Nạp Lan công tử huynh rất nhiều".


Không thể lấy không tiền của người khác, mặc dù nàng lớn hơn Nạp Lan công tử mấy tuổi, nhưng nàng vẫn mặt dày gọi người ta một tiếng huynh.

Từ thiện đường này nói là tổ chức từ thiện nhưng thực chất là một nơi giữ trẻ. Trong hai sân, sân trước có hơn chục nam hài, sân sau có mấy nữ hài, tổng cộng có hơn hai mươi đứa trẻ đang sinh sống, đứa lớn nhất mới mười tuổi, đứa nhỏ nhất mới một hai tuổi.

Trẻ con không nhiều, người chăm sóc thì ít đến đáng thương. Thư sinh ban nãy vừa gặp là quản sự, thuê một hộ nông dân trong thôn phụ trách nấu nướng, giặt giũ và dọn dẹp. Từ thiện đường cứ như vậy mà chật kín người.

Hách Như Nguyệt nghĩ rằng từ thiện đường sẽ giống như một trại trẻ mồ ở thời hiện đại, có ít trẻ khỏe mạnh và nhiều trẻ bệnh tật.

Sau khi nhìn thấy những đứa trẻ này, nàng mới nhận ra mình đã sai, những đứa trẻ được đưa vào đây trông rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thậm chí bề ngoài còn không có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào.

"Những đứa trẻ này bị cha mẹ bỏ rơi sao?" Hách Như Nguyệt bế lên một bé gái có làn da trắng nõn và đôi mắt to tròn, vừa tích điểm vừa hỏi thăm tình hình.

Nạp Lan lắc đầu, vị quản sự hiển nhiên là nhiều lời hơn: "Nói thật với phó đường chủ, những hài tử này đều là hậu duệ của tù nhân bị lưu đày, trong đó có rất nhiều người đã từng giàu có quyền quý, có tù nhân bị đày ba nghìn dặm. Họ biết rằng đưa những đứa trẻ đi theo chắc chắn sẽ không sống được, vì vậy, họ đã cầu xin nha dịch mang những đứa trẻ cho từ thiện đường làm nuôi giúp".

"Trong những nha sai áp tải tội nhân, có nhiều người lương thiện, có nhiều người ngại phiền phức, thông thường đều sẽ nhận lời giúp đỡ".

Khi đảng của Ngao Bái bị giải tán, triều đình thực sự hỗn loạn. Trong một thời gian dài, có người được thăng chức, có người bị giáng chức, có người bị mất đầu, có người bị kết án đày ải.

Tù binh bị đày xuống miền Nam thường đi qua nơi này và từ thiện đường này được xây dựng vào thời điểm đó.

Ban đầu, chỗ này không phải là từ thiện đường mà là nơi Nạp Lan công tử và các học giả người Hán đọc thơ và uống trà. Cho đến một ngày, một tù nhân bị lưu đày đi ngang qua, tù nhân đó tình cờ quen biết Nạp Lan công tử. Khi nhìn thấy Nạp Lan công tử ở đây, liền phó thác hai đứa con còn nhỏ, một nam một nữ cho hắn.

Nạp Lan công tử còn chưa kết hôn, giữ hai đứa trẻ bên cạnh cũng không tiện. Tuy nhiên thời gian đó dân lưu vong quá nhiều, từ thiện đường ở kinh thành chật kín, Nạp Lan công tử không còn cách nào khác là phải tự mình bỏ tiền ra xây dựng một cái ở đây.

Trong những năm qua, từ thiện đường đã tiếp nhận hơn hai mươi đứa con của các tù nhân bị lưu đày.

Hóa ra là như vậy, Hách Như Nguyệt rất bội phục Nạp Lan công tử, đổi lại là nàng, có lẽ nàng sẽ không chấp nhận một củ khoai tây nóng phỏng tay như vậy.

Sau khi được bà vú trong phòng chị dâu đào tạo, Hách Như Nguyệt đã có thể bế trẻ con rất thành thạo. Nàng nhẹ nhàng ôm bé gái vào lòng, nhiệt tình hỏi: "Con tên là gì?"


Đứa bé nhìn qua chỉ tầm hai tuổi, nhưng không sợ người lạ: "Nhị, Nhị Thập Thất".

"Con tên Nhị Thập Thất à, con là người nhỏ nhất ở đây à?" Nhị Thập Thất đáng yêu quá, Hách Như Nguyệt không khỏi thơm vào đôi má hồng hào như bánh bao kia.

Bé gái có chút ngượng ngùng, quay về phía Nạp Lan, dùng giọng trẻ con hét lên: "A Mã, ôm con đi."

Hách Như Nguyệt:?

Bắt gặp ánh mắt thăm dò của Hách Như Nguyệt, đôi má tái nhợt của Nạp Lan công tử lại bắt đầu nóng bừng. Hắn đưa tay ôm lấy Nhị Thập Thất, vội vàng giải thích: "A Mã của con bé bằng tuổi ta, ngoại hình cũng có phần giống nhau. Khi con bé mới rời khỏi gia đình, con bé luôn khóc, sau đó bị sốt. Sau khi hạ sốt, con bé luôn nhầm ta là A Mã của nó".

Còn chưa thành hôn đã có người gọi là A Mã, Nạp Lan công tử quả là người gặp người thích, có tấm lòng lương thiện. Hách Như Nguyệt vỗ vỗ tay, bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Nàng quay lại hỏi Nhị Thập Thất: "A Mã đối xử tốt với con không?"

Nhị Thập Thất gật đầu như gà mổ thóc, ngượng ngùng vùi mặt vào cổ Nạp Lan công tử.

Nạp Lan cười khổ: "Da mặt Nhị Thập Thất rất mỏng, đừng trêu chọc con bé".

Nhị Thập Thất e thẹn, nhưng cũng có đứa trẻ dạn dĩ hơn. Khi hai người đi từ sân sau ra sân trước, thì có một bé trai nghịch ngợm như khỉ nhảy ra chặn đường, ngẩng đầu hỏi Nạp Lan công tử: "A Mã, đây là ai vậy?"

Hách Như Nguyệt lại nhìn Nạp Lan công tử, Nạp Lan công tử lại cười khổ: "Từ khi Nhị Thập Thất gọi ta như vậy, những đứa trẻ khác cũng gọi ta như vậy"

Huynh ấy là người tốt bụng, tính tình tốt đến mức không có bạn bè.

Cậu bé giống như khỉ nhìn Nạp Lan công tử rồi lại nhìn Hách Như Nguyệt, đột nhiên cười toe toét, quỳ xuống bắt chước người lớn và nói: "Nhi tử Nạp Lan, thỉnh an A Mã, thỉnh an Ngạch nương".

Hành động này của cậu bé khiến cho đám trẻ nhỏ tinh nghịch như khỉ đang ở sân trước, đều chạy tới góp vui. Không đến một lúc, những tiếng gọi A Mã, Ngạch nương rộn ràng cả từ thiện đường.

Có thể thấy rằng bọn trẻ được Nạp Lan công tử nuôi dưỡng rát tốt. Bọn chúng cũng không có có chút rụt rè hay tự ti, trí tưởng tượng phong phú hơn người bình thường.

Hiện trường ồn ào như ong vỡ tỏo, Hách Như Nguyệt không thể giải thích được. Khi thấy đứa bé chạy tới cuối cùng suýt vấp phải chổi, nàng vội vàng bước tới đỡ.

Không gian tích lũy thêm +10 điểm.

Hôm nay đi ra ngoài, Hách Như Nguyệt không mang theo nhiều người. Chỉ có phu xe và mấy hộ vệ đang chờ ở bên ngoài, bên cạnh chỉ có A Tiến.


Nghe thấy một bầy trẻ con trong từ thiện đường gọi cô nương là Ngạch nương. A Tiến gần như muốn xỉu ngang. Nếu hoàng đế phát hiện ra chuyện này thì cả mười người trong gia đình nàng sẽ được đoàn tụ ở địa ngục.

"Cái gì, ngươi đang gọi cái gì vậy!" A Tiến tức đến nói không rõ ràng.

La mắng đứa nhỏ xong, A Tiến quay đầu nhìn về phía "thủ phạm": "Nạp Lan công tử, danh tiết của cô nương nhà người còn quan trọng hơn cả tính mạng. Ngài tại sao không quản không quan tâm thế!"

Nạp Lan vừa mới định mở miệng la nhẹ, thì đã nghe thấy Hách Như Nguyệt nói với A Tiến: "Cũng không có ai khác, cứ để bọn chúng tùy ý gọi đi". Sao phải chấp nhặt với đám trẻ?

Sao lại không có ai khác? Quản sự không phải là người khác sao? Nạp Lan công tử đại nhân không phải là người khác sao? Nếu lời này truyền ra ngoài, không cần đợi hoàng đế trừng phạt tộc nhân của nàng, Đại Phúc Tấn sẽ là người lột da nàng trước.

A Tiến thực sự muốn xỉu đi, Nạp Lan công tử rời mắt khỏi Hách Như Nguyệt, cong khóe môi và không nói gì.

Cả buổi sáng kiếm được năm trăm điểm. Mắt thấy sắp đến trưa, Hách Như Nguyệt cũng không dám ở lại lâu, nàng phải quay về cho kịp ăn bữa trưa với Đại Phúc Tấn.

Nếu về quá muộn, sợ Đại Phúc Tấn lần sau sẽ không cho nàng ra ngoài nữa.

Từ chối lời đề nghị nhiệt tình ở lại của quản sự, Hách Như Nguyệt vẫn bảo A Tiến đưa một trăm lạng bạc mang theo cho quản sự, đồng thời dặn dờ: "Ba người lão đại, lão nhị và lão tam đều đã lớn cả rồi, không thể lúc nào cũng loanh quanh ở sân trước, nên tìm một tiên sinh đến dạy dỗ cho bọn chúng. Số bạc này coi như tiền mời tiên sinh. Từ thiện đường không thể chăm sóc chúng cả đời được, phải dạy cho chúng một số kỹ năng sống".

Quản sự cầm số bạc nặng trong tay, rung rung nước mắt. Không hổ là phó đường chủ, đứng trên cao tầm nhìn xa, rộng rãi khoáng đạt.

Ánh mắt Nạp Lan không ngừng rơi trên người Hách Như Nguyệt, có chút trầm ngâm, hắn đích thân đưa nàng lên xe, hộ tống nàng về thành.

Trên đường trở về thành, Hách Như Nguyệt nghe nói từ thiện đường không hẳn là từ thiện đường. Nơi đó vẫn là nơi gặp gỡ giao lưu văn chương của đám văn nhân thân cận với Nạp Lan công tử. Mấy ngày nữa sẽ là ngày Nạp Lan cùng bạn bè tụ hội.

"Tuy rằng ta không biết làm thơ, nhưng có thể chăm sóc hài tử". Hách Như Nguyệt nói thật, nếu không phải vì tích điểm, nàng căn bản không có hứng thú tụ tập văn nhân.

Nạp Lan giật mình, sau đó cười nói: "Cô nương một mình rời khỏi thành không an toàn. Năm ngày nữa ta sẽ đợi cô nương ở cửa thành".

Như này là muốn hộ tống nàng sao? Hách Như Nguyệt cung kính không bằng nghe theo: "Cũng được, không gặp không đi".

"Không gặp không đi".

A Tiến nghe xong những lời cuối cùng "Không gặp không đi" của Nạp Lan công tử, đầu nàng như muốn nổ tung, quyết định đêm nay phải nhanh chóng gửi một mật thư cho hoàng đế, hy vọng hoàng đế có thể tha cho mười người thân của nàng.

*A Tiến: Hoàng thượng, nô tì đã hết lòng rồi!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương