Lâm Dược Phi vội vàng lên tiếng trả lời: “Cứ để đó trước đi mẹ. Con vừa mới ăn cơm xong nên không muốn ăn thêm gì nữa đâu.” Lữ Tú Anh gật đầu, đi vào nhà bếp dọn dẹp vệ sinh, bà rửa chén, bát và nồi, niêu, xoong, chảo xong thì lau chùi thêm bếp núc. Cả gian bếp sạch sẽ đến từng ngóc ngách, không vấy chút dầu mỡ nào.
Sau khi rửa tay thật kỹ với xà phòng hai lần, bà ngồi xuống máy may bắt đầu đạp chân.
“Nghỉ ngơi xíu đi mẹ.” Lưu Dược Phi lên tiếng.
Lữ Tú Anh: “Chút chuyện vặt, xong ngay thôi ấy mà.”
“Cái đầm của con bé nhà dì Tề, mẹ đã không đụng vào nó nhiều ngày lắm rồi đấy.”
Lưu Dược Phi: “Dì Tề làm ở hậu cần hả mẹ?”
Lâm Dược Phi đã chẳng còn nhớ nổi dì Tề là ai nữa, nhưng mà ban nãy Lữ Tú Anh cũng có nhắc tới dì ấy.
Lữ Tú Anh: “Đúng rồi đấy, lần nào dì Tề cũng nhớ đến nhà ta hết cả đấy.”
Lữ Tú Anh không thích nhận không của ai cái gì. Bà khéo tay lại hiểu rằng có qua phải có lại, vậy nên cũng thường xuyên may áo đầm cho bé gái con dì Tề.
Trong tiếng máy may lách cách lách cách, hình ảnh thuở ấu thơ dường như thấp thoáng trong đầu Lâm Dược Phi, tất cả đồ ăn thức uống trong nhà đều được dì Tề ở bộ phận hậu cần mua. Đồ ở bộ phận hậu cần dù rẻ nhưng số lượng lại có hạn và không phải người nào trong xưởng cũng có thể mua được, nhưng quan hệ giữa mẹ và dì Tề bộ phận hậu cần rất tốt, chưa lần nào là thiếu phần của nhà anh.
Thu nhập dùng để nuôi cả gia đình là dựa vào lương của một mình Lữ Tú Anh, bà chưa bao giờ để con mình phải thiệt thòi về mặt ăn uống, vì không có nhiều tiền nên chỉ có thể bỏ nhiều tâm tư.
“Tiếu Tiếu, con qua đây thử giúp mẹ nào.”
Lữ Tú Anh choàng chiếc đầm vẫn chưa đạp viền vào người Lâm Tiếu áng chừng độ dài: “Nguyệt Nguyệt thấp hơn con chút xíu, phần dưới của chiếc váy phải rút lên thêm tầm ba lóng tay nữa mới vừa.”
Lâm Tiếu cũng không cởi chiếc đầm ra ngay mà chạy về chiếc gương trên tủ quần áo, đứng trước gương xoay một vòng.
“Chiếc váy này xinh quá mẹ ơi.”
Ánh mắt của Lâm Tiếu vẫn luôn dán chặt vào điểm ren hai tầng được thiết kế trên cổ tay áo và vạt váy.
“Này không có nghịch, mẹ còn chưa khóa viền nữa đấy. Cẩn thận không lại sút chỉ bây giờ, mau cởi nó xuống đi.”
Lâm Khiếu lại xoay hai vòng, vạt váy tung lên, tựa như một đóa hoa tươi đang nở rộ. Cô cởi chiếc váy xuống trong bịn rịn không nỡ, sau đó đưa nó lại cho mẹ mình.
Đồ mặc của Lâm Tiếu đều là một tay mẹ may cho, hầu hết là những kiểu đơn giản nhất. Chiếc váy mẹ cô may cho cô tháng trước giống như một cái bao tải vậy, khoét một lỗ ở cổ và hai lỗ ở hai cánh tay.
Ngày đầu tiên mặc nó đi học, hôm ấy cô cũng bị gió thổi làm tóc rối tung.
Cô Vương - giáo viên chủ nhiệm lớp, khi vừa gặp cô, đầu lông mày bà ấy đã cau chặt: "Sao không chải đầu tóc đi, quần áo cũng thì chả buồn thay, em cứ vậy rồi mặc đồ ngủ mà đến trường luôn đấy à?"
"Con gái con đứa, lôi thôi lếch thếch."
Lâm Tiếu giải thích với cô giáo chủ nhiệm của mình rằng chiếc váy cô đang mặc đây không phải là váy ngủ.
Cô Vương xua tay, ý bảo cô về chỗ ngồi.
Từ ngày đó, lần nào cô mặc váy mới đi học cũng đều có cảm giác hơi sợ hãi, sợ cô chủ nhiệm lại nhìn cô với ánh mắt như lần ấy thêm một lần nữa.
Những áo đầm mà mẹ may cho cô luôn là những kiểu cách đơn giản nhất, nhưng may cho con của dì Tề thì lại khác hoàn toàn, chỗ này nhấn đăng ten, chỗ kia xếp ly điểm xuyến, lại còn được phối màu một cách rất bắt mắt nữa.
Con gái của dì Tề học cùng lớp với Lâm Tiếu, tên Phùng Bảo Nguyệt. Lần nào Phùng Bảo Nguyệt diện áo đầm mới đi học cũng được cô giáo khen quần áo đẹp, mười lần thì hết chín lần là vậy.
Rõ ràng quần áo mặc trên người Phùng Bảo Nguyệt cũng đều là từ mẹ cô may ra hết cả mà.
"Tiếu Tiếu." Lâm Tiếu nghe tiếng anh trai gọi thì ngoái đầu lại thì nhìn thấy anh đang vẫy tay gọi cô tới.
"Em muốn có chiếc đầm mới đúng không?" Lâm Dược Phi lên tiếng hỏi.
Lâm Tiếu: "Đâu. Em đâu có muốn." Cô biết mẹ mình rất bận cũng rất mệt mỏi nữa.
Lâm Dược Phi cười, em gái anh tuy đầu thì lắc nhưng căn bản là không giấu nổi được sự khao khát trong mắt mình.
Mục tiêu nhỏ mà sau khi anh trọng sinh là muốn mẹ mình dám ăn sườn heo, còn em gái mình thì được mặc quần áo mới.
Xưởng dệt chắc chắn là không thể ở lại, cũng còn may là chức vụ của xưởng dệt phải đến tầm hai tháng nữa mới có vị trí trống.
Anh chỉ có thời gian là hai tháng thôi. Hai tháng này, anh bắt buộc phải kiếm ra tiền, không những thế mà còn phải kiếm ra được nhiều hơn khi đi làm trong xưởng dệt mới được.
Nhưng, anh phải kiếm tiền thế nào đây?
Sau khi rửa tay thật kỹ với xà phòng hai lần, bà ngồi xuống máy may bắt đầu đạp chân.
“Nghỉ ngơi xíu đi mẹ.” Lưu Dược Phi lên tiếng.
Lữ Tú Anh: “Chút chuyện vặt, xong ngay thôi ấy mà.”
“Cái đầm của con bé nhà dì Tề, mẹ đã không đụng vào nó nhiều ngày lắm rồi đấy.”
Lưu Dược Phi: “Dì Tề làm ở hậu cần hả mẹ?”
Lâm Dược Phi đã chẳng còn nhớ nổi dì Tề là ai nữa, nhưng mà ban nãy Lữ Tú Anh cũng có nhắc tới dì ấy.
Lữ Tú Anh: “Đúng rồi đấy, lần nào dì Tề cũng nhớ đến nhà ta hết cả đấy.”
Lữ Tú Anh không thích nhận không của ai cái gì. Bà khéo tay lại hiểu rằng có qua phải có lại, vậy nên cũng thường xuyên may áo đầm cho bé gái con dì Tề.
Trong tiếng máy may lách cách lách cách, hình ảnh thuở ấu thơ dường như thấp thoáng trong đầu Lâm Dược Phi, tất cả đồ ăn thức uống trong nhà đều được dì Tề ở bộ phận hậu cần mua. Đồ ở bộ phận hậu cần dù rẻ nhưng số lượng lại có hạn và không phải người nào trong xưởng cũng có thể mua được, nhưng quan hệ giữa mẹ và dì Tề bộ phận hậu cần rất tốt, chưa lần nào là thiếu phần của nhà anh.
Thu nhập dùng để nuôi cả gia đình là dựa vào lương của một mình Lữ Tú Anh, bà chưa bao giờ để con mình phải thiệt thòi về mặt ăn uống, vì không có nhiều tiền nên chỉ có thể bỏ nhiều tâm tư.
“Tiếu Tiếu, con qua đây thử giúp mẹ nào.”
Lữ Tú Anh choàng chiếc đầm vẫn chưa đạp viền vào người Lâm Tiếu áng chừng độ dài: “Nguyệt Nguyệt thấp hơn con chút xíu, phần dưới của chiếc váy phải rút lên thêm tầm ba lóng tay nữa mới vừa.”
Lâm Tiếu cũng không cởi chiếc đầm ra ngay mà chạy về chiếc gương trên tủ quần áo, đứng trước gương xoay một vòng.
“Chiếc váy này xinh quá mẹ ơi.”
Ánh mắt của Lâm Tiếu vẫn luôn dán chặt vào điểm ren hai tầng được thiết kế trên cổ tay áo và vạt váy.
“Này không có nghịch, mẹ còn chưa khóa viền nữa đấy. Cẩn thận không lại sút chỉ bây giờ, mau cởi nó xuống đi.”
Lâm Khiếu lại xoay hai vòng, vạt váy tung lên, tựa như một đóa hoa tươi đang nở rộ. Cô cởi chiếc váy xuống trong bịn rịn không nỡ, sau đó đưa nó lại cho mẹ mình.
Đồ mặc của Lâm Tiếu đều là một tay mẹ may cho, hầu hết là những kiểu đơn giản nhất. Chiếc váy mẹ cô may cho cô tháng trước giống như một cái bao tải vậy, khoét một lỗ ở cổ và hai lỗ ở hai cánh tay.
Ngày đầu tiên mặc nó đi học, hôm ấy cô cũng bị gió thổi làm tóc rối tung.
Cô Vương - giáo viên chủ nhiệm lớp, khi vừa gặp cô, đầu lông mày bà ấy đã cau chặt: "Sao không chải đầu tóc đi, quần áo cũng thì chả buồn thay, em cứ vậy rồi mặc đồ ngủ mà đến trường luôn đấy à?"
"Con gái con đứa, lôi thôi lếch thếch."
Lâm Tiếu giải thích với cô giáo chủ nhiệm của mình rằng chiếc váy cô đang mặc đây không phải là váy ngủ.
Cô Vương xua tay, ý bảo cô về chỗ ngồi.
Từ ngày đó, lần nào cô mặc váy mới đi học cũng đều có cảm giác hơi sợ hãi, sợ cô chủ nhiệm lại nhìn cô với ánh mắt như lần ấy thêm một lần nữa.
Những áo đầm mà mẹ may cho cô luôn là những kiểu cách đơn giản nhất, nhưng may cho con của dì Tề thì lại khác hoàn toàn, chỗ này nhấn đăng ten, chỗ kia xếp ly điểm xuyến, lại còn được phối màu một cách rất bắt mắt nữa.
Con gái của dì Tề học cùng lớp với Lâm Tiếu, tên Phùng Bảo Nguyệt. Lần nào Phùng Bảo Nguyệt diện áo đầm mới đi học cũng được cô giáo khen quần áo đẹp, mười lần thì hết chín lần là vậy.
Rõ ràng quần áo mặc trên người Phùng Bảo Nguyệt cũng đều là từ mẹ cô may ra hết cả mà.
"Tiếu Tiếu." Lâm Tiếu nghe tiếng anh trai gọi thì ngoái đầu lại thì nhìn thấy anh đang vẫy tay gọi cô tới.
"Em muốn có chiếc đầm mới đúng không?" Lâm Dược Phi lên tiếng hỏi.
Lâm Tiếu: "Đâu. Em đâu có muốn." Cô biết mẹ mình rất bận cũng rất mệt mỏi nữa.
Lâm Dược Phi cười, em gái anh tuy đầu thì lắc nhưng căn bản là không giấu nổi được sự khao khát trong mắt mình.
Mục tiêu nhỏ mà sau khi anh trọng sinh là muốn mẹ mình dám ăn sườn heo, còn em gái mình thì được mặc quần áo mới.
Xưởng dệt chắc chắn là không thể ở lại, cũng còn may là chức vụ của xưởng dệt phải đến tầm hai tháng nữa mới có vị trí trống.
Anh chỉ có thời gian là hai tháng thôi. Hai tháng này, anh bắt buộc phải kiếm ra tiền, không những thế mà còn phải kiếm ra được nhiều hơn khi đi làm trong xưởng dệt mới được.
Nhưng, anh phải kiếm tiền thế nào đây?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook